1. Cầu vượt Henderson Waves
Play Slide Show |
Uốn lượn băng qua đại lộ Henderson, nối công viên Mount Faber và Telok Balangah Hill, Henderson Waves là cây cầu dành cho người đi bộ cao nhất của Singapore.
Cây cầu khánh thành vào năm 2008, tạo hình bằng 7 nhịp sườn thép uốn lượn lên xuống. Những sườn thép uốn cong dạng hốc tường đồng thời là chỗ tránh mưa gió cho khách bộ hành với những chỗ ngồi bên trong.
2. Bancông trong suốt ở tháp Willis
Play Slide Show |
Bạn là người không sợ độ cao? Hãy ung dung ngắm nhìn cảnh đẹp từ những bancông cao ngất trên tòa tháp Willis (trước đây là tháp Sears ở Chicago, Mỹ).
Những ban công 5 mặt được đưa vào hoạt động năm 2009, treo ở độ cao 406 mét giữa khoảng không và nằm bên ngoài tòa nhà cao chọc trời 103 tầng khoảng 1,2 mét. Chúng trông giống như những chiếc hộp hơn là những bancông với những bức tường cũng như sàn và trần trong suốt.
Nếu có đủ dũng cảm để nhìn thẳng xuống từ độ cao trên 400 mét, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn cảnh đẹp Chicago từ mặt hướng tây của tòa nhà với những khung cảnh đường phố và dòng sông Chicago lững lờ bên dưới.
3. Đảo cọ Jumeirah
Play Slide Show |
Đảo cọ Jumairah là hòn đảo nhân tạo đầu tiên và nhỏ nhất trong số ba đảo cọ được tạo nên ngoài khơi Dubai - Các tiểu vương quốc Ả Rập. Hình dáng đảo cọ rộng lớn đến nỗi có thể nhìn từ Trạm không gian vũ trụ quốc tế. Kể từ khi xây dựng vào năm 2001, đảo cọ đã góp phần nâng chiều dài của bờ biển Dubai lên gấp đôi.
Đây là nơi tập trung những ngôi nhà xa hoa và khu nghỉ dưỡng rộng lớn với những khách sạn sang trọng.
4. Cầu vượt Grand Canyon
Play Slide Show |
Nhô ra từ một hẻm núi ở độ cao 1.200 mét trên sông Colorado, cầu vượt bằng kính hình móng ngựa được khánh thành vào năm 2007 nằm bên trên Grand Caynon (hẻm Núi Lớn). Chiếc cầu rất vững chắc, có thể chịu đựng một lực lên đến 17.000 pound và chống chọi được với sức gió mạnh ở mức 100 mph.
5. Đường hầm Channel Tunnel
Play Slide Show |
Đường hầm dài 50 km nổi tiếng nằm bên dưới đài truyền hình Anh quốc được khánh thành năm 1994, nối Calais - Pháp và Folkestone - Anh. Dài thứ hai trên thế giới (đứng sau đường hầm xe lửa Seikan của Nhật), đường hầm xuyên suốt châu Âu này là một phương tiện giao thông đặc biệt với đường ray dành cho xe hơi lớn nhất thế giới.
6. Đập nước Tam Hiệp
Play Slide Show |
Nằm ở tỉnh Hubei - Trung Quốc, đập thủy điện lớn nhất thế giới này bao gồm hồ chứa nước dài 600 km với độ sâu ấn tượng 2.300 mét. Dự án gây nhiều tranh cãi này quá lớn đến mức phải di dời hàng triệu người, nhấn chìm nhiều nét văn hóa ở vùng Tam Hiệp cũng như sự phá hủy môi trường địa phương là không thể đong đếm được.
Xây dựng năm 1994, đến năm 2011 đập thủy điện khổng lồ này mới chính thức đi vào hoạt động.
