Sân golf 9 lỗ mở cửa suốt ngày đêm phục vụ nhu cầu du khách. Du khách cập bến hoặc quá cảnh tại sân bay quốc tế
Hong Kong sẽ có dịp thưởng thức những trò giải trí như đánh golf, chơi
games hoặc xem phim 3D. Sân golf 9 lỗ ở đây mở suốt ngày đêm, chỉ đóng
khi xảy ra bão, vé vào cửa 60 USD một người.
Ngoài ra, hành khách có thể chơi bóng rổ, đấm bốc, đua
xe và thậm chí cả trượt tuyết với chi phí 1-6 đôla mỗi loại. Những tín
đồ shopping còn có cơ hội sắm sửa hàng hóa trong khu Asia World Expo
rộng tới 6.000 m2.
Sảnh chính tại sân bay.
Lối vào của rạp chiếu phim 3D.
Khu mua sắm rộng lớn như trung tâm thương mại.
Nơi đây quy tụ hàng trăm thương hiệu nổi tiếng thế giới.
2. Sân bay Amsterdam Schiphol, Hà Lan
Dọc theo đại lộ Hà Lan, hãng sân bay bố trí một thư viện với hơn 1.200 đầu sách dịch sang 29 ngôn ngữ, iPad đi kèm phục vụ xem hoặc tải phim miễn phí cho chuyến bay tiếp theo. Không chỉ vậy, nơi đây còn có cả dịch vụ chơi casino, mát xa giúp thư giãn, tham quan phòng tranh… Giờ mở cửa thông thường từ 6 đến 20h hàng ngày.
Mặt tiền sân bay tại Hà Lan.
Thư viện với 1.200 đầu sách được dịch ra 29 ngôn ngữ.
Hành khách có thể tải và xem phim miễn phí với iPad sẵn có.
Những du khách đọc sách trong khi chờ máy bay chuyến kế tiếp.
Ghế ngồi được bố trí mọi nơi.
Không chỉ có thư viện, sân bay này còn làm thỏa mãn những hành khách ham mê cờ bạc.
Khu vui chơi có thưởng thiết kế sang trọng hệt như một trung tâm casino "xịn".
Một góc sòng bạc có biển hiện.
Sảnh chính của máy bay cùng hệ thống đèn độc đáo sẽ cho bạn cảm giác như đang ngồi giữa một rừng cánh bướm.
Khu vực massage giúp hành khách thư giãn trở lại sau những chuyến bay đường dài.
3. Sân bay quốc tế Changi, Singapore
Ngoài các dịch vụ vận chuyển, sân bay Changi còn cung
cấp nhiều loại hình giải trí khiến du khách nhớ mãi. Bạn có thể ngâm
mình trong bồn nước nóng hay hồ bơi với chi phí 12 đôla một người, sau
đó chiêm ngưỡng thác nước hoặc xem cá bơi lội, chơi trò trượt ống xoắn.
Không chỉ vậy, ngay sát đường băng còn có một khu vườn với đủ loại cây
cối như xương rồng, dương xỉ, hoa hướng dương, phong lan…
Bể bơi nhà kính sang trọng như resort, vé vào cửa 12 USD một người.
Loại hình này giúp thư giãn hành khách trong khi chờ tới giờ bay.
Toàn cảnh hồ bơi của sân bay Changi, Singpapre
Khu vườn sinh thái với nhiều chủng loại cây phục vụ nhu cầu khám phá cho du khách.
Nơi nào trong khu vườn cũng có ghế ngồi.
Rừng nhiệt đới nhân tạo nằm sát đường băng.
"Khu rừng" lung linh trong đêm.
Biển "cấm hút thuốc" xuất hiện ở mọi nơi nhằm bảo đảm bầu không khí trong lành.
Dù còn nhiều tranh luận, nhưng từ trước đến nay Changi
ở Singapore được nhiều người xem là sân bay tuyệt vời nhất thế giới. Kể
từ khi mở cửa vào năm 1981, sân bay Changi của Singapore đã 370 lần
nhận được các danh hiệu tốt nhất thuộc nhiều hạng mục từ các tổ chức du
lịch hay các nhà xuất bản trên khắp thế giới. Khi nhìn vào cách điều
hành của sân bay này, người ta hiểu tại sao Changi nhận được nhiều mến
mộ của các hành khách đến thế.
