Monday, May 7, 2012

Hồ nước nhân tạo

Vài hồ nước nhân tạo lớn nhất  TG:
http://74.54.19.227/GHP/img/pics/17934226.jpgHồ nước nhân tạo lớn nhất thế giới: Lake Volta ở Ghana rộng 8,482 Km2 (3,274.9 mi2).


1. Lake Volta (8,482 km2 or 3,275 sq mi; Ghana)
2. Smallwood Reservoir (6,527 km2 or 2,520 sq mi; Canada)
3. Kuybyshev Reservoir (6,450 km2 or 2,490 sq mi; Russia)
4. Lake Kariba (5,580 km2 or 2,150 sq mi; Zimbabwe, Zambia)
5. Bukhtarma Reservoir (5,490 km2 or 2,120 sq mi; Kazakhstan)
6. Bratsk Reservoir (5,426 km2 or 2,095 sq mi; Russia)
7. Lake Nasser (5,248 km2 or 2,026 sq mi; Egypt, Sudan)
8. Rybinsk Reservoir (4,580 km2 or 1,770 sq mi; Russia)
9. Caniapiscau Reservoir (4,318 km2 or 1,667 sq mi; Canada)
10. Lake Guri (4,250 km2 or 1,640 sq mi; Venezuela)

Hồ nước nhân tạo có dung tích lớn nhất thế giới:  Lake Kariba ở biên giới Zambia và Zimbabwe rộng 180 km3.

1. Lake Kariba (180 km3 or 43 cu mi; Zimbabwe, Zambia)
2. Bratsk Reservoir (169 km3 or 41 cu mi; Russia)
3. Lake Nasser (157 km3 or 38 cu mi; Egypt, Sudan)
4. Lake Volta (148 km3 or 36 cu mi; Ghana)
5. Manicouagan Reservoir (142 km3 or 34 cu mi; Canada)
6. Lake Guri (135 km3 or 32 cu mi; Venezuela)
7. Williston Lake (74 km3 or 18 cu mi; Canada)
8. Krasnoyarsk Reservoir (73 km3 or 18 cu mi; Russia)
9. Zeya Reservoir (68 km3 or 16 cu mi; Russia)
Vài hồ nước nhân tạo có dung tích lớn nhất Hoa Kỳ:
1. Lake Mead (Arizona and Nevada) — 28.5 million acre-feet in volume
http://pubs.usgs.gov/of/2003/of03-320/htmldocs/icons/indeximage_400.jpg
2. Lake Powell (Arizona and Utah) — 24.3 million acre-feet in volume
http://www.houseboating.org/powell/images/lake-powell-map-big.gif
3. Lake Sakakawea (North Dakota) — 23.8 million acre-feet in volume
http://www.enchantedlearning.com/usa/states/northdakota/map.GIF
4. Lake Oahe (South Dakota) — 23.5 million acre-feet in volume
http://www.enchantedlearning.com/usa/states/southdakota/map.GIF
5. Fort Peck Lake (Montana) — 17.9 million acre-feet in volume
http://images.wikia.com/jurassicpark/images/3/3d/Fort_peck_lake.gif 
Nasser : Nằm ở biên giới 2 nước Soudan và Ai Cập; hồ Nasser được biết đến là hồ nước nhân tạo lớn nhất thế giới với tổng diện tích là 5.250km2 (chiều dài 550km, chiều rộng trung bình 10km và chiều rộng tối đa là 35km). Hồ chứa khoảng 162 tỷ mét khối nước giữa sa mạc.

Hồ Nasser, ảnh chụp từ vệ tinh
Hồ mang tên vị tổng thống quá cố của Ai Cập. Ngoài nhiệm vụ điều hòa lưu lượng khi có lũ, hồ Nasser còn giảm thiểu được khối lượng phù sa bồi đắp ở hạ lưu, chống xói mòn vùng tam giác Delta của sông Nile. 
Hồ Thượng(Bhojtal - Upper Lake, hay “Bada Talab”), Bhopal, Ấn Độ là hồ nước nhân tạo lớn nhất châu Á
http://www.trawellguide.com/ArticlesImages/rajwant/bhopal1.jpg
Hồ Jaisamand(Dhebar), Ấn Độhồ nước nhân tạo lớn nhì châu Á

