Thursday, May 6, 2010

Cầu Cần Thơ

http://viipip.com/images/news/2009_06_16_11_22_14_viipipdotcom_Af70j1185.jpgCầu Cần Thơ dài nhất Đông Nam Á(2.7 Km)

Cầu Cần Thơ đã nên hình nên dạng (ảnh chụp chiều 23-3) - Ảnh: Phương Nguyên
Cầu dây văng Cần Thơ sáng 24/4 trong buổi lễ khánh thành. Ảnh: Gia Bảo
Sáng 24/4, hàng nghìn người dân đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có cả những người sống ở cực Nam Tổ Quốc, đã lặn lội đến Cần Thơ để chứng kiến giây phút khánh thành, thông cầu và bước những bước đầu tiên trên cầu dây văng.
Ông Lê Văn Kim ở ấp Văn Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, đứng trên cầu lúc bắt đầu thông xe.
Cầu được thông xe trước sự chứng kiến của đông đảo dân chúng.
Đường tránh dưới chân cầu.
Vẻ đẹp cầu Cần Thơ nhìn từ nhiều góc độ.
Cầu Cần Thơ về đêm.
Trạm thu phí cầu Cần Thơ được điều hành bằng máy vi tính.
Hệ thống chiếu sáng lên cầu Cần Thơ.
Đường dẫn lên cầu.
Trụ chính phía bên bờ Vĩnh Long.
Trạm thu phí xe ở bờ Cần Thơ.
Toàn cảnh cầu Cần Thơ. Dài 15 km nối Vĩnh Long và Cần Thơ, cầu Cần Thơ đang được công nhân gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để kịp thông xe vào ngày 24/4/2010.

Từ trên xuống: (1)Toàn cảnh cầu nhìn từ phía bờ Cần Thơ. (2)Dầm thép cuối cùng khi chuẩn bị được lắp đặt vào nhịp giữa. Sáng nay 12/10 cầu Cần Thơ dài 2,75 km bắc qua sông Hậu đã được nối liền (3)Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á trước giờ nối nhịp. (4)Hai trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,8 m, nhịp dây văng có chiều dài 550 m. (5)Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải siết bu lông tại đốt dầm hộp thép số 10, công bố nối liền cầu Cần Thơ. (6)Cầu chính bắc qua sông Hậu dài 2,75 km đã được nối liền, cây cầu nhìn từ phía bờ Cần Thơ. (7)Hai trụ tháp có biểu tượng hình chữ Y ngược. (8)Những chiếc phà qua sông Hậu sẽ hết sứ mệnh khi cầu Cần Thơ hoàn thành. Khoảnh khắc nối nhịp cây  cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á Toàn cảnh cây cầu dây văng có nhịp chính lớn nhất Đông Nam Á.Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơtỉnh Vĩnh Long, khi hoàn thành cây cầu này sẽ là cầu dây văngnhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á

Đặc điểm

Cầu Cần Thơ – công trình lớn nhất trên Quốc lộ 1, được khởi công xây dựng ngày 25/09/2004 và dự kiến hoàn thành vào ngày 14/12/2008,tuy nhiên sau sự kiện 26/09/07,công trình được gia hạn đến 31/03/2010.

Vị trí của dự án

Toàn tuyến dự án dài 15,85 km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh Quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3,2 km, nối trở lại Quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ.

Quy mô của dự án

Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).

Dự án được chia thành 3 gói thầu:

Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc độ thiết kế 80 km/giờ, qua các khu dân cư 60km/g. Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo quy trình AASHTO LRFD.