Khu nghỉ ngơi thư giãn trong sân bay Changi ở Singapore. Ảnh: WSJ
Changi là một trong những sân bay hiếm hoi có nhiều
tiện nghi vốn chỉ tìm thấy ở các khu vực dành riêng cho khách VIP của
các hãng hàng không. Tại đây, hành khách có thể nghỉ ngơi, ngủ trưa, xem
TV, tìm đồ uống ở quầy bar, làm việc với đường Internet
miễn phí. Phòng nghỉ trưa có giá 23 USD cho mỗi 3 tiếng đồng hồ, phòng
tắm 6 USD mỗi lần. Thậm chí sân bay này cung cấp cả dịch vụ mát xa cá
với giá 17 USD cho mỗi 20 phút. Hành khách ở lại khách sạn chờ chuyến
sau có thể dùng bể bơi miễn phí, còn những người khác đóng 11 USD. Sân
bay cũng có một chuyến xe bus miễn phí đi từ sân bay đến trung tâm
Singapore.
Không chỉ quan tâm đến những chi tiết lớn, nhà quản lý
còn chăm chút cả các tiểu tiết nhỏ để làm hài lòng khách hàng. Ví dụ
tại đây, người ta hạn chế hết mức những màn thông báo bằng loa phiền
toái vốn thường thấy ở các sân bay, thay vào đó, họ mở những bản nhạc
dịu nhẹ xua tan cái căng thẳng cho những người đang chờ di chuyển. Thậm
chí trong toilet, sân bay còn lắp đặt cả màn hình cảm ứng để hành khách
gửi tin nhắn ra ngoài, chẳng hạn để thông báo hết giấy toilet.
Bằng những phương thức khéo léo, sân bay Changi đã "dụ
dỗ" người dùng vui vẻ rút ví vào các trung tâm mua sắm. Ví dụ như hành
khách muốn dùng cầu trượt từ tầng 4 của khu vui chơi phải trình được hóa
đơn đã mua hàng tại trung tâm thương mại với giá trị ít nhất 8 USD. Tại
đây, 70.000 mét vuông dành cho các cửa hàng, đã đem lại 50% doanh thu
cho sân bay. Năm ngoái, tổng doanh thu của các nhà bán lẻ tại đây đã đạt
kỷ lục tới một tỷ USD.
Đây là sân bay duy nhất trên thế giới có một khu vườn bướm cho khách vào tham quan. Ảnh: WSJ
Là sân bay lớn thứ 18 thế giới về lượng hành khách,
Changi vẫn nhỏ hơn Kennedy Airport ở New York và Schiphol ở Amsterdam.
Mặc dù vậy, sân bay này đóng vai trò là điểm kết nối quan trọng giữa bắc
và nam Á cũng như châu Âu với châu Đại dương.
"Chúng tôi muốn thay đổi cách thức đi lại từ trước đến
nay, và tạo ra những trải nghiệm hoàn toàn mới, khiến người ta không
còn cảm thấy căng thẳng mỗi khi phải di chuyển", ông Foo Sek Min, Phó
Chủ tịch của Tập đoàn sân bay Changi, nơi điều hành sân bay Changi phát
biểu.
Một trong dự án xuất phát từ ý tưởng cá nhân của ông
Foo là khu vườn bướm. Với kỳ vọng đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái
cho hành khách, sân bay này xây dựng một khu vườn nhiệt đới 2 tầng với
hàng nghìn con bướm sặc sỡ. Trước đây, người ta dự định xây nơi thư giãn
cho những người hút thuốc. "Nhưng rồi chúng tôi tự hỏi: 'Sao không làm
nhiều hơn thế", ông Foo nói.
Tại Changi, người ta có thể tìm thấy mọi loại dịch vụ
cần thiết. Ở đây có hẳn một nhà ga mang tên "Jet Quay" dành cho những
người có nhu cầu riêng tư như các ngôi sao, người đi máy bay riêng, quan
chức chính phủ, các CIP (người quan trọng về mặt thương mại) hay nói
chung bất cứ ai có tiền. Bỏ ra 1.150 USD, hành khách sẽ được đưa đón
bằng limosine đến tận chân máy bay. Thêm 231 USD, họ sẽ được sử dụng nhà
ga riêng và có xe điện đưa ra tận cửa. Bỏ ra 62 USD nữa, sẽ có người
của Jet Quay chào đón khách và hộ tống ra khu vực chính.
"Phục vụ khách hàng luôn đi liền với kiếm lợi nhuận",
ông Foo nói. "Đã bao giờ bạn cần một bể bơi ở sân bay chưa? Chưa bao giờ
có ai đề nghị điều đó. Tuy nhiên chúng tôi đã tạo ra nhu cầu cho khách.