Hồ Kenyir
Tọa lạc ở phía bên trong bang Terengganu, hồ Kenyir là hồ nước nhân tạo lớn nhất ở Đông Nam Á. Chiếm diện tích 369 km2, hồ này cũng có đập thủy điện bằng đá lớn nhất Malaysia. Cùng chia ranh giới với bang Kelantan ở phía Tây và bang Pahang ở phía Nam, hồ nước bao la này cũng là cửa ngõ dẫn đến Công viên Quốc gia Malaysia.
Với khoảng 340 đảo, vốn trước kia là đỉnh đồi và cao nguyên, với hơn 14 thác nước và nhiều con sông, hồ Kenyir cũng là nơi cư trú của nhiều loài cá nước ngọt và các loài hải sản khác. Được vây quanh bởi khu rừng nhiệt đới xanh tươi, hồ Kenyir là một nơi phổ biến và lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, người câu cá, người chụp ảnh. Những hoạt động có thể tổ chức ở đây bao gồm câu cá, thể thao nước, đi ca nô, chèo thuyền, ngắm chim, thám hiểm hang động và đi rừng.
Vài hồ nước nhân tạo' lớn nhất Việt Nam
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á.
Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985.
Công trình này hầu như đã huy động gần hết nhân dân ở độ tuổi thanh niên ở tỉnh Tây Ninh tham gia đào hồ Dầu Tiếng. Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn ngoài ra còn có hai kênh Đông và kênh Tây đã tưới mát những cánh đồng mì, mía, lúa ở Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn cung cấp nước cho nhà máy lọc nước ở Thủ Đức.
Có thông tin cho rằng đây là một công trình có từ thời Việt Nam Cộng Hòa (lúc này chỉ là dự án nằm trên giấy tờ). Sau đó được chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục xây dựng. Hiện nay hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi đắc lực cho tỉnh Tây Ninh đồng thời là một khu du lịch.
Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam ô nhiễm
Bè cá của người dân lòng hồ trên huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Hồ Dầu Tiếng có dung tích chứa khoảng 1,7 tỉ m3 nước cung cấp nguồn nước tưới cho 105.000 ha đất canh tác của các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và TPHCM. Ven hồ này, có hàng ngàn hộ dân sinh sống. Gần đây, dân còn lập cả trang trại giữa lòng hồ.

Hiện nay, ở Đông Nam bộ, thời tiết đang mùa khô, nguồn nước tự nhiên nhiều nơi bị thiếu thốn trầm trọng. Chính vì thế, nhiều hộ chăn nuôi vịt đàn xung quanh lòng hồ thuộc các xã của huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã tranh thủ lùa hàng trăm ngàn con vịt từ ruộng vào hồ, nơi có sẵn thức ăn, nguồn nước. Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang bùng phát trên diện rộng trong cả nước (trong đó, Tây Ninh đã công bố dịch), việc hàng trăm ngàn con vịt sinh sống là rất nguy hiểm bởi hồ Dầu Tiếng là nơi cung cấp nước cho TP. HCM thông qua con đập duy nhất nối với đầu nguồn sông Sài Gòn. Ngoài ra, hồ con là nơi điều phối nước tưới tiêu, sinh hoạt cho toàn bộ Tây Ninh, Bình Dương, vùng đệm Đồng Tháp Mười (Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Long An) thông qua sông Vàm Cỏ Đông. Nếu nguồn nước lòng hồ bị nhiễm dịch bệnh thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng bởi hàng trăm ngàn người lẫn gia súc cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Được biết, việc chăn nuôi thủy hải sản, gia súc, gia cầm trên lòng hồ đã bị cấm từ lâu nhưng do diện tích hồ quá rộng, phân bố ở nhiều địa phương khiến chính quyền khó lòng quản lý cho xuể. Theo quan sát của chúng tôi, dọc đường ven hồ, đoạn qua các xã Phước Ninh, Phước Minh, thị trấn Dương Minh Châu (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) và Minh Hòa, Định An (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) có rất nhiều chòi chăn vịt và đàn vịt sinh sống, số lượng mỗi đàn lên đến hàng ngàn con.

