Wednesday, September 7, 2011

SÔNG MEKONG (19)

Tác động của đập thủy điện hạ lưu Mekong lên đồng bằng Cửu Long

Một đoạn sông Mêkông ở khu vực Tam Giác Vàng ( biên giới Thái Lan, Lào và Miến Điện ).
Một đoạn sông Mêkông ở khu vực Tam Giác Vàng ( biên giới Thái Lan, Lào và Miến Điện ).
Reuters

Thanh Phương(RFI)
Làm thế nào để dung hòa giữa nhu cầu phát triển thủy điện với bảo vệ môi sinh và an ninh lương thực, đó là bài toán ngày càng nan giải đối với các quốc gia lưu vực sông Mekong. Đây còn là nguồn gốc gây mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là giữa Lào và hai nước Cam Bốt, Việt Nam, nhất là vì đối với Việt Nam, tác động của những đập như Xayaburi lên đồng bằng sông Cửu Long sẽ rất nghiêm trọng.

Trong hội nghị lần thứ 18 của Ủy hội Sông Mekong ( MRC ) tổ chức vào ngày 7-8/12/2011 tại Siem Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Thế nhưng, chính phủ Lào có vẻ như vẫn quyết tâm theo đuổi dự án này tới cùng và sẽ tiếp tục vận động.

Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tại Úc, tuy là một tổ chức có mục đích biên khảo về văn hoá và lịch sử nhưng rất quan tâm đến sự phát triển bền vững của vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Trước những nguy cơ tiềm tàng của các dự án đập thủy điện trên sông Mekong, nhóm này đang vận động với các tổ chức quốc tế và giới chính trị của những quốc gia tài trợ Uỷ hội Sông Mekong để kêu gọi hủy bỏ dự án Xayaburi.

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long vừa hoàn tất một bài nghiên cứu tựa đề : “Tác động của đập thủy điện Xayaburi và chuỗi các đập bậc thang xây trên dòng chính sông Mekong: Số phận của vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN”.

Trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, tiến sĩ Huỳnh Long Vân nêu lên một số điểm chính trong bài nghiên cứu này:

Tiến sĩ Huỳnh Long Vân
06/02/2012
by Thanh Phương
Sông Mekong là một dòng sông quốc tế quan trọng, bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trước khi đến Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Nếu tính về lưu lượng của dòng chảy thì sông Mekong đứng hàng thứ 8 trên thế giới, nhưng là con sông có khối lượng thủy sản nội địa dồi dào nhứt trên toàn cầu; thuộc loại vĩ đại, nhưng chưa được khai thác có quy củ, mặc dù có một lịch sử hợp tác quốc tế hơn 50 năm.

Lưu vực Mekong là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, bị tàn phá bởi bom đạn. Vì thế nên sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, các cơ quan tài chánh thế giới và một số cường quốc như Hoa Kỳ, Úc châu, Nhựt Bản, Liên hiệp các Quốc gia Âu châu, Liên hiệp Quốc, đã tập trung những nỗ lực để giúp tái thiết và phát triển khu vực qua các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong nhiều thập niên vừa qua, nền kinh tế của khu vực Mekong được tăng trưởng, tuy nhiên điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng.

Các dự án Đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong

Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng điện năng trên, các quốc gia trong lưu vực Mekong, được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chánh quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu đã phác họa các kế hoạch khai thác nguồn nước sông Mekong trong đó có việc xây dựng các đập thủy điện.

Trung Quốc là nước đầu tiên khai thác quy mô tiềm năng thủy điện của sông Mekong và đã đi được nửa đoạn đường trong công trình xây một chuỗi những đập thủy điện khổng lồ trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong, với 4 đập lớn đã được đưa vào xử dụng và 4 đập khác trong dự trù. Trong khi đó thì ở vùng hạ lưu sông Mekong các đập thủy điện chỉ được xây dựng trên các phụ lưu như Pak Mun ở Thái Lan, Nam Theun ở Lào và Sesan, Seprok ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Tuy nhiên gần đây Cam Bốt và Lào đã thiết lập những kế hoạch xây đập thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong với tất cả 11 dự án: 9 nằm trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Cambốt. Trong số 9 dự án thủy điện ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào) Xayaburi là đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định xây dựng ở Bắc Lào. Xayaburi là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian hơn 1 năm qua.

Đập Xayaburi nằm cách Luang Prabang 150km về phía Nam, thuộc loại “đập tràn”, xử dụng dòng chảy cơ bản để vận hành các động cơ phát điện, có công xuất 1.285MW, được 4 ngân hàng Thái Lan: Kasikorn Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank và Siam Commercial Bank tài trợ; đầu tư công trình là công ty SEAN và Ch. Karnchang của Thái Lan và phần lớn điện lượng sản xuất sẽ bán cho công ty EGAT-Thailand.

Theo thỏa ước Mekong năm 1995, thì các quốc gia thành viên của MRC, Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngoài việc cam kết hợp tác để đảm bảo sự phát triển bền vững sông Mekong, còn đồng ý về quy trình tham vấn liên chính phủ “Thông Báo-Tiền Tham Khảo-Đồng thuận” (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement- PNPCA); đây là một quá trình mà các thành viên của Ủy hội phải tuân theo, khi có ý định khai thác dòng chính sông Mekong thí dụ như xây đập thủy điện.

Vì thế, đối với đề án Xayaburi chánh phủ Lào phải tuân thủ tiến trình PNPCA này và ngày 21/09/2010 thông báo với MRC ý định xây đập thủy điện Xayaburi. Tiếp đến MRC chuyển hồ sơ của đề án đến các quốc gia thành viên Cam Bốt, Thái Lan, và Việt Nam cứu xét. Ủy ban hỗn hợp MRC đã lần lượt nhóm họp nhiều lần để thảo luận về đề án thủy điện này. Trong lần họp sau cùng tại Vientiane vào ngày 19/04/2011 kết thúc thời gian ấn định 6 tháng của quy trình PNPCA, Ủy ban Hổn hợp đã không đạt được sự đồng thuận và phải đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng MRC để lấy quyết định. Đại diện của phía Cam Bốt và Việt Nam cho rằng báo cáo EIA (Environmental Impact Assessment) của Lào về những tác động của đập thủy điện Xayaburi trên Môi trường của hạ lưu Mekong thiếu trung thực và có nhiều thiếu sót.

Tác động của 11 đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong và châu thổ ĐBCL VN

Qua các tài liệu tham khảo, chúng ta có thể nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực rất trầm trọng mà các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông Mekong có thể gây ra đối với môi trường, cũng như trên các mặt kinh tế và xã hội.

Môi trường

Nếu dự án xây đập Xayaburi được chấp thuận sẽ tạo ra một tiền lệ để 10 đập thủy điện khác được xây tiếp trên dòng chính của hạ nguồn sông Mekong.

Bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental Assessment-SEA) của Ủy hội Sông Mekong MRC cho thấy nếu tất cả 11 đập thủy điện này được xây thì 90% khối lượng phù sa sẽ bị giữ lại, ảnh hưởng đến đặc tính phì nhiêu và khả năng bành trướng của châu thổ ĐBCLVN.

Sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu còn ảnh hưởng đến cấu trúc của dòng sông và trạng thái cân bằng của nguồn dinh dưỡng: khiến bờ sông bị sạt lở, lòng sông bị bào mòn, các thảm thực vật và các vùng đất trũng bị hủy hoại; nguồn dinh dưỡng N và P bị xáo trộn, tạo điều kiện cho các loài rong, tảo bộc phát, làm tắc nghẽn dòng sông, với hậu quả hệ thủy sinh học bị hủy diệt.

Di trú theo mùa là đặc tính sinh học mang tính sinh tồn của các loài cá và hầu hết khoảng 1700 loài cá của sông Mekong cần phải thay đổi nơi sống, lội xuôi ngược dòng sông hoặc di chuyển đến những vùng đất trũng, vùng ngập nước tìm những nơi thích nghi để sinh sản và tăng trưởng. Vì dòng sông là hành lang hoán trú của loài cá, nên xây các đập thủy điện trên dòng chính sẽ làm gián đoạn chu trình sinh lý thiết yếu của cá, như đẻ trứng, gây giống và tăng trưởng. Đập Xayaburi ngăn cản lộ trình hoán trú của ít nhất 23 loài cá đến vùng thượng nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan và tối thiểu 41 loài cá có thể bị diệt chủng.

Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rõ rệt hơn khi tất cả 11 đập được xây và hơn nữa chiều dài của dòng sông sẽ trở thành một chuỗi những hồ nước đọng. Nếu tất cả các đề án được thực hiện, sẽ có đến 40% khối lượng thủy sản trong hạ lưu bị thất thoát, tương đương với khoảng trên 1 triệu tấn cá và trị giá mất mát có thể lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.Ấy là chưa kể đến khối lượng cá sống gần các cửa sông đổ ra biển của châu thổ ĐBCLVN. Tương tự như thế, đối với Cam Bốt, những tác động của 11 đập thủy điện cũng rất nghiêm trọng.