Và thế là nhiều người đã chọn Singapore vì họ có thể bơi ở sân bay",
ông nói tiếp.
Bill Franke, cựu Chủ tịch hãng hàng không America West
Airlines, người đang điều hành hành một quỹ đầu tư vào các hãng hàng
không, cho biết ông là một khách hàng thường xuyên của sân bay này.
"Việc giao nhận hành lý nhanh chóng, thủ tục nhập cảnh dễ dàng và an
ninh tốt, khung cảnh dễ chịu là vài trong số các lý do khiến tôi thích
sân bay này", ông cho biết.
Còn ông chủ một công ty mỏ Kevin Swendson, đang trên
đường đến Indonesia công tác, cho biết ông đã dành thời gian chờ máy bay
để xem phim trong rạp tại sân bay Changi. "Tôi biết nhiều sân bay rất
chán. Còn ở đây tôi được xem phim, mát xa, ăn uống. Điều đó thật tuyệt",
ông thốt lên. Đối với Swendson, các sân bay chỉ cần có óc tưởng tượng
tốt và thêm một chút gia vị là sẽ thành công. "Điều này có vẻ không khó
đối với các hãng hàng không thực sự muốn thay đổi mình", Kevin Swendson
nhận xét.
4. Sân bay quốc tế Zurich
Đến sân bay Zurich, bạn sẽ được sử dụng các dịch vụ như ngân hàng, bưu điện, Internet
không dây, y tế, phòng nha khoa, thậm chí nơi đây còn có cả phòng cầu
nguyện. Tuy nhiên, sân bay này lại nổi bật nhất với những nhân viên bốc
vác, họ sẵn sàng tháo dỡ, bê đồ tới tất cả mọi cổng cho hành khách nhưng
bạn phải đặt vé trước 24 giờ. Ngoài ra, dịch vụ cho thuê xe đạp,
pa-tanh khám phá khu vực lân cận cũng luôn sẵn sàng.
Quầy bar tại sân bay.
Khu vực mua sắm miễn thuế.
Sảnh chính của sân bay Zurich.
Một góc sang trọng nằm sát đường băng bên trong sân bay.
5. Sân bay Munich
Sân bay Munich “ngụy trang” như một bảo tàng
lịch sử với những "xế bay" tuyệt đẹp như Douglas DC – 3, Junkers JU 52
và Super Constellation. Bất cứ ai dừng chân cũng
phải bất ngờ trước sắc vàng đặc trưng của máy bay Christoph 1, một
trong những trực thăng đầu tiên cung cấp dịch vụ cứu hộ trên không siêu
tốc. Ngoài ra bạn có thể xem đấu bóng chuyền bãi biển hoặc chơi golf
mini hay tham quan những đồ vật bị tịch thu từ khách du lịch.
Chiếc Super Constellation hiên ngang đứng ngoài sân.
Sân bay Munich trưng bày những chiếc máy bay cũ ngoài sân cho du khách ngắm nhìn. Trong ảnh là máy bay Junkers JU 52.
Máy bay Douglas DC – 3.
Bạn có thể đăng ký chơi bóng chuyền trong khi chờ quá cảnh...
hoặc chỉ đơn thuần ngồi xem trong vai trò khán giả.
Hầu hết khách du lịch đều bình chọn đây là sân bay tốt nhất châu Âu. Bia tươi, loại đồ uống truyền thống của Munich, luôn sẵn sàng phục vụ hành khách.
Thậm chí sân bay này còn có cả khu vực trượt pa-tanh.
6. Sân bay Incheon, Hàn Quốc
Tại Incheon, du khách sẽ có cơ hội thư giãn với các dịch vụ spa,
đánh bài hoặc khám phá văn hóa truyền thống Hàn Quốc thông qua các
chương trình ca kịch. Không chỉ vậy, bạn có thể tận mắt chứng kiến những
bảo vật của Phật giáo, Nho giáo hay những bộ trang phục truyền thống
dưới thời Chosun cùng những di vật khác có tuổi thọ lên tới 5.000 năm.
Khu "Trải nghiệm truyền thống Hàn Quốc" thiết kế giống như một trung tâm văn hóa.
Tại đây, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những bộ trang phục xưa của Hàn Quốc.
Một nghệ sĩ đang tấu đàn phục vụ du khách.