Khai thác cát ven hồ Dầu Tiếng.
Cát tặc công khai
Mặc dù chỉ có 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát trên địa bàn lòng hồ Dầu Tiếng, gồm Công ty Dương Đại Lực do tỉnh Tây Ninh cấp giấy phép và Công ty khoáng sản Bình Dương nhưng mới chỉ khảo sát chưa được 1/3 quãng đường đê bao quanh hồ, chúng tôi đã ghi nhận khoảng 15 địa điểm khai thác cát với trên 30 ghe lớn nhỏ đang tiến hành hút cát trên hồ.
Theo quan sát, tại đoạn xã Minh Hòa (Dầu Tiếng, Bình Dương), tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra ‘nhộn nhịp’ nhất với những đống cát cao như núi. Chỉ một thời gian ngắn, rất nhiều xe tải hạng nặng đã chạy vào lấy cát và khiến mặt đường đê bao quanh hồ như bị băm nát, nguy cơ vỡ đê mùa lũ hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng khai thác cát lậu diễn ra ngang nhiên đến mức, hai công ty được cấp phép trên nhiều lần gửi đơn tới chính quyền địa phương nhờ can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn như muối bỏ biển vì các ghe thuyền này hoạt động lưu động, lúc xã này, lúc xã khác. Sáng có thể hút cát ở Bình Dương, chiều đã chạy sang tới Tây Ninh hoặc Bình Phước gây khó khăn trong việc ngăn chặn.
Theo tin chúng tôi mới nhận được, trong thời gian tới đây, hồ Dầu Tiếng không chỉ giữ nhiệm vụ cung cấp nước nông nghiệp mà còn trực tiếp cung cấp nước sinh hoạt trong một vùng rộng lớn, trong đó có gần chục triệu dân TP. HCM thông qua hệ thống sông Sài Gòn bắt nguồn từ chính hồ này. Vì vậy, ngay từ bây giờ nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì khu hồ rộng lớn này có nguy cơ trở thành mối hiểm họa của nhiều người.
“Hiện chất lượng nước trong hồ đang bị đe dọa nghiêm trọng do các trại nuôi heo, cá, các cơ sở sơ chế mủ cao su, khoai mì đổ chất thải ra lòng hồ”, ông Lanh cho biết.
Ông Vũ Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa (Cty Dầu Tiếng) cho biết, tình trạng lấn chiếm, xây đê kè để nuôi cá bè, lập trại heo đang làm thu hẹp dòng chảy cũng như khả năng chứa nước của sông rạch, khu vực bán ngập dưới hạ du TPHCM. 
“Hiện trên lòng hồ có gần 1.500 bè cá, 20 trại heo đang hoạt động ở cả 3 tỉnh thuộc vùng lòng hồ, từ đầu năm nay số lượng bè cá tăng nhanh trở lại. Mặc dù là đơn vị chủ hồ nhưng Cty chỉ có chức năng phân cấp quản lý nguồn nước và phân phối, còn trách nhiệm quản lý, bảo vệ, cấp phép khai thác tài nguyên là do UBND các tỉnh có liên quan đảm trách”, ông Hùng nói.
Hồ Thác Bà: Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, hồ Thác Bà còn là chứng tích lịch sử nổi tiếng và đã được công nhận là quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996.
Cách Hà Nội 180 km về phía Tây, Hồ Thác Bà thuộc 2 huyện Lục Yên và Yên Bình; được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970, làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ: có diện tích 23.400 ha, dài 80 km, rộng từ 10 - 15 km và sâu 45 - 60 m. Hồ là một thắng cảnh hữu tình với mặt nước trong xanh, in bóng những vạt rừng già bao quanh, cùng hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều hang động.
Khám phá 'hồ nước nhân tạo' lớn nhất Việt Nam, Du lịch, do lich, ho nhan tao, du lich 2012, du lich the gioi, du khach, kham pha

