Tuesday, February 21, 2012

Môi sinh(8)

Vấn đề trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt đến nay không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe doạ trực tiếp đến VN: Lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế.

Tăng 2 độ C, 22 triệu người Việt mất nhàTheo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của VN, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar).
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.

Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP tại VN - nhận định: Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.
Nước biển đang lấy đấtVới trên 3.000km bờ biển, VN được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Các huyện ven biển tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nhiều xã nằm cách bờ biển từ 5 đến 10km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công.ĐBSCL sẽ ngập 1.708km2 đất. Đó là thông tin do Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi trường (KT-TV&MT) đưa ra tại hội thảo khoa học thường niên 2007 mới tổ chức tại TPHCM.Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.Dự đoán, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Tệ hơn thế, trong trường hợp nước dâng cao hơn mức dự đoán-Viện trưởng Viện Khoa học KTTV MT, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000km2 tại ĐBSCL".
Hạn hán và lũ lụtDự án "Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, Huế" do Viện Khoa học KT-TV&MT thực hiện cho thấy, tài nguyên nước tại lưu vực sông Hương đang biến đổi theo tác động của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ có xu hướng tăng dần lên. Cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, và trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa có xu hướng giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11.Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT-TV&MT tại TPHCM: "Khí hậu VN đã nóng lên 0,1-0,2độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100%-150% so với trung bình nhiều năm đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng.Ở khu vực Bắc Bộ, lượng mưa lại thấp hơn 50%-80% so với mức trung bình nhiều năm, nên lượng dòng chảy trên các dòng sông ở Bắc Bộ đang cạn kiệt nhanh.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ), mực nước hồ Hoà Bình đã xuống thấp tới mức kỷ lục so với trung bình nhiều năm. Mực nước ngày 19.12, tại hồ Hoà Bình là 114,60m, với lưu lượng nước chảy về hồ là 510m³/s.Trong khi đó, mực nước cùng thời kỳ năm 2006 (năm có mực nước và lưu lượng đến hồ Hoà Bình thấp nhất trong chuỗi số liệu 100 năm) là 116,40m và lưu lượng nước về hồ là 570m³/s.

Cũng theo dự báo của TTDBKTTVTƯ, lượng nước thượng nguồn các sông ở Bắc Bộ từ Trung Quốc chảy về hầu như không có, nên tình trạng thiếu nước phát điện chắc chắn sẽ rất cao trong thời gian tới.


Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Một đoạn đê bị sóng "ngoạm" mất 2/3 thân đê sau cơn bão số 7. (Ảnh: Lê Anh Tuấn)
Hơn 2000 km đê biển ở nước ta hiện đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng, tài sản và hơn hết là tính mạng con người. Tuy nhiên, hàng loạt tuyến đê biển bị vỡ khi cơn bão số 7 đi qua khiến người dân không thể không lo ngại về chất lượng những tuyến đê này.

Phải chăng vì thiết kế chưa chuẩn?
Ngay sau cơn bão số 2 đổ bộ vào Hải Phòng hồi tháng 8/2005 (bão mạnh cấp 8, 9), một số tuyến đê thuộc huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) đã bị sóng đánh vỡ, mặc dù đây là tuyến đê mới được xây dựng với tổng kinh phí lên tới 150 tỉ đồng.
“Cả một tuyến đê dài 3km gần như không còn đoạn nào nguyên vẹn. Hàng trăm khối cấu kiện bê tông nặng 300 - 400kg dưới chân các con đê bị đánh bật nằm lộn xộn. Trên mặt đê, những tấm bê tông nặng ngót ngét 1 tấn khi bị những cột sóng nước dội xuống đã tan vỡ từng mảng hoặc biến dạng…”, đó là mô tả của một phóng viên có mặt tại Cát Hải, Hải Phòng trong cơn bão số 2.
Như vậy là không chỉ bão cấp 12 mới làm hư hỏng những tuyến đê như những người có trách nhiệm thông báo mà ngay cả cấp 9 đê cũng đã không chịu nổi.Vậy chất lượng và độ tin cậy của những tuyến đê là thế nào?
Nhiều người giải thích tuyến đê ở Cát Hải, Hải phòng không chịu nổi sóng và gió vì thiết kế chưa chuẩn. Cách thiết kế theo kiểu tường thẳng đứng, phía trên mái lại nhô ra khiến sóng khi đánh vào sẽ bật lên cao, dội xuống làm vỡ mặt đê. Bởi khi có bão, gió mạnh kết hợp với triều cường và nước dâng thì phần phía trên đê lại là phần chịu lực mạnh nhất.
Trong khi đó, ông Đặng Văn Tính, Cục trưởng cục Quản lý đê điều khi trả lời phỏng vấn báo chí lại cho rằng, đúng là bão chỉ cấp 9, nhưng trong bão có dông lốc cục bộ, cột sóng dâng cao đi kèm với triều cường nên những tuyến đê này không chịu nổi.
Còn tại Nam Định, không phải đến bão số 7 mà ngay từ bão số 2 nhiều đoạn đê Tiền Lang, Giao Thủy đã bị sạt lở. Sau đó, tuyến đê này đã được vá lại, làm mái mới. Tuy nhiên, PV Tòa Soạn đã tận mắt chứng kiến một người dân có thể dùng tay bẻ gãy một mảnh mái đê mới được làm lại và bóp vụn ngay trong lòng bàn tay (!).
Nếu chưa bàn tới chất lượng thi công các tuyến đê này thì việc lựa chọn giải pháp thiết kế như thế nào cho phù hợp cũng rất đáng quan tâm, bởi nếu thiết kế không chuẩn rồi cứ thế xây dựng thì trước sức tàn phá của thiên nhiên, chắc chắn các tuyến đê khó có thể bảo toàn.
Kinh phí cho tu bổ đê điều quá thấp
Khi cơn bão số 7 (cấp 12) tràn vào các tỉnh ven biển phía Bắc thì sức tàn phá còn kinh khủng hơn. Theo tổng kết, hàng chục kilômét đê biển tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá bị phá tan hoang, hàng ngàn mét đê biển tại Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định cũng không chịu nổi trước cơn bão. Nước ngập sâu trong đất liền có nơi tới 5m. Đê vỡ khiến cuộc sống người dân trở nên cực kỳ khó khăn.
Theo ông Cục trưởng cục Quản lý đê điều thì hầu hết tuyến đê biển của Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều đoạn đã xuống cấp. Đặc biệt là ở khoảng 30 km qua các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Ông cũng cho biết thêm, để làm một km đê mới chịu được bão cấp 12 và triều cường thì cần đến…100 tỉ đồng, trong khi đó kinh phí dành cho việc tu bổ cho đê biển mỗi năm chỉ được vài tỷ đồng. Ông so sánh, tương tự duy tu đường bộ, chỗ nào mặt đường bong thì vá, việc tu bổ đê với khoản tiền vài tỷ cũng chỉ làm được việc chắp vá như vậy, không thể đòi hỏi cao hơn.
Trả lời những thắc mắc liên quan đến chất lượng đê biển, liệu có hiện tượng rút ruột công trình? ông Tính cho rằng, đê ở Việt Nam hiện chủ yếu đắp bằng đất nên việc ăn gian khối lượng rất khó, không thể rút ruột bên trong, nếu có cũng chỉ là xe cơ giới khi đầm không kỹ chứ ăn bớt đất thì không. Ngay cả kè lát mái cũng khó ăn bớt vì thi công xong, tất cả lồ lộ giữa “thanh thiên, bạch nhật”, vì thế không thể rút ruột.
Đê biển bảo vệ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh tế cũng như các thành phố, làng mạc và quan trọng hơn cả là tính mạng của con người trước những trận lụt, bão và triều cường xảy ra trên phạm vi hơn 80% bờ biển của Việt Nam. Mỗi khi sự cố về đê điều xảy ra đều mang lại những hậu quả hết sức nặng nề tới sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Đê vỡ, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và theo các chuyên gia nông nghiệp, phải mất tới vài năm mới khôi phục được.
Rõ ràng, đã đến lúc chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu và đầu tư thoả đáng để giữ gìn đê biển được an toàn.Dưới dây là hình ảnh về một vài tuyến đê biển ở Nam Định và Hải Phòng sau cơn bão số 7:
Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Đê Tiền Lang, Giao Thuỷ, Nam Định sau bão số 7.
Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Kè chắn sóng ở thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng quá mong manh trước sóng biển và triều cường.
Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Người dân ở bãi biển Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định thiệt hại nặng nề khi bão số 7 quật vỡ kè chắn sóng.
Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Đoạn đê này đã bị sạt lở do bão số 2 nay lại thiệt hại do bão số 7 (đê Tiền Lang, Hải Hậu, Nam Định.)
Nhuc nhoi thuc trang de bien Viet Nam
Mái và thân đê đã tách rời nhau, chất lượng của đoạn đê này có đảm bảo?
Vùng dự án xây dựng tuyến đê biển Đông có diện tích tự nhiên khoảng 130.900ha.Công trình thủy lợi đê điều này đạt tiêu chuẩn cấp III do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam lập dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư, với thời gian thực hiện 5 năm.Tỉnh Cà Mau đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đê biển Đông từ vàm Chung Kiết (Đầm Dơi) đến sông Bảy Háp (Năm Căn) với tổng chiều dài hơn 78km, bề rộng mặt đê 7,5 m, cao trình đỉnh 3,2m.
Nguồn vốn thực hiện dự án này từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo chương trình mục tiêu, vốn vay ODA và một số nguồn vay, hỗ trợ khác theo Quyết định 667/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009.
Vùng dự án xây dựng tuyến đê biển Đông có diện tích tự nhiên khoảng 130.900ha thuộc địa phận các xã Tân Thuận, Tân Tiến, Nguyễn Huân (Đầm Dơi); xã Tam Giang, Hàng Vịnh, Đất Mới và thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn). Tổng diện tích sử dụng đất xây dựng dự án 594,21ha, gồm: đất thổ cư, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất cây tạp.
Cụ thể phân kỳ đầu tư từ 2011-2014 xây dựng các đoạn đê thuộc địa bàn huyện Năm Căn, gồm Vàm Đầm-kênh 17, kênh 17-kênh xáng Cái Ngay, kênh xáng Cái Ngay-cầu Kênh Xáng, vàm Trại Lưới-sông Bảy Háp; từ năm 2014-2015 xây dựng 2 đoạn thuộc huyện Đầm Dơi là Vàm Chung Kiết-ngã ba cây Tàng và ngã ba Cây Tàng-Vàm Đầm.
Dự án xây dựng tuyến đê biển Đông khi thi công hoàn thành có tác dụng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, nước biển dâng và gió bão cấp 9, bảo vệ cho khoảng 260.000 dân và 130.900ha đất tự nhiên thuộc hai huyện Đầm Dơi, Năm Căn.
Tuyến đê còn nhằm kiểm soát mặn và tiêu thoát nước phục vụ các mục tiêu như: cấp nước mặn và tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi trồng thủy sản; ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp hình thành tuyến đường giao thông nối liền các cụm kinh tế, dân cư, đô thị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển du lịch sinh thái... góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nhiều vùng tại Việt Nam sẽ bị đe dọa bởi nước biển dânghttp://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/09/09/100910cl2kopts-3.jpg
Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên cho biết: ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5-0,7 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Theo tính toán của Bộ TN-MT, vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải thấp, mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 từ 1,6-1,9 độ C. ở kịch bản phát thải cao, khu vực phía Bắc có thể tăng trung bình từ 3,1 đến 3,6 độ C.
Về lượng mưa, tùy theo các loại kịch bản, lượng mưa năm có thể tăng từ 1-19% so với thời kỳ 1980-1999. Trong khi có nơi lại giảm tới 22% lượng mưa vào mùa khô. ở kịch bản nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, nhiều khu vực rộng lớn sẽ bị ngập do nước biển dâng từ 65-100 cm so với thời kỳ 1980-1999. Theo kịch bản nước biển dâng 100cm, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nếu nước biển dâng 100cm, diện tích bị ngập lên tới 15.116 km2, tương đương 37,8%.
Hàng ngàn người trên toàn thế giới tham gia vào thí nghiệm mô hình khí hậu lớn nhất thế giới. Mỗi người tải chương trình mô hình, sử dụng công suất không dùng đến của máy tính cá nhân để chạy chương trình mô phỏng khí hậu tương lai.
Sau khi có kết quả tính toán từ các máy tính riêng rẽ, các nhà khoa học tại Trường Đại học Oxford đã tổng hợp và đưa ra phỏng đoán toàn diện nhất cho khí hậu Trái đất đến năm 2080.
Tại sao phỏng đoán về khí hậu trong tương lai lại quá phức tạp?
Khí "hiệu ứng nhà kính" có tác dụng ngăn cản
năng lượng mặt trời quay trở lại vũ trụ.
Mô tả ảnh.