Các quốc gia trong lưu vực hạ nguồn sông Mekong cùng chia xẻ các trận lũ hằng năm. Lũ là món quà thiên nhiên ban cho cư dân lưu vực Mekong. Lũ mang lại sự sống cho hệ sinh thái phức tạp của lưu vực, làm sạch đồng ruộng và đem đến thủy sản cho người dân địa phương. Nếu tất cả 11 đề án thủy điện trên hạ lưu Mekong được xây, thì vào mùa khô các ”đập tràn” phải tích lũy nước để vận hành và như thế miền Tây Nam phần VN sẽ bị cạn kiệt, nước biển tràn sâu hơn vào nội địa làm trầm trọng thêm tình trạng ruộng vườn vốn bị nhiễm mặn vào mùa khô, giảm diện tích canh tác và ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng gặp khó khăn.

Kinh tế và xã hội

Tất cả 11 đập thủy điện nếu được xây sẽ làm thay đổi vĩnh viễn lối sống có từ ngàn đời của người dân trong vùng, tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, làm đổ vỡ cho kế hoạch giảm nghèo trong khu vực, ấy là chưa kể đến những mất mát về mặt kinh tế nông-ngư nghiệp. Như thế, thử hỏi thủy điện có phải là kế hoạch phát triển hợp lý để đánh đổi tiềm năng phong phú và hệ sinh thái đa dạng của hạ lưu sông Mekong mà trong nhiều thế kỷ qua đã nuôi sống khoảng 60 triệu cư dân trong lưu vực?

Những vận động của nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tại Úc châu

Do tầm vốc quốc tế của các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong nên trong thời gian qua nhóm đã nỗ lực kết hợp với các tổ chức quốc tế và giới chính trị của các quốc gia tài trợ MRC kêu gọi sự hỗ trợ và tìm cách tạo dựng một kênh pháp lý thích hợp để những nhận định khách quan của Nhóm được chuyển đạt đến các giới chức có thẩm quyền quyết định về đề án Xayaburi.

Hợp tác với The Australian Mekong Resource Centre (AMRC), Sydney University

Tác động của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong gây ra những biến đổi phức tạp liên quan đến các lãnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, nhân sinh.... Học viện Nghiên cứu Tài nguyên Sông Mekong (AMRC) thuộc Đại học Sydney, Australia là một trung tâm nghiên cứu khoa học quốc tế về khu vực Mekong, ngoài công tác nghiên cứu giảng dạy còn là một tổ chức khoa học có mục đích hỗ trợ chiều hướng phát triển hợp lý duy trì sự toàn vẹn, đa dạng của hệ sinh thái khu vực Mekong và tính cộng sinh giữa cuộc sống, những nét văn hoá đặc thù của khu vực, vì thế Nhóm NCVHĐNCL Úc châu đã kết hợp chặt chẽ với AMRC để trao đổi và tiếp thu những kiến thức mới liên quan đến sự phát triển của khu vực Mekong và châu thổ ĐBCLVN.

Kết giao với Tổ chức International Rivers

Nhóm đã kết giao với Tổ chức International Rivers, qua Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Bà Ame Trandem ở Bangkok , cùng với 263 tổ chức phi chánh quyền (NGOs) và trên 22 ngàn người dân của hơn 100 quốc gia trên thế giới kêu gọi hai chánh phủ Lào và Thái Lan hủy bỏ đề án xây đập thủy điện Xayaburi và 10 đập khác trên dòng chính sông Mekong vì những đập này gây ra những tác hại nghiêm trọng đến tương lai vùng hạ nguồn.

Tham khảo với giới chức ngoại giao

Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng đông bắc Phi châu (giữa Ai Cập, Sudan, Tanzania, Ethiopa, Congo, Tanzania, Kenya…..), sông Zambezi ở Phi châu (giữa Zambia, Angola, Zimbawe, Malawi, Tanzania, Botswana, Mozambique và Nambia), sông Jordan ở Trung Đông (giữa Israel, Jordan, Syria và Lebanon), hệ thống sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (giữa Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bangladesh) hay chính trong hệ thống sông Murray-Darling-Murrumbidgee (giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc châu) khiến chúng ta không khỏi băn khoăn nghĩ rằng địa chính trị và lợi ích phe nhóm sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến những quyết định về các đề án thủy điện Mekong. Vì thế Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu đã ra sức tranh thủ sự ủng hộ của giới chánh trị ở Úc và Hoa Kỳ.

Úc là quốc gia có những chương trình viện trợ cho Việt Nam với mục đích xóa nghèo và đồng thời cũng là một trong số các quốc gia cốt yếu tài trợ cho MRC, nên nhóm NCVHĐNCL đã viết văn thư gởi đến chánh phủ liên bang Úc, Ngoại trưởng Kevin Rudd, trình bày quan điểm của nhóm về những ảnh hưởng tiêu cực không thể đảo ngược của 11 đập thủy điện trên cuộc sống của người dân vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN. Cùng lúc Nhóm cũng gởi văn thư đến bà Dân biểu Julie Bishop, Phó chủ tịch đảng Tự do và phát ngôn viên ngoại giao của Liên đảng Tự do-Quốc gia, đối lập ở Quốc hội, nêu lên mối quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của đập Xayaburi. Ngoài ra, chúng tôi đã gởi văn thư đến Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch Tiểu bang Đông Á và Thái Bình Dương tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Đối với chúng tôi, việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, vào ngày 29/11/2011 đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi bảo vệ lưu vực sông Mekong và đình hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông này cùng những lời tuyên bố tại Bali vào tháng 11/2011 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trước Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á rằng Washington đang hợp tác với Ngân hàng Phát triền Á châu và Liên hiệp các quốc gia Âu châu để cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường ở hạ nguồn sông Mekong cùng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường là những tin tức rất khích lệ, cho thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới dành cho công trình bảo vệ sông và khu vực Mekong.

Lào vẫn kiên quyết thực hiện dự án Xayaburi

Trong hội nghị lần thứ 18 của MRC tổ chức vào ngày 7-8/12/2011, tại Siem Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Bản thông cáo được Ủy hội Sông Mekong công bố sau cuộc họp, cho biết các nước thành viên đã đồng ý là cần phải “ nghiên cứu bổ sung về sự phát triển bền vững và quản lý dòng sông Mekong, kể cả đối với tất cả các dự án thủy điện”. Thông cáo còn cho biết chính quyền Nhật Bản sẽ được tiếp cận để giúp thực hiện việc nghiên cứu bổ sung và những công trình nghiên cứu mới sẽ cung cấp “một bức tranh hoàn chỉnh hơn” về các vấn đề nẩy sinh từ việc xây đập.

Các nhà bảo vệ môi trường, trong đó có Nhóm NCVHĐNCL Úc châu và chánh phủ hai quốc gia Cam Bốt và Việt Nam tỏ ra phấn khởi với kết quả trên. Tuy nhiên kết quả này không có nghĩa là đề án thủy điện Xayaburi đã được khai tử, vì Lào cho thấy sẽ kiên trì vận động.

Đồng ý “nghiên cứu bổ sung” có thể là một chiến thuật để các bên có thêm thời gian thương lượng. Tối thiểu, Lào không lo ngại về phía Thái Lan, vì đầu tư công trình là một tổng công ty của Thái Lan, đề án được 4 ngân hàng Thái Lan đồng ý tài trợ và hầu hết nguồn điện sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan; thêm vào đó Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên & Môi trường, Ông Preecha Reongsomboonsuk khẳng định là Thái Lan không phản đối đề án.

Điều mà nhiều người đang chờ xem là bằng cách nào chính phủ Lào thuyết phục được Cam Bốt và Việt Nam. Xayaburi không phải là con đập duy nhất được dự định xây trên dòng chính hạ lưu Mekong. Các tổ chức kinh doanh, các tổng công ty của Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam đã có những kế hoạch tham gia xây thêm 10 đập khác. Cả 4 quốc gia hạ lưu Mekong tuy đều có những lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng đồng thời cũng có những lợi ích trong việc xây dựng các con đập. Vì thế, kế tiếp là những màn vận động chánh trị bên trong hậu trường với những mặt cả cũng như đánh đổi, để Phnom Penh và Hà Nội chấp nhận đề án Xayaburi của Lào.