7. Kênh đào Panama
Play Slide Show |
Kênh đào Panama dài 81 km do người Pháp xây dựng vào năm 1880 song không thành công và đã được hoàn tất bởi người Mỹ vào năm 1914. Kênh đào đã giải quyết triệt để khoảng cách tàu thuyền giữa New York và San Francisco, từ 22.400 km vòng qua Cape Horn xuống còn 9.600 km.
190 triệu khối đất đá đã được nạo vét cho đến khi hoàn thành kênh đào.
8. Cầu Akashi-Kaikyō
Play Slide Show |
Được biết đến với tên gọi tiếng Anh: Pearl Bridge, cầu Ngọc Trai nối liền hai hòn đảo ở Nhật là Honshu và Awaji. Kể từ lúc khánh thành vào năm 1998, Pearl Bridge đã trở thành cầu treo dài nhất thế giới với chiều dài 3.600 mét.
9. Máy bay Boeing 787 Dreamliner
Play Slide Show |
Máy bay Boeing 787 Dreamliner vốn được mong đợi trong thời gian dài đã xuất xưởng bằng chuyến bay đầu tiên vào ngày 15-12-2009. Dreamliner là chiếc máy bay thương mại đầu tiên mà phần lớn được chế tạo bằng chất liệu plastic carbon gia cố. Sử dụng loại chất liệu này trong sản xuất máy bay giúp giải quyết cả hai vấn đề về tài chính lẫn môi trường.
Chiếc Dreamline đầu tiên được mong đợi sẽ chuyển giao cho All Nippon Airways vào cuối năm 2010.
10. Đập thủy điện Hoover
Play Slide Show |
Nếu có dịp ghé thăm Las Vegas, bạn hãy làm một chuyến tham quan đập thủy điện Hoover. Mở rộng sông Colorado ở đoạn giữa bang Arizona và Nevada - Mỹ, đập thủy điện được xây dựng vào khoảng giữa năm 1931 và 1936, sâu khoảng 218 mét, tạo ra khoảng 4 tỉ kilowatt giờ nguồn năng lượng thủy điện mỗi năm, cung cấp cho các bang Nevada, Arizona và California.
11. Trạm không gian vũ trụ quốc tế
Play Slide Show |
Nằm trên quỹ đạo trái đất từ tháng 11-2000, Trạm không gian vũ trụ quốc tế (ISS) chỉ dành cho những du khách đủ chi trả khoảng 25 triệu USD để làm một chuyến thám hiểm không gian.
Có 6 chỗ dành cho du khách trong khoang tàu của ISS dành cho những ai thích trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong vũ trụ. Tuy nhiên, con số này chắc chắn sẽ gia tăng trong vài thập kỷ tới khi các công ty tư nhân tiếp tục phát triển những chuyến tàu vũ trụ thương mại và những chương trình thám hiểm không gian để phá vỡ giới hạn cuối cùng của một điểm đến du lịch tưởng như không tưởng.
12. Trung tâm Time Warner
Play Slide Show |
Tòa nhà chọc trời cao 225 mét ở thành phố New York - Mỹ bắt đầu hoạt động từ năm 2003, bao gồm hai tòa tháp kết nối bằng những cửa hàng bán lẻ đồ hiệu ở những tầng dưới thấp. Đó là tòa tháp đầu tiên được hoàn thành sau khi thành phố New York bị những kẻ khủng bố tấn công vào ngày 11-9-2001.
Tòa tháp được mệnh danh là "tòa nhà chứa cả thành phố" bao gồm những văn phòng của các hãng Time Warner, Mandarin Oriental, khách sạn New York và những căn hộ cho thuê. Trường quay của hãng thông tấn CNN cũng đặt tại đây. Bạn cũng có thể tìm cho mình một chỗ ở Trung tâm nhạc Jazz Lincoln với 1.200 chỗ ngồi.
13. Cầu cạn Millau
Play Slide Show |
Cầu cạn Millau nằm ở miền nam nước Pháp, khánh thành vào năm 2004, là cây cầu cao nhất thế giới với làn đường dành cho các loại xe cao gần 270 mét trên không trung. Những cột cáp treo khiến cho cây cầu trông như một hàng dài những chiếc thuyền buồm trên biển với những "cột buồm" cao đến 338 mét, cao hơn cả tháp Eiffel.