Quầy hàng lưu niệm với những đồ vật độc đáo, mang đậm tinh thần dân tộc.
Khu vực triển lãm trưng bày các bộ trang phục truyền thống thời kỳ Chosun.
Năm nay, Trung Quốc bắt đầu xây sân bay tại Bắc Kinh.
Đây được dự báo là sân bay sầm uất nhất thế giới, vượt sân bay quốc tế
Hartsfield-Jackson Atlanta. Diện tích sân bay khoảng 2.680 ha, với kinh phí xây dựng khoảng 30,2 tỷ nhân dân tệ (4,8 tỷ USD). Khi TQ tổ chức Olympic 2008, Bắc
Kinh cho tu bổ sân bay quốc tế và xây mới 1 terminal nhưng khâu hải
quan tại đây rất quan liêu, chậm trễ; trong khi Air China là 1 trong
những công ty hàng không phục vụ tệ hại nhất TG (khi transfer nội địa,
du khách quốc tế sẽ cảm nhận được điều này!). Khó chịu nhất là restroom
vẫn xài bàn cầu ngồi chồm hổm, không có toilet paper mà phải xài vòi
nước sau khi đại tiện.
Theo báo chí địa phương, sân bay này được xây ở khu vực giữa thủ đô với thành
phố Hà Bắc về phía đông nam, cách trung tâm Bắc Kinh 45 km. Diện tích
sân bay khoảng 2.680 ha, với kinh phí xây dựng khoảng 30,2 tỷ nhân dân
tệ (4,8 tỷ USD).
Sân bay này dự kiến có 9 đường băng, công suất vận chuyển 130 triệu khách và 5,5 triệu tấn hàng
một năm. Đây sẽ là sân bay dân sự thứ 3 ở Bắc Kinh sau sân bay Nam
Nguyên và sân bay quốc tế Bắc Kinh. Kế bên sân bay quốc tế là 1 khách
sạn mới rất hiện đại:
The creator, Emergent named this “Beijing National Hotel”. It will be the largest, the most abstract looking, and the most eco-friendly hotel in Beijing.
Locate near the Beijing International Airport. Well, I never want to
live at anywhere near an airport though, the aircraft is very disturbing
when landing! Hope the creator had already taken this into
consideration. So what else is so special about this hotel? Tell you after the break…
The building is 2.3 million square foot, composed by three
volumetric rings, seems to signify the three different parts of this
hotel.
It will include 1,500 rooms (Provides views of the city and the
rainforest), international conference halls (Of course you know what is
this used for), a 107,000 square foot indoor rainforest and a sky
restaurant located at the highest level of the building (all direction
of the view of the Beijing city).
Photo
taken on March 7, 2008 shows the interior of newly-built No.2 terminal building
of the Pudong International Airport in Shanghai, east China. (Photo credit:
Xinhua)
BEIJING, March 9 (Xinhua) -- China's second largest air terminal building
conducted lately a dummy operation which is prepared for its real operations
later this month.
The Shanghai Pudong International Airport invited about 1,300 people to
perform like passengers who checked in their luggage at departures, passed
through security checks, boarded on airplanes and claimed their luggage at
arrivals, in order to test function and operation of its newly-built Terminal 2,
which is the second largest in floor space to the Beijing International Airport
Terminal 3.
Lights of
newly-built No.2 terminal building of the Pudong International Airport are
turned on for trial operation in Shanghai, east China, March 7, 2008. (Photo
credit: Xinhua)
Shanghai built the new terminal catering to continuous growth of passenger
and cargo flows in and out of the most populous city in China's east coast. The
Beijing Olympics in August and the Shanghai World Expo 2010 will lead to new
tides of air transportation.
Terminal 2 is expected to be in use on March 26, which is the same date to
when the Beijing International Airport Terminal 3 opens itself to the full
function.
Photo
taken on March 7, 2008 shows the interior of newly-built No.2 terminal building
of the Pudong International Airport in Shanghai, east China. (Photo credit:
Xinhua)
An official with the Pudong Airport said the new terminal was designed to
transport 40 million passengers annually and its tarmac could be used for
taking-off and landing of the super heavy Airbus 380.
Passengers could easily shuttle between terminal 1 and 2 in the airport.
Besides Pudong, Shanghai also has a downtown airport named Hongqiao.
Photo
taken on March 7, 2008 shows the exterior of newly-built No.2 terminal building
of the Pudong International Airport in Shanghai, east China. (Photo credit:
Xinhua)
No comments:
Post a Comment