Hơn thế nữa, vấn đề của 11 đập thuỷ điện cần được tìm hiểu trên một phạm vi rộng lớn hơn, qua khuôn khổ hợp tác của tổ chức Tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion- GMS), vì trong tổ chức này Trung Quốc là một đối tác rất quan trọng và lại có mối quan hệ song phương mạnh mẽ ảnh hưởng đến các chính sách, chủ trương và đường lối của chánh phủ Lào. Thế thì, liệu mối bang giao chặt chẽ này cùng sự kiện Trung Quốc đã từng đơn phương xây đập ở thượng nguồn, bất chấp những phản đối của các quốc gia khác trong lưu vực, đủ khuyến khích Lào theo đuổi con đường cứng rắn đối đầu với Việt Nam trong vấn đề đập Xayaburi không?

Chúng ta ghi nhận sự đóng góp của Nhật Bản trong kế hoạch “nghiên cứu bổ sung”, nhưng qua hai tổ chức MRC và GMS, Nhật Bản đã hợp tác, hỗ trợ mạnh mẽ các chương trình phát triển khu vực Mekong, xem đây là “thị trường thương mại rộng lớn đông người tiêu thụ và có nhiều cơ hội kinh doanh”. Tuy nhiên, để có thể duy trì được vị thế là một điểm đến thực sự hấp dẫn đầu tư, các quốc gia trong khu vực Mekong phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lãnh vực như điện, giao thông và thể hiện được tinh thần hợp tác.

Có thể do nhận thức được những ràng buộc trên, nên Lào đồng ý về vai trò của Nhật Bản trong kế hoạch “nghiên cứu bổ sung” và xem đây như một giải pháp giữ thể diện cho mọi bên, trong khi tìm kiếm một mẫu số chung cho 4 quốc gia hạ lưu về đập thủy điện.

Kết quả của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng MRC ở Siem Reap không có nghĩa là sứ mệnh cứu sống dòng sông Mekong đã hoàn tất. Khối đoàn kết gồm những nhà bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các xã hội dân sự, với thành phần quan tâm đến sự sống còn của vùng hạ lưu Mekong và châu thổ ĐBCLVN sẽ phải tiếp tục tích cực vận động để giữ cho dòng sông được xuôi chảy, nhằm bảo đảm cuộc sống của hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.
CỬU LONG CÓ PHẢI LÀ “CHÍN RỒNG ”?

Sông Cửu Long ( người Âu Mỹ gọi là Mê Kông ) là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải ( Trung Quốc), băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam, qua các nước Myanma,Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam.
Người Tây Tạng cho rằng, thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh Tây Bắc (Dzanak chu) và nhánh Bắc (Dzakar chu). Nhánh Tây Bắc được biết đến nhiều hơn, vị trí gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km. Nhánh Bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m , gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây.
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đoạn đầu nguồn tiếng Tây Tạng gọi là Dza Chu tức Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc; ở gần Xương Đô, tạo ra Lan Thương Giang ( có nghĩa là “con sông lượn sóng” ).Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Người Lào và người Thái Lan gọi là Mẹkong hay Mékăng, Méganga có nghĩa là Sông Mẹ hay Sông Lớn. Tên gọi này có từ khoảng thế kỷ thứ 11, lúc tộc người Thái Lan tiến về phía Nam lập quốc trên vùng bán đảo Đông Dương.
Tương tự tại Campuchia, sông có tên gọi là Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn).

Bắt đầu từ Phnom Penh, sông chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang ) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang ), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông trước khi đổ ra biển theo nhiều cửa:
Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu
Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu ( còn gọi cửa Cồn Ngao)
Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai. Hiện nay, cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại. Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre.
Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và đổ ra biển bằng ba cửa:cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề ( hay Trấn Di) . Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.
Ngoài chín cửa nói trên, còn các cửa khác như cửa Bãi Ngao ở phía nam tỉnh Vĩnh Long. Nhà thơ Thượng Tân Thị sáng tác bài thơ có câu:
Đứng ngó quanh về phía Bãi Ngao,
Một trời, một biển, một cù lao...
Về phía Tây Nam lối 100 dặm có cửa Gành Hào là một nơi có nhiều thổ sản như mật ong, sáp trắng...và thủy sản cá cua rất dồi dào. Ở Cà Mau còn có Cửa Lớn, một con sông bắt nguồn ở Đầm Dơi chảy ngang Năm Căn rồi đổ ra biển ở vàm Cửa Lớn. Ngoài ra còn cửa Bồ Đề chảy ra biển Đông và cửa Ông Đốc chảy ra Vịnh Thái Lan. Vòng lên phía Bắc vịnh Thái Lan còn có cửa quan trọng khác là cửa Rạch Giá.

Về tên gọi sông Cửu Long, ( hay đồng bằng sông Cửu Long ) trước đây đã có nhiều ý kiến, ngoài nghĩa thông thường ai cũng biết là do các nhánh sông tại Nam bộ chảy ra biển Đông bằng 9 cửa, nên được gọi là Cửu Long ( chín con rồng). Tuy nhiên có người lại cho rằng Cửu Long là tiếng phiên âm từ tiếng Mekongk của Khmer hoặc Mékăng theo tiếng Thái. Gần đây, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường trong một tài liệu nghiên cứu, ( Sử Việt đọc vài quyển ) ông cho rằng Cửu Long là phiên âm từ tiếng Klong của Malaisia, ( cũng theo ông, nếu cố mà đếm cho đủ các nhánh sông thì cũng chỉ có 8 cửa ! ).
Như chúng ta đều biết, người Việt tiếp cận con sông này từ khoảng đầu thế kỷ 17 khi những lưu dân theo chúa Nguyễn vào Nam lập ấp xây làng. Từ đó tên gọi con sông này đã được ghi vào sử sách như sau :

- Sách Đại Nam thực lục ghi là sông Khung:
“ Tháng 11, viên quan coi việc làm tập biên cương giới là Hoàng Hữu Xứng nghĩ dâng sách ấy phàm lệ có 12 diều
Về nguyên được chuẩn cho kiểm xét cương giới nước ta tiếp giáp với nước Thanh, nước Xiêm, nước Diến và sông Khung Giang đích là chỗ nào, biên tập thành sách. Nay kính xét miền thượng du nước ta lấy sông Khung làm giới hạn, thì từ Nghệ An trở vào Nam, có giáp sông ấy, còn từ Nghệ An trở về Bắc, thì giáp giới với sông ấy, không liên can với nhau. Sách này xin chuyển lấy cương giới tiếp giáp các nước làm chủ, sông Khung cũng xét cả một thể, tùy theo nđịa phương nào, thông với sông ấy, biên thêm vào, đề phòng xem xét, nhưng đặt tên sách là Đại nam cương giới vựng biên, không phải cùng biên cả chữ “ Khung Giang”…) ( ĐNTL, sđd, tr 290).

Theo tác giả Nguyễn Văn Âu trong Địa danh Việt Nam thì Khung là tiếng chỉ con sông của đồng bào dân tộc Thái ở tại vùng Tây Bắc Việt Nam ( sđd, tr 40)

-Sách “ Sử lục bị khảo “ do Đặng Xuân Bảng soạn năm 1876 thì ghi là sông Lan Thương :
“ Miền Tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Hoa)…( Sử Học bị khảo, sđd, tr 138 ).

- Trương Vĩnh Ký khi viết Petit cours de geographie de la Basse –Cochichine xuất bản năm 1875 ghi là Mé-cong:
“ Les fleuves Anterieur et Posterieur sont formes du grand fleuve Mé- cong…”( Petit cours…; sđd, tr 18)

Khi soạn Gia Định Thành Thông Chí, cụ Trịnh Hoài Đức chính thức ghi tên sông là sông Cửu Long:
“ Mỹ Tho giang-( Sông lớn): Ở trước trấn, làm sông cái của trấn. Phát nguồn từ sông Cửu Long tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ), chảy nhanh cuồn cuộn từ phía bắc qua phía tây… ( GGĐTTC, sđd, tr 42)
Sau này, tên gọi Cửu Long mới được các sử gia triều Nguyễn ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí:

“ Miền tây Nam kỳ thì có sông Tiền Giang và sông Hậu Giang là lớn nhất, tức là hạ lưu của sông Lan Thương bắt nguồn từ Thanh Hải ( Trung Quốc) qua phủ Lệ Giang tỉnh Vân Nam, qua các phủ Đại Lí, Thuận Ninh, đến phủ Phổ Nhĩ, có sông Phổ Nhĩ đến từ phía đông chảy vào làm sông Cửu Long…” ( ĐNNTC, T5, tr 273)