Một số đặc trưng của cầu Cần Thơ

Một chân cầu Cần Thơ đang được thi công
Một chân cầu khác

Nói chung cầu Cần Thơ cũng có những đặc trưng phổ biến của loại cầu dây văng, ở đây chúng tôi chỉ nêu môt số đặc điểm riêng của cầu:

  • Về móng trụ tháp: là loại cọc khoan nhồi có đường kính 2,50 m nhưng có chiều dài vào loại dài nhất được thi công ở nước ta: 94 m và mỗi cọc có 45 tấn thép với cốt thép chủ đường kính 38 mm và gần 500 bê tông mác 30 Mpa. Trụ bờ Bắc có 30 cọc và trụ bờ Nam có 36 cọc. Máy khoan cọc nhồi làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn ngược liên tục dùng dung dịch bentonite có pha polymer khoảng 5%. Ở trụ bờ Bắc thi công trên bờ nên dùng ống thép đường kính 2,60 m dầy 22 mm và dài 12 m làm ống vách tạm thời (khoan nhồi xong rút lên). Ở trụ bờ Nam thi công dưới nước có độ sâu 20 m nên phải dùng ống vách chiều dài 42 m cố định (khoan nhồi xong để lại không rút lên). Chân cọc sau khi đổ bê tông được bơm vữa xi măng bằng bơm áp lực cao để tăng cường sức chịu tải của cọc.
  • Bệ trụ tháp bờ Bắc thi công trên cạn nên làm hố móng và lắp khuôn đúc đổ bê tông thông thường. Riêng bệ trụ tháp bờ Nam thi công dưới nước nên mặt đáy và vòng vây xung quanh được đúc sẵn trên bờ và lắp ghép trên đâu cọc thành ván khuôn liền với bệ trụ. Vòng vây xung quanh có chiều sâu ngập trong nước dưới cao trình mặt đáy bệ để che chắn bảo vệ đầu cọc. Đây là phương pháp rất hay vừa tiết kiệm chi phí khuôn đúc, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhưng phải đảm bảo việc định vị các cọc hết sức chính xác trong quá trình thi công khoan nhồi (đặc biệt là thi công dưới nước dòng chảy mạnh và mực nước lên xuống do ảnh hưởng của thủy triều), nếu không chính xác các tấm đáy không lắp ghép được và khó mà bịt kín đáy để thi công cốt thép trong môi trường khô ráo. Cốt thép thi công bệ trụ có đường kính lớn nhất tới 52 mm và nối dối đầu bằng đầu nối có ren, thí nghiệm kiểm chứng cho thấy khi kéo phá hoại cốt thép đứt ở thân chứ không đứt ở mối nối.
  • Về trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m. Trụ có hình chữ Y ngược và hai chân khép vào để thu hẹp diện tích bệ trụ, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng, trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.
  • Kết cấu phần trên: Nhịp dây văng có chiều dài 550 m giữa hai trụ tháp, có tĩnh không thông thuyền cao 39 m (với chiều rộng tương ứng 200 m) đảm bảo cho tầu 10.000 DWT qua lại thường xuyên.
  • Kết cấu mặt cầu là dầm hộp bê tông cốt thép đúc tại chỗ mác 50 Mpa, mặt cắt ngang là hình thang ngược gồm 4 khoang, đáy ở trên có chiều rộng 26,0 m và chiều cao là 2,70 m. Vì chiều dài nhịp 550 m là khá dài đối với cầu dây văng, nên để giảm bớt tải trọng của nhịp chính, đoạn giữa của cầu 210 m được kết cấu bằng dầm hộp thép chế tạo sẵn và lắp ghép với dầm bê tông cốt thép đã được đúc tại chỗ. Chính ở chỗ mối nối giữa dầm bê tông cốt thép và dầm thép phải thiết kế đặc biệt theo mô hình phần tử hữu hạn (FEM) để chuyển tiếp ứng suất giữa hai loại vật liệu có độ cứng và đàn hồi khác nhau
  • Hệ dây văng khác với phương pháp truyền thống là các sợi thép bện thành tao rồi kéo và neo tùng tao trước khi cố định cả bó cáp dây văng. Ở đây toàn bộ bó cáp dây văng được chế tạo sẵn trong nhà máy rồi căng kéo và neo trên công trường chứ không phải kéo từng tao. Tất nhiên thiết bị và công nghệ căng kéo là mới và được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam.
Vốn và chủ xây dựng

Cầu xây dựng dựa vào nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, tổng mức đầu tư khoảng 4.832 tỷ VNĐ tỷ giá năm 2004 (khoảng 37 tỷ yen Nhật). NIPPON KOEI – CHODAI và nhà thầu chính là liên danh TAISEI – KAJIMA – NIPPON STEEL. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng), đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Dương Tấn Minh), Tư vấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei - ChoDai, Nhà thầu chính Liên danh Taisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụ VSL (Thụy Sỹ).