14. Du thuyền Oasis of the Seas
Play Slide Show |
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009 như một du thuyền lớn nhất thế giới. Nó lớn gấp 5 lần tàu Titanic và dài gấp 1,5 lần tòa nhà Quốc hội Mỹ, cao 16 tầng và sức chứa khoảng 6.296 hành khách.
Tàu cung cấp hành trình dài từ tây sang đông vùng biển Caribe, xuất phát từ cảng Everglade ở Fort Lauderdale, Fla.
15. Tháp Burj Khalifa
Play Slide Show |
Dubai - Các tiểu vương quốc Ả Rập, đã khánh thành tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới vào tháng 1-2010. Nếu từng leo đến đỉnh tháp Eiffel, bạn vẫn không thể hình dung được một công trình cao như tòa tháp này.
Tòa tháp cao 815 mét, tên ban đầu là Burj Dubai, sau đó đã được đổi thành Sheik Khalifa bin Zayed Al Nahyan, tên của thống lĩnh của Abu Dhabi, người đã bơm 10 tỉ USD vào Dubai năm 2009 để trả những món nợ kếch sù.
16. "Dự án sông ngòi nhân tạo khổng lồ": Theo nhật báo “Le Progrès Egyptien” (Ai Cập), tại diễn đàn nước thế giới diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ mới đây, Libya đã trình bày chi tiết một dự án dẫn nước khổng lồ mang tên "Dự án sông ngòi nhân tạo khổng lồ".Mặc dù có tên gọi là "Dự án sông ngòi nhân tạo khổng lồ", nhưng dự án này lại không liên quan đến con sông nào cả. Dự án bao gồm việc lắp đặt 4.000km “ống nước” khổng lồ có đường kính tới 4m, cho phép dẫn nước bơm từ sa mạc tới bờ biển phía Bắc của Libya, nơi có đa số dân cư sinh sống.
Từ nhiều năm nay, dự án này đã được tiến hành tương đối thận trọng và không phải lúc nào cũng được tất cả mọi người ủng hộ. Thậm chí các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây có lúc còn nghi ngờ rằng đây là những đường ống tàng trữ vũ khí hóa học.
Theo thiết kế của dự án, nước ngọt sẽ được bơm từ độ sâu 500m của 1.300 giếng. Phí tổn của dự án này lên tới hơn 33 tỷ USD, bao gồm cả đầu tư ban đầu và chi phí bảo dưỡng trong 50 năm.
Theo một quan chức phụ trách việc quản lý nước ngầm Libya, các nghiên cứu chứng tỏ rằng dự án này kinh tế hơn một số dự án khác như việc xây dựng các nhà máy khử nước mặn hoặc nhập nước từ châu Âu.
Theo nghiên cứu của Libya, lượng nước ngầm tích trữ từ 4.860 năm nay sẽ đủ cho Libya và cho cả 3 nước khác là Ai Cập, Chad và Sudan, sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại về những hậu quả của dự án đối với môi trường và kinh tế. Những người khác lại lo ngại việc bơm nhiều nước như vậy từ sa mạc sẽ gây ra tình hình căng thẳng tiềm tàng với các nước láng giềng Libya và có thể trở thành một cuộc chạy đua bơm nước từ sa mạc.
Vì vậy, theo một số chuyên gia, dự án là một cơ hội tốt để đáp ứng nhu cầu cấp bách về nước, song cũng có thể làm bùng nổ những vấn đề khác.
Tình hình khan hiếm nước nói riêng ở Libya và ở châu Phi nói chung là động lực để Libya đưa ra sáng kiến trên. Libya là một quốc gia có khí hậu nóng và hiếm mưa quanh năm, với 5,7 triệu dân và các vùng sa mạc và hoang mạc chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ./.