Căn cứ vào những ghi chép đó, ta có thể suy luận rằng, phải chăng tên gọi Mê Kông đã được cư dân người Việt, những người đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại vùng đất mới dưới thời các chúa Nguyễn “Việt hóa ”thành Cửu Long để truyền ngôn ? Rồi từ đó, cụ Trịnh Hoài Đức (1765-1825) mới chép vào cuốn địa chí đầu tiên của vùng đất Nam bộ ?
Có thể lý giải rằng, cách gọi này, một phần dựa vào cách phát âm của cư dân láng giềng, những người đã cùng họ “đồng lao cộng khổ” trên vùng đất mới hoang vu, đầy khó khăn thuở ban đầu. Nơi đó, trên rừng là cọp, dưới nước là sấu luôn chực chờ với bao nỗi hiểm nguy. Gọi tên một con sông dài bao trùm cả một vùng đồng bằng rộng lớn, bằng một âm gần gũi cũng là một cách để dễ dàng giao tiếp, tạo sự đoàn kết thân hữu, tương trợ nhau. Mặt khác, điều này có lẽ quan trọng hơn, trong tâm thức của người Việt đến từ các vùng phía Bắc di dân vào Nam, họ quan niệm rằng, một con sông lón, một ngọn núi cao luôn gắn liền với hình ảnh của những vị thần, mà biểu tượng con Rồng ( Long ) là linh vật tiêu biểu, là vật chủ của nguồn nước... Lại thêm nữa, sông đổ ra biển theo nhiều nhánh, thuở đó không ai đếm được bao nhiêu, nên cứ gọi là chín ( Cửu), đó là con số tròn đầy, viên mãn , rồi dần dần tên gọi đó được được ghi vào sách vở và truyền lại đến ngày nay…

Và nếu quả thật là như thế, thì cái tên Cửu Long do người Việt vận dụng đặt ra quả là một từ đầy tư duy và “sáng tạo” !

Thất Long hay Cửu Long.[12/07/10]
Báo Thanh Niên (9/7/2010) có bài viết : Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? được nhiều độc giả quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Thanh Niên phỏng vấn tiến sĩ Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 của Bộ Khoa học công nghệ xung quanh vấn đề nói trên.

THẤT LONG HAY CỬU LONG?

Báo Thanh Niên (9/7/2010) có bài viết : Sông Cửu Long chỉ còn “Thất Long”? được nhiều độc giả quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên báo Thanh Niên phỏng vấn tiến sĩ Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 của Bộ Khoa học công nghệ xung quanh vấn đề nói trên.

PV: Sông Cửu Long có ảnh hưởng to lớn, sống còn đến cuộc sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay 2 cửa sông chết dần, chỉ còn 7 cửa đang hoạt động. Theo ông, nguyên nhân và xu thế sẽ diễn biến tiếp tục như thế nào về các cửa sông Cửu Long?

TVT: Sông Cửu Long còn gọi là sông Mê Công dài khoảng 4.800 km bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông. Cửu Long theo từ Hán Việt có nghĩa là 9 cửa sông, tượng trưng cho 9 con Rồng. Nguồn nước đổ ra sông Cửu Long qua nhánh sông Hậu xưa kia có 3 cửa đổ ra biển là Định An, Bát Sát và Tranh Đề (nay gọi là Trần Đề). Do quá trình biến đổi tự nhiên của các cù lao, diễn biến của dòng chảy bùn cát và sự giao thoa của 2 đường đứt gẫy về địa chất nên chỉ còn lại 2 cửa là Định An và Trần Đề. Hiện tượng này là do tự nhiên, giống như các cửa sông ở Miền Trung nước ta. Cần phải phân biệt rõ tác động của tự nhiên và con người. Theo xu thế dòng chảy thì đồng bằng sẽ mở rộng dần về phía Tây mỗi năm khoảng 100 ha ra biển ở mũi Cà Mâu. Phân bố dòng chẩy các nhánh sông Cửu Long tăng dần từ Đông sang Tây. Cửa Đại, cửa Tiểu phân bố dòng chẩy gần như bằng 0, rồi tăng dần từ cửa Hàm Luông, Cổ Chiên đến Định An, Trần Đề. Xu thế chung sẽ tăng thêm lưu lượng phía sông Hậu và giảm phía sông Tiền, bởi vậy tăng thêm thoát lũ về biển Tây và bồi lắng ở cửa sông Hậu nhiều hơn. Còn tác động của con người có làm chậm lại hoặc thay đổi phần nào chứ không thể chống lại được quy luật tự nhiên. Xu thế diễn biến tự nhiên về các cửa sông là chuyện của trời đất, chúng ta phải theo dõi, cập nhật thông tin, số liệu, dự báo để có các biện pháp chủ động ứng phó.

PV: Có ý kiến của nhà khoa học cho rằng cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy. Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao lại ngăn cửa Ba Lai, làm thế nào giải quyết hậu quả để dòng sông tiếp tục chảy ra biển ?

TVT: Bản thân sông Ba Lai không có nguồn, sống nhờ thủy triều nếu để lâu ngày sẽ chết lụi như cửa Bát Sát bên sông Hậu. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, năm 2000, Chính phủ phê duyệt dự án thủy lợi Bắc Bến Tre gồm 5 cụm công trình mục tiêu ngăn mặn, dẫn ngọt phục vụ ngọt hóa hơn 100 nghìn ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 800 nghìn người, cải thiện tình hình giao thông. Hệ thống công trình thủy lợi gồm : Cống đập Ba Lai, cống đập, âu thuyền An Hóa và Bến Tre, cống lấy nước Bến Rớ, cống Tân Phú; Đê sông Hàm Luông, sông Mỹ Tho, đê hạ lưu cống đập Ba Lai và các cống dưới đê; Nạo vét, cải tạo phần thượng nguồn sông Ba Lai và hệ thống kênh cấp 1; Nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng; và các công trình phụ trợ, kết hợp giao thông, trữ nước ngọt. Cho đến nay mới chỉ có cống đập Ba Lai được xây dựng, các hạng mục công trình khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Do đầu tư không đồng bộ nên vừa qua, mới có hiện tượng bồi lấp cửa sông Ba Lai. Biện pháp khắc phục là tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các công trình còn lại, đặc biệt là ưu tiên nạo vét thượng nguồn, xây cống Bến Rớ lấy nguồn nước cho công trình Ba Lai. Khi có đủ lưu lượng cần thiết, cống Ba Lai được vận hành theo quy trình với tốc độ thích hợp, kết hợp với nạo vét sẽ giải quyết được việc bồi lấp ở hạ lưu cống (vùng cửa sông Ba Lai). Đây là tác động của con người làm sống lại cửa sông Ba Lai.

PV: Hai thập niên gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt vùng đầu nguồn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp tốc độ về xói lở bờ sông tăng rất nhanh. Theo ông, nguyên nhân và biện pháp ứng phó, khắc phục trước mắt cũng như lâu dài như thế nào?

TVT: Việc xói bồi lòng sông, cửa biển là chuyện của trời đất, trong đó có cả yếu tố tác động của con người gây ra. ĐBSCL thuộc loại đồng bằng trẻ, địa chất yếu, nên càng dễ bị tác động của tự nhiên và con người. Phía thượng nguồn xây các nhà máy thủy điện, lượng phù sa về hạ lưu ngày càng giảm dần. Do phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân phải lên bờ bao, đã biến dòng chảy tràn thành dòng chảy tập trung mạnh hơn vào dòng chính trên sông Hậu, sông Tiền. Phát triển giao thông thủy, khai thác cát không theo quy hoạch, tải trọng công trình quá lớn bên các bờ sông vv…là các nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông.

Giải pháp ứng phó với việc xói lở bờ sông về lâu dài phải theo xu thế của thế giới là tôn trọng xu thế tự nhiên của sông rạch, bảo vệ môi trường sinh thái. Nguyên tắc chỉnh trị sông là phải theo thế sông, không thể chỉ theo ý chí của con người. Bài học trả thù của thiên nhiên không phải ai cũng thuộc. Ở những vùng thành phố, thị xã, thị trấn ven sông bắt buộc phải sử dụng các công trình cứng để bảo vệ. Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m, làm công trình mỏ hàn rất khó, khối lượng lớn, rất tốn kém cho nên thường áp dụng bờ kè, việc bảo vệ bờ cần chú ý giải quyết phần ổn định của công trình dưới nước. Cần tăng cường công tác dự báo để người dân có các biện pháp ứng phó chủ động với xói lở bờ. Đối với vùng cửa biển việc xói lở chủ yếu do tự nhiên, cần có các đề tài nghiên cứu thiết thực để làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch chỉnh trị cửa sông.

PV: Theo GS Nguyễn Ngọc Trân việc đi lại của tàu biển theo luồng vào sông Hậu qua cửa Định An ngày càng khó, bởi quy luật bồi lắng bùn cát ở cửa sông, và mặt khác bởi cách nạo vét cầm chừng, không tới nơi, tới chốn từ nhiều năm nay. Ông Trân cho biết thêm, từ 20 năm qua, chỉ riêng công tác nạo vét luồng Định An đã tiêu tốn mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng công tác này là lãng phí và kém hiệu quả vì quá trình bồi lắng diễn ra quá nhanh. Chẳng nhẽ chúng ta lại bó tay, ngồi chờ trời cứu?

