Thursday, September 22, 2011

Kỹ thuật cây cảnh(3)

Cây cảnh là một loại cây trồng. Trồng cây cảnh, trước hết phải biết về nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây trồng. Giống, đất, nước, khí hậu... ảnh hưởng tới cây trồng. Ngoài ra cây cảnh có những yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác.

http://img4.realsimple.com/images/home-organizing/gardening/0203/garden-tools_300.jpghttp://www.flowers-like-people.com/wp-content/uploads/2011/06/45876_garden_tools__gardening__trowel__rake__diy_tools__pruning_shears.jpg

Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
* Cách làm cho gốc cây lộ ra:
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.

Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.

* Phương pháp đổ chậu:

Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.

Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.

*Tạo ra vết chai:
Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi. Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.
Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.
Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.

Đa và sung là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.

Image

Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
Image

Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Image- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.



- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa
+ Cát tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành

Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành
Chiết cành

Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.

Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.

Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.
* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.

Tạo hình trong chậu

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.
Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.
Dụng cụ làm vườn:

http://cyberalsow.tk/img/hand450/31.jpghttp://www.okokchina.com/Files/uppic14/garden%20tools_%20garden%20shears%20and%20hand%20tools909.jpg


http://images.plant-care.com/cultivating-hand-tools-1.jpghttp://images.plant-care.com/cultivating-hand-tools-2.jpg
Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.
Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.

*Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh.
Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:
*Sử dụng các chất ức chế thực vật
*Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.
Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng
*Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và mãi mãi không cần sang chậu.

Vườn đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một lối đi đá, tường đá hay bờ suối đá. Trong các vườn phương Đông, đá đóng vai trò quan trọng, là bộ khung, xương sống, nền tảng của khu vườn.

Vườn đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một lối đi đá, tường đá hay bờ suối đá. Trong các vườn phương Đông, đá đóng vai trò quan trọng, là bộ khung, xương sống, nền tảng của khu vườn.

Image

Vườn đá có thể gợi khung cảnh núi cao, thác nước, sông suối, biển cả… Tùy loại khung cảnh để chọn chất liệu đá và bố trí cây cỏ cho phù hợp. Núi cao dùng đá khối và cây bon sai hoặc cây cao. Thác nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi. Suối nhỏ dùng sỏi cuội kết hợp cây thủy sinh như lau, sậy, thủy trúc. Biển cả dùng đá khối, đá tảng kết hợp sỏi giả sóng, rêu hoặc cây bụi nhỏ.
Muốn có một vườn đá như ý, bạn cần chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt xù xì, góc cạnh gồ ghề, có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị. Đá lấy ở địa phương hoặc những vùng lân cận thường dễ dàng hòa hợp với phong cảnh thiên nhiên.

Nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi.

Image

Khi tính toán bố trí đá cho khu vườn, bạn cần lưu ý, đá thường được đặt thành nhóm chứ ít khi nằm riêng lẻ. Một nhóm đá cũng thường ít khi đứng một mình trong khu vườn. Đá thường được kết hợp với cây cỏ. Trên thực tế, đôi khi cây cối góp phần định dạng hay tăng thêm hình dáng của những tảng đá kế cận.

Đá dẹt tạo lối đi.

Image

Với những nhóm đá đặc biệt được bố trí một nơi đặc biệt trong khu vườn thì cần phải dùng thuần một loại đá để tạo cảm đó là những tảng đá có sẵn từ trước. Nếu có nhiều tảng chồng lên nhau thì phải bố trí sao trông chúng có vẻ ăn khớp tự nhiên cho dù chúng tỏa ra nhiều hướng đi chăng nữa. Đá dùng để làm lòng suối khô có thể trông khác nhau một cách hợp lý và phải hòa hợp với khu vườn. Không bao giờ để đá lộ hẳn trên mặt đất, phải chôn chúng sâu ở mức độ cần thiết để chúng có thể thể hiện được vẻ vững chãi. Việc dùng những tảng đá nhỏ và cây trồng chung quanh chân đá sẽ càng làm tăng thêm vẻ chắc chắn.

Cân nhắc nét đặc trưng của khu vườn cùng tầm vóc của nó để chọn đá thích hợp. Một hay hai tảng đá khá lớn trong sân vườn sẽ tạo ấn tượng khu vườn lớn hơn thực tế. Tầm vóc của đá cũng quyết định kích cỡ của những chất liệu kề cận chúng. Muốn kiến tạo phong cảnh thành một cảnh quan đặc trưng phải dùng đá thích hợp.