Cho dù khái niệm có vẻ đơn giản, rất khó dự đoán sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Tia sáng mặt trời mang năng lượng xuống Trái đất. Một phần tia sáng phản xạ ngay, một phần bị bề mặt Trái đất hấp thụ và sau đó bề mặt Trái đất phát ra dưới dạng tia có bước sóng dài. Nếu năng lượng đến bằng năng lượng đi khỏi Trái đất, nhiệt độ Trái đất sẽ giữ nguyên.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lượng bị phản xạ và hấp thụ bởi Trái đất. Chẳng hạn như lượng mây, lượng băng ở các cực và đỉnh núi, quan trọng nhất là khí hiệu ứng nhà kính: CO2, N2O, NH4 trong khí quyển.

Kể từ cách mạng công nghiệp, do việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch ngày càng tăng, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng đáng kể và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng lên.

Những nhân tố này làm cho việc tính toán phức tạp. Nhưng cơ chế phản hồi còn làm cho việc tính toán phức tạp hơn.
Cơ chế phản hồi là gì?
Trong mối tương quan với biến đổi khí hậu, cơ chế phản hồi bị ảnh hưởng bởi chính biến đổi khí hậu, làm cho biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hay chậm.

Chẳng hạn, băng ở đỉnh núi tan có thể làm tăng hiệu ứng Trái đất ấm lên vì ánh sáng sẽ phản xạ vào vũ trụ ít hơn. Trái đất ấm lên đến lượt nó lại làm tan băng ở các đỉnh núi. Kết quả là nhiệt độ Trái đất tăng nhanh hơn.

Nhiệt độ Trái đất tăng lên cũng làm tăng thời gian phát triển của thực vật ở miền ôn đới, có nghĩa là lượng khí CO2 được hấp thụ trong quá trình quang hợp nhiều hơn. Kết quả làm giảm lượng CO2 trong khí quyển và làm chậm quá trình tăng nhiệt độ của bề mặt Trái đất.

Những cơ chế này, dù tăng hay giảm tốc độ biến đổi khí hậu, đều làm cho việc dự đoán khó khăn hơn.

Thí nghiệm mô phỏng biến đổi khí hậu sử dụng mô hình toán học để tính toán khí hậu trong tương lai. Sự thay đổi nhỏ trong mô hình có thể làm ảnh hưởng lớn đến kết quả. Vì vậy phải thử nhiều mô hình để tìm ra mức ảnh hưởng của các thông số khác nhau trong quá trình dự đoán. Sau đó có thể tập trung vào các tính toán các thông số này cho mô hình, từ đó lựa chọn mô hình với những thông số đáng tin cậy.

Kết quả quan trọng nhất trả lời cho câu hỏi loài người sẽ ảnh hưởng thế nào đến khí hậu trong tương lai? Điều gì sẽ xảy ra nếu tiếp tục thải khí hiệu ứng nhà kính với tốc độ như hiện nay? Cần phải cắt giảm bao nhiêu khí hiệu ứng nhà kính để làm chậm quá trình Trái đất nóng lên?
Kết quả thí nghiệmCác vùng khác nhau trên Trái đất ấm lên với tốc độ khác nhau. New Zealand ấm lên ít hơn 4°C, trong khi nhiệt độ Alaska sẽ tăng nhanh hơn.
Mô tả ảnh.
Hình 1: Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất quá khứ và hiện tại.
Nhiệt độ Trái đất thay đổi trong tương lai gần cũng như xa. Trong hình là nhiệt độ Trái đất mà mô hình dự đoán trong các năm 2020, 2050 và 2070. Màu sắc của bản đồ chỉ ra nhiệt độ thay đổi so với nhiệt độ trung bình từ năm 1960 đến 2000. Màu đỏ và cam chỉ ra những vùng tăng nhiệt độ nhiều nhất. Đấy là những vùng sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu.

Trong những năm 2020, miền Bắc Việt Nam sẽ tăng từ 0 đến 2°C, miền Nam sẽ tăng 2-4°C (hình 2). Trong những năm 2050, Việt Nam sẽ tăng 4-6°C (Hình 3). Trong những năm 2070, Việt Nam sẽ tăng 4-6°C trong đó vịnh Bắc bộ có thể tăng 6-8°C (Hình 4).

Tăng nhiệt độ Trái đất sẽ làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống. Chúng ta phải thích ứng với sự thay đổi này. Những vùng cửa sông sẽ phải chịu nhiều lụt lội hơn. Việc thoát nước trong các thành phố sẽ gặp vấn đề vì lượng mưa cao hơn.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Hình 2, 3, 4 từ trên xuống: Nhiệt độ bề mặt Trái đất phỏng đoán trong các năm 2020, 2050, 2070.

Nhiệt độ tăng làm mực nước biển tăng do băng tan ở các cực và đỉnh núi. Nhiều thành phố ven biển sẽ nằm trong đe dọa của mực nước biển và triều cường. Nếu không có đê biển thì dân cư sẽ phải di dời. Mực nước biển trên toàn thế giới sẽ tăng ít nhất 2m trong thế kỷ XXI và giờ đây nhân loại không có bất kỳ biện pháp nào để đảo ngược hiện tượng này.
Biến đổi khí hậu cũng làm tăng cường bệnh dịch như vùng sốt rét sẽ di chuyển từ vùng nhiệt đới lên vùng ôn đới. Một loạt các loài sinh vật sẽ bị tuyệt chủng vì không thích ứng được với biến đổi khí hậu.
Các thành phố ven biển của Việt Nam, đặc biệt TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu.
Mô tả ảnh.
Hình 5: Những hình ảnh như thế này sẽ thường xuyên hơn ở TP.HCM. Ảnh: Kiên Cường.

Có thể làm gì để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu?

Một người khó có thể làm gì nhiều. Nhưng nhiều người có thể làm được một cái gì đó. Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tái sử dụng túi plastic. Giảm sử dụng ôtô cá nhân. Có thể thay đổi những thói quen nho nhỏ để làm thay đổi lớn. Ví dụ, ở Anh giảm lò sưởi 1°C, có thể tiết kiệm khoảng 500.000 VND/năm, và giảm phát thải gia đình 4,5%.

Bạn có thể nghĩ ra hàng ngàn cách để giảm khí thải. Sau đây là những cách đơn giản nhất:

- Lò sưởi (điều hòa nhiệt độ): giảm 1°C, giảm năng lượng sử dụng 4%.

- Thắp sáng: Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng tiết kiệm năng lượng, sử dụng chỉ 20% điện năng so với bóng truyền thống và tuổi thọ cao hơn 12 lần. Tiết kiệm 0,3% lượng điện tiêu thụ cho gia đình. (Hình BBC)
Mô tả ảnh.


- Dụng cụ điện: Tắt toàn bộ dụng cụ điện khi không sử dụng. Tiết kiệm 1% tổng điện năng.

- Ôtô: sử dụng ôtô công cộng, lái với tốc độ phù hợp để tăng hiệu quả sử dụng xăng. Khi mua xe mới nên chọn xe có hiệu suất cao.

- Thức ăn: mua thức ăn ít vật liệu đóng gói.

- 3R (reduce, reuse, recycle): giảm tiêu thụ, tái sử dụng, sử dụng nguyên liệu tái chế.

- Hãy nói cho người quanh bạn về biến đổi khí hậu và các biện pháp nhằm giảm thiểu.
Nguyễn Quốc Định (dịch, tổng hợp từ BBC, Reuter)
Là một trong những chuyên gia hàng đầu về khí tượng thủy văn ở TPHCM, ThS Lê Thị Xuân Lan đã có cuộc trao đổi nhanh với PV Báo SGGP về những diễn biến thất thường của thời tiết TP trong thời gian qua cũng như những giải pháp để giảm thiểu tác hại khi thời tiết xấu.
°PV: Thưa thạc sĩ, thời tiết TPHCM thời gian qua diễn biến khá thất thường. Tất cả có phải do biến đổi khí hậu?
°ThS LÊ THỊ XUÂN LAN: Đúng như thế. Trước kia với nhiệt độ (nước) nhỏ hơn 260C, biển ở khu vực Philippines cũng như ở phía Nam Việt Nam ít khi xuất hiện hiện tượng áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Thế nhưng hiện nay do biến đổi khí hậu, nhiệt độ nước biển ở khu vực này đã thường xuyên tăng lên trên 270C và với nhiệt độ ấy, ATNĐ rất dễ hình thành. ATNĐ thường tạo ra những cơn bão, cơn mưa trái mùa hoặc những cơn gió lốc…
Các nhà khoa học về khí tượng thủy văn đã tính được rằng nếu như thời gian trước trung bình mỗi năm tần suất xuất hiện ATNĐ trong khu vực chỉ khoảng 2 cơn/năm thì nay đã là 6 cơn/năm. Và đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên hiện tượng thời tiết thất thường ở TPHCM. Mùa nắng nóng hơn với nhiều cơn mưa trái mùa và mưa cũng càng ngày dữ dội hơn…
Tuy nhiên, môi trường ô nhiễm cũng là một nguyên nhân quan trọng không kém gây nên hiện tượng thời tiết thất thường. Đơn cử hiện tượng sương mù ở TPHCM. Nếu như ở các vùng núi cao sương mù là do hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thì ở TPHCM do lớp không khí tầng thấp có nhiều bụi và khói làm cho hơi nước không tan ra được mà tụ lại thành sương mù. Đây là loại sương mù rất độc hại.
Thời tiết bất thường gây ra những cơn mưa làm ngập một số tuyến đường tại TPHCM. Ảnh: THANH TÂM
°Có cách nào làm giảm bớt thiệt hại do thời tiết thất thường gây ra không, thưa thạc sĩ?
°Bằng nhiều cách, TPHCM có thể làm giảm tác hại của thời tiết thất thường. Đơn cử như trồng nhiều cây xanh để làm mát bầu không khí của TP, tránh hiện tượng đảo nhiệt gây mưa lớn và tạo ra bầu không khí ngột ngạt. Việc xây dựng các cao ốc như thế nào, ở đâu cũng cần được tính toán sao cho không khí trong cả khu vực được lưu thông tốt. Nếu gió không được lưu thông tốt mà “luẩn quẩn” trong các cao ốc, chúng sẽ là một trong những tác nhân lây truyền bệnh đáng sợ nhất. Chưa hết, nếu bầu không khí không thông thoáng, chúng ta sẽ phải tốn thêm nhiều năng lượng để làm mát.
Tái bố trí dân cư theo hướng giãn dân ra ngoại thành một cách hài hòa với điều kiện tự nhiên như quy hoạch phát triển đô thị mà hiện nay TPHCM đang hướng tới cũng là một cách thích ứng tốt với thời tiết thất thường. Bởi lẽ trước hết điều này sẽ làm giảm hiện tượng ùn tắc giao thông ở khu vực nội thành- nguyên nhân lớn nhất làm ô nhiễm bầu không khí của TP (gây hiện tượng sương mù bất thường). Tiếp nữa, giãn dân ra ngoại thành cũng là một cách giúp người dân có được bầu không khí tốt hơn trong nội thành dày đặc khói xe và bụi bẩn, gây ra đủ thứ bệnh cho hệ hô hấp.

thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan
3 nguy cơ chính có thể xảy ra ở ĐBSCL từ tác động của BĐKH. Đó là lũ và nước dâng; xâm nhập mặn và hạn; bão và áp thấp nhiệt đới.
Lũ nếu xảy ra ở ĐBSCL chủ yếu là do lũ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về. Nước lũ kết hợp triều cường hoặc kết hợp mưa bão sẽ càng làm cho mực nước dâng cao, gây ngập úng. Chẳng hạn như tỉnh Bến Tre, những năm gần đây đỉnh triều của các sông vào tháng triều cường cao hơn đỉnh triều trung bình của các năm từ 15-20cm.
Người ta dự báo nếu mực nước biển dâng 0,75-1m thì khoảng 60-70% diện tích tự nhiên của tỉnh Bến Tre bị ngập, trong đó các huyện Ba Tri, Bình Đại hầu như sẽ bị ngập hoàn toàn. Dù thế nào, lũ và nước dâng cũng sẽ gây ngập úng cục bộ, sạt lở bờ sông, bờ biển. Lũ và nước dâng cũng làm thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.
Trong khi đó một trong những ảnh hưởng lớn nhất, cụ thể nhất của BĐKH đến tài nguyên nước ở khu vực ĐBSCL là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng rộng và lấn sâu vào nội đồng. Những năm gần đây, theo tính toán sơ bộ, có những vùng những nơi mà độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền trên hàng mấy chục kilômét tính từ cửa sông. Hạn hán, xâm nhập mặn đưa lại hệ lụy là thiếu nước ngọt sinh hoạt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây thêm khó khăn cho đời sống của cộng đồng dân cư trong vùng bị ảnh hưởng BĐKH. Thiếu nước sinh hoạt, lúa bị mất trắng hoặc giảm năng suất, cây giống bị hư hại hoặc bị chết yểu, cây trái bị rụng non, thủy sản tôm cá bị thiệt hại về sản lượng… là những con số kết toán trong giai đoạn từ 1995-2008 tại khu vực ĐBSCL.
Bão và áp thấp nhiệt đới thì sao? Tuy bão và áp thấp nhiệt đới ít khi ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ĐBSCL thế nhưng những năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Khi hiện tượng thiên tai này xảy ra, hậu quả của nó cũng sẽ rất khốc liệt, đặc biệt các vùng ven biển: nhà cửa, công trình công cộng bị hư hỏng, tốc mái thậm chí bị sập; thiệt hại diện tích sản xuất nông nghiệp…
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, biện pháp đối phó hữu hiệu nhất với những thiên tai do BĐKH ở khu vực ĐBSCL chính là tận dụng chức năng phòng hộ của các hệ sinh thái tự nhiên. Các cánh rừng ngập mặn trong khu vực bấy giờ sẽ đóng vai trò vùng đệm tối ưu giúp nâng cao hiệu lực ngăn ngừa và giảm thiểu sức tàn phá của gió bão, triều cường, sóng lớn và nước biển dâng, đất đai xói lở, các cấu trinh sinh cảnh đa dạng sinh học bị hủy diệt…
Bởi vì trong quần thể rừng ngập mặn phân bố ven biển vào sâu các cửa sông ở khu vực ĐBSCL, người ta thấy sự hiện diện của những loài cây mắm, đước, bần và nhiều loài khác, cộng với thảm thực vật rừng phong phú, đặc trưng. Quần thể thực vật này đem lại nhiều hữu ích bất ngờ. Chẳng hạn như loại cây bần phát triển mạnh, ưu hợp trên vùng đất bùn cát ven cửa sông, độ mặn nước không cao, ngả sang lợ và lũ từ nguồn Mekong đổ về ngập tràn mùa nước nổi. Chính rừng bần đã đem lại tác dụng phòng hộ đa năng cho vùng cửa sông.
Cuối tuần qua tại thành phố Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre, Ủy ban Quốc gia chương trình con người và sinh quyển (MAB) của UNESCO và Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã phối hợp tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Quản lý thích ứng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Hiểm họa từ biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) năm 2007, Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới rất dễ bị tổn thương trước BĐKH, còn vùng ĐBSCL chính là một trong 3 vùng châu thổ trên thế giới lọt vào nhóm có nguy cơ cao do BĐKH.
Cho đến nay, những tác động của BĐKH đối với ĐBSCL đều chủ yếu mang tính dự báo, dựa trên các kịch bản BĐKH khác nhau. Theo đó trong vòng 65 năm nữa dự báo nhiệt độ trung bình tăng 2,5°C trong đó tăng chủ yếu ở các vùng cao còn ở vùng ven biển tăng khoảng 1,5°C. Nhiệt độ cực đại và cực tiểu cũng tăng, số ngày có nhiệt độ trên 25°C sẽ có tần suất xuất hiện “dày” hơn. Mực nước biển dâng từ 15-90cm, tính trung bình là dâng thêm 50cm. Bấy giờ ĐBSCL sẽ có hơn 10% diện tích tự nhiên bị ngập chìm trong nước biển, tương đương khoảng 15.000 - 20.000km² với dân số khoảng 5 triệu người cư trú, trong đó vùng trũng thuộc bán đảo Cà Mau nối tiếp đến Sóc Trăng và Bạc Liêu là vành cung bị tác động mạnh nhất. Chưa hết, khi nước biển dâng cao thì đất đai cũng bị nhiễm mặn nhiều hơn, thảm thực vật và hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy diệt, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Một khi rừng ngập mặn bị hủy diệt, nguy cơ xói lở đất và khả năng tàn phá của sóng thần cũng sẽ lớn hơn.
“Dấu ấn” biến đổi khí hậu tại rừng ngập mặn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre: cây trơ gốc và sò hến chết trắng bãi biển
Tổng thư ký MAB Việt Nam Nguyễn Hoàng Trí chỉ ra rằng tác động của BĐKH đối với ĐBSCL là không thể đo đếm được. Bởi vì chúng “công phá” trên diện rộng, từ những tác động lên nguồn nước, năng suất cây trồng, các hệ sinh thái rừng và thủy vực, cho đến chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp. Vẫn theo kịch bản thích ứng BĐKH được các chuyên gia cảnh báo, tài nguyên nước ở ĐBSCL sẽ bị tác động rất trầm trọng bởi vì mặc dù lưu lượng nước chảy ra biển Đông khoảng 505 tỷ m3/năm nhưng phân bố không đều khi 80% vào 5 - 6 tháng mùa mưa, 20% còn lại xảy ra trong thời gian mùa khô.
Các chuyên gia trù tính năng suất lúa có thể giảm tới 40% do hậu quả của nạn xâm nhập mặn vì tác động BĐKH, đồng nghĩa ĐBSCL và không chỉ khu vực ĐBSCL nguy cơ xảy ra thiếu lương thực trong khi tính đa dạng loài sinh vật nước lợ và nước ngọt cũng sẽ suy giảm. Tương tự là nguy cơ cao về cháy rừng; sâu hại, dịch bệnh hứa hẹn xảy ra thường xuyên hơn; bệnh sốt rét, ký sinh trùng, virus… có nhiều “đất” hoành hành hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Anh Tuấn lưu ý rằng, nhu cầu sử dụng tài nguyên nước vào mục đích phát triển thủy điện, thủy lợi của các nước ở thượng nguồn sông Mekong cũng sẽ góp phần gây thêm những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng, sự điều tiết và sử dụng nước ở vùng hạ lưu, trong đó có khu vực ĐBSCL của Việt Nam. Bởi vì việc tích nước vùng thượng nguồn để phát triển thủy điện sẽ khiến cho việc xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ngày càng sâu và kéo dài, từ đó dẫn tới thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
Quản lý thích ứng
Xuyên suốt cuộc hội thảo, các chuyên gia chỉ ra rằng mấu chốt để đối phó BĐKH và khắc chế tối đa các hệ lụy từ nó, tựu trung yêu cầu gói gọn trong 4 từ: Quản lý thích ứng.
Theo GS-TS Nguyễn Hoàng Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục môi trường thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cốt lõi của quá trình quản lý thích ứng gồm 4 thành phần: lên kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá. Các thành phần ấy kết nối trong một chu kỳ, sau khi đánh giá rút kinh nghiệm thì lại đặt kế hoạch và triển khai các hoạt động ở tầm mức cao hơn. Đối với ĐBSCL, GS-TS Nguyễn Hoàng Trí cho rằng có 5 lĩnh vực cụ thể có thể áp dụng quản lý thích ứng.
Biến đổi khí hậu qua những hình ảnh
Một vũng nước do băng tan để lại trên bề mặt dòng sông băng Humboldt ở Greenland, ảnh được chụp vào ngày 31/7/2009.
Biến đổi khí hậu qua những hình ảnh
Hình ảnh khô hạn của hồ Curuai thuộc bang Para (Brazil) được chụp vào ngày 27/10/2005. Đây là đợt khô hạn nhất tại khu vực sông Amazon từ trước tới nay.
Gia súc bị mắc kẹt trên những khu đất nhỏ bị vây quanh bởi nước lũ. Hình này được ghi lại sau một trận bão mạnh ở miền đông bắc bang Bihar - Ấn Độ vào ngày 7/9/2007. Một triệu người đã bị mất nhà cửa do trận bão này.
Một phụ nữ người Ấn Độ đang đi lấy nước trên lòng hồ Osman Sagar bị khô cạn do hạn hán.

Một người đàn ông Pakistan đang nằm nghỉ ngơi trên một chiếc ghế đá bị bao quanh bởi nước lũ sau một trận mưa lớn ở bang Lahore. Ảnh được chụp vào ngày 12/7/2008.
Một con sóng khổng lồ đánh vào cảng Boulogne-sur-Mer, Pháp.
Một ngư dân đang đánh cá ở vùng Ice Fjord thuộc Greenland vào ngày 3/7/2009. Dòng sông băng ở đây đã trở thành một dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu khi từ năm 2001 đến năm 2005, 94km2 bề mặt dòng sông băng này đã bị tan chảy do sự ấm lên toàn cầu.

Người đi xe máy dồn về một ngã tư trong giờ cao điểm tại Đài Loan ngày 29/10/2009. Hiện tại, có khoảng 8,8 triệu xe máy và 4,8 triệu ô tô đang được lưu thông ở Đài Loan. Các con đường hầu như lúc nào cũng bị lấp đầy bởi những phương tiện giao thông. Điều này càng khiến hiện tượng ấm lên toàn cầu thêm trầm trọng.
Một đứa trẻ đang đi qua “rừng” các chai nhựa tại ngôi làng Dhanas (Ấn Độ). Ảnh được chụp vào ngày 21/11/2009.
Sự phát triển bất thường của tảo xanh dọc bờ biển thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Bức ảnh này được chụp vào ngày 24/6/2008 khi Olympic 2008 sắp diễn ra tại đây ít ngày sau đó.

Hình ảnh đầm lầy Mediano (thuộc tỉnh Huesca của Tây Ban Nha) đang bị khô cạn dần do lượng mưa giảm. Theo Viện khí tượng học quốc gia, lượng mưa ở Tây Ban Nha từ tháng 10/2007 tới 3/2008 giảm 40%.