17. Mạng lưới hồ nước nhân tạo : Tập đoàn Nhật Bản, Shimizu Corporation đã giới thiệu dự án xây dựng mạng lưới hồ giữa những sa mạc, mang tên Desert Aqua-Net.
Ảnh phác họa dự án mạng lưới hồ trên sa mạc Aqua-Net.. |
Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới hồ, còn tạo ra các đảo nhỏ giữa hồ để làm nơi cư trú cho con người. Ý tưởng này có thể khả thi, vì nước trong hồ sẽ làm giảm nhiệt độ trên sa mạc, xung quanh các thành phố trên đảo, giúp con người có thể sinh hoạt như điều kiện bình thường.
Về lý thuyết, nếu nhiệt độ mát mẻ trên các hòn đảo được duy trì, cũng sẽ có những vùng đất có thể canh tác như những vùng đất bình thường khác. Toàn bộ thành phố sẽ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, cũng có mặt trái trong dự án này. Đầu tiên, nước trong các hồ hoàn toàn là nước biển. Nước biển có thể là môi trường tốt cho các sinh vật dưới nước sinh sôi, tuy nhiên con người lại không thể uống. Tập đoàn Shimizu lý giải rằng, sẽ lắp đặt thêm hệ thống khử muối của nước biển, vì vậy con người có thể dùng nước này để sinh hoạt, thậm chí trồng trọt.
Ngoài ra, cũng còn nhiều trở ngại cho dự án Aqua-Net. Kinh phí quá đắt đỏ, chưa kể đến sẽ hao tốn lượng lớn nguồn tài nguyên, để có thể xây dựng hoàn thiện mạng lưới này. Một vấn đề khác là tác động rất dễ nhận thấy đối với các dòng sông và vùng biển.
Cuối cùng, việc thực thi kế hoạch này chắc chắn phải có sự hợp tác giữa nhiều quốc gia, khi đó vấn đề chủ quyền sẽ trở thành một trở ngại rất lớn. Hay, việc thay đổi môi trường, khí hậu trên các vùng sa mạc có thể có nhiều tác động tiêu cực.
Suy cho cùng, đây cũng là một dự án mới mẻ và táo bạo, có thể sẽ được khởi công khi đất tự nhiên trên trái đất quá chật hẹp cho con người có thể sinh sống.
18.Kim Tự Tháp: Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là các kim tự tháp Ai Cập
19.Tháp Eiffel:
Hơn một trăm năm nay hình ảnh nước Pháp và Thủ đô Paris gắn liền với tháp Eiffel. Người ta không thể hình dung Paris mà lại không có tháp Eiffel. Được xây dựng năm 1889, để phục vụ triển lãm quốc tế, tháp Eiffel là kỳ đài đã gây ra nhiều tranh luận nhất ở Paris. Không một người dân Paris nào sống vào cuối thế kỷ XIX lại có thể thờ ơ với sự xuất hiện của tháp Eiffel. Năm 1889, nước Pháp dự định tổ chức triển lãm để kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1889), qua đó muốn tự khẳng định mình là một cường quốc công nghiệp đồng thời thể hiện tính táo bạo của người Pháp dám khởi đầu một cuộc cách mạng mới trong lịch sử ngành kiến trúc Pháp với việc sử dụng các vật liệu xây dựng sắt, thép, gang... Làm như vậy nước Pháp là người bắt đầu một kỷ nguyên công nghiệp với nền văn minh duy vật lấy máy móc, sắt thép làm biểu tượng. Thực hiện ý tưởng trên, nước Pháp cho phép xây dựng một tháp bằng sắt, tháp cao 300m ở Quảng trường Tháng Ba (Champ de Mars) bên bờ sông Seine. Trong số 700 đề án thiết kế được gửi đến người ta chỉ giữ lại 3 đề án để xem xét. Cuối cùng đề án của Gustave Eiffel 36 tuổi, kỹ sư, nhà thầu khoán và nhà doanh nghiệp tài ba đã được chấp thuận. Ông đã mua lại và sửa đổi, hiệu chỉnh lại phác thảo của hai kỹ sư Kơslanh và Nughiê là nhân viên trong hãng của ông. Cả cơ nghiệp của cải của mình Eiffel dồn hết vào việc xây dựng một công trình đồ sộ đầy khó khăn, thêm nữa còn vấp phải sự không đồng tình của dư luận. Ý tưởng của Eiffel muốn dựng lên một tháp cao hơn 300 mét bằng sắt thép đã gây tranh luận gay gắt giữa những người muốn duy trì truyền thống và những người có xu hướng tân thời. Trong giới nghệ thuật và văn học, đa số giận dữ vì họ e rằng công trình đồ sọ sắt thép này sẽ là một vết đen trên bầu trời Paris. Trong khi đó thì Eiffel thốt lên hào hứng: Nước Pháp là quốc gia duy nhất có cột cờ cao hơn 300m. Thật vậy, vào thời kỳ đó, tượng đài cao nhất ở Washington cũng còn thấp hơn tháp Eiffel đến 125m.