Tin tức cập nhật

  • Ngày 26/10/2007 sau 3 năm lẻ 1 tháng xây dựng, trụ tháp cầu đã cao gần 160 m. Hiện tại công việc thi công tạm đình chỉ do vụ sập nhịp dẫn vào tháng 9 vừa rồi dự kiến khoảng 2 tháng sau tức tháng 12 công việc sẽ được tiếp tục hoàn thành 4,8 m còn lại của trụ tháp.
  • Tháng 3/2008 công việc thi công được phép tiến hành trở lại.
  • Ngày 19/04/2008 trụ tháp phía bờ Vĩnh Long đã được hoàn chỉnh ở độ cao 164,80 m.
  • Ngày 24/04/2008 trụ tháp phía bờ Nam Cần Thơ cũng đã hoàn tất phần đỉnh tháp. Như vậy là hai trụ tháp của cầu đã được hoàn tất.
  • Cuối tháng 06/2008 Bộ GTVT sẽ đưa ra kết luận chính thức về vụ 26/09/2007,và sẽ cho phép thi công lại nhịp p14,p15 và phần dây văng,Sớm đưa công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
  • Ngày 25/08/2008 Nhà thầu TKN đã chính thức khởi động lại công trình sau 9 tháng trì hõa bằng việc thi công lại trụ tạm các nhịp p 14, p 15
  • Ngày 01/09/2008 Việc thi công lại hai trụ P 14, và P 15 được khời công lại.
  • Tháng 01/2009 Khỏang cách còn lại của 2 nhịp cầu là 350m
  • Tháng 04/2009 Hợp long nhịp biên bờ Nam
  • Tháng 06/2009 Đốt dầm thép đầu tiên được lắp lên tại tháp Nam.
  • Cầu nối với quốc lộ IA thuộc địa phận huyện Bình Minh và tại km 2077 (phía Cần Thơ). Theo ước tính, so với đi bằng phà, mỗi chuyến xe ô tô qua cầu Cần Thơ sẽ tiết kiệm chi phí vận hành trên 20.000 đồng, giảm mất mát giá trị hàng hoá mỗi xe ô tô trên 12.000 đồng, rút ngắn thời gian so với đi phà là 32 phút.10h30 ngày 12/10/2009 Hợp Long cầu Cần Thơ. Theo tính toán của các nhà thầu thi công Nhật Bản, cầu Cần Thơ sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/3/2010, trễ hơn kế hoạch ban đầu 1 năm 3 tháng. Hiện nay, gói thầu số 1 làm đường dẫn bên bờ huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long do các nhà thầu Việt Nam đảm nhận đã hoàn thành hơn 70% khối lượng công việc; gói thầu số 3 làm đường dẫn phía bờ TP. Cần Thơ do các nhà thầu Trung Quốc thi công cũng đã hoàn thành gần 50%. Còn gói thầu chính số 2 do các nhà thầu Nhật Bản trực tiếp thi công là cầu chính vượt sông Hậu đã hoàn thành gần 70% khối lượng công trình.Lúc 9 giờ sáng nay 3/10, dầm thép cuối cùng đã được lắp đặt để nối liền cầu Cần Thơ, bắc qua sông Hậu, từ bên này bờ Vĩnh Long sang bên kia bờ Cần Thơ. Lễ hợp long chính thức dự kiến tổ chức vào ngày 15/10.

    Cầu Cần Thơ chỉ còn 4m dầm cuối cùng nối liền 2 bờ nam bắc.