Một cậu bé (Kenya) đang mang một chiếc chai nhựa đựng nước được lấy từ nước sông khi cậu bé đang trên đường đi học (Ảnh được chụp ngày 18/8/2009). Nạn hạn hán xảy ra thường xuyên ở đây đã khiến một số lượng lớn người nông dân phải sử dụng nước bị ô nhiễm.
Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chứa ít 30% các loài thực vật và động vật trên Trái đất và phần lớn trong số chúng chưa được phát hiện. Tuy nhiên, hiện tại khu rừng này đang bị chặt phá với tốc độ đáng lo ngại, ước tính cứ 1 phút trôi qua một diện cây tích bằng 6 sân bóng đá của khu rừng này bị triệt hạ.
Hiện tại, ô nhiễm môi trường do máy bay chiếm khoảng 3% đến 4%. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện hàng không như hiện nay chắc chắn sẽ khiến vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới càng thêm trầm trọng.
Một chú gấu Bắc cực dạo chơi trên mép băng đang dần tan chảy tại eo biển Robeson, gần vùng biên giới giữa Greenland và Canada. Ảnh được chụp ngày 29/6/2009.
Khác sạn Chin shuai ở thành phố Chihpen, Đài Loan, đã bị đánh sập bởi nước lũ trong cơn bão mạnh Morakot hồi tháng 8 vừa qua.
Đó là giữ nước trong kênh rạch để phòng chống cháy rừng tràm và đầm lầy than bùn trong mùa khô; kiểm soát cháy rừng quy mô nhỏ vào mùa khô nhằm tạo điều kiện cho việc duy trì các loài động thực vật, vừa giúp cây rừng tăng trưởng nhanh hơn và duy trì tính bền vững về mặt cấu trúc và chức năng hệ sinh thái; duy trì hệ sinh thái ven biển, đặc biệt chú ý các dải rừng phòng hộ ven biển bao gồm rừng ngập mặn, rừng phi lao, bãi cát ở các vùng ven biển, nhất là loài cây thân thảo như muống biển, sam biển, cỏ… từ đó giúp hạn chế xói lở bờ biển; quản lý bền vững hệ sinh thái bằng cách huy động sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương vào việc quản lý nguồn nước, quản lý nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học; xây dựng khu dự trữ sinh quyển ứng phó với hậu quả của BĐKH.
Trong khi đó căn cứ vào truyền thống cư trú trên giồng và truyền thống giữ nước ngọt ở vùng bị nhiễm mặn của cộng đồng dân cư vùng ĐBSCL, GS-TS Mạc Đường, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội khoa học và kỹ thuật TPHCM, đưa ra giải pháp 2 bước. Đó là xây dựng một dự án quốc gia nhằm nâng cao, mở rộng diện tích trên 250km giồng hiện nay, bắt đầu từ Giồng Sơn ven sông Bao Ngược miền Đông Nam tỉnh Long An kéo dài tới sông Gành Hào trên đất Giá Rai tỉnh Cà Mau, để sắp xếp, di dời các vùng dân cư có nguy cơ ngập sâu dưới mực nước biển dâng cao vào năm 2030 ở ĐBSCL. Thứ nhì là tổ chức một hệ thống hồ, ao nhân tạo để lưu giữ nước ngọt vĩnh viễn cho vùng có khả năng nhiễm mặn nặng. Việc xây dựng hồ ao nhân tạo quy mô lớn như thế cũng có giá trị giữ nước ngọt cho dòng sông Cửu Long khi đầu nguồn sông Mekong bị ngăn lại vì tình trạng xây dựng quá nhiều đập thủy điện.
Nói tóm lại, áp dụng quản lý thích ứng trước hậu quả của BĐKH trong vùng ĐBSCL thực chất là một quá trình chuyển đổi cơ bản về tầm nhìn với sự gia tăng hàm lượng tri thức trong các quá trình ra quyết định. Quản lý thích ứng kỳ thực là một quá trình học tập xã hội với sự tham gia của cộng đồng, từ người nông dân đến các nhà khoa học, từ doanh nghiệp làm kinh tế tới các cơ quan bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chỉ khi nào có sự tham gia rộng rãi của người dân cộng với sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, nghiêm túc của các cấp quản lý, việc áp dụng quản lý thích ứng mới đạt hiệu quả cao.
Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP 17) diễn ra ở Durban, Nam Phi (từ ngày 28-11 đến 9-12) trong không khí đầy mâu thuẫn. Ngoài những bất đồng giữa các nhóm nước về giai đoạn 2 của Nghị định thư Kyoto, yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến quyết tâm của các nước là nhìn nhận và đánh giá chính xác về mức độ nguy hiểm thật sự của biến đổi khí hậu. Trong khi hội nghị đang diễn ra, hàng ngàn bức thư trao đổi giữa các nhà khoa học liên quan đến vấn đề này đã bị rò rỉ, tạo nên một scandal mới.

Người dân Nam Phi xuống đường kêu gọi vì một COP 17 hiệu quả với những thỏa thuận thiết thực. Ảnh: AFP

“Climategate” của thời đại
Cuối tháng 11, hơn 5.000 tài liệu nghiên cứu về khí hậu cùng những trao đổi của các nhà khoa học thuộc Đại học Đông Angila của Anh với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã bị rò rỉ trên mạng. Đây là lần thứ hai sự việc này xảy ra. Trước đó, năm 2009, cũng tại đại học trên, ngay đúng thời điểm chuẩn bị diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen, hơn 3.000 tài liệu cũng đã bị phát tán rộng rãi.
Những thông tin trong vụ rò rỉ thứ hai được cho là xuất hiện cùng thời điểm năm 2009, tức không phải những khám phá mới nhưng điều quan trọng là cả hai vụ xảy ra ở thời điểm nhạy cảm dần hé lộ bức màn bí mật về việc nhiều nhà khoa học đã cố tình ngụy tạo số liệu, ém nhẹm những dữ liệu của các nhà khoa học bất đồng chính kiến, nhằm bảo vệ lập luận rằng con người là một trong những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bộ phận nghiên cứu khí hậu của Đại học Đông Angila (CRU) được quốc tế công nhận là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất về biến đổi khí hậu. Ủy ban Liên chính phủ về khí hậu của LHQ (IPCC) đã dùng nguồn thông tin này làm cơ sở đối phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Vì thế, vụ rò rỉ thông tin được cho là đòn giáng mạnh mà những nhà khoa học theo phái “đa nghi khí hậu” (không thừa nhận mối quan hệ giữa con người và biến đổi khí hậu) dành cho những người đồng nghiệp không cùng quan điểm. Người ta ví 2 vụ này như vụ Watergate rò rỉ thông tin chính trị ở Mỹ khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức và đặt cho nó cái tên Climategate.
Những thông tin trên được đưa lên hệ thống máy chủ đặt tại Nga có tên Sinwt.ru và được định dạng ở tập tin nén ZIP. Sau đó, chúng được tải lên những trang blog khai thác thông tin về biến đổi khí hậu như The Air Vent (có thể tìm đọc ở địa chỉ http://noconsensus.wordpress.com/).
Thực tế hay thổi phồng
Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail, nhà khoa học Andreas Schmittner thuộc Đại học bang Oregon, Mỹ cho biết, những dự báo đáng sợ của các nhà hoạt động môi trường cho rằng lượng khí carbon dioxide (CO2) sẽ tăng gấp đôi, dẫn đến nhiệt độ tăng 100C là điều không có cơ sở. Theo ông, thực chất, nhiệt độ tối đa có thể tăng nếu giả thuyết trên xảy ra là 2,60C.
Andreas Schmittner cũng đã có bài viết trên tạp chí khoa học uy tín Science chỉ ra nghiên cứu của ông cùng các cộng sự (do Quỹ Khoa học quốc gia tài trợ) về sự tác động của việc thay đổi lượng khí CO2 đến nhiệt độ trong suốt quá trình kéo dài từ kỷ băng hà đến nay.
Ông Andreas Schmittner cho biết: “Khi tái lập mức nhiệt bề mặt trên biển và đất liền từ mức đỉnh trong thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây 21.000 năm (thường được gọi là nhiệt độ tối đa thời kỳ băng hà cuối), đem so với các mô hình mô phỏng khí hậu thời kỳ đó ta có bức tranh toàn cảnh rất khác biệt”.
Ông cũng cho biết nếu các đặc điểm cổ khí hậu này tác động tới tương lai như mô hình mà nhóm nghiên cứu dự đoán thì kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thay đổi khí hậu cực đoan sẽ thấp hơn so với các nhà khoa học đã từng suy đoán.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu là có thực và nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên gấp đôi so với tiêu chuẩn thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện tượng này sẽ có nhiều tác động nghiêm trọng tới môi trường Trái đất. Vì thế, Trái đất vẫn phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu và những tác động nghiêm trọng nhưng mức độ nguy cơ không quá bi quan và căng thẳng như các nhà khoa học đã dự báo.
Ông Schmittner lưu ý rằng rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu các thời kỳ từ năm 1850 tới nay, nghĩa là không xem xét đầy đủ các dữ liệu cổ khí hậu trên quy mô toàn cầu. Trong khi đó, nghiên cứu ông thực hiện cùng nhiều đồng nghiệp dựa trên cơ sở dữ liệu nhiệt độ bề mặt đại dương và đất liền thời kỳ băng hà thu thập được nhờ tìm hiểu lõi băng, các lỗ thủng do nước triều lớn, lớp trầm tích ở thềm biển và các yếu tố khác.
Theo ông, Trái đất từng rất khác, với các tảng băng lớn ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, nhiều băng và tuyết trên biển hơn, hệ thực vật khác biệt, mực nước biển thấp và bụi trong không khí nhiều hơn. Điều này cho thấy thậm chí những thay đổi nhỏ trong nhiệt độ bề mặt đại dương cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nơi khác, đặc biệt là đất liền và các khu vực ở vĩ độ từ trung đến cao.
Nghiên cứu của ông cũng đưa ra cảnh báo, rằng việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến tình trạng nước biển bề mặt ấm lên như hiện nay.
Vì ai?
Phía được lợi khi xảy ra vụ rò rỉ thông tin không ai khác là những nước không mặn mà với những thỏa thuận cắt giảm khí hậu gây hiệu ứng nhà kính, nhất là những nước sống nhờ xuất khẩu dầu mỏ. Saudi Arabia là một ví dụ. Nước này từng cho rằng vụ rò rỉ đã làm cho mức độ lòng tin bị ảnh hưởng nghiêm trọng và kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế đối với những ai tham gia vào việc thổi phồng thông tin.
Thế nhưng, đằng sau đó là mục đích bảo vệ lợi ích, không muốn giảm mức xuất khẩu 4.000 tỷ USD từ nay đến năm 2030.
Nhiều nhà khoa học bảo vệ giả thuyết mối quan hệ chặt chẽ và duy nhất giữa con người và khí hậu cho rằng những vụ rò rỉ thông tin này là do những kẻ cơ hội tạo ra và khẳng định đã ảnh hưởng xấu đến khoa học. Tuy nhiên, đứng về phía những nhà khoa học chỉ vì khoa học, đây là vấn đề cần được đưa ra thảo luận và xem xét một cách công bằng cùng lúc diễn ra những trao đổi của các nhà lãnh đạo liên quan đến biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hơn hết, người dân trên toàn cầu đang ngày càng thấy được hậu quả nghiêm trọng mà họ phải gánh chịu khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Đặc biệt là đối với những quốc gia đói nghèo ở châu Phi, nhu cầu thiết yếu là lương thực cũng bị đe dọa vì yếu tố thời tiết.
Đính kèm những dữ liệu được công bố trong vụ rò rỉ lần này là tập tin readme.txt có đoạn viết: “Hơn 2,5 tỷ người trên toàn cầu đang sống dưới 2 USD/ngày. Đói nghèo là “án tử” cho tất cả mọi người. Cho đến năm 2030, các quốc gia phải bỏ ra số tiền khổng lồ là 37.000 tỷ USD đầu tư cho công nghệ năng lượng để giữ cho mức khí thải nhà kính ở mức an toàn và ổn định.
Vì thế, bất cứ quyết định đầu tư nào của chúng ta cũng phải dựa trên điều kiện thông tin đầy đủ, minh bạch. Phải tìm biện pháp thích hợp chứ không phải bỏ tiền chạy theo sự thổi phồng một cách thái quá”.
Ngày Dân số thế giới năm nay có chủ đề “Thế giới 7 tỷ người”. Theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), dấu mốc quan trọng này vừa là cơ hội vừa là thách thức mang tính toàn cầu: Chính phủ các quốc gia cần đưa ra các giải pháp giảm đói nghèo và bất bình đẳng, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo mỗi trẻ em sinh ra đều được mong đợi, mỗi ca sinh đẻ đều được an toàn. UNFPA cũng cảnh báo, cuộc sống của 7 tỷ người và cả những thế hệ kế tiếp đều phụ thuộc vào “sức khỏe” của hành tinh chúng ta đang sống. Trái đất “cõng” trên mình 7 tỷ người, liệu có đủ sức chịu đựng?
Sức ép thiếu lương thực
Ngày Dân số thế giới năm nay được chào đón về sự phát triển nhân loại (dân số thế giới sẽ đạt mốc 7 tỷ người vào cuối tháng 10 tới), nhưng cạnh đó cũng là những mối lo lớn. Các chuyên gia của UNFPA đánh giá tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh: Buộc phải khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, từ đó làm trái đất nghèo đi và ảnh hưởng xấu tới môi trường; sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước giàu-nghèo gia tăng, cùng với khoảng cách giàu-nghèo ngày càng giãn rộng giữa đô thị và nông thôn trong từng quốc gia, dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.


Người già ở Trung Quốc sẽ chiếm 25% dân số vào năm 2025. Ảnh: C.T.V.