Khi khởi công xây dựng tháp Eiffel, người ta chỉ cho phép tháp tồn tại trong 20 năm. Năm 1887, nhiều nghệ sĩ và nhà văn đã thảo bản kiến nghị "Phản đối ba trăm" nhằm ngăn chặn việc xây dựng tháp vì nó sẽ làm mất danh giá Paris. Năm 1910, thời cuộc hoàn toàn thay đổi: tháp Eiffel trở thành nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ. Nhà văn Cocteau đã sáng tác vở kịch lấy tên là "Các cặp tân hôn tháp Eiffel". Apollinaire lấy tháp làm biểu tượng cho nhiều bài thơ. Pissarro; Dufy; Utrillo và bao nhiêu họa sĩ khác cũng thường vẽ tháp trên nền trời Paris... Bên cạnh đó kỹ thuật hiện đại tiến triển nhanh và ngay từ năm 1904 người ta đã đặt lên đỉnh tháp một hệ thống ăng ten. Cuối cùng đến năm 1910, người ta quyết định rằng tháp Eiffel tồn tại vĩnh viễn: Tháp phục vụ cho dịch vụ giờ chuẩn quốc tế, với chiều cao của nó, tháp cso thể sử dụng cho việc truyền thông bằng điện thoại vô tuyến vượt đại châu. Năm 1918, Đài phát thanh sử dụng tháp để phát sóng và đến năm 1957, Đài truyền hình đã dựng ăngten lên đỉnh tháp. Sau đó, một phòng thí nghiệm về khí tượng và hàng không cũng đã sử dụng tầng cao nhất của tháp. Edouard (Eđuác VII) hồi đó là Hoàng tử xứ Galles (Galơ) cùng với gia đình là những người đầu tiên lên đỉnh tháp ngày 10 tháng 6 năm 1889. Người ta có thể lên bằng thang máy hoặc cầu thang (cầu thang chỉ lên được đến tầng 1 và tầng 2), công chúng có thể lên dạo ngắm và tham quan trên sân thượng của cả ba tầng: Ở tầng một qua thiết bị nghe nhìn du khách sẽ được nghe giới thiệu về lịch sử của tháp, ở tầng hai có nhà hàng biểu diễn phục vụ ăn uống vào buổi tối; tầng ba được che kính, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh mọi phía và xem hệ thống cầu thang máy phía cột cờ phía Tây. Ở tầng ba có cửa hàng Jules Verne (Giuylơ Vécnơ) nổi tiếng nhất của tháp, đặc biệt ở chỗ dùng khăn ăn màu xám, đĩa đen, cốc đen chân, hoa hồng đen để trên bàn. Để ngắm nhìn toàn cảnh Paris, khách tham quan nên chọn ngày nắng đẹp, không nên lên tháp quá sớm vì buổi sáng ở Paris thường có sương mù. Buổi chiều lúc Mặt trời lặn, hoặc ban đêm lên tháp khách tham quan sẽ thấy một cảnh tượng tuyệt vời. Từ năm 1985, tháp được lắp thêm một hệ thống chiếu sáng làm nổi bật vẻ đẹp và những đường nét kiến trúc phức tạp của tháp. Tháp Eiffel là biểu tượng của nước Pháp và Paris. Ngoài ý nghĩa cách mạng khoa học, kỹ thuật. Tháp Eiffel còn là biểu tượng cách mạng về phương diện chính trị, là niềm tự hào của người dân Pháp và Paris. |
Vạn Lý Trường Thành lúc hoàng hôn. |
Từ lâu Vạn Lý Trường Thành được xem là một công trình kiến trúc độc đáo không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại. Và hầu hết mọi người tin rằng đây là công trình phát xuất từ ý muốn của một người duy nhất là Tần Thủy Hoàng, nhằm ngăn chặn rợ Hung Nô từ phương Bắc.