    Từ lúc 5h30 ngày 3/10, tàu Falcon 36 của Công ty Vận tải Sông biển đã xác định 4 vị trí neo của sà lan chở dầm cầu, để tàu Falcon 21 và tàu Biển Đông điều chỉnh đốt dầm cầu. Sau đó Công ty TNHH Nippon Steel dùng thiết bị nâng đốt dầm cầu vào đúng vị trí nối liền cầu Cần Thơ như dự định.

    Cầu Cần Thơ có tổng chiều dài 15,85km, trong đó xây dựng cầu Cần Thơ chính dài 2.750m (rộng 23,1m), phần còn lại là đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long và Cần Thơ.

    Hiện tại gói thầu số 1 (đường dẫn phía Vĩnh Long) và gói thầu số 2 (xây dựng cầu chính cầu Cần Thơ) vẫn đảm bảo tiến độ thi công. Trong khi đó gói thầu số 3 (đường dẫn phía bờ Cần Thơ) tiến độ rất chậm so với kế hoạch…

    Cầu Cần Thơ - cây cầu cuối cùng trên con đường xuyên Việt từ bắc đến nam, khởi công ngày 25/9/2004 và dự kiến hoàn thành vào ngày 14/12/2008. Tuy nhiên sau sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn ngày 26/9/2007, công trình này đã phải kéo dài thời gian thi công, dự kiến đến 31/3/2010 mới hoàn thành.Ông Ariyoshi Makimoto, đại diện nhà thầu TNK (Nhật Bản), đơn vị xây dựng cầu chính Cần Thơ cho biết, đến thời điểm này công trình cầu chính Cần Thơ đã hoàn thành 99% khối lượng và sẽ bàn giao để đưa công trình vào sử dụng vào cuối tháng 3/2010 như kế hoạch đề ra. Hiện đường dẫn phía tỉnh Vĩnh Long dài 5,41 km đã hoàn thành

    Đường dẫn phía Cần Thơ dài 7,69 km đã hoàn thành gần 90% khối lượng. Do sự cố sập nhịp dẫn tại vị trí các trụ từ T13 đến T 15 hồi tháng 9/2007 nên công trình bị gián đoạn đến tháng 7/2008 mới thi công trở lại. Cuối tháng 3/2010, sẽ đưa vào sử dụng cầu Cần Thơ

Dưới đây là hình ảnh 10 trong số những cây cầu đẹp nhất thế giới.

Cây cầu bắc qua biển Đông của Trung Quốc, còn được gọi là cầu Đông Hải, được hoàn thành vào tháng 5/2005. Dài 30,5 km, đó là một trong những cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối Thượng Hải với cảng Yangshan.

Lake Pontchartrain Causewayhttp://www.travelooce.com/pics/Lake_Pontchartrain_Causeway_Bridge.jpgCầu Bảy Dặm ở Florida, Mỹ, chạy giữa vịnh Mexico và eo biển Florida, dài khoảng 11 km. Cứ đến tháng 4, cây cầu lại được đóng vài tiếng để tổ chức cuộc thi chạy "fun run", nhằm kỷ niệm dự án xây dựng công trình.

Nếu bạn sợ độ cao, bạn không nên đi qua cây cầu Millau. Công trình này băng qua thung lũng Tarn, gần Millau ở miền nam nước Pháp, có các cột chống cao tới 342 m. Đó được coi là cây cầu cao nhất thế giới.

Cầu không chỉ dành cho những phương tiện đường bộ. Các con tàu ở Đức sử dụng cây cầu nước Madgeburg khổng lồ để đi lại giữa Elbe-Havel và kênh Mittelland. Cây cầu dài khoảng 1 cây số này được mở vào năm 2003, mất 6 năm để xây dựng và tốn tới 500 triệu euro.

Cầu Phong Vũ Chengyang là một trong những cây cầu có mái nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1916, chủ yếu từ gỗ và đá, cây cầu dài 65m và bắc qua sông Linxi.