Hồ Thác Bà được ví như "Vịnh Hạ Long trên miền sơn cước".
Khi mùa nước lên, bức tranh sơn thủy của hồ Thác Bà càng trở nên lộng lẫy. Động Thủy Tiên, Xuân Long với muôn hình vạn trạng nhũ đá; núi Cao Biền, Chàng Rể, đảo Trinh Nam, đền Thác Bà, Thác Ông gắn với những huyền thoại bí ẩn... càng trở nên lung linh và huyền ảo hơn trong mắt của những người "thưởng cảnh".
"Giữa sông nước mênh mông mà được ngồi trên thuyền loanh quanh qua những đảo nhỏ như hình trái mâm xôi với màu xanh nguyên thủy của núi rừng Tây Bắc thì đẹp đến mê hồn. Hay thậm chí, nếu đứng trên đỉnh núi Cao Biền - dãy núi lớn và dài nhất của hồ, cũng có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương... đẹp mờ mờ ảo ảo", chị Hoàng Lan, một du khách đến hồ Thác Bà trong Lễ hội "Âm vang hồ Thác", chia sẻ.
Khám phá 'hồ nước nhân tạo' lớn nhất Việt Nam, Du lịch, do lich, ho nhan tao, du lich 2012, du lich the gioi, du khach, kham pha
Hồ Thác bà nhìn từ trên cao.
Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt sắc, hồ Thác Bà còn gắn liền với sự kiện lịch sử nổi tiếng. Tại mảnh đất này, năm 1285, Trần Nhật Duật đã chỉ huy đánh trận Thu Vật, phá tan quân Nguyên Mông. Ngoài ra, ở vùng thượng hồ còn có một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ quan trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Giữa hồ có động Mông Sơn - từng là căn cứ hoạt động của Tỉnh ủy Yên Bái trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Đến nay, khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày tổ chức vào ngày 9 tháng 10 âm lịch khi tiết trời sang thu, mùa thu hoạch lúa nếp đến, mùi thơm lan tỏa khắp bản làng. Trong đêm trăng sáng, lễ hội tưng bừng, trai gái hẹn hò nhau cùng giã cốm, rồi từng cặp nhảy múa với trang phục rất độc đáo. Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao với các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương... với hình thức mang đậm nét dân gian.
Đặc biệt, giữa tháng 11 vừa qua, Lễ hội "Âm vang hồ Thác" năm 2011 đã được tổ chức tưng bừng nhằm khơi dậy những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc của vùng ven sông Chảy, với nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc, như văn hóa trang phục, nghệ thuật và văn hóa ẩm thực. "Đây là dịp quảng bá du lịch một di tích danh thắng, đồng thời cũng là dịp để du khách có thể tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán, tình cảm, sự thân thiện, lòng hiếu khách và chiêm ngưỡng, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của vùng hồ Thác Bà", đại diện Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết.
Hiện, với tiềm năng của vùng hồ Thác Bà, các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái và các cơ quan chức năng xác định phát đưa du lịch Thác Bà thành thành một trong những trọng điểm của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, vì chưa thu hút được các nhà đầu tư, du lịch hồ Thác Bà vẫn là nhỏ lẻ, manh mún. "Dù là hồ nhân tạo, hồ Thác Bà vẫn sở hữu một tài sản thiên nhiên vô giá. Tôi rất thích nơi này, nhưng đến rồi mới thấy, địa phương vẫn chưa khai thác đồng bộ tiềm năng du lịch", chị Lan nói.
Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa và xã H'Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Hồ nằm trên sông Ayun, ở phía hạ nguồn, nên có tên là Ayun Hạ cùng tên với công trình đại thủy nông.
NTO - Hồ Ayun Hạ - Công trình có ý nghĩa to lớn với người dân
Toàn cảnh hồ Ayun Hạ
Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H Bông huyện Chư Sê, với bề mặt thoáng của hồ, rộng 37km², dung tích 253.000km³ nước, hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và thành phố Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.
NTO - Hồ Ayun Hạ - Công trình có ý nghĩa to lớn với người dân
