Wednesday, September 28, 2011

Tượng đài 'Mẹ Việt Nam anh hùng'

Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng tại khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam - phải chăng đây là một sự bắt chước Tượng đài Mẹ Tổ quốc - Kỳ quan của nước Nga? Tại sao VN cứ thích bắt chước Nga & TQ?

Với quyết định bổ sung vốn, tổng số tiền đầu tư cụm tượng đài này lên 410 tỷ đồng, trong khi kinh phí phê duyệt ban đầu vào tháng 8/2007 là 81 tỷ đồng. Tượng đài được khởi công vào ngày 27/7/2007, hiện đã hoàn tất khối lượng mẫu theo tỷ lệ 1/1.

Phác thảo cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng- lấy nguyên mẫu hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín
Phác thảo cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng - lấy nguyên mẫu hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín

Họa sĩ Đinh Gia Thắng, tác giả phác thảo tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cho biết, đây là tượng đài về mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước đã được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp Quốc gia. Tượng đài tạc bằng đá hoa cương, lấy nguyên mẫu từ mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam.

Theo ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, sở dĩ tỉnh bổ sung nguồn vốn là do phải điều chỉnh thiết kế, chất liệu và đầu tư thêm nhiều hạng mục xứng tầm với cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Ông Hài cho biết: "Hiện số tiền hơn 410 tỉ đồng để xây dựng tượng đài tỉnh vẫn đang chờ Trung ương hỗ trợ".

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng xây trên tổng diện tích hơn 15 ha, gồm khối tượng chính và 8 trụ huyền thoại.

Trong lòng khối tượng là nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…

Theo ông Hài, từ tháng 4/2007 đến nay, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Nam đã họp bàn, nhiều lần điều chỉnh cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Theo các chuyên gia của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư, thì kinh phí hơn 80 tỷ đồng là không khả thi đối với công trình có tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan tới hơn 15 ha, cả quần thể tượng đài đồ sộ và hoành tráng lớn nhất nước như vậy. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, tỉnh Quảng Nam đã điều chỉnh bổ sung vốn đầu tư để xứng tầm với một công trình cấp quốc gia.

Năm nay có hai công trình tượng đài là bà mẹ Việt Nam anh hùng và Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai, được các bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch đầu tư, Tài chính xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm kinh phí. Hiện tại, Đài tiếng nói Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã quyên góp từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm gần 11 tỷ đồng. Nhóm doanh nhân Việt kiều tại Nga và Belarus đang kêu gọi, quyên góp để cùng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.

Trước việc điều chỉnh vốn đầu tư nói trên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, người dân cho rằng, xây dựng tượng đài ghi công mẹ Việt Nam anh hùng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải quá hoành tráng, tốn kém đến hàng trăm tỷ đồng.

Ông Trần Ánh, cán bộ hưu trí ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho rằng, tỉnh nên dồn sức quan tâm chăm sóc những mẹ anh hùng còn sống neo đơn lúc tuổi già. "Nên xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ngay trong lòng người chứ không nhất thiết chi ra số tiền quá lớn như vậy, trong khi tỉnh Quảng Nam còn là địa phương nghèo khó", ông Ánh nói.

Hiện cả nước còn hơn 44.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, nhiều mẹ cuộc sống còn khó khăn, sống neo đơn lúc tuổi già.

Kiến trúc sư Nguyễn Luận, người đưa ra ý tưởng thiết kế quy hoạch không gian tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam bàn về tính thẩm mỹ cũng như vị trí dựng tượng đài gây nhiều tranh cãi này.Phác thảo tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

http://peoplevoiceonline.com/Data/Tuong%20Dai-03.jpg

Hình dáng của tượng đài có phải sửa sang gì cho phù hợp với việc ôm một nhà bảo tàng trong lòng, thưa ông?

Ngược lại. Bảo tàng- đúng là nhà trưng bày- ban đầu nằm ở phía ngoài. Tượng là độc lập. Sau các anh ở Quảng Nam mới lồng vào vì tượng cũng to, lại giảm được cái bảo tàng đi. Chứ không phải vì bảo tàng mà tượng mới to.