Dùng đá dẹt làm thác.

Image

Với việc thi công đá, tùy thuộc vào khả năng thiết kế và thi công mà trông cảnh quan đá có được tự nhiên hay không. Nên bố trí vào một số vị trí thích hợp của vườn hơn là sử dụng chất liệu đá là chủ yếu để tạo phong cách vườn đá. Với một không gian không đủ rộng, nơi mà phong cách chủ đạo là vườn đá không thật sự thích hợp, một bức tường đá tự nhiên sẽ thành một nền đá lý tưởng cho các cây sống trên đá leo lên. Với một núi đá hoặc việc thể hiện một ý tưởng vườn đá bên đồi, hãy thử áp dụng ý tưởng tạo một số khối đá với phong cách giống nhau lặp lại ở một số vị trí. Phần cảnh quan này sẽ hỗ trợ cho việc hướng tầm mắt dẫn đến khu cảnh chính, ví dụ một núi đá với dòng suối chảy róc rách xuống một hồ thấp bên dưới chẳng hạn.

Vườn đá gợi khung cảnh núi cao của châu Âu

Image

Cần lưu ý khi chọn chất liệu đá. Đá để trưng bày dùng đá cuội, đá granite, đá hộc... Đá để trồng cây dùng đá thấm thủy. Hình dạng đá cũng phụ thuộc công năng. Đá xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thềm nước) kết hợp đá cuội cho thành suối, đá khối cho bờ suối; đá làm cầu lấy đá khối xây móng; đá dậm bước dùng đá dẹt.Những viên đá tưởng chừng vô tri vô giác nhưng lại chứa đựng khả năng cân bằng tính âm của các ao, hồ trong vườn, nếu bạn sắp xếp hợp lý. Đá trong vườn phải được đặt theo một vài nguyên tắc.

ImageNước mang lại sự tươi mát, thịnh vượng cho không gian sống. Tuy nhiên, những hồ nước tĩnh lặng lại là nơi tích tụ năng lượng âm. Các chuyên gia phong thủy tin rằng những viên đá, mang năng lượng dương, có khả năng cân bằng tính âm. Đồng thời, sự kết hợp giữa nước và đá còn phản ánh hình thể sông - núi ngoài thiên nhiên.




Để tạo sự cân bằng, bạn cần nắm vững một vài nguyên lý:

- Số lượng đá dùng trang trí phải luôn là số lẻ.

- Căn cứ theo hình dáng vân đá, bạn sẽ xác định được đúng chiều của từng tảng đá. Chú ý luôn đặt đá theo đúng chiều dựng đứng. Đặt một hòn đá dẹt, phẳng bên cạnh một hòn đá dựng đứng.- Không đặt đá có cạnh tròn trịa bên viên đá mẻ cạnh.

- Chôn sâu hòn đá xuống đất, lấp ít nhất là 1/3 thân đá.

- Nếu xếp đá thành hàng, hãy lấy viên đầu tiên làm chuẩn, xếp những viên tiếp theo thẳng hàng với viên chuẩn này.

- Chú ý giữ cho bề mặt đá luôn sạch, tránh để rêu, mốc ẩm ướt bám dày trên bề mặt, vì sẽ làm giảm năng lượng dương của viên đá.

Kinh nghiệm tôi đã chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

  • Nhấc (bứng) cây đang trồng ở chậu đất ra, tranh đứt, dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que tre lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
  • Các bạn dùng xi mang gắn tất cả nhwung viên đá quah bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
  • Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
  • Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua cá khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.
Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.

Chỉ cần tận dụng những khoảng nhỏ trong phòng khách, phòng ăn hay ban công là có thể tạo được những khoảng xanh lý tưởng. Cây xanh còn được dùng làm vách ngăn trang trí để phân chia không gian trong nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc chăm sóc những loại cây này.

Đại phú gia mang phú quý tài lộc đến nhà.

Image

Trong phòng khách, nên đặt cây xanh tại những góc khó trang trí như cạnh tủ TV để làm nhẹ cảm giác nặng nề. Có thể sắp xếp một góc riêng đặt những chậu cây xanh có độ cao thấp khác nhau. Trong phòng ăn, vị trí đặt cây xanh (xương rồng) phù hợp là trên kệ hoặc cạnh bồn rửa. Với cửa sổ, ban công có thể chơi cây treo hoặc sống đời, xương rồng.

Nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện thiếu sáng trong nhà để cây thích nghi dần với môi trường mới. Khi đem cây vào nhà cần rải một lớp sỏi trắng trên mặt chậu cảnh vừa để trang trí vừa phòng tránh muỗi. Nên dùng chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới dễ di chuyển và thoát nước tốt, tránh trồng các loại dây leo có phấn hoặc bụi ảnh hưởng đến hô hấp, tránh để cây xanh trong phòng ngủ, không tốt cho sức khỏe. Ngoài cây xanh, những loại hoa như lan ý, hồng môn, hòn ngọc viễn đông... với nhiều màu sắc là một lựa chọn tạo điểm nhấn sinh động cho ngôi nhà.Các cây xanh trồng trong nhà phát triển tốt như đại phú gia, đại liên thanh, bạch mã, thiết mộc lan, lan bạch chỉ (cây thấp), hồng môn, rệu đỏ, thiên thanh Nhật... Với những loại cây này tốn ít công sức và thời gian chăm sóc, xanh tươi quanh năm, nhất là vào mùa xuân, chỉ cần hai năm đảo đất một lần. Vị trí cầu thang ít ánh sáng bạn có thể chơi chậu chơi lá. Chậu cây nên có chiều cao từ 0,8 đến 1,2 m. Nếu muốn chơi hoa trong nhà thì bạn cần quan tâm đến việc đảo cây thường xuyên ra vị trí có nắng và có chậu cây thay thế để khoảng 1 -3 tháng đảo cây ra ngoài một lần. Khi đảo tránh đảo đột ngột, nên cho cây tiếp xúc từ từ với điều kiện ánh sáng mới.

Cây nên để chỗ có ánh sáng mặt trời.

Image

Để cây luôn xanh tốt trong nhà, bạn có thể dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day-light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như ngoài môi trường tự nhiên.

Trong phòng ăn nếu đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn rất nhiều, vì những màu sắc này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của bạn.

Cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.
Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…, cần ít nước, không phải tốn công chăm sóc nhiều, không cần nhiều ánh sáng...
Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Nơi cây “định cư”: Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.

Tiểu cảnh trong nhà

- Chọn cây: Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.

- Những điều nên tránh: Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.

- Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.

- Cây trong bếp: Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…

- Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.

- Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Non bộ và Tiểu cảnh

Image

Trong một không gian sống hiện đại, nhu cầu có một khu vườn ngày càng lớn. Dù là vườn rộng, một góc nhỏ, một tiểu cảnh hay chỉ đơn thuần là một cái cây đặt trong nhà đều đem đến cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên.Image

Tùy vào diện tích sân vườn, ý thích của chủ nhà để bài trí sân vườn theo các phong cách khác nhau. Để sân vườn tạo được cảm giác tự nhiên, với những mảnh vườn diện tích nhỏ thì bạn không nên tham nhiều hạng mục trang trí vì có thể làm nát khu vườn. Khi trang trí, nên nhờ các kiến trúc sư hiểu về phong thủy.
Theo phong thủy thì nước là một yếu tố rất quan trọng trong khu vườn. Nước tạo cảm giác mát mẻ, sinh sôi. Nước còn giúp điều hòa khí hậu cho khu vườn, tạo độ ẩm, làm giảm nhiệt độ vì sự bốc hơi. Hồ nước trong vườn cũng tạo ra thay đổi trong cốt đất, những vật nuôi dưới nước như cá cảnh, rùa... kết hợp với cây nước (thủy trúc) làm cho khu vườn thêm sức sống, sinh động.

Image

Tiểu cảnh nước trong vườn theo phong cách châu Âu và châu Á có nhiều điểm khác nhau. Người châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Người châu Âu thường sử dụng mặt nước động, đài phun nước, thác để tạo điểm nhấn cho vườn.