TVT: Giao thông thủy là ưu thế đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho ĐBSCL. Ngoài việc phải giải quyết đủ mớn nước cho các tầu trọng tải lớn vào sông Hậu còn phải đầu tư tăng cường tốc độ bốc xếp của các cảng, hạ giá thành để cạnh tranh với các nơi khác. Đối với cửa Định An, biện pháp nạo vét cửa sông, lợi dụng đỉnh triều để cho tầu vào cảng Cần Thơ chỉ là giải pháp tình thế. Hiện nay, Chính phủ đang có giải pháp thực hiện đào kênh tắt Quan Chánh Bố để tránh cửa Định An. Nhiều nơi trên thế giới đã dùng giải pháp này. Ngay ở miền bắc để tránh sự bồi lấp ở sông Cấm, đã đào kênh tắt từ cảng Hải Phòng đến sông Nam Triệu, ngày nay đang nối sông Nam Triệu sang sông Tranh ở cửa Lạch Huyện. Đối với dự án kênh tắt Quan Chánh Bố ở sông Hậu cần nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản, khống chế cửa sông bằng đê ngăn cát, giảm sóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

PV: Chiến lược phát triển và khai thác sử dụng nguồn nước sông Cửu Long có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nước nói chung. Xin ông cho biết ý kiến về vần đề nêu trên?

TVT: Đúng thế. Nhìn rộng hơn, lâu nay chúng ta bị động bởi vì vai trò của Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long thường vừa chậm, vừa yếu về chất lượng cho nên không làm tròn trách nhiệm của vai trò “nhạc trưởng” cho các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương. Cần phải thay đổi tư duy về phương pháp luận và cách tiếp cận làm chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng. Chính phủ nhiệm kỳ mới cần tổ chức lại công tác quản lý lưu vực sông của 2 Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên nền tảng của mối quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chúng ta ở hạ lưu sông Cửu Long, phải hứng chịu mọi tác động ở thượng lưu cả về số lượng và chất lượng nước. Phải đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về việc sử dụng nguồn nước sông Cửu Long một cách vững bền. Xu thế, dân số các nước trong lưu vực sông Cửu Long ngày càng tăng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm cho nên trong quy hoạch của các ngành phải có các giải pháp chủ động bằng cả công trình và phi công trình với các lộ trình cụ thể vì cuộc sống của nhân dân.

PV: Xin cám ơn ông
ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng nặng từ các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông
Hôm qua, tại cuộc tọa đàm “Thủy điện dòng chính sông Mê Kông dưới góc nhìn phát triển bền vững”, TS Nguyễn Huy Hoạch (Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1) cho biết, Lào và Campuchia đã có kế hoạch xây dựng 12 công trình thủy điện bậc thang trên dòng chính của sông Mê Kông.

Theo ông Hoạch, các hồ thủy điện trên dòng chính Mê Kông nằm ở đất Lào và Campuchia sẽ giữ lại 25% lượng phù sa, làm giảm độ phì nhiêu và dinh dưỡng của khoảng 2,3 - 2,8 triệu ha đất nông nghiệp chủ yếu của Campuchia và VN, trong đó lượng phù sa về ĐBSCL sẽ giảm từ 26 triệu tấn/năm hiện nay xuống còn 7 triệu tấn/năm.

Các đập thủy điện này cũng làm chậm lũ vào mùa mưa và gia tăng sự khô cạn nguồn nước trong mùa khô ở khu vực hạ lưu. Chuyên gia về tài nguyên nước, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết thêm, phù sa bị giữ lại sẽ khiến lượng trầm tích bồi lắng cho đuôi các cửa sông và bán đảo Cà Mau giảm đi đáng kể, xói lở các đê cửa sông và ven biển sẽ nghiêm trọng hơn…

Kỳ vọng về con đường nối liền ba nước

TT - Sáng 14-5 tại xã Bình An (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng tuyến đường tránh Rạch Giá và Minh Lương - Thứ Bảy.

Đây là dự án nằm trong tuyến đường hành lang ven biển phía Nam nối liền Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, mở ra nhiều cơ hội lớn lao về phát triển kinh tế biển, xuất khẩu, du lịch, tăng thu nhập và việc làm cho người dân khu vực này.

Cầu Tô Châu (Hà Tiên), nơi con đường ven biển sẽ đi qua - Ảnh: V.Cường

Từ trên xuống: Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, nơi tuyến đường đi qua. Biển Hà Tiên. Phà Tắc Cậu (Xẻo Rô) sẽ được thay thế bằng hai cây cầu là Cái Lớn, Cái Bé thuộc xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) - Ảnh: N.C.T. - V.Cường - T.Thắng - Đồ họa: V.Cường

- Tuyến tránh TP Rạch Giá dài trên 20km, phần đường 17km và xây dựng mới 22 cầu với tổng chiều dài hơn 3km, trong đó có hai nút giao Rạch Giá và Cái Sắn.

- Tuyến Minh Lương - Thứ Bảy dài 22,8km. Phần đường dài hơn 20km, phần cầu dài 1,9km. Trong đó xây dựng mới hai cầu quan trọng là Cái Lớn, Cái Bé. Hai cây cầu này dài 1.238m (trong đó cầu Cái Lớn dài 719m).

Dự kiến thời gian thi công cả hai dự án này khoảng ba năm.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đây là hai dự án thành phần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt là đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở các địa phương vùng ven biển phía tây bao gồm hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Đây cũng là dự án nằm trong tuyến hành lang đông tây nối liền các nước ASEAN.

“Ước mơ ngàn đời của người dân”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Hai dự án thành phần khởi công hôm nay khi hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng. Chẳng hạn tuyến tránh TP Rạch Giá sẽ giúp TP mở ra không gian rộng, thuận lợi để đầu tư, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Còn tuyến Minh Lương - Thứ Bảy khi hoàn thành sẽ hiện thực ước mơ ngàn đời của người dân là qua sông Cái Lớn, Cái Bé mà không phải lụy đò”.

Do tính chất quan trọng của dự án nên Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị thi công, tư vấn thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký. Địa phương có dự án đi qua bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Là một người gắn bó với vùng đất U Minh Thượng, khi nghe tin xây dựng hai cây cầu nối liền sông Cái Lớn và Cái Bé, bà Nguyễn Thị Lệ - cán bộ hưu trí - xúc động nói: “Tôi rất mừng vì hai cây cầu này sẽ góp phần khai phá vùng đất U Minh Thượng vốn còn nhiều khó khăn”.

8 năm chuẩn bị

Ông Dương Tuấn Minh - tổng giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận - cho biết tuyến đường này là dự án thuộc chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng nhằm mục tiêu thiết lập tuyến đường bộ quốc tế nối các khu vực kinh tế quan trọng của ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Dự án có điểm đầu từ Bangkok (Thái Lan) qua Campuchia và kết thúc tại TP Cà Mau với tổng chiều dài 950km. Đoạn đi qua Việt Nam dài khoảng 217km. Tổng mức đầu tư của dự án 398 triệu USD (8.159 tỉ đồng) sử dụng nguồn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển châu Á, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án được bắt đầu nghiên cứu vào năm 2003, sau thời gian chuẩn bị gần tám năm, các đoạn tuyến của dự án thuộc giai đoạn 1 đã được triển khai xây dựng.

Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ tạo điều kiện cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa trong khu vực thuận lợi hơn. Trong đó, mở ra hướng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Hà Tiên với Campuchia. Tuyến đường sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế biển, giúp xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng ven biển thuộc bán đảo Cà Mau. Đây là vùng từ trước tới nay chưa có trục giao thông đường bộ chính.

Theo ông Minh, cùng với các công trình đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương và các cầu Cần Thơ, Rạch Miễu, các tuyến đường nam sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, dự án đường hành lang ven biển phía Nam khi hoàn thành sẽ hình thành một hệ thống giao thông đường bộ thông suốt, tạo điều kiện cho ĐBSCL cất cánh.

Cải thiện thu nhập cho người dân ĐBSCL

Theo TS Nguyễn Văn Sánh - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, do giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa, tiếp cận thị trường, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khai thác tài nguyên... các nước nằm trong tiểu vùng sông Mekong như Thái Lan, Campuchia và Việt Nam rất chú tâm phát triển giao thông liên quốc gia, nối liền các tỉnh ven biển của từng nước để cùng phát triển.