Lúc đầu tôi tính theo góc nhìn tượng cần cao 18m. Giờ nó cao hơn tí. Nó thay đổi rất nhiều, tôi cũng chẳng hiểu. Tôi chỉ chịu trách nhiệm về mặt quy hoạch hồi đó thôi. Hai năm nay tôi không tham gia dù họ mời vào mấy lần.

Có ý kiến công trình xa đô thị lớn, xa trục di sản Mỹ Sơn - Hội An. Như thế vị trí đặt tượng có vẻ không hiệu quả?

Vị trí do tỉnh xác định trước khi chúng tôi tham gia. Lựa chọn vị trí này có một đặc điểm có thể chấp nhận được là nó nằm ở quảng trường mà phía bên kia là khu kinh tế Chu Lai. Bây giờ cứ bảo phải gần đô thị, rồi thì Chu Lai phát triển lên thì sao. Chu Lai là khu đô thị- tốt hơn khu du lịch, vì khu đô thị mang tính đời sống nhiều hơn.

Hình dáng tượng nằm ngang với một cái đầu nhô lên ở giữa có vẻ hơi giống tượng vua Hùng ở khu du lịch Suối Tiên (TPHCM)?

Khi mời chúng tôi tham gia dự án, anh Lương Xuân Đoàn (Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo) trình bày ý tưởng: Mẹ suối nguồn sinh ra từ đất, từ đá, từ núi… Tức là nó không giống loại tượng đài hiện tại bây giờ. Từ ý tưởng đó, bọn tôi mới tham gia. Các tượng khác theo kiểu tượng tròn bình thường chúng tôi không tham gia làm gì.

Mình làm tượng tròn thì rất xấu. Đây chỉ cần đúc cái đầu thôi. Đầu của mẹ giống như một ngọn núi, chân dung của mẹ lan tỏa hết cả không gian, có tính tượng trưng nhiều hơn tượng tròn “giơ tay giơ chân”.

Tượng vua Hùng kể trên có nước chảy ở trên xuống. Tượng này cũng có yếu tố nước thì lại càng giống?

Nước chủ yếu ở dưới, và tĩnh chứ không động. Ngoài hình ảnh của mẹ còn có tượng những người con của mẹ ẩn trong núi.

Hình dáng tương đối đơn giản và trải dài như thế làm bằng chất liệu bê tông cốt thép cũng được?

Làm bằng bê tông cốt thép thì thời gian đã kiểm nghiệm rồi. Bạn ra công viên mà xem phải sơn màu lên hết. Bộ VHTT&DL đã chủ trương từ lâu và tôi cho rằng đúng, tượng kiểu như thế bao giờ cũng phải làm bằng đá hoặc bằng đồng. Bằng đồng thì phức tạp hơn rất nhiều. Làm bằng bê tông cốt thép thì không có vấn đề gì, nhưng thẩm mỹ và tác động của thiên nhiên vào làm cái tượng ấy kinh khủng lắm.

Tượng Mẹ Tổ quốc của Nga quy mô như thế mà vẫn làm bằng bê tông cốt thép?

Thời kỳ đấy thôi (1940), bây giờ chắc cả thế giới chẳng ai làm bê tông cốt thép đâu.

Sau những ý kiến bàn tán về kinh phí, ý kiến ông thế nào?

Theo tôi nếu chúng ta có tiền và làm được thì đây không phải sự lãng phí. Thời gian vừa rồi làm Trung tâm Hội nghị Quốc gia to như thế, tiền như thế và do một nhóm KTS nước ngoài rất nổi tiếng làm rất nhiều công trình ở châu Á, châu Âu nhưng trong khi họ đưa ra rất nhiều phương án, mình lại chọn một thiết kế rất thường. Quan điểm của tôi, với một tác phẩm nghệ thuật thì cái tiền tốn sẽ được bù trì rất nhiều về sau này, nếu như nó vĩ đại, xứng đáng. Nếu cứ cho kinh phí đó là lớn thì mãi mãi mình không có một cái gì để nhắc đến.

Theo ông liệu mẫu tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được chọn để xây dựng đã phải là mẫu tốt nhất?