Tuy nhiên, mới đây, một viện sĩ thông tấn Mỹ đã căn cứ vào những sử liệu hiện có để khẳng định rằng đấy chỉ là một huyền thoại.
Năm 1969, khi đặt những bước đầu tiên lên mặt trăng và nhìn về hành tinh xanh thì con người mới rõ rằng họ chỉ nhìn thấy một công trình nhân tạo duy nhất, đó là Vạn Lý Trường Thành, như một con rắn uốn khúc qua hàng ngàn cây số hướng về phía Tây Trung Quốc. Bức tường thành đầy huyền thoại này một lần nữa kích thích lòng hiếu kỳ của hàng triệu du khách và hàng trăm nhà nghiên cứu, trong đó có Arthur Waldron, viện sĩ thông tấn của trung tâm nghiên cứu về Đông Á thuộc Trung Đại học Harvard, Mỹ.
Waldron đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rộng về cả hai mặt lịch sử và khảo cổ học để cuối cùng xác định rằng ý niệm về một bức tường thành duy nhất tồn tại suốt hàng chục thế kỷ qua chỉ là một huyền thoại.
Trong tác phẩm The Great Wall of China: From History to Myth (Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc: Từ lịch sử đến huyền thoại), Waldron đưa ra nhiều bằng chứng và luận cứ để chứng minh điều mà ông đã khẳng định. Theo ông, các thành lũy của Trung Quốc được xây dựng rải rác ở nhiều nơi và trong nhiều thời điểm khác nhau, kể từ năm 700 trước Công nguyên đến nay, nên sự hiện hữu của một bức tường thành với tính cách một kiến trúc duy nhất là không phù hợp với thực tế lịch sử.
Ông nhấn mạnh trước tiên đến sự kiện trong thời nhà Hán và suốt giai đoạn giữa của lịch sử Trung Quốc, không hề thấy có tài liệu nào nhắc nhở đến Vạn Lý Trường Thành. Khi quân Mông Cổ xâm lăng đất nước này vào thế kỷ 13, không có bức trường thành nào làm chậm bước tiến của họ. Các nhà văn Trung Quốc vào thời kỳ này thường dùng một loạt những từ ngữ khác nhau khi đề cập đến những bức thành và không có một cái tên duy nhất nào gợi lên ý niệm về một kiến trúc cổ được nhiều người biết đến. Nói cách khác, cách nay hàng trăm năm chưa hề có một từ hay một câu nào trong từ ngữ Trung Quốc tương ứng với từ Great Wall mà người phương Tây đã sử dụng gần đây.