Sự gia tăng dân số tại các đô thị (nguyên nhân cơ hữu) khiến cho môi trường khu vực này đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, nguồn cung cấp nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư, cùng đó là các tệ nạn xã hội gia tăng. Gia tăng dân số còn được coi là song hành với sự hủy hoại môi trường. PGS-TS Vũ Mạnh Lợi (Viện Xã hội học Việt Nam) cho rằng, “hủy hoại môi trường là một thách đố rất quan trọng gắn liền với vấn đề gia tăng dân số”.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất khi dân số tăng mạnh chính là sự thiếu hụt lương thực với bóng ma nạn đói luôn lởn vởn ở nhiều quốc gia. Chương trình “Nuôi sống hành tinh” của tổ chức Worldwatch cho rằng, trước tiên phải tìm cách làm thế nào để đảm bảo đủ lương thực cho loài người. Còn UNFPA ước tính, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người lâm vào tình trạng thiếu lương thực, có nghĩa là trên hành tinh cứ 7 người sẽ có một người thiếu ăn. Vì lương thực thiếu hụt nên giá cả liên tục leo thang kể từ năm 2007 tới nay và vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Đánh giá của giới chuyên gia, trong năm nay ngũ cốc trên thế giới phải tăng thêm ít nhất 100 triệu tấn để đạt mức 2.300 triệu tấn cho cả năm thì mới có thể duy trì mức cung - cầu vốn đang trong tình trạng bấp bênh.
Nhưng, một số vùng sản xuất lương thực lớn lại đã và đang phải gánh chịu thiên tai như bão lũ, hạn hán... khiến sản lượng dự kiến tăng thêm này gần như không tưởng. Phúc trình của FAO (Tổ chức Nông-Lương thế giới của LHQ) cảnh báo rằng thế giới ngày càng tiến gần tới nguy cơ khủng hoảng thực phẩm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vì trên thực tế, trong nửa đầu năm nay giá một số loại thực phẩm đã tăng hơn gấp đôi ngay tại những nước sản xuất nông phẩm hàng đầu. Trong khi đó, hàng năm Trái đất lại đón nhận thêm 80 triệu người mới được sinh ra, kéo theo đòi hỏi về lương thực rất lớn.
Chính vì thế, các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp đã lên tiếng kêu gọi châu Á - vựa lúa của thế giới hãy làm hết sức mình để giải quyết “miếng ăn” cho nhân loại, trong đó gạo là nông phẩm có vai trò quan trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì 2/3 số người bị thiếu thực phẩm trên thế giới phần lớn sống nhờ vào gạo. Trong khi đó, châu Á là nơi sản xuất gần 90% lượng lúa gạo thế giới. FAO đã chính thức kêu gọi các nước châu Á hãy gia tăng sản lượng lúa gạo trong lúc dân số thế giới tăng vọt.
Thách thức sự phát triển
Theo nhận định của UNPFA, dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ lão hóa. Giải thích điều này, ông Bruce Campbell, Giám đốc Văn phòng UNFPA Việt Nam cho rằng đó là do tuổi thọ trung bình tăng trong lúc sinh suất và tử suất đều giảm. Lão hóa là thành tựu đáng kể của một quốc gia, nhưng ở một khía cạnh khác thì nó lại đặt ra vấn đề an sinh xã hội, mà quan trọng nhất là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, số người từ 60 tuổi trở lên là 9% và đến năm 2010 con số này là 9,4%, tức tăng 0,4% chỉ trong một năm.
TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình còn cho rằng, trong tương lai, tốc độ lão hóa của dân số Việt Nam sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ từ 0,5% - 0,6% , đến năm 2025 nước ta sẽ bước vào thời kỳ dân số già. “Việt Nam đang có tốc độ lão hóa nhanh nhất thế giới” - PGS-TS Vũ Mạnh Lợi đánh giá, các nước có thời gian chuẩn bị cho tình trạng xã hội già hóa thường là 50 năm, nhưng Việt Nam chỉ có khoảng 20 năm, vì thế đây sẽ là một thách thức rất lớn trong việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội.
Tuổi thọ nâng lên nhưng chất lượng dân số vẫn thấp. Dân số Việt Nam hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, nhưng chỉ số phát triển con người và các chỉ tiêu về chất lượng dân số của Việt Nam chỉ xếp thứ 108 trong 177 nước (theo UNFPA). Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là khá thấp: 58,2 tuổi, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ người tàn tật chiếm gần 6,3% dân số và có tới 1,5% dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ. Sự chênh lệch giới tính cũng đã ở vào tình trạng báo động. Do tâm lý cần con trai nên việc siêu âm xác định giới tính khi phụ nữ mang thai diễn ra dưới rất nhiều hình thức, từ đó dẫn đến việc loại bỏ thai nhi gái. Sự mất cân bằng giới tính nam/nữ khi sinh có xu hướng tăng nhanh, từ 106/100 năm 1989 lên 107 năm 1999, lên 110 năm 2006 và 111,2 vào năm 2010 (mức bình thường là 103 bé gái so với 106 bé trai).
Đáng chú ý, những nơi có tốc độ tăng dân số nhanh nhất lại thuộc về các khu vực nghèo, đất chật người đông. Chính vì thế, khoảng cách giàu-nghèo vẫn đang có xu hướng giãn rộng. Cùng đó, tốc độ đô thị hóa trong thời gian qua là rất mãnh liệt, số người dồn về sống tại các đô thị ngày càng nhiều dẫn tới mất cân đối về phân bố dân cư, cũng như tạo ra nhiều áp lực cho các đô thị, như đòi hỏi về nhà ở, điều kiện chăm sóc sức khỏe, trường học, giao thông..., đó là chưa kể tới tình trạng bạo lực và các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà bùng phát.
Tuy chúng ta đã đạt được kết quả đáng mừng trong công tác kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp tỷ lệ sinh (năm 2010, quy mô dân số cả nước là 87 triệu người, tỷ lệ tăng dân số là 1,05%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1989-1999), nhưng với trung bình mỗi năm có thêm 1 triệu người thì đây vẫn là thách thức lớn đối với sự phát triển. Dân số tăng cao sẽ dẫn tới chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, tốc độ phát triển chậm lại.
Hãng AFP ngày 30/5 đưa tin, lượng khí thải nhà kính trên thế giới đang tăng cao kỉ lục, góp phần đẩy nhiệt độ của Trái đất tiến gần tới “ngưỡng nguy hiểm” - tăng thêm 2°C. Đây là những ghi nhận trong bản báo cáo vừa công bố của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA).

Tăng trưởng nhanh, nhiệt độ cũng tăng cao

IEA nhận định, trong năm 2010, nền kinh tế của nhiều quốc gia đã thoát khỏi suy thoái, lấy lại đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng khiến tầng khí quyển của Trái đất hứng một lượng xả khí thải khổng lồ: 1,6 ngàn tỉ khí CO2, cao nhất từ trước tới nay.

Ông Faith Birol, một quan chức của IEA cho biết: “Đây là một thông tin xấu cho nỗ lực làm giảm lượng khí thải”. Nhiều nhà khoa học cho rằng nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, mực nước biển dâng cao hơn 1m, nhiều nơi trên thế giới sẽ phải hứng chịu thảm họa thiên tai tàn khốc hơn hiện nay.

Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), kể từ năm 2009, nồng độ khí CO2 và methane đã tăng lên đáng kể trong năm 2009. Trước năm 1950, hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển không thay đổi nhưng kể từ sau đó, hàm lượng khí này đã tăng 38%, chủ yếu là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai.
Về khí methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như việc chăn nuôi bò, trồng lúa, khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải. Do vậy, nhân loại đang ngày càng lún sâu vào thảm họa thiếu nước, thiếu không khí sạch, thiếu lương thực do biến đổi khí hậu.

Cứ thêm một báo cáo, điều tra, giới chuyên gia lại thêm bi quan. Báo cáo mới nhất của Nhóm chuyên gia Liên hiệp quốc về khí hậu GIEC, thường ít khi quan tâm đến băng đảo ở hai cực địa cầu, đã phải thừa nhận quy mô và vận tốc tan băng gia tăng. Diện tích băng đá mất đi 30% theo ảnh vệ tinh chụp cuối năm 2007. Khí hậu tại Nam cực cũng ấm lên làm nhiều tảng băng trôi dạt. Băng tan nhanh làm mực nước biển dâng cao hơn.

Tình trạng khô hạn diễn ra tại nhiều tỉnh miền Nam Trung Quốc Ảnh: AP.
Lẩn tránh trách nhiệm

Báo cáo của IEA cho biết, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi chiếm 3/4 lượng khí thải trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia xả khí thải nhiều nhất. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép gia tăng trong các đàm phán về khí hậu quốc tế, sau khi số liệu mới công bố của hãng BP cho thấy lượng khí thải CO2 tại quốc gia này đã tăng 9% năm 2009.
Theo BP, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá tại Trung Quốc đã tăng lên 7,5 tỉ tấn năm 2009.

Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thải khí CO2 nhiều thứ hai thế giới và trở thành nước đầu tiên thải trên 7 tỉ tấn CO2/năm. Trên thực tế, việc lượng khí thải tại Trung Quốc tăng mạnh trong vòng 10 năm qua là do quốc gia này xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện mới nhằm đáp ứng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của mình.

Phía Trung Quốc cho rằng để vừa bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và thực hiện tốt những chính sách linh hoạt nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải nhà kính là việc không dễ với Trung Quốc cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh hiện nay. Bản thân Mỹ và Trung Quốc, hai nước tạo ra nhiều khí thải carbon nhất thế giới cũng đang còn không ít bất đồng trong vấn đề này.

Trung Quốc cho rằng, các nước đang phát triển nên được miễn trừ trách nhiệm đưa ra cam kết bởi các nước này cần phát triển nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Trung Quốc hi vọng Mỹ sẽ đảm nhận vai trò dẫn dắt và chèo lái toàn bộ quá trình thương lượng tại Hội nghị khí hậu quốc tế do Liên hiệp quốc tổ chức.

Trong khi đó, Washington lại muốn Trung Quốc và các nước đang phát triển cam kết giảm khí thải bằng những con số cụ thể và chịu sự giám sát của cộng đồng quốc tế.
Trái đất đang ngày càng nóng lên do lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển ngày nhiều, cộng với khả năng phản xạ tự nhiên của Trái đất ngày càng kém đi do băng bị tan chảy ở Bắc cực. Để đối phó với sự ấm lên toàn cầu này, các nhà khoa học đã đưa ra một số giải pháp dựa trên những tiến bộ khoa học hiện nay.
10 giải pháp hạ nhiệt trái đất

1. Cây nhân tạo có thể giúp hấp thụ khí CO2 nhanh gấp 1.000 lần so với cây tự nhiên. Được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Columbia (Mỹ), cây nhân tạo có khả năng hút khí CO2 như cây thật, sau đó khí CO2 sẽ được đưa vào một bình chứa. Theo các nhà nghiên cứu, một cây nhân tạo có thể hấp thụ khoảng 1 tấn CO2/ngày, tương đương với lượng khí của 20 chiếc xe hơi thải ra. Tuy nhiên, chi phí để sản xuất một cây nhân tạo như thế này còn khá đắt, vào khoảng 15.000 bảng.

2. Phun vào không khí những hạt phân tử nhỏ có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời. Giải pháp khả thi nhất là phun các phân tử khí sulphat vào tầng trên của bầu khí quyển để phản xạ lại ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề axit hóa các đại dương gây ra do lượng khí CO2 thải vào khí quyển quá nhiều, thì rất có thể giải pháp phun khí sulphat sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn như mưa axit.
10 giải pháp hạ nhiệt trái đất

3. Mây nhân tạo. Tạo ra những đám mây ở tầng thấp trên các đại dương hay tăng khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời cho Trái đất bằng cách bơm hơi nước vào trong không khí nhằm thúc đẩy quá trình tạo mây trên biển. Quá trình diễn ra nhờ những con thuyền được điều khiển bằng vi tính làm việc chăm chỉ ở các vùng biển xa xôi, phun làn sương nước biển vào không khí, từ đó hình thành những đám mây trắng dày giúp phản chiếu ánh mặt trời vào không gian.