“Theo tôi, sau khi tuyến đường này hoàn thành và hòa vào mạng lưới giao thông toàn vùng sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL. Đặc biệt, khu vực nông thôn sẽ phát triển nhanh hơn, giá bán nông sản sẽ tăng cao do giao thông phát triển. Kinh tế - thương mại nông thôn phát triển sẽ kéo theo cơ hội tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm cho hơn 70% dân số của vùng” - ông Sánh nói.

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển ĐôngViệt Nam.
Cảnh sông Mêkông trước hoàng hôn tại biên giới Lào-Thái Lan

Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu ). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao dộng cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canh tác ruộng lúa ngập cho nhiều vùng rộng lớn.

Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò diều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển Hồ".

Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) và nhánh bắc (Dzakar chu). Nhánh tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m - kinh tuyến đông 94°41'44", vĩ tuyến bắc 33°42'41", gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, một phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc đồng lúc phái đoàn Pháp, do M. Peissel cầm đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mụch đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông Mê Kông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc nhánh bắc. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km đến 4.850 km.

Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc (扎曲; bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là Lan Thương Giang trong tiếng Hán (瀾滄江; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts'ang Chiang), có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (扎曲; bính âm: Áng Qū) ở gần Xương Đô (昌都; bính âm: Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển.

Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông.

Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Làongười Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Ngoài ra một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên, đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốn thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mê Kông ở BanChum. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.

Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.

http://www.traveltovietnam.info/Upload/Vietnam-tours/Mekong-River_23712199_Mekong%20River.jpgTại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn). Vùng nước chảy xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp.

Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.

http://www.mekongdeltavietnamtours.com/Image/vietnam%20mekong%20river%20to%20can%20tho%20and%20cai%20be%20from%20ho%20chi%20minh%20along%203%20days%20bassac%20cruise.jpgLịch sử

Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.

Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm 1540; bản đồ của người châu Âu năm 1563 có vẽ lại con sông này, mặc dù chỉ có một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ. Sự quan tâm của người châu Âu không có chung mục đích: những người Tây Ban Nhangười Bồ Đào Nha chỉ thực hiện những cuộc thám hiểm nhằm mục đích truyền giáobuôn bán, trong khi đó người Hà Lan Gerrit van Wuysthoff đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến tận Viêng Chăn (1641-1642).

Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm 1861 và áp đặt sự bảo hộ Campuchia năm 1863.

Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên diễn ra năm 1866-1868 bởi người Pháp là Ernest Doudard de LagréeFrancis Garnier. Họ đã phát hiện ra rằng Mê Kông có quá nhiều thác nước và những chỗ chảy xiết để có thể coi là có lợi trong giao thông thủy.

Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Điều này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can thiệp vào khu vực.

Sau Chiến tranh Việt Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt NamTrung Quốc khi đó đã hạn chế sự hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay các bên đã xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này.

http://www.top-things-to-do.com/asia/mekong-river.jpgCác vấn đề

Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập điền củng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên...".

http://avietnamtravel.com/Upload/Tour/1142008134621_MekongRiverLifeVinhLong.jpgCó hai vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết. Một loạt các đập đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập Pak Mun tại Thái Lan. Nó bị công kích dữ dội do chi phí cao cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường và tới cuộc sống của những khu dân cư chịu ảnh hưởng.

http://old.japanfocus.org/images/UserFiles/Image/2774.navarro.earthquakelakes/3g.jjpg.jpgNgười Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn thành các đập tại Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), đang tiến hành xây đập Tiểu Loan (小湾 Xiaowan) và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Người ta lo ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu. Sự giảm đi của các dao động mức nước theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tông-lê SápBiển Hồ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgJkdzA_raIl0-1qtBII4RYqSGbUWfdNYzAwv3gpHzrc-7E5lypz1gge456Wpk7qYPcJzBCDnVrNn3VPkFbYgPBC1MPXKnDdtFdrG1JLg89geuUtKcsSCh0O-HlalkmdKWCff-HRvG9sWVA/s400/three-gorges-dam-aerial.jpgCác chính phủ Lào và Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số người phản đối. Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nguồn cá.

Các động vật quý hiếm

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund - WWF) cho biết các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối) và cá hồi ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Đặc biệt, sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất phát triển ở đây.

Zed Hogan, phụ trách dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là "độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng". Theo Hogan, khi nghiên cứu cá úc khổng lồ ở sông Mê Kông, Campuchia, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự di chuyển của cá với hy vọng hiểu thêm về hướng di trú của chúng và nguyên nhân chúng bị chết. Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi chúng cư trú.

Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thế giới. Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua.

Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voitê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai".

SÔNG CỬU LONG,

TRƯỜNG GIANG VẠN DẶM

HỨA HOÀNH

Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng,

Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em

(Ca Dao)

Nhiều du khách mới đến Việt Nam, đứng trên lầu khách sạn Caravelle hay Majestic, nhìn ra bến Bạch Đằng, thấy tàu bè san sát, tưởng rằng đó là sông Mê Kông. Thực ra, sông Mê Kông không có một chi lưu nào chảy ngang qua thủ đô Sài Gòn cả. Trước bến Bạch Đằng là sông Sài Gòn, một phụ lưu của sông Đồng Nai. Đứng hàng thứ 7 trên thế giới về chiều dài và sức mạnh phi thường, sông Cửu Long là một loại "trường giang vạn dặm" của nước ta. Phát nguyên từ vùng cao nguyên quanh năm giá buốt Hi Mã Lạp Sơn, nguồn sông Cửu Long chảy xiết qua các ghềnh đá, các hẻm vực cheo leo của châu Đại Lý bên Vân Nam Trung Quốc, rồi qua nội địa nước lào, ngoằn ngoèo như con rắn vĩ đại dài khoảng 1200 dặm. Tới đây dòng sông Cửu Long trở thành sông mẹ chung cho bốn nước: Lào, Thái, Cam-pu-chia và Việt Nam, mỗi nơi có khoác một tên bản xứ khác nhau. Tại Lào gọi là sông Nâm Khoong. Đến Thái Lan được gọi là Mae Khong. Từ đó, người Pháp phiên âm lại là Mékong (Mê Kông). Vào lãnh thổ Cam-pu-chia gần thác Khône vĩ đại, sông Mê Kông chảy vào nội địa xứ chùa Tháp, rồi chia làm hai nhánh:

- Sông Tonlé Sap đổ vào Biển Hồ, có công dụng như một hồ chứa nước nhân tạo, để điều hòa mực nước giữa hai mùa mưa nắng.

- Một nhánh ngoặc về phía Đông, chảy vào Nam Việt trước khi ra bể cả. Đây cũng là con đường lưu thông huyết mạch của nước Cam-pu-chia trước khi có hải cảng Kom-pong-som (Sihanouk Ville).

* CỬU LONG, RỒNG VÀNG CHÍN KHÚC CỦA MIỀN NAM

Từ trên cao nhìn xuống, sông Cửu Long long lanh như một dải lụa, quanh co uốn khúc chảy ra bể Đông. Rời lãnh thổ Cam-pu-chia, sông Cửu Long chia ra làm hai nhánh xâm nhập nội địa nước ta:

- Nhánh Tiền Giang:

Là một loại sông ngòi cổ, lòng sông cạn, nhiều cát, khúc khuỷu với các cù lao trù phú, chảy qua các thị trấn Tân Châu, Hồng Ngư, ngã ba Chợ Vàm, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, rồi đổ vào biển Đông bằng 6 cửa:

* Cửa Tiểu, hay Vàm Láng, làng Thới Thuận, Gò Công.

* Cửa Đại, thuộc quận Bình Đại Bến Tre, với quận lỵ án ngữ bên hữu ngạn.

* Cửa Ba Lai, một thoát lưu nhỏ chảy qua cầu Chẹt Sậy, Bến Tre.

* Cửa Hàm Luông, còn gọi là Giồng Luông, hay Hàm Long, rất rộng. Khi thủy triều lên, đứng bên bờ bên này không nhìn thấy bên kia, vì nó nhận nước từ các chi lưu Chợ Lách, Cái Mơn, Hàm Lòng đổ qua.

* Cửa Cổ Chiên, do sông Cổ Chiên cháy từ tỉnh lỵ Vĩnh Long, qua cù lao Quới Thiện, Rạch Bàng, Trà Vinh... đổ ra bể. Hai bên bờ và trên những cù lao có vô số những cây bần, sách xưa gọi là cây thủy liễu.

* Cửa Cung Hậu.