Cái này về thẩm mỹ, chi tiết thì có nhiều vấn đề, nhưng cái ý tưởng tạo hình ảnh của mẹ gắn với núi non là được.

Mẹ gắn với núi non hay chỉ đầu của mẹ gắn vào núi?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiWCnd6TbWfccQB0dCiC3-hbPkPv5uwrNI5C0BDCETlLKcsw99Cf15s2DRQAfCvUTORk7jGA4e4nxX3pHEW7Vn3Qt9XPVJN2yiGweRn6IhKHzY0gjLXPEMunNeapoz8C7nDp4B4v4nHyAk/s1600/38464c0999dbbc5807992e7383ee7806ab4451bc.jpgMột đồ án đưa ra bao giờ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Mà trong 10 người, tác giả chỉ cần kéo 3 người đồng ý với mình thế là được rồi. Ví dụ ngày xưa ai đồng ý dựng tháp Eiffel. Chỉ có người duy nhất đồng ý và khích lệ tác giả là thị trưởng Paris, tất cả các nhà văn hóa đều phản đối cả. Cho nên chúng ta không nói những ý kiến nào sẽ quyết định câu chuyện mà vấn đề là khi người ta đã trao cho tác giả, tác giả đưa ra một ý tưởng và làm được, và có một phần nào đó đạt - thế là thành công.

Vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã tăng mức kinh xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng từ 81 tỉ đồng lên 410 để công trình đạt quy mô tượng đài lớn nhất Đông Nam Á. Trên một số tờ báo, các chuyên gia về kiến trúc và mỹ thuật đã nhận định việc làm này có khuynh hướng phô trương và thiếu ý nghĩa tinh thần thiết thực.

Trong cộng đồng mạng, nhiều diễn đàn lớn cũng đã bàn luận về vấn đề trên với nhiều ý kiến đóng góp từ các thành viên.

Nhìn chung, việc xây dựng tượng đài tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhưng nhiều người cho rằng con số 410 tỉ đồng là không hợp lý khi khi nhiều Mẹ còn phải ở nhà tranh vách đất, chưa bước được vào nhà tình nghĩa, phải chạy ăn từng bữa trong tuổi già….

Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng.

Thành viên Mẹ Ỉn xinh, diễn đàn Webtretho cho rằng chỉ cần dùng 1/10 số tiền trên cũng đủ để xây một tượng đài có ý nghĩa, phần còn lại chăm lo cho các Mẹ còn sống thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.

Thành viên nick samyboy192, diễn đàn Linkhay bình luận: “411,2 tỷ đồng này, sao không để lo cho những Bà Mẹ Anh Hùng bằng xương bằng thịt đang còn sống, các Mẹ cần có những ngày an nhàn thanh thản cuối đời, hãy tưởng nhớ công lao của các Bà Mẹ Việt Nam bằng những việc làm thiết thực”.

“410 tỷ đồng ,Việt Nam còn 40.000 Bà Mẹ anh hùng, vậy tính ra mỗi Mẹ được khoảng 10 triệu. Mỗi tháng tăng trợ cấp lên 500.000 đồng chắc cũng được hơn 2 năm…”, thành viên lttsi1, diễn đàn Vozforums tính toán.

Tỉnh Quảng Nam còn nhiều khó khăn, khoản tiền hơn 400 tỉ đồng cũng có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội.

Thành viên nick Mitu.PC33 bày tỏ: “Tôi là người con Quảng Nam. Tôi không khỏi giật mình khi tỉnh nhà dùng ngân sách nhà nước chi đến 410 tỷ đồng để làm tượng đài. Quá lãng phí và quá đáng. Một tỉnh thuần nông, công nghiệp chưa có gì nhiều, người dân sống dưới mức nghèo khổ mà ‘chơi ngông’ quá. Tỉnh giàu như Bình Dương, doanh thu ngàn tỷ một năm, họ làm cổng chào 40 tỷ đồng mà còn có người không đồng tình.