4. Hòa trộn nước biển bằng cách sử dụng các đường ống lớn được đặt ở các đại dương để luân chuyển nước trên bề mặt có nhiều CO2 xuống tầng nước sâu hơn. Ý tưởng này của các nhà khoa học người Anh là nhằm cắt giảm lượng khí CO2 trên mặt nước bốc hơi vào khí quyển, làm tăng nhiệt độ Trái đất.

5. Gương vũ trụ. Thay vì cố gắng chặn đứng tia sáng mặt trời ở bầu khí quyển, chúng ta còn có thể ngăn chặn từ bên ngoài vũ trụ. Một vài nhà khoa học nói rằng một tấm gương lớn hay những chiếc đĩa phản chiếu sẽ bay quanh quỹ đạo Trái đất và chặn đứng những tia sáng mặt trời.
Hiệp hội Khoa học Hoàng gia cho rằng phương pháp này khá an toàn và hầu như không có tác dụng phụ nào. Mặc dù vậy, nó tiêu tốn vài ngàn tỉ đô và phải cần hàng chục năm để thiết kế, xây dựng và đưa những tấm gương vào vũ trụ; nó còn đòi hòi một chương trình vũ trụ có quy mô lớn gấp nhiều lần từ trước đến nay.

6. “Hệ thần kinh” cho Trái đất. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) và tập đoàn công nghệ Cisco đã hợp tác phát triển hệ thống Planetary Skin – được ví như “hệ thần kinh” toàn cầu – có khả năng hợp nhất dữ liệu từ các bộ cảm biến theo dõi điều kiện thực tế trên cạn, dưới biển, trên không trung và không gian, qua đó giúp các ngành quyết định về giải pháp phòng ngừa cũng như đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Dự án thí điểm, sắp triển khai vào năm 2010, sẽ giúp theo dõi lượng khí carbon đang tích trữ trong các khu rừng nhiệt đới cũng như xác định vị trí những khu rừng đó.

7. “Kính chống nắng” cho Trái đất. Roger Angel, nhà thiên văn học thuộc Trường Đại học Arizona (Mỹ) đưa ra ý tưởng sử dụng các tàu vũ trụ chạy bằng điện từ trường để bắn hàng tỷ các tinh thể silicon cực nhỏ vào không gian để phản xạ các tia bức xạ của mặt trời. Trước đây, họ đã thử nghiệm với một khoảng che phủ rộng gần 170.000km2 và kết quả cho thấy có thể giảm được 2% tia bức xạ từ mặt trời.

8. Sử dụng các bộ lọc khí CO2. Các bộ lọc khí khổng lồ sẽ được lắp đặt tại các nhà máy thải ra khí CO2, sau đó thiết bị lọc khí này sẽ chuyển khí CO2 thành soda. Các bộ lọc khí bằng nhựa đang được thử nhiệm tại các nhà máy ở Texas cho thấy thiết bị này có thể hấp thụ được 90% khí CO2 thoát ra và sau đó được chuyển thành một loại muối natri trung hòa được.

9. Gương phản xạ ánh sáng mặt trời trên sa mạc.Trái đất có thể tự phản xạ được khoảng 30% ánh sáng mặt trời, thậm chí những vùng được bao phủ bởi tuyết hay băng có thể phản xạ được tới 90%. Tuy nhiên, băng trên Trái đất đang tan chảy với tốc độ rất nhanh khiến khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái đất bị yếu đi đáng kể. Để đối phó với vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng chúng ta nên sử dụng những tấm gương khổng lồ đặt ở sa mạc Sahara để phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Dự án này ước tính mất khoảng 20 triệu bảng và mất 10 năm để thực hiện.



10. Sản xuất điện từ sóng. Những đường ống có độ dài 200m và đường kính 5,5m có thể biến những con sóng trên biển thành năng lượng điện. Theo tính toán, nếu sóng có độ cao 1 mét, ở độ dài khoảng 1,8km bờ biển thì có thể tạo ra được một nguồn năng lượng bằng 35.000 mã lực; khi sóng cao 3 mét thì có thể tạo ra áp lực khoảng 29 tấn/m2 mặt biển.
Hà Hương (Theo Independent)
Các nhà khoa học Anh đề xuất một phương pháp làm nguội Trái đất hoàn toàn mới bằng cách tạo ra những “núi lửa nhân tạo”.
Theo sáng kiến сủa các chuyên gia địa chất công trình, thiết bị Anh, để ngăn chặn tình trạng Trái đất nóng lên, người ta dùng một quả cầu khổng lồ, kích thước tương đương một sân vận động có ống dẫn (tựa như ống cao su mềm để tưới cây trong vườn) dài trên 20km và phun hàng tấn các hoá chất lên tầng bình lưu (stratosphere).
Các chuyên gia Anh tin rằng việc phun hóa chất lên tầng bình lưu sẽ giúp giảm nhiệt cho Trái đất.
Các nhà khoa học tính toán, những giọt dung dịch sunfat và các hạt khí dung sẽ phản xạ năng lượng Mặt trời trở lại vũ trụ, không để nguồn năng lượng này làm Trái đất bị nóng lên. Thiết bị làm việc dựa trên nguyên lý tác dụng của núi lửa, mỗi khi chúng phun trào đều làm nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm xuống.
Phương pháp mới ‘hạ nhiệt’ cho Trái đất
Hiên nay các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm thiết bị quy mô nhỏ. Một quả cầu kích thước không lớn lắm được nâng lên độ cao 1km, rồi phun nước vào khí quyển để đánh giá hiệu quả của phương pháp.
Một trong các tác giả của dự án, giảng viên trường Đại học Oxford, Hew Hunt cho biết: "Ưu điểm của phương pháp là ở chỗ, chúng tôi có thể điều chỉnh được tốc độ phun của hạt vào khí quyển”.
Tuy nhiên phương pháp “núi lửa nhân tạo” cũng có những nhược điểm. Ví dụ sự phun hoá chất sẽ dẫn đến tích luỹ khí cacbonic trong khí quyển, làm nước biển trở nên độc hại. Mặt khác ảnh hưởng của thiết bị đến thời tiết chưa dự đoán được.
Trước đây các chuyên gia địa chất công trình đã từng đề xuất rất nhiều phương cách để bảo vệ Trái đất khỏi bị nóng lên như dùng một tấm gương khổng lồ, đặt trên các vệ tinh quỹ đạo để phản xạ ánh sáng trở lại vũ trụ. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra ý tưởng trồng những loại cây ưa ánh sáng, phun nước biển vào những đám mây để tạo ra hiệu ứng phản xạ cũng như sơn đường phố và mái nhà thành màu trắng. Ngoài ra, còn có dự án phun bột sắt vào nước biển, phá những đám mây tích (wollpack cloud), hút khí nhà kính từ không khí, lấy nhiệt từ đại dương.
Việc cứu Trái đất khỏi bị nóng lên hiện đã rất cấp bách, không thể chậm trễ được nữa. Vừa qua Cơ quan năng lượng quốc tế của LHQ thông báo nồng độ khí cacbonic trong không khí gây ra hiệu ứng nhà kính đang tăng lên rất nhanh. Tình trạng đó dẫn đến năm ngoái đã là năm nóng nhất trong lịch sử Trái đất.
Đầu tháng sáu các nhà nghiên cứu trường Đại học Stanford cảnh báo rằng nhiệt độ trung bình mùa hè trong các thập kỷ tới sẽ tăng cao khó lường do sự nóng lên toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu tập trung vào đới giữa – châu Âu, Trung Quốc và Bắc Mỹ. Còn tại các nước nhiệt đới châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, nhiệt độ mùa hè sẽ “leo thang” dần trong suốt 20 nămThế giới đang “nợ sinh thái”
Dân số thế giới tăng nhanh cộng với chủ nghĩa tiêu dùng đang đẩy hành tinh chúng ta vào tình trạng “nợ sinh thái” ngày càng trầm trọng. Không chỉ rừng, năng lượng, đến cả nguồn tài nguyên nước cũng đang dần cạn kiệt. Kết thúc Hội nghị về đa dạng sinh học tại Nhật Bản vừa qua, các nhà nghiên cứu khẳng định, chúng ta chỉ còn cách tìm một hành tinh khác để sinh sống.
Trái đất đang bị suy thoái với tốc độ nghiêm trọng trong khi nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người tăng vọt, cao hơn 50% so với khả năng Trái đất có thể chịu được. Theo Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), tính từ năm 1990 đến nay, mỗi năm thế giới mất đi mất 13 triệu ha rừng do nạn chặt phá rừng tràn lan. Diện tích rừng nguyên sinh hiện chỉ còn 36%, nhưng cũng đang bị đe dọa vì hàng năm có khoảng 6 triệu ha rừng có nguy cơ bị xóa sổ. Hiện có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh.
Chiếc giường gỗ giá 1 triệu USD
Áp lực tăng dân số, bất ổn chính trị, sự cướp bóc, khai thác gỗ, khoáng chất và đá quý đã khiến các nước châu Phi dường như bị xẻ nhỏ để dễ lợi dụng. Phát hiện mới đây của Cơ quan Điều tra môi trường và Nhân chứng toàn cầu (EIA) làm không ít người bàng hoàng khi có những chiếc giường được bán với giá 1 triệu USD tại Trung Quốc. Những chiếc giường này làm từ gỗ hồng sắc quý hiếm, loại gỗ chỉ có ở Công viên quốc gia Masoala của Madagascar.
Công viên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhưng nay cũng được xếp vào danh sách di sản gặp nguy hiểm. Nhu cầu về đồ gỗ tăng vọt của Trung Quốc, các nước châu Âu và tình trạng chính trị bất ổn ở Madagascar đã góp phần gia tăng tình trạng khai thác gỗ quý ở quốc đảo châu Phi này. Vì mối lợi khổng lồ: mua một cây gỗ hồng sắc chỉ với giá 10 USD nhưng xuất khẩu với giá vài ngàn USD, các tay lâm tặc đã phá rừng quốc gia này không thương tiếc.


Các nhà môi trường cảnh báo nước sông Hằng (tiểu lục địa Ấn Độ) bây giờ không thể dùng để ăn uống hay tắm giặt vì đã bị ô nhiễm.