Hồ nằm giữa đôi bờ rừng nguyên sinh, uốn khúc theo thung lũng, chân đồi, lúc co lại như vòng eo, khi phình rộng ra tạo thành dáng hình kỳ lạ hữu tình của một vùng nước non xanh lồng lộng mây trời. Hồ Ayun Hạ có chiều dài hơn 20km, chạy dọc theo nhiều làng dân tộc thiểu số Bahnar và Jơrai, tiếp giáp tận huyện Mang Yang, nơi rộng nhất hơn 2km, độ sâu giữa lòng hồ có nhiều nơi hơn 20m.
NTO - Hồ Ayun Hạ - Công trình có ý nghĩa to lớn với người dân
Đến với Ayun Hạ vào mùa nắng Tây Nguyên, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mặt nước hồ thật trong xanh, không khí mát mẻ bởi rừng cây vây quanh. Có những con thuyền máy bên đập dâng của lòng hồ sẵn sàng đưa bạn rong chơi tận hưởng thú du lịch sinh thái trên mặt hồ rộng giữa đôi bờ lồng lộng bóng cây rừng nguyên sinh. Nếu có thời gian lưu lại bên bờ rừng nguyên sinh yên lành, thỉnh thoảng nghe tiếng chim muông hót gọi nhau, bạn cũng có thể mua và thưởng thức con cá tươi ngon của hồ Ayun Hạ.
NTO - Hồ Ayun Hạ - Công trình có ý nghĩa to lớn với người dân
Đến nay công trình thủy lợi đã hoàn thành, làm sống lại 13.500ha đất canh tác, phần nhiều từ 1 vụ biến thành 2 vụ lúa, có dịp đi thăm suốt dọc kênh nằm giữa những cánh đồng bát ngát lúa 2 vụ xanh tốt mà ở đó nhiều đời nay đồng bào các dân tộc chỉ trồng cấy 1 vụ nhờ mùa mưa hàng năm, mới thấy được công trình có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với người dân nơi đây, công trình thuỷ lợi Ayun Hạ hoàn thành đã đem lại hiệu quả cao, ổn định đời sống no đủ cho đồng bào các dân tộc, hạn chế nhiều sự chặt cây, phá rừng.
Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhà máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng và đã chính thức hòa điện vào lưới điện quốc gia đầu năm 2001, với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 3.000kwh.
NTO - Hồ Ayun Hạ - Công trình có ý nghĩa to lớn với người dân
Trên hồ còn nhiều đảo hoang chưa dấu chân người, mỗi đảo cách nhau tới vài km. Đảo đông vui nhất có 10 người đàn ông quê ở Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đến đây mưu sinh. Cuộc sống không gia đình và họ đặt tên “Đảo cô đơn” là vậy. Trên đầu là trời xanh lồng lộng, ngoài kia là mênh mang trời nước với rừng cây nguyên sinh soi bóng biếc trên mặt hồ, thỉnh thoảng nghe tiếng chim hót gọi nhau, tiếng vượn hú từng quãng dài, lòng bạn sẽ thống thếnh, chơi vơi trở về với những bản ngã nguyên sơ nhất.
Chiều về, ngồi trên thuyền xuôi theo ven hồ, tắt máy đi, dưới ráng chiều hoàng hôn chạng vạng ta có thể nghe vang vang nhịp cồng, tiếng chiêng của những buôn làng người Jơrai gần đó.
Ea Súp Thượng là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai ở Tây nguyên, đứng sau Hồ Ayun HạGia Lai.
Hồ thuộc địa bàn xã Chư Ma Lanh, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng chừng 7km về hướng Tây. Hồ hình thành do việc chặn dòng suối Ea Súp, được đưa vào sử dụng từ năm 2004 với diện tích mặt nước gần 1.500ha dung lượng nước chứa có thể lên đến 146km³.
NTO - Ea Súp Thượng - Hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Đăk Lăk
Hồ Ea Súp Thượng không chỉ có giá trị to lớn về mặt thủy lợi, thủy sản mà còn hấp dẫn về du lịch. Lợi thế của hồ Ea Súp Thượng là mặt nước lớn, tương đối ổn định vào mùa khô, có bán đảo rộng lớn có rừng tự nhiên, xung quanh hồ cũng xanh ngắt cây rừng.
Đứng trên đập chính của hồ có thể thấy những cánh rừng tự nhiên rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Bản thân việc tham quan một công trình thủy lợi lớn thứ nhì Tây Nguyên cũng là sức hấp dẫn của một sản phẩm du lịch.
NTO - Ea Súp Thượng - Hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Đăk Lăk
Khi hoàng hôn buông xuống, hồ Ea Súp Thượng hiện ra rất nên thơ hữu tình và trầm lắng. Xa xa, từng đàn cò trắng bay là là trên mặt hồ để kiếm mồi. Người dân địa phương sau một ngày vất vả với công việc nương rẫy cũng tụ tập đến đây câu cá, hóng mát tạo nên không khí nhộn nhịp.
Đến đây chúng ta có thể dễ dàng thuê chiếc thuyền nhỏ và lưới của ngư dân địa phương rồi dong thẳng ra giữa hồ mà thử cảm giác tròng trành trên mặt hồ và thử vận may với mẻ lưới.

No comments:

Post a Comment