- Nhánh Hậu Giang:

Người Pháp gọi là sông Bassac, thuộc loại sông trẻ, dòng sông thằng, ít phù sa, nước chảy xiết, đổ ngang qua Châu Đốc, Long Xuyên, Thốt Nốt, Ô Môn, Cần Thơ, rồi chảy ra Đại Ngải, cù lao Dung, rẽ dòng làm hai nhánh thoát ra biển: cửa Đinh An và cửa Bassac. Nơi đây dòng sông sâu rộng, tàu

bè ra vào dễ dàng thủ phủ miền Tây (Cần Thơ). Cuối cùng, có một thoát lưu rất nhỏ, bề ngang hơn 100m, chảy qua Cổ Cò, đổ ra cửa Mỹ Thanh (hay Tranh Đề). Theo nhà kinh tế hậu chiến Lilienthal Hoa Kỳ thì sông Mê Kông "đổ ra một lưu lượng gấp 6 lần sông Nile, có thể sản xuất một số điện lực khổng lồ, giá rẻ để làm phát triển kỹ nghệ mới như luyện nhôm, các quặng mỏ, và sau cùng có thể mang ánh sáng đến các nơi xa xôi tận Mã Lai Á và Singapore. Thật ra, sông Cửu Long chỉ có 8 cửa mà thôi, cửa Tranh Đề chỉ là một thoát lưu phụ, không đáng kể. Một ký giả Mỹ viết trong tạp chí National Geographic: "Lúc ở VN, ông đã dùng trực thăng bay qua bay lại cửa sông Cửu Long nhiều lần, để kiểm chứng lại sông này có 9 cửa, nhưng không lần nào ông đếm được 9 cửa như sách địa lý đã nói. Ông chỉ tìm ra được 8 cửa mà thôi" (Không có cửa Tranh Đề). Theo cụ Nguyễn Văn Vực năm nay 62 tuổi, nguyên là Chánh Sự Vụ Sở Thông Tin Đô Thành dưới thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã cho biết rằng: "Chính ông Trịnh Hoài Đức đã đặt tên sông

này là sông Cửu Long trong Gia Định Thành Thông Chí, có nghĩa là 9 con rồng. Con số 9 là một tín ngưỡng đặc biệt của dân miền Nam, cũng như con số 7. (Người ta thường nới núi Thất Sơn, nhưng thật ra có hơn 7 ngọn núi). Ý nghĩa số 9 biểu trưng cho số cực đại của hào dương trong dịch lý. So 9 chỉ hào dương lên tột đinh, tượng trưng sự thịnh vượng.

Cũng như sông Danube bên Âu Châu, Cửu Long là một con sông quốc tế, bị chi phối bởi quyền lợi của những quốc gia mà nó chảy qua. Chẳng hạn như ở miền hạ lưu (Nam VN), muốn bắc một cây cầu qua bến phà Mỹ Thuận, hay Cần Thơ, cần có sự đồng ý của Cam-pu-chia, vì nếu cầu này xây thấp quá sẽ làm cản trở tàu bè của họ lưu thông. Đối với bốn quốc gia nằm trong lưu vực sông Cửu Long, thừa hưởng được nguồn tài nguyên vô tận: nước tưới. Lưu vực sông Cửu Long rộng độ 236,000 dặm vuông, một vựa lúa thơm ngon, nước trong, gạo trắng, đã nuôi sống hơn 40 triệu dân của bốn nước Thái, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. Ngoài tư cách một phúc thần mang lại sự thịnh vượng chung cho bốn xứ, sông Cửu Long có những lúc thịnh nộ giữa những cơn nước lũ tháng 10, cuồn cuộn nước phù sa. Đến mùa nắng, dòng sông hẹp lại, nước chảy hòa hoãn lờ đờ, nhất là khoảng từ Paksé trở lên Mường Luồng (thủ đô Luang Prabang):

"Nhờ nước chảy êm, nên con tàu kéo theo mấy chiếc thuyền chở cả mấy chục chiếc xe hơi mà đi khá nhẹ nhàng. Ngồi trên tàu, nhìn ra hai bên bờ, cây cối xanh tươi bên này là nước Lào, bên kia là Thái Lan, lâu lâu có một vài người làm ruộng gần bờ sông, ở quãng trống không có rừng..."

(Bài Đem Xuống Tuyền Đài của Minh Lãng)

Từ tháng 9 đến tháng 10, khi mùa mưa đến, dòng sông mở rộng ra, có nơi đến 10 km, nước sông dâng lên ngập các khu rừng già ở Miên, Lào, liếm các cột nhà sàn. Điều này cũng giải thích tại sao dân chúng Long Xuyên, Châu Đốc thích ở nhà sàn. Đến tháng 11, khi mùa mưa dứt, sông Cửu Long lại hồi sinh. Ngay trước khi nước rút, dân chúng ở hai bên bờ sông dẫn nước tưới vào ruộng, để nuôi sống cây mạ non mềm mại, và họ cầu mong cho nước ấy đừng bốc hơi trước khi hoa màu chín.

Mùa hè ở Cam-pu-chia nắng chang chang như thiêu đốt, dòng sông trở nên hẹp, để lộ ra nhiều bãi cát. Nước sông Cửu Long uể oải chậm chạp qua những dòng sông uốn khúc lồi lõm. Cùng với phụ lưu của nó, sông Tonlé Sap đã mất đi sức mạnh, không còn cuồn cuộn mang phù sa ra bể như trước nữa. Đến dây, sông Cửu Long đã có thủy triều chảy ra chảy vào. Đối với miền Nam, sông Cửu Long mang đến nhiều lợi ích phi thường. Nó đem phú túc thịnh vượng cho những miền nằm trong lưu vực hai con sông Tiền và Hậu. Sông Cửu Long mang đến phù sa, nước ngọt, tưới ruộng vườn cho cây trái sanh sôi nay nở, cho mạ non xanh tốt, cho lúa sai oằn. Một nguồn lợi khác rất đáng kể đó là cá tôm phong phú, đặc biệt vùng Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngư... hứng trọn nước Biển Hồ đổ xuống. Dòng sông đã mang lại ấm no, đời sống lạc quan cho thôn xóm ven bờ như Cao Lãnh, Nha Mân, Cái Mơn, Cái Bè:

Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh.

Gái nào bảnh bàng gái Tân Châu

Anh thương em chẳng nệ sang nghèo...

(Ca dao)

Có sống về nông nghiệp mới biết sự quý báu và cần thiết của nước tưới, mà sông Cửu Long đã mang lại cho dân chúng miền Nam một nguồn lợi thiên nhiên vô tận. Giới nông dân có câu: “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”. Lúc ở Philippines, tôi có dịp đi chung xe với một bà y tá người Phi tên Laniel, đã từng qua VN, sống ở Mỹ Tho, Tây Ninh... Bà kể rằng: "Đất nước anh may mắn hơn đất nước chúng tôi (dĩ nhiên nếu không có CS) vì ở đây chúng tôi thiếu nước, cho nên trái xoài trái dừa ở Phi ăn không ngon bàng xoài cát và dừa xiêm ở Mỹ Tho. Cũng như trái sầu riêng, trái bon bon, trái chôm chôm, là những trái cây rất quý, rất đặc biệt. Tôi đã từng ở Pénang, Singapore, đã từng thưởng thức những món ấy, nhưng trái cây ở miền Nam (VN) rất độc đáo”.

Điều đó rất đúng. Các loại chôm chôm Java, bòn bon, sầu riêng là những trái cây miền nhiệt đới, gốc từ Nam Dương, Mã Lai, Singapore du nhập vào Việt Nam. Theo nhiều bậc kỳ lão ở Chợ Lách, Cái Mơn, Cái Nhum kể lại rằng các loại trái cây vừa nêu trên do chính nhà bác học Trương Vĩnh Ký, quê ở xã Vĩnh Thành Cái Mơn đem về, nhân các chuyến đi lại giữa Nam Kỳ và Pénang của các cố dạo. Hồi còn nhỏ, tôi được nghe thân phụ kể lại rằng trái sầu riêng trong vườn chúng tôi, gây giống từ loại sầu riêng đặc biệt của Singapore, nên khi chín rụng xuống, thì lắc nó kêu “xục xạc” nên còn gọi là sầu riêng “xục xạc Singapore”.

Sở dĩ trái cây miền Nam ngon ngọt, hương vị độc đáo khó quên là nhờ phù sa nước tưới của sông Cửu Long, mà những nơi khác không có được trừ Thái Lan, chung dòng sông mẹ. Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực đa diện, đặc biệt nổi tiếng với trái cây nhiệt đới, như chôm chôm tróc java, Cái Mơn, cam quýt, sầu riêng Cái Bè, Sa Đéc Nha Mân, Phong Điền, vú sữa Vĩnh Kim (Sầm Giang). Vùng Mỹ Tho, Sa Đéc, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Cần Thơ... là địa đàng của miền Nam, nhờ phù sa màu mỡ của sông Cửu Long bồi đắp hàng năm. Không giong như những sông khác, sông Cửu Long không cần phải đắp đê ở hai bên bờ. Mỗi năm đến mùa nước nổi tháng 10 âm lịch, phù sa tràn vào ruộng. Lúc nước rút đi để lại một lớp bùn non, là phân bón cho ruộng vườn, cây trái, tạo ra một khu vực trù phú độc đáo ở hạ lưu sông Cửu Long. Nơi đây dân chúng sống thong dong, nhàn hạ, nếu có một mẫu vườn, vài công ruộng.