Cầu Coronado ở San Diego, Mỹ, là một trong số ít cây cầu nổi tiếng nhờ một chương trình truyền hình. Dài 3,2 km, nối các thành phố Coronado và San Diego, đi vào hoạt động từ năm 1969, và cuối cùng trở thành tâm điểm trong chương trình "Simon & Simon" nổi tiếng vào những năm 1980.

Cầu Vịnh Hàng Châu nối Thượng Hải với Ninh Ba, thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Dài 35,4 km và mở cửa vào 1/5/2008, đây là cây cầu dài nhất thế giới, vượt cầu Đông Hải khoảng vài km.

Cầu Lupu ở Thượng Hải, Trung Quốc, là cây cầu cong dài nhất thế giới, khoảng 3,2 km. Khi khai trương vào năm 2003, nó đã đánh bại công trình kỷ lục trước đó là cầu Sông Gorge ở Fayetteville, West Virginia, Mỹ.

Cầu Khaiju là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất ở Iran. Vua Abbas II đã xây dựng nó trên nền một cây cầu cũ vào năm 1650. Nó có 23 mái vòm và dài khoảng 105 m, rộng 14 m.

Cầu Thiên Niên Kỷ Gateshead là cây cầu nghiêng chỉ dành cho người đi bộ và đi xe đạp, bắc qua sông Tyne ở Anh. Bằng sức nước, cầu có thể quay ngang cho tàu thuyền đi qua.

Waldspirale

Được xây dựng vào thập niên 1990 của thế kỷ 20, Waldspirale là tên gọi của công trình nhà ở phức hợp 12 tầng thuộc khu dân cư ngoại ô Bürgerparkviertel TP Darmstadt (miền nam nước Đức). Waldspirale trong tiếng Đức có nghĩa là “khu rừng xoắn ốc”, phản ánh đúng nghĩa đen với hình dáng tổng quan bên ngoài của tòa nhà.

Khu căn hộ Waldspirale độc đáo với vẻ bề ngoài xoắn ốc tăng dần theo cấp độ từ ngoài vào trong

Đây không chỉ là một khu căn hộ đơn thuần, Waldspirale được xem là một trong những kiệt tác nghệ thuật của kiến trúc đương đại được sáng tác bởi sự kết hợp của danh họa người Áo Friedensreich Hundertwasser và kiến trúc sư tài ba người Đức Heinz M. Springmann.

Friedensreich Hundertwasser, họa sĩ kiêm kiến trúc sư, vốn nổi tiếng với những thiết kế đột phá mang tính “cách mạng”, nhiều màu sắc và có khuynh hướng thiên về trường phái kiến trúc hữu cơ. Chỉ tiếc Hundertwasser không kịp nhìn thấy tuyệt tác của mình trước khi được hoàn thành vào năm 2000.

Đỉnh cao nhất của tòa nhà với 12 tầng

Waldspirale gồm 105 căn hộ, một gara đậu xe, một tiệm cà phê nhỏ và một quán bar nằm trên tầng thượng công trình, tất cả được bố trí chạy theo một hình xoắn ốc với cấp độ tăng dần từ ngoài vào trong.

Ngay từ vẻ bề ngoài, những yếu tố đặc trưng mang phong cách cá nhân của Hundertwasser đã thu hút sự chú ý của mọi người. Đó là mái vòm củ hành kiểu Nga được mạ vàng bóng loáng, là sự vắng mặt của những đường nét thẳng và những góc cạnh vuông vức truyền thống, hay lớp sơn đa sắc sặc sỡ và cả những cây cột trụ bằng gốm nhiều màu.

Họa tiết trang trí mặt tiền là những vệt màu đa sắc ngoằn ngoèo uốn lượn, bất quy tắc đầy ngẫu hứng

Những vệt sơn tô điểm mặt tiền bên ngoài tạo cảm giác bay bổng như hình ảnh của một đứa trẻ với hộp viết chì màu trong tay, những đường nét được nguệch ngoạc một cách bất quy tắc nhưng hết sức ngẫu hứng và vô cùng sống động, cứ thế nối đuôi nhau chạy vòng quanh khắp cả tòa nhà.