Ngoài châu Phi, khai thác gỗ lậu còn gây tang thương cho các khu rừng sinh thái ở Mexico, Indonesia, vùng Amazone. Nếu như nạn phá rừng ở Mexico còn khiến đất đai bị xói mòn, dẫn đến tình trạng sa mạc hóa trên diện rộng, nạn phá rừng ở Indonesia còn gây thêm ô nhiễm môi trường đến các nước láng giềng vì những vụ cháy rừng do khai thác trong thời gian gần đây. Những quốc gia có tỷ lệ tàn phá rừng cao nhất thế giới hiện nay là Honduras (37%), Nigeria (36%), Philippines (32%), Benin (31%), Ghana (28%), Indonesia (26%)...
Theo thống kê, nhu cầu sử dụng gỗ bất hợp pháp hiện nay vẫn tiếp tục tăng cao, tập trung chủ yếu tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan và đặc biệt Trung Quốc. Đáng chú ý hơn ở Trung Quốc, nơi được xem thị trường nhập khẩu và chế biến gỗ bất hợp pháp lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 98%.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Chatham House, 1/5 lượng gỗ nhập khẩu của quốc gia này có nguồn gốc bất hợp pháp. Đa phần gỗ lậu được sơ chế trước khi nhập vào Trung Quốc, sau đó được chế biến lại để xuất sang các quốc gia khác.
Tự hủy hoại tương lai
Ai cũng biết, một khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỷ năm cạn kiệt thì không cách nào tái tạo được, đặc biệt nguồn năng lượng hóa thạch. Thế giới đang đứng trước nỗi lo một khi các mỏ dầu, mỏ khí đốt tự nhiên, than đá cạn kiệt, nhân loại sẽ xoay xở ra sao để duy trì cuộc sống.
Nếu như dầu mỏ và khí đốt từng là con át chủ bài của khu vực Arab, mang lại sự thịnh vượng cho khu vực thì hiện nay, các mỏ dầu này cũng đang ở trong tình trạng ngày càng khó khai thác vì đã khai thác quá lâu, từ hơn nửa thế kỷ qua. Một báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kết luận: sản lượng dầu lửa toàn cầu rất có thể đạt 96 triệu thùng/ngày vào năm 2012, nhưng khó thể vượt quá con số này vì rất ít những giếng dầu mới được phát hiện.
Nga chiếm hơn 10% trữ lượng dầu mỏ, 20% trữ lượng than của thế giới, 7% trữ lượng khí thiên nhiên... Với trữ lượng như vậy, hiện Nga đứng đầu thế giới về khí đốt thiên nhiên, đứng thứ hai về dầu mỏ và là nguồn cung cấp than và urani quan trọng cho thế giới. Dù vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia, khoảng 20-30 năm nữa, tài nguyên thiên nhiên ở Nga sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Hiện tỷ lệ khai thác dầu của Nga đã vượt quá 60%, việc tìm kiếm những mỏ mới thay thế ngày càng khó, 50 năm qua việc phát hiện những mỏ mới giảm 10 lần.
Đó cũng là tình hình chung của các nước có nguồn tài nguyên. Thời kỳ hoàng kim năng lượng của các quốc gia dầu lửa sẽ nhanh chóng biến mất và đối diện với thời kỳ cạn kiệt tài nguyên. Các mỏ than cũng không tránh khỏi số phận tương tự trong một hai thập kỷ nữa. Khi đó, muốn khai thác, con người càng phải đào sâu vào lòng đất. Nhưng càng đào sâu, càng nguy hiểm và càng ngốn nhiều tiền của hơn. Tình trạng khan hiếm nhiên liệu, năng lượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Nguy cơ xung đột
Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, trong đó không thể không đau đáu trước nguồn tài nguyên nước đang khô cạn. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước.
Cụ thể hơn, 80% nguồn nước ngọt và 2/3 trong tổng số các con sông trên thế giới đang dần cạn nước. Những đợt hạn đang xuất hiện ở châu Âu, tiểu lục địa Ấn Độ, miền Đông Trung Quốc, phía Nam Mexico và khu vực phía Đông dãy Rocky ở Mỹ. Rất nhiều con sông hay hồ nước dần khô cạn vì con người dùng nước để tưới tiêu trong trồng trọt và sản xuất các sản phẩm công nghiệp mà nhờ đó đảm bảo cho cuộc sống. Đó là một nghịch lý vì để duy trì sự sống trước mắt, con người đang hủy hoại tương lai của chính mình.
Theo thống kê của các nhà khoa học, nhu cầu nước trên toàn thế giới sẽ tăng tới 45% trong khi nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động và ngày càng hiếm dần. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ người (khoảng 1/4 dân số toàn cầu) không có nước sạch và hơn 2 tỷ người không đủ điều kiện vệ sinh, an toàn. Hàng năm, 3,6 triệu người chết vì các căn bệnh do nước ô nhiễm gây ra.
Khi nguồn nước bên trên đã cạn, tất yếu con người sẽ nghĩ ngay đến việc khai thác trữ lượng nước ngầm sâu dưới lòng đất. Song khi dùng hết lượng nước ngầm dự trữ trong lòng đất sẽ làm tăng thêm sự ô nhiễm nước, vì phân bón hóa học trong canh nông, các chất thải của con người và động vật cùng các hóa chất lại thẩm thấu vô lòng đất. Chính vì vậy, Tổ chức Quốc tế Khí tượng toàn cầu từng cảnh báo: “Sự ô nhiễm xâm nhập từ từ là trái bom nổ chậm đang de dọa toàn thể nhân loại”.
Hiện tượng “cầu vượt cung” khiến nhiều nơi trên thế giới, các tập đoàn kinh tế giành cung cấp nước cho cộng đồng. Những công ty tư nhân cho rằng nước còn quan trọng hơn dầu lửa và họ đang kiếm lời song song với việc củng cố quyền lực trong các vấn đề liên quan đến nước sạch (có nghĩa là liên quan đến an sinh của người dân). FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. Cho nên không phải ngẫu nhiên các nhà môi trường đưa ra lời cảnh báo thế giới sắp bước vào một cuộc xung đột tranh giành nguồn nước.
Thiên nhiên cuồng nộ

UNEP (Chương trình môi trường LHQ) cho rằng, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh “phi truyền thống” và được xem như một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh, phát triển toàn cầu trong cả thế kỷ 21. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây và đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2010, thế giới đã phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân trên toàn cầu. Và chính biến đổi khí hậu khởi nguồn từ tình trạng khai thác cạn kiệt và sử dụng vô lối nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất.
Trận lụt kinh hoàng ở Pakistan đã nhấn chìm nhiều ngôi làng trong biển nước
Hạn hán và bão lũ
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Sience ngày 19-10, hạn hán sẽ tác động đến phần lớn toàn cầu trong vài thập kỷ nữa nếu các nước không thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu, phần lớn châu Á, Nam Âu, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông cũng như các vùng giáp Địa Trung Hải là những khu vực có nguy cơ đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong vòng 30 năm tới. Nhiệt độ bề mặt Trái đất đang nóng dần lên, từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,74oC, dự báo có thể tăng thêm 1,1 - 6,4oC vào năm 2100, mức tăng chưa từng có trong lịch sử 1.000 năm qua
Gần đây, do lượng mưa ngày càng thấp, tại Niger, Chad, Lybia, Sudan, toàn bộ mùa màng bị thiêu cháy, gia súc chết la liệt vì không có nước và thức ăn. Hàng trăm ngàn người buộc phải di cư sang các nước khác trong châu lục để xin ăn, tìm việc làm kiếm sống qua ngày. Tại châu Á, tình hình hạn hán đang diễn ra tại Ấn Độ, Pakistan, khiến đất đai nứt nẻ và sông ngòi trơ đáy. Hạn hán nghiêm trọng cũng khiến mực nước sông Mê Công giảm xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm qua, làm đình trệ các hoạt động giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng này của châu Á, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của 65 triệu người ở 6 quốc gia dòng sông này chảy qua. Còn tại Nam Mỹ, dòng sông Amazon chảy qua Brazil đã khô hạn mức kỷ lục kể từ khi tiến hành đo đạc (vào năm 1902) chỉ với 13,63m. Các nhà khoa học cho rằng có thể Brazil đang đối mặt với đợt hạn hán nặng nề nhất kể từ năm 1963.
Vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua, nhiều quốc gia trải dài từ Âu sang Á đã hứng chịu những đợt nắng nóng cao, gây cháy rừng nghiêm trọng, nhắc nhớ tới đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2003, làm thiệt mạng khoảng 35.000 người. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với năm 2000, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Vừa thoát khỏi đợt nắng nóng, châu Á lại bị bão lũ tấn công dồn dập. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất cũng đang ở mức kỷ lục: Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2010, lũ lụt và lở đất ở Trung Quốc đã giết chết hơn 3.000 người và 12 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Trận lụt kinh hoàng nhất, kể từ năm 1929, ở Pakistan do những cơn mưa dữ dội cuối tháng 7 đã nhấn chìm một vùng lãnh thổ rộng lớn, khiến ít nhất 1.600 người thiệt mạng, hơn 2 triệu người mất nhà ở và khoảng 20 triệu người chịu ảnh hưởng. Trước những tác động lớn của thiên tai, các nhà khí hậu học cho rằng hiện tượng xảy ra rất đúng với những gì Nhóm liên Chính phủ các chuyên gia về biến đổi khí hậu của LHQ đã kết luận cách đây 10 năm, họ cho rằng khí hậu Trái đất đã bị xáo trộn bởi khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mất đa dạng sinh học, dịch bệnh, nước biển dâng
Tại Hội nghị đa dạng sinh học quốc tế diễn ra tại Nhật Bản cuối tháng 10, nhiều nhà khoa học nhận định, toàn thế giới đang thất bại trong nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học trên trái đất, nhiều hệ sinh thái đang bị phá hủy khiến nhiều loại động vật rơi vào nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ Trái đất ngày càng cao như hiện nay. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4°C nữa. Sự mất mát này chính do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Hệ sinh thái bị hủy hoại cũng góp phần dẫn tới làn sóng di cư tại nhiều nơi trên thế giới và những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang. Vụ xung đột tại Sudan từ 2003 là một ví dụ. Hạn hán nghiêm trọng kéo dài khiến nguồn nước bị thiếu hụt, dẫn đến sự giao tranh giữa các bộ lạc tại Sudan khiến 300.000 người thiệt mạng và 1,5 triệu người buộc phải rời bỏ đất nước.
Một trong những vấn đề đang làm đau đầu nhiều quốc gia có đường bờ biển dài là sự cảnh báo về mực nước biển dâng đang xuất hiện ngày càng nhiều. Các nhà khoa học ở Đại học Colorado, Mỹ, vừa công bố công trình nghiên cứu cho thấy sự ấm lên của một vùng nước biển rộng lớn trải dài từ bờ biển phía Đông của Tây Phi tới Thái Bình Dương đóng vai trò chính khiến nước biển dâng lên, vì nó làm tan băng ở các vùng cực. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương dễ bị tổn thương nhất trong biến đổi khí hậu. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan, nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ biến mất hoàn toàn.
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt, hạn hán, động đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột… sinh sôi nảy nở, truyền bệnh gây nguy hại đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh, giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 200.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy khi điều kiện sinh hoạt kém do thiên tai. Dự kiến, con số này tiếp tục tăng sau năm 2010.
Thiệt hại kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỷ USD, ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Theo thống kê của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2009, 6/10 quốc gia có số thương vong và thiệt hại GDP nhiều nhất là ở châu Á. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống ở các quốc gia này. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ cũng tăng theo cấp số nhân.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, mức thiệt hại trung bình do biến đổi khí hậu gây ra đối với 5 nước gồm Indonesia, Philippines, Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam, có thể tương đương 6,7% tổng giá trị GDP hằng năm của các nước này vào năm 2100, tức gấp đôi mức thiệt hại trung bình trên thế giới. Về tổn thất kinh tế, báo cáo dự đoán, thiệt hại của biến đổi khí hậu sẽ tăng từ 125 tỷ USD trong giai đoạn hiện nay, lên khoảng 300 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ tới.
Kỷ nguyên tìm kiếm năng lượng thay thế
Thế giới đang điên đảo với bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Làm thế nào để vừa có nguồn năng lượng phục vụ cho nền sản xuất mà không làm cạn kiện nguồn nhiên liệu hóa thạch? Thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ của sự tìm tòi, khám phá những nguồn năng lượng thay thế, những vật liệu xanh mới để “bầu sữa” tài nguyên Mẹ Trái đất không bị tận diệt.
Mặt trời nhân tạo
Bên cạnh năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, các nhà khoa học đang nghiên cứu năng lượng sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch vì đây được xem như nguồn năng lượng vô hạn trong tương lai và các nhà khoa học gọi dự án này là “Mặt trời nhân tạo”. Hydro sử dụng trong phản ứng nhiệt hạch có thể lấy được ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Chỉ 1g hydro có thể tạo ra năng lượng tương đương với hàng ngàn lít dầu. Ngoài Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc gần đây cũng thành công trong phản ứng tổng hợp hạt nhân hydro nặng. Công trình nghiên cứu thiết bị phản ứng tổng hợp hạt nhân siêu dẫn thế hệ mới của Hàn Quốc được viết tắt KSTAR.


Toàn cảnh lò phản ứng KSTAR của Hàn Quốc.