Vào thời nhà Minh (1368 - 1644), trong những tài liệu ghi chép các cuộc thảo luận về chính sách phòng thủ biên giới, không thấy có chỗ nào đề cập tới Vạn Lý Trường Thành. Từ những chứng cứ trên và căn cứ vào các tài liệu sau này, Waldron khẳng định rằng phần lớn cái mà ngày nay ta gọi là Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào nửa sau thế kỷ 16, tức cuối thời nhà Minh. Thời đó, Trung Quốc có nhiều kế sách để đối phó với sự đe dọa của các dân tộc du mục phương Bắc: thương mại và ngoại giao; chinh phục gọn; và cô lập. Chính từ sự lựa chọn đối sách thứ ba mà các hoàng đế nhà Minh đã cố cách ly "những đám rợ phương Bắc bằng việc xây dựng trường thành". Và chỉ đến cuối thế kỷ 16, ranh giới của những khu vực mà bức trường thành đi qua mới có được hình ảnh như chúng ta thấy ngày nay.
Hồi thế kỷ 18, người ta phổ biến tại châu Âu những bản báo cáo chi tiết về việc làm thế nào mà Tần Thủy Hoàng có thể xây dựng trường thành, mặc dù không có một nguồn tư liệu xác thực nào cung cấp những chi tiết như thế. Sang thế kỷ 19, các nhà thám hiểm và các nhà bách khoa châu Âu đã nghĩ ra câu chuyện dân gian về bức trường thành của nhà Tần. Waldron khẳng định hiện nay những đường vòng của trường thành trên các tấm bản đồ in tại Bắc Kinh đã không căn cứ vào những cuộc khảo sát hiện tại mà lại dựa vào những cuộc khảo sát của các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite) vào thời nhà Thanh (1644 - 1912). Ngay cả người Trung Quốc cũng không tin vào một xu hướng thích tạo chuyện giật gân như thế. Hồi cuối năm 1920, nhà thám hiểm Frederick Clapp từng được cư dân địa phương nhắc nhở rằng một phần tường thành mà ông tìm ra không phải là Vạn Lý Trường Thành của nhà Tần mà là một kiến trúc mới xây dựng sau này của nhà Minh. Vậy mà huyền thoại vẫn tiếp tục còn có đất sống và duy trì được tính hấp dẫn của nó. Ngày nay, những nỗ lực duy trì huyền thoại Vạn Lý Trường Thành vẫn được tiếp tục. Một quyển bách khoa toàn thư về kỳ quan này vừa được xuất bản và một quy tắc học thuật về "nghiên cứu Vạn Lý Trường Thành" đã được xác lập.
Tuy nhiên, kể từ khi tác phẩm của Waldron ra đời, bên ngoài Trung Quốc, các cuộc nghiên cứu nhằm xác định thực chất và huyền thoại Vạn Lý Trường Thành vẫn được đẩy mạnh và ngày càng đi xa hơn. Waldron cho rằng những cuộc nghiên cứu được đưa ra trong một hội nghị quốc tế tổ chức tại Bắc Kinh giả định rằng những thành lũy thời Chiến quốc được nối lại với nhau để trở nên một trường thành rộng lớn vào thời Tần là điều "đáng ngờ về phương diện khảo cổ học". Quan điểm của ông khá rõ ràng: "Vạn Lý Trường Thành được xây dựng phần lớn và hoàn chỉnh vào thời Minh, còn các thời Chiến quốc, Tần, Hán... chỉ mới phục hồi, liên kết một số thành cũ nằm rải rác mà thôi".
7 kỳ quan nhân tạo vĩ đại của Mỹ
1. Cầu Brooklyn: Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa vùng Manhattan và Brooklyn của New York. Năm 1855, kỹ sư thiết kế tàu John Roebling quyết tâm xây dựng cây cầu kỳ vĩ mà khi đó nhiều người cho là không thể. Nhưng 2 năm sau, tai nạn bất ngờ xảy ra tại công trường khiến John Roebling chết và con trai ông, Washington, bị thương nặng. Tuy nhiên Washington nhờ sự giúp đỡ của vợ vẫn hoàn thành công trình này. Năm 1983, cầu Brooklyn được khánh thành và là biểu tượng kỳ vĩ ở New York.
2. Toà nhà Empire State
Toà nhà Empire State nằm trên đại lộ 5 của New York, được xây dựng từ năm 1930, do kiến trúc sư William Lamb thiết kế. Công trình này gồm 102 tầng và từng là toà nhà cao nhất thế giới.