Nét dị thường của khu căn hộ hình chữ U này còn chính là vẻ bề ngoài độc đáo vốn không tuân theo thiết kế kẻ ô thông thường. Đó là những khung cửa sổ nhảy múa lượn lờ hoàn toàn khác biệt, không cái nào giống cái nào, không thẳng hàng và cũng không có màu sắc đồng nhất.

Dù đa sắc nhưng cả tòa nhà lại đồng nhất theo tông màu đất tự nhiên, trầm ấm và giản dị

Có tổng cộng hơn 1.000 khung cửa sổ như thế ở Waldspirale và tất cả đều là độc nhất. Tương tự như thế, ngay cả tay nắm cửa cái và cửa sổ đều không có cái nào giống cái nào.

Tuy nhiên, yếu tố thiên nhiên của lại rất được chú trọng thể hiện qua những lớp sơn, dù có sặc sỡ nhưng lại đồng nhất với tông màu đất nhẹ nhàng, trầm ấm. Là những nguyên vật liệu xây dựng gần gũi với thiên nhiên như gỗ hay gốm sứ…

Trong hơn 1.000 ô cửa sổ, hoàn toàn không thể tìm thấy hai cái giống hệt nhau

Màu xanh của hoa lá hiện diện đầy khắp Waldspirale. Từ khu vườn phủ đầy cây xanh bên trong với một khuôn viên dành làm sân chơi cho trẻ em và cả một hồ nước nhân tạo; cho đến mái nhà đổ dốc với những bụi cỏ xanh, hoa và rất nhiều loại cây khác nhau như sồi, gỗ thích, hay chanh lá cam… được trồng ôm lấy toàn bộ hình dáng chữ U của tòa nhà theo hình xoắn ốc.

Mái vòm củ hành kiểu Nga được dát vàng sáng choang

Hàng cột với gốm lát đủ màu

Một góc hành lang

Một số căn hộ được thiết kế theo phong cách riêng của Friedensreich Hundertwasser với những phiến đá lát sặc sỡ màu sắc khắp cả phòng tắm lẫn nhà bếp. Hơn thế nữa, khắp mọi ngóc ngách từ mái nhà cho đến những bức tường của tất cả căn hộ ở đây đều được bao phủ bởi những tác phẩm hội họa của Hundertwasser, vốn theo trường phái “đối kháng đường thẳng”.

Màu xanh cây cỏ phủ khắp Waldspirale

Lung linh như một lâu đài huyền thoại trong ánh đèn đêm

Những căn hộ kiểu này đặc biệt nhận được sự yêu thích của rất nhiều những vị gia chủ tỏ ra đam mê với nghệ thuật phá cách sống động ngẫu hứng đó. Chỉ một số rất ít những chủ hộ khá khó tính và bảo thủ mới yêu cầu phần nội thất phải được thiết kế theo ý riêng của họ, dĩ nhiên với chi phí khá tốn kém.

Thiên nhiên hiện diện từ ngoài ngõ
… đến trong sân
… và tận mái nhà
Quán cà phê nhỏ xinh trên tầng thượng

Với thiết kế gây được nhiều cảm hứng, những chi tiết lạ thường cộng một ý thức trách nhiệm về môi trường thiên nhiên, Waldspirale là một biểu tượng cách tân độc đáo của thế giới kiến trúc. Tầm nhìn của Hundertwasser về sự hợp nhất với thiên nhiên trong thiết kế của mình đã bộc lộ tâm hồn của một người nghệ sĩ với thông điệp: “Khi con người sống giữa tạo hóa, trở thành một vị khách của tạo hóa, lúc ấy con người phải học cách cư xử như một vị khách được giáo dục tử tế".

BẠCH NGỌC - Nguồn: diaoc.tuoitre.com.vn
(Tổng hợp từ Environmental Graffiti, Germany Today, darmstadt.de)