Chơi lan:
Phong lan là gì? Có nơi người ta gọi hoa phong lan là hoa hoàng hậu. Cũng có người nói vui, đó là một loài lan nhưng sao mà phong phú thế, sưu tầm mãi mà không hết. Nhìn phong lan nở, ai cũng liên tưởng đến núi rừng, bên bờ suối, tiếng chim hót,… và hình như đang ở nơi hoang vu, thật êm đềm, không nhộn nhịp, ồn ào của phồn hoa đô hội.
Lòng ta thật thanh thản. Gặp Trần Minh Tuấn, chủ vườn lan Kim Tuấn, phường 6, thị xã Bến Tre đã bật mí được nhiều bí mật về cây lan. Trồng lan phải học. Trồng lan cũng có “nỗi khổ riêng”. Cho lan lớn đã khó, nhưng cho lan ra bông lại càng khó hơn. Tất nhiên, người trồng lan là phải tạo các điều kiện như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ nóng – lạnh, không khí di chuyển hợp lý cho các “nàng”. Lan lại cần được tưới nước, bón phân đúng theo nhu cầu mùa nghỉ ngơi và mùa phát triển. Người mê lan luôn mang theo một thứ “bệnh” – lo cho lan còn hơn lo cho vợ và con. Nói tóm lại, chẳng thà nhà thiếu gạo, vợ con bị đói, nhưng người mê lan vẫn tha hồ nghĩ ra các sáng kiến để cho lan mau lớn và ra nhiều hoa đẹp. Ai mà lỡ làm gãy cành hoa lan của họ, tuy không nói ra nhưng trong lòng thì buồn lắm.


Trần Minh Tuấn chủ vườn lan Kim Tuấn Phường 6, thị xã Bến Tre đang thuyết minh về sản phẩm lan của mình

Hoa lan mà có người đẹp ưng ý và ý “bên kia” đã ưng, mua để tặng cho “người ấy” thì có đắt tiền mấy cũng chi – phải không các bạn? Nhất là từ khi tặng xong, “người ấy” vẫn lưu giữ đến héo tàn mà không vứt đi, thì người tặng không chỉ còn nhớ trong đời, mà có biết đâu, nỗi nhớ “đóa hoa lan” kia còn sang kiếp khác thì sao? Lan tốt thì vui, hí hửng, còn khi chết thì không khỏi thốt lên lời ai oán:

Phong lan chết quách mất rồi

Không kèn, không trống bỏ đời mà đi.

Chơi lan cũng lắm công phu, vì có nhiều công đoạn. Trước hết là chỗ trồng. Trồng lan có hai mục đích. Trồng để kinh doanh thì phải chuẩn bị khung giàn cho chắc chắn, kể cả hàng rào cũng vậy. Còn nếu trồng để giải trí, thưởng ngoạn, thường là trên lan can, mái hiên nhà, sân thượng thì phải kết hợp với các cây khác, như cau, mai, nguyệt quế,… để giảm bớt độ nóng của ánh sáng mặt trời. Tuy khác về mục đích trồng, nhưng cả hai đều phải tưới nước sạch, có rảnh thoát nước tốt.

Giống là phải chọn vì mục đích trồng lan. Nếu là kinh doanh thì nên chọn những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Còn trồng để chơi, giải trí thì có Vũ Nữ, Hồ Điệp,… vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Giống được nhân bằng hai cách nuôi cấy mô và tách mầm. Nuôi cấy mô phải ở môi trường 22 – 27 độ C, ánh sáng thích hợp, khử trùng mô và bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Còn việc tách mầm từ các chậu lớn, mỗi phần nên có từ 2 – 3 nhánh, dùng dao bén khử trùng bằng cồn, sau khi cắt bôi vôi vào chỗ cắt cho mau lành sẹo.

Trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa, vỏ dừa,… Nếu dùng than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa thì xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, rồi cũng phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch rồi phơi khô. Còn vỏ dừa thì chặt khúc chừng vài ba phân, rồi xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu bằng nhựa hay đất nung tùy thích và theo túi tiền, kích cỡ tùy loại và độ lớn của lan.

Việc chuyển chậu tưởng đâu là đơn giản. Không chỉ thấy lan lớn là chuyển chậu. Nếu dùng lan cấy mô, khi mô lan đạt khoảng 4 cm là phải chuyển ra ngoài. Mô rửa sạch và để trong bóng râm. Sau đó lấy xơ dừa bó quanh lan cây mô, dùng dây thun quấn lại rồi để lên giàn. Sau khi được 6 – 7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Từ chậu nhỏ, 6 tháng sau thì sang qua chậu lớn. Sau một tuần chuyển chậu mới bón phân. Nếu trồng lan để chơi thì lâu ngày thấy rễ ra dài, ít bông nên lấy ra cắt bớt rễ, sang qua chậu mới bón phân, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

Sản phẩm đoạt giải nhất. (Ảnh C.M)

Chăm sóc lan là việc làm rất khó, vì lan phát triển phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như ánh sáng, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan, thiếu hoặc thừa nắng cũng đều ảnh hưởng đến lan. Ít nắng thì lan ốm yếu, dễ bị sâu bệnh, ít nảy chồi, còn dư nắng thì bị cháy, khô dần rồi chết. Lan đặt ở hướng đông sẽ tốt hơn hướng tây bởi nắng chiều. Tốt nhất là hướng bắc – nam vì ánh sáng phân bổ đều nhất.