3. Cầu Cổng Vàng
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate) nằm trên xa lộ 101, nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào của vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Cây cầu treo nổi tiếng này được xây dựng từ năm 1933 với kinh phí 35 triệu USD. Đến năm 1937, cầu được hoàn thành và trở thành cây cầy treo dài nhất thế giới khi đó. Cầu Cổng Vàng được coi là biểu tượng của San Francisco.
4. Đập Hoover
Đập Hoover trên sông Colorado nằm giữa bang Nevada và Arizona. Năm 1931, Hoover, tổng thống thứ 31 của Mỹ, cho xây dựng công trình này để chế ngự con sông hung dữ, phục vụ tưới tiêu, trữ nước và phát điện. Hàng chục nghìn công nhân đã góp sức xây dựng đập này, trong đó có nhiều người thiệt mạng. Khi hoàn thành vào năm 1936, Hoover lập tức giữ 3 kỷ lục: Đập cao nhất, công trình thuỷ lợi tốn kém nhất, nhà máy điện lớn nhất thời bấy giờ.
5. Núi Rushmore
Núi Rushmore nằm trong vùng Black Hills, thuộc tiểu bang South Dakota. Ngọn núi khắc chân dung bốn vị tổng thống nổi tiếng của Mỹ là Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln, do nhà điêu khắc Gutzon Borglum thực hiện, hoàn thành vào năm 1941. Mỗi khuôn mặt cao khoảng 18m. Núi Rushmore mỗi năm đón 2,6 triệu lượt khách tới tham quan.
6. Tháp Space Needle
Tháp Space Needle nằm trên đại lộ 4, thuộc thành phố Seattle, Washington. Tháp được xây dựng để phục vụ hội chợ thế giới năm 1962. Công trình này cao 184m, với cấu trúc chân rộng ở mặt đất, hẹp lại phần giữa và trên đỉnh là khối hình tròn giống đĩa bay. Tháp Space Needle nhanh chóng trở thành biểu tượng của Seattle.
7. Tượng đài Washington
Tượng đài Washington nằm trên đường 15, SW, Washington. Đây là tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington. Khởi công từ năm 1843 nhưng mãi đến năm 1884, tượng đài mới hoàn thành vì cuộc nội chiến Mỹ. Công trình này cao 169,29m, được xây bằng cẩm thạch, granite và sa thạch.
Công trình cổ này là một bức tường đá dùng để đóng 2/3 lối vào hang Theopetra gần Kalambaka ở rìa phía bắc của vùng đồng bằng Thessalian. Nó đã được xây dựng từ cách đây 23.000 năm, có thể là một rào chắn gió lạnh.
"Một thử nghiệm xác định niên đại bằng quan học đã được tiến hành trên các hạt thạch anh nằm trong các khối đá. Chúng tôi đã xác định được niên hiệu của 4 mẫu vật khác nhau từ các chất lắng và đất, và tất cả chúng đều cho chung một kết quả về niên đại", ông Nikolaos Zacharias, Giám đốc viện khảo cổ học thuộc Đại học Peloponnese cho biết.
Theo công bố của Bộ Văn hoá, "niên đại này khớp với giai đoạn lạnh giá nhất của kỷ băng giá gần đây nhất. Điều này cho thấy rằng, những người cư ngụ trong hang đã xây bức tường đá để bảo vệ họ chống lại cái lạnh".
Được khai quật từ năm 1987, hang Theopetra rất nổi tiếng với các nhà cổ sinh vật học bởi nó đã được sử dụng và là nơi cư ngụ liên tục của con người từ thời kỳ đồ đá cũ trở đi (tức khoảng 50.000-5000 năm trước).
"Phát hiện mới mẻ về công trình bằng đá này rất quan trọng bởi nó cho thấy trình độ kỹ thuật của con người tại thời điểm đó", ông Zacharias nói.