Phong cảnh ở miền đồng bằng sông Cửu Long cũng rất êm đềm thơ mộng, đã làm say mê, quyến rũ các du khách từ nơi xa đến... Ngược dòng Tiền Giang, qua Mỹ Tho, Sa Đéc, Cao Lãnh, Tân Châu, Hồng Ngự... hai bên bờ cây cối ruộng vườn xanh mướt quanh năm. Mùa nào cũng có trái cây chín. Nếu nhàn nhã, mời bạn làm một cuộc du lịch bằng ghe, lênh đênh trên sông nước để quan sát cảnh vật và đời sống của người dân quê. Từ miền cửa Đại, với vườn dừa bát ngát nằm bên những cồn phù sa như Cồn Cống, Cồn Bà, Cồn Ong, Cồn Cô, Cồn Cậu chảy dọc theo dòng sông cho đến Mỹ Tho. Hai bên bờ cây cối sai oằn, nặng trĩu những dừa, những chuối, những cam quýt, bưởi, mận, xoài, Cù Lao Rồng, còn gọi là Cồn Rồng, nằm đối diện với chợ cũ Mỹ Tho, trước kia làm nơi sống riêng cho người cùi, và cũng là nơi Thủ Khoa Huân bị hành quyết cuối thế kỷ 19. Cồn Phụng, nằm án ngữ trước phà Rạch Miễu đi Tân Thạch, thánh địa của Ông Đạo Dừa, với nhiều kiến trúc độc đáo. Lên phía trên, ta qua cù lao Tân Phong nổi tiếng với ốc gạo ngon đặc biệt. Sau đây là đoạn tả cảnh du lịch trên sông Cửu Long của Phạm Quỳnh mấy mươi năm trước:

“Nhưng thật ra đi trên sông Mê Kông mà không ngờ là sông Mê Kông, lắm khi tưởng ở trong cái kênh, cái lạch nào, không mấy lúc có cảm giác ở giữa chốn tràng giang. Vì trong khoảng từ Mỹ Tho lên Châu Đốc, trong sông đầy những cù lao cùng bãi cát, nhiều nơi to rộng lắm, từng làng từng tổng ở vừa, đầy những cây cỏ um tùm, chật mát cả lòng sông, cho nên coi hẹp đi”.

Theo nhánh sông Cổ Chiên từ Vĩnh Long lên, thì mỗi cù lao, mỗi cồn là những vườn cây ăn trái sum suê, dân cư trù phú, tám tiết có cây thạnh mậu. Nào cù lao Quới Thiện (còn gọi là cù lao Dài, hay cù lao Năm Thôn), cồn Phú Đa, cù lao An Thành, cồn Chọi (Sa Đéc) đâu đâu cũng nhà cửa, ruộng vườn san sát, nhà sàn, nhà gạch mái ngói ẩn hiện trong các vườn cây xanh tươi. Cồn thì nhỏ hơn cù lao, là một loại đất bồi mới nổi lên khỏi mặt nước, do phù sa tạo lập nên, do đó trồng trọt rất tốt. Nơi đây người ta làm "bờ bao" để trồng chôm chôm, xoài cát. Danh từ bờ bao mới xuất hiện độ hơn 10 năm nay, do sáng kiến của nhà vườn miền Nam. Vì là đất tân bồi còn thấp ngang mặt nước, hay có nơi thấp hơn mặt nước, khi nước rộng cao tháng 10, nên người ta phải đắp bờ bao xung quanh, chớ không đợi cho phù sa bồi đắp cao lên, phải mất vài chục năm nữa, cho đến cả

thế kỷ. Đấy là một sáng kiến độc đáo, mang lại lợi tức sớm cho nhà vườn. Chôm chôm bờ bao ở Tân Phong rất nổi tiếng, bán được giá ở thị trường. Còn xoài cát sầu riêng bờ bao đặc sắc, đã mang lại một nguồn lợi lớn, làm giàu cho chủ vườn sau một thời gian ngắn. Họ trồng xoài tháp, mận chiết, độ ba năm thu huê lợi, trong khi đó xen kẽ các loại cây mắc tiền hơn như cam quýt. Ngày nay, dân "bờ bao" đi ghe gắn máy dầu, ở nhà gạch, có đời sống vật chất phong phú. Nhà nào cũng có TV, Radio Cassette để nghe hát cải lương. Mot nguồn lợi đặc biệt khác là các vườn dừa ở Bến Tre. Việt Nam có những vườn dừa khá lớn như ở Hiệp Mỹ (Phan Rang), Tam Quan, Bồng Sơn, nhưng so với Bến Tre nào có thấm gì.

Ở đây dừa được trồng ngay ngắn trên liếp, dưới là mương nước ăn thông với mương cái, chảy ra sông, rạch. Kinh nghiệm chủ vườn cho biết dừa khô chỉ rụng về đêm khi nhiệt độ xuống thấp do đó giảm mức nguy hiểm cho người làm vườn. Đến kỳ thu hoạch, người ta dùng cù móc, hoặc cho người leo lên giựt từng quày dừa cho rụng xuống mương. Xuống nước, dừa khô nổi, do đó, dễ gom lại một chỗ lột vỏ rồi bán. Cái dừa dùng làm xà bông, mỹ phẩm, dầu ăn và làm bánh, là một nguồn ngoại tệ rất lớn. Ngày nay, cộng sản vào "quản lý" tất cả. Họ đánh thuế từng gốc dừa. Khi bẻ xuống nó thu mua, và đánh thuế một lần nữa. Dân chúng miền Nam nói rằng nhà nước đánh thuế từ gốc tới ngọn. Cây dừa rất quý, tất cả mọi thứ đều có công dụng trong đời sống hằng ngày của dân quê. Cây dừa thuộc "diện quản lý", chủ nhà muốn đốn dừa lão (lâu năm) phải làm đơn xin phép. Chở đi xa quá 3 trái dứa khô bị tịch thu. Ngày nay chủ vườn dừa ở miền Nam chi còn làm chủ lá dứa và tàu dừa để làm củi chụm mà thôi.

* NHIỀU DỰ ÁN QUỐC TẾ BIẾN LƯU VỰC SÔNG CỬU LONG THÀNH TRÙ PHÚ

Dưới sự bảo trợ của LHQ, nhiều dự án xây dựng đập nước để dẫn thủy nhập điền, làm nhà máy thủy điện và thuần hóa dòng sông mãnh liệt này rất tốn kém. No là một dự án quốc tế, mang đến lợi ích đa diện cho nhiều quốc gia nó chảy qua. Để xây dựng từng giai đoạn, người ta phải mất từ 30 đến 50 năm, có khi cả trăm năm, và phải chi tiêu khoảng 12 tỉ đô la, để biến 1200 dặm vuông lưu vực sông Cửu Long (phía Lào và Thái) trở thành một dòng sông trật tự, thúc đẩy khu vực nghèo đói và chậm tiến này đi đến một giai đoạn ổn định kinh tế và phát triển.

Theo lời của cựu Tổng Thư Ký LHQ tuyên bố: "Dự án sông Cửu Long chắc chắn sẽ là một trong những thành quả lớn lao nhất của LHQ. Trụ sở Ủy ban sông Cửu Long đặt ở Bangkok đã đưa ra lời kêu gọi trợ giúp cho bốn nước được hưởng quyền lợi dự án này. Người Úc đã san phẳng địa điểm để làm đập trên một phụ lưu của sông Cửu Long. Tân Tây Lan tặng các thuyền máy đẽ cho các chuyên viên đi lại trên những vị trí xa xôi của chương trình. Ba Tư cung cấp đầu. Do Thái trang bị kiến thức cho các nông trại ở Lào, và giúp các nông dân biết cách dẫn thủy nhập điền vào đất ruộng khô cằn của họ.

Tinh thần của sông Cửu Long rất hay lây. Thái Lan cung cấp xi măng cũng như điện lực xây dựng đập Nậm Ngụm trên căn bản hứa hẹn sau khi hoàn thành, Lào sẽ bồi hoàn bằng số Kwatt /giờ cho Thái. Tương tự Cam-pu-chia cũng ủng hộ cho việc bắc cầu qua sông Cửu Long, không phải cho nước họ mà cho miền Nam Việt Nam.

Ngay cả cộng sản cũng thấy lợi ích của việc này. Hà Nội đã thấy được điện lực hữu ích cho kỹ nghệ, và đã mách nước tại hội nghị Ba Lê sẵn sàng tham dự”.\

No comments:

Post a Comment