Cứ mỗi giây, Mặt trời lại tạo ra một nguồn năng lượng cực lớn nhờ phản ứng nhiệt hạch xảy ra liên tục. Nhưng hành tinh Trái đất lại không tồn tại môi trường có nhiệt độ và áp suất cao như vậy, vì thế đòi hỏi phải tạo ra một môi trường nhân tạo mô phỏng theo Mặt Trời. Để thực hiện được điều đó, Hàn Quốc đã xây dựng một lò KSTAR vào tháng 7 - 2008 và đã thành công trong việc tạo ra thể plasma - một trạng thái tồn tại khác của vật chất sau thể rắn, lỏng, khí. Đến nay, KSTAR đã tạo ra được loại plasma nóng đến 2 triệu độ C và duy trì được phản ứng nhiệt hạch trong vài giây. Đặc biệt, các neutron tìm thấy trong phản ứng nhiệt hạch gần đây nhất được xem như một bước ngoặt lớn trên con đường nghiên cứu tạo ra Mặt trời nhân tạo.
Một kế hoạch gồm 4 giai đoạn đến năm 2025 đã được vạch ra. Giai đoạn đầu hoàn thành vào năm 2012, sẽ đạt đến những tính năng cơ bản. Tới năm 2017, dự kiến tăng thời gian hoạt động của phản ứng nhiệt hạch lên 300 giây và thực hiện các nghiên cứu bước đầu cho Dự án lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER). Giai đoạn 3 sẽ tiếp tục tới năm 2022. Khi đó, các nhà khoa học sẽ lên kế hoạch hoàn thành các nghiên cứu về thể plasma hiệu suất lớn. Trong giai đoạn cuối, họ sẽ bắt tay vào thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về công trình phát triển năng lượng tổng hợp hạt nhân. Kế hoạch 4 giai đoạn của Hàn Quốc đi từ cơ bản đến mục tiêu tạo ra một thể plasma nóng tới 3 triệu độ C và thời gian hoạt động lên tới 300 giây để đưa vào thương mại hóa trên thị trường.
Tất nhiên, Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách trước khi đưa năng lượng nhiệt hạch vào sử dụng trong thực tế. Nhưng các nhà khoa học Hàn Quốc đang nỗ lực không ngừng để có những bước tiến quan trọng trong công trình nghiên cứu đầy ý nghĩa này nhằm tạo ra nguồn năng lượng xanh mới cho tương lai, góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trên toàn cầu.
Đại dương, nguồn điện năng khổng lồ
Nhân loại hiện cũng hướng đến đại dương như một nguồn năng lượng mới. Các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm nhiều cách để khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên. Họ nhận thấy đại dương có thể trở thành phương tiện giúp phát triển nền kinh tế thân thiện môi trường hay nền kinh tế “xanh”.
Theo Ủy ban Năng lượng quốc tế (IEA), năng lượng tiềm năng của đại dương vào khoảng 93.000 TWh/năm, gấp 5 lần điện năng toàn cầu/năm (17.000 TWh). Con số này thấp hơn so với năng lượng Mặt trời nhưng có thể cung cấp đủ năng lượng loài người cần để tồn tại. Năng lượng biển vô tận và được xem nguồn năng lượng thân thiện với môi trường khi ít thải ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nhà máy năng lượng Mặt trời cần khoảng không gian rộng lớn để sản xuất năng lượng. Các nhà máy phong năng với tiếng ồn lớn và xây dựng tại những khu vực biệt lập như vùng núi non. Trong khi đó, đại dương lại không có sự hiện diện của con người và không bị những hạn chế về môi trường.
Khi các máy phát được lắp đặt tại nơi có sóng to, có thể sản xuất được điện bằng việc tận dụng năng lượng gắn liền với chuyển động lên, xuống của con sóng. Biển sẽ cung cấp một nguồn năng lượng vô tận. Nhà máy năng lượng thủy triều đầu tiên được xây dựng từ năm 1966, nhưng đến nay nguồn năng lượng này chưa được phổ biến vì nhiều lý do: giá thành cao, phải có những thiết bị đặc biệt để đưa điện được sản xuất tại biển về đất liền và phải giải quyết nhiều vấn đề về địa-sinh học để có thể sử dụng được nguồn năng lượng thay thế này.
Những vật liệu thân thiện môi trường
Bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh, các nhà khoa học cũng đang dốc sức nghiên cứu những vật liệu tổng hợp dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tháng 9 vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath, Anh, thông báo họ đã xây dựng thành công một ngôi nhà làm từ cây gai dầu và vôi. Ngoài việc sử dụng để làm giấy, quần áo và thân xe hơi, cây gai dầu cũng có thể dùng làm vật liệu xây nhà thân thiện với môi trường trong tương lai. Ngôi nhà xanh trên có tên HemPod. Ngôi nhà một tầng này gồm nhiều bức tường được làm từ lõi gỗ cắt nhỏ từ cây gai dầu công nghiệp trộn với một chất kết dính vôi đặc biệt.
Tiến sĩ Mike Lawrence, thuộc Trường Đại học Bath, cho biết: “Các bức tường hoạt động như một hệ thống điều hòa không khí thụ động, độ ẩm bên trong được giữ ổn định và chất lượng không khí trong ngôi nhà rất tốt. Do cấu trúc vượt trội của lõi gỗ dầu gai kết hợp với đặc tính của các chất vôi kết dính, các bức tường này cũng có tính chịu nhiệt và chống cháy cao”. HemPod sẽ được giám sát chặt chẽ trong 18 tháng để xem xét tính bền vững của loại vật liệu xây dựng tương lai này. Cây gai dầu phát triển rất nhanh, dễ trồng và hầu như tất cả bộ phận của loại cây này đều sử dụng được. Còn vôi sống đã được sử dụng trong ngành xây dựng ở thiên niên kỷ này. Sự kết hợp của 2 loại nguyên liệu là một bước phát triển quan trọng trong nỗ lực tạo vật liệu xây dựng bền vững hơn.
Công nghệ sử dụng sợi dừa thay thế sợi polyester tổng hợp trong vật liệu composite dùng để sản xuất ván sàn, cửa ô tô... cũng được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Một nhóm các nhà nghiên cứu Trường ĐH Baylor, Mỹ đang phát triển dự án này. Nhóm nghiên cứu cho biết, các đặc tính cơ học của sợi dừa tốt hơn cả sợi polyester và sợi nhân tạo khi dùng để sản xuất các chi tiết ô tô. Sợi dừa có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sợi tổng hợp và thân thiện với môi trường, nếu không tận dụng, sơ dừa sẽ bị vứt bỏ. Rồi các loại túi thân thiện môi trường thay túi nylon, vải quần áo được sản xuất từ sợi bông nhân tạo..., tất cả đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Tuy nhiên, ý thức con người trong việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên mới thực sự quan trọng nhất. Trong khi các nhà nghiên cứu đang vất vả tìm cách cứu Trái đất thì nhiều nước vẫn vô tư bóc lột tài nguyên không thương tiếc, tàn phá môi trường. Điều này được thấy rõ qua sự bế tắc của vòng đàm phán mới nhất về biến đổi khí hậu của LHQ tại Thiên Tân, Trung Quốc hồi đầu tháng 10 vừa qua. Cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, về trách nhiệm trước sự nóng lên toàn cầu vẫn chưa có hồi kết. Các quốc gia vẫn chưa thể thống nhất một cam kết chung, để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm cắt giảm khí thải gây ô nhiễm, chủ yếu bằng việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
HẠNH CHI - THANH HẰNG - ĐỖ VĂN
(Theo Illegal-logging.info, BBC, Global Post)

Mực nước biển dâng cao do tình trạng biến đổi khí hậu có thể đe dọa hơn 180 thành phố ven biển của Mỹ vào năm 2100.

(Ảnh minh họa)
Đó là kết quả một công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên Thư tín Biến đổi Khí hậu (Climate Change Letters) của Mỹ.
Theo nghiên cứu trên, đến năm 2100, khoảng 9% diện tích đất của hơn 180 thành phố ven biển nước Mỹ có nguy cơ bị ngập mặn nếu mực nước biển dâng cao ít nhất 1m.
Các thành phố dọc bờ biển phía Nam Đại Tây Dương và Vịnh Mexico, trong đó có Miami, New Orleans, Tampa và Virginia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất với diện tích đất có nguy cơ bị ngập mặt lên tới hơn 10%.
Nếu mực nước biển dâng cao thêm 3m, trung bình hơn 20% diện tích đất ở những thành phố này bị ảnh hưởng. Nếu nước biển dâng cao 6m, khoảng 1/3 diện tích đất các vùng duyên hải của Mỹ sẽ bị đe dọa.
Các nhà khoa học cảnh báo, với tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện nay, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 4,4 độ C.
Thực trạng này sẽ đẩy nhanh hiện tượng băng tan tại Nam cực và Greenland, khiến mực nước biển sẽ tăng ít nhất từ 4-6m trong nhiều thế kỷ tới.
Chính phủ Hàn Quốc xây dựng đê biển dài 33.9 Km với chi phí 2,6 tỷ USD , bình quân 76,7 triệu USD/km đê. Con đê tạo ra khu kinh tế tự do và giúp thay đổi nền kinh tế Hàn Quốc . Số tiền trên chỉ chiếm 4,6 % tiền xây dựng đường sắt cao tốc bắc nam . Vịnh Vân Phong đủ yếu tố tự nhiên xây dựng Khu kinh tế tự do và không phải xây dựng đê chắn sóng như ở Hàn Quốc nhưng Vịnh Vân Phong không được làm.Hơn nữa bờ biển Việt Nam cần nhiều công trình cảng để tàu thuyền tránh bão nhưng không được đầu tư, ngược lại dùng 56 tỷ USD cho đường sắt cao tốc bắc nam! Việt Nam nên xem lại chính sách kinh tế đối nội !

Chính phủ Hàn Quốc hôm qua tuyên bố đã hoàn thành quá trình xây đê chắn biển dài nhất hành tinh.
Đê Saemangeum cách thành phố Seoul khoảng 200 km về phía nam. Nó có một xa lộ ở phía trên. Ảnh: AFP. Đê chắn biển mang tên Saemangeum bao quanh một vùng biển có diện tích 401 km2 - bằng khoảng 2/3 diện tích thành phố Seoul. Với chiều dài 33,9 km, nó nằm giữa biển Hoàng Hải và cửa sông Saemangeum.
"Saemangeum là dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Nó sẽ thay đổi diện mạo của đất nước", AFP dẫn lời Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak phát biểu trên đài truyền hình.

Chính phủ Hàn Quốc đã chi 2,9 nghìn tỷ won (2,6 tỷ USD) cho dự án. Trong vòng 10 năm tới dự án sẽ cần thêm 21 nghìn tỷ won nữa. Số tiền này sẽ được sử dụng để bồi thường đất cho dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hồ chứa nước ngọt khổng lồ.
Theo AFP, ông Lee gọi đê Saemangeum là "Vạn lý trường thành trên biển". Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, do có một con đường, Saemangeum sẽ trở thành một "xa lộ kinh tế" để xứ kim chi vươn ra bên ngoài khu vực Đông Bắc Á.

Đê chắn biển dài nhất thế giới nằm giữa biển Hoàng Hải và cửa sông Saemangeum. Ảnh: wikimedia.org. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc khẳng định Saemangeum vượt qua đê Zuiderzee (xây dựng xong vào năm 1933) ở Hà Lan để trở thành đê chắn biển dài nhất hành tinh.
Bộ trưởng Nông nghiệp Chang Tae-Pyong nói đê chắn biển Saemangeum sẽ biến những bãi lầy và nước thủy triều thành những ngành công nghiệp sạch. Nó cũng sẽ tạo nên nhiều tác động tích cực đối với du lịch, nông nghiệp và môi trường.
Dự án Saemangeum được khởi động từ đầu thập niên 70, nhưng quá trình thi công liên tục bị gián đoạn bởi đơn kiện của các nhà hoạt động môi trường. Họ lo ngại con đê khổng lồ sẽ phá hủy những bãi lầy rộng mênh mông - nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật và có vai trò giống như một nhà máy lọc nước tự nhiên.

Sau khi đê Saemangeum được xây xong, nó sẽ biến một vùng đất hoang rộng lớn thành đất trồng trọt. Ban đầu chính quyền Seoul định dành 70% diện tích đất cải tạo cho sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện nay sản lượng lương thực của Hàn Quốc đang vượt xa nhu cầu của dân. Vì thế chính phủ sẽ xây một thành phố mới để phát triển các ngành công nghiệp, vận tải, du lịch, giải trí và trồng hoa. Ngoài ra vùng đất được khai hoang và thành phố cảng Gunsan sẽ cùng sở hữu một khu phức hợp kinh tế quốc tế, được gọi là Khu vực tự do kinh tế Saemangeum-Gunsan. Khu phức hợp này sẽ được xây xong vào năm 2020.
Một cửa xả nước của đê
Saemangeum. Ảnh: AFP. Đê Saemangeum nhìn từ trên không trung.Ảnh: koreatimes.co.kr. Con đê sẽ trở thành xa lộ kinh tế để Hàn Quốc vươn ra ngoài khu vực Đông Bắc Á. Ảnh: AFP.
Mô hình Khu vực Tự do kinh tế Saemangeum - Gunsan .Ảnh: koreatimes.co.kr. Cổng vào của đê Saemangeum.

No comments:

Post a Comment