Lan không thể không có phân. Nhưng nhiều quá cũng không được, mà thiếu cũng không xong. Lan cần các chất đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, đồng, sắt, mangan, molypden, clo. Tất cả phải vừa đủ, không được thiếu hoặc thừa. Thích hợp nhất cho các thời kỳ là phân Đầu Trâu 501, 701 và 901. Vì đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng sử dụng là tùy thuộc vào tuổi của lan.

Lan mới trồng đến 6 tháng hoặc mới ra chồi non sau cắt hoa, phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5gam/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3 – 6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.

Lan mới trồng từ 6 – 12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh, phun phân Đầu Trâu 501 (30-15-10), nồng độ 2000 ppm (2gam/lít), định kỳ 7 ngày/lần.

Lan mới trồng từ 12 – 18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa, phun phân Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3000 ppm (3gam/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để có nhiều ánh sáng kích thích ra hoa.

Khi vòi hoa xuất hiện, phun phân Đầu Trâu 901 (15-20-25), nồng độ 2000 ppm (2gam/lít) nhằm kích thích hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

Lan rất cần nước cho quá trình phát triển. Thiều nước thì lan “buồn”, còn dư nước thì lan “rũ”. “Buồn” là vì khô, lan héo, teo lại, rụng lá nhưng không chết. Còn “rũ” vì cây dư nước, bị thối đọt, rễ có rong rêu, nắm bệnh phát triển mạnh. Tưới vào lúc trời mát, tránh lúc buổi trưa. Sau cơn mưa cần tưới lại.

Phòng trừ sâu bệnh là không thể thiếu cho lan. Lan là cây có thân dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Phổ biến là sâu ăn lá, nên dùng thuốc chứa Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400 EC, hoạt chất Cartap như Patox 95 SP hay Captafon, captan hoặc Actara 25 WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rệp mềm nên dùng Supracid 40 EC, Suprathion 40 EC, Bitox 40 EC hay Ofatox 400 EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay vi rút gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WD hay Benomyl.

Đã mang cái “nghiệp” vào thân, thì việc trồng lan là bất kỳ nơi đâu. Tuy là loại sang, là “hoàng hậu” nhưng lan không kênh kệu, sống ở đâu cũng được, miễn là đừng làm cho lan “giận”. Nhà to trồng cũng được, nhà nhỏ cũng sống. Không phải giàu mới chơi lan, nghèo thì không được chơi. Sướng hay khổ là tùy theo mình. Đã chịu chơi thì phải chơi đến cùng. Người ta kinh doanh thì vừa chơi vừa có tiền, còn mình trồng là để giải trí thì cùng lắm là “mua vui cũng được một vài trống canh”. Không tin thì cứ thử mà xem!
Chúc bạn thành công!

Những cây trồng trong nhà cần nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước. Sau đây là 15 loại thường gặp.

Hoa phong lữ

Image

Cây lưỡi hổ

Image

Hoa lan ý

Image

Hoa loa kèn đỏ

Image

Hoa sống đời

Image

Họ ngũ gia bì

Image

Hoa thường xuân

Image

Kim phát tài

Image

Lô hội

Image

Hoa violet châu Phi

Image

Cây đa búp đỏ

Image

Ngọc bích

Image

Cây ráy thơm, hoa xương rồng

Image

Hoa theo mùa, cắm vào bình.

Image

1 comment:

  1. bài viết thật hữu ích..cám ơn bạn đã chia xẻ
    ----------------
    Trung tâm Đồ Họa ArcLine Graphic
    Tel: 0988 363 967 (tư vấn 24/7)
    Mời các bạn tham quan bài viết Hoc hoa vien kien truc hoặc Học họa viên kiến trúc

    ReplyDelete