Quảng Nam ngân sách eo hẹp, thiên tai nhiều, trông chờ ngân sách Trung ương (thực ra là tiền thuế dân đóng góp) mà đem 410 tỷ để làm tượng đài. Dành tiền đó để giúp người dân nghèo các xã Tam Sơn, Tam Trà, Tam Thạnh xóa đói, giảm nghèo. Sử dụng ngân sách phung phí như thế này, nếu thiên tai, bão lũ người ta sẽ chẳng muốn giúp”.

Một câu hỏi cũng khiến nhiều người băn khoăn là: Bản thân các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng có ủng hộ một công trình đồ sộ và tốn kém như vậy để tôn mình mình hay không?

Thành viên lilyiu (Webtretho) chia sẻ: “Thiết nghĩ, với những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đã sinh ra những anh hùng cứu nước, cứu dân chắc họ cũng chẳng hy vọng một ngày nào đó họ được dựng tượng đài với một chi phí quá cao, mà với số tiền đó có thể cứu giúp được bao nhiêu em bé khỏi bệnh tật, mạng sống con người như con của các Mẹ đã từng cứu.

Em chắc chắn một điều, trong tâm thức người Việt Nam luôn trân trọng, luôn dành cho họ một thứ tình cảm thiêng liêng và cảm ơn họ, những Bà Mẹ đã hy sinh những đứa con yêu thương nhất của mình”.

Bên cạnh sự tốn kém, tính thẩm mỹ của công trình tượng đài cũng là một điều cần phải xem xét. Thành viên banglangtim196 cho rằng hình tượng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng trước hết phải thể hiện được sự nhân từ, giản dị, bao dung, chứ không phải đồ sộ như vậy.
http://www2.vietbao.vn/images/vn65/van-hoa/65085734-small_93889.jpg
"Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to mà để dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Nhưng việc nào phải đi việc ấy", họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo TƯ) trao đổi với VnExpress.

- Là thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật, đồng hành cùng dự án từ khi mới khởi động, ông nói gì trước nhiều ý kiến trái chiều về công trình xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam?

- Tôi cho là dư luận đang quá để tâm vào số tiền mà chưa nhìn thấu đáo ở các khía cạnh. Quảng Nam là vùng đất tiêu biểu cho các mẹ VN anh hùng, có rất nhiều người con hy sinh. Đây là vùng đất thiêng, chọn địa điểm xây tượng ở đây chắc không có gì phải bàn cãi. Quảng Nam cũng là tỉnh nghèo, chưa có không gian văn hóa cộng đồng, chưa có trung tâm sinh hoạt chính trị văn hóa nên đây là điểm nhấn cần thiết cho quy hoạch phát triển tương lai của tỉnh.

Chúng ta không nên căng thẳng ở vấn đề kinh phí. Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to như thế mà nên dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Các công trình trường học, y tế vẫn phải làm, việc chăm sóc mẹ cũng thế. Nhưng việc nào phải đi việc ấy. Đền ơn đáp nghĩa luôn là việc phải làm đầy đủ, nhà nước mình chưa làm gì thất lễ với các mẹ. Nhưng xây tượng để có được một địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tạo điểm nhấn cho đô thị mới như Tam Kỳ cũng là cần thiết.

Ở ta bao giờ cũng vậy, cứ công trình bất bình thường là đặt vào sự so sánh khập khiễng, không thỏa đáng với ý tưởng nhân văn của dự án. Khi dự án mới triển khai cũng có tiếng nói phản ứng. Tuy nhiên, vấn đề bây giờ không phải là thu nhỏ tượng đài, bớt số tiền 410 tỷ đồng này để làm việc khác. Nếu cứ nghĩ mãi thế thì lúc nào mới có thể làm được công trình thực sự của tương lai, tồn tại vài thập kỷ?

Hà Nội từng cuống lên làm Bảo tàng Hà Nội tốn 2.000 tỷ đồng mà mới chỉ là vỏ, nội thất chưa xong. Nếu muốn so sánh thì tượng đài này chẳng đáng là bao. Rất nhiều công trình quốc gia có số tiền đầu tư còn lớn hơn nhiều lần nhưng chưa hoàn thiện, xuống cấp, dở dang… Tại sao tượng đài chiến thắng Điện Biên nhanh hỏng? Đơn giản vì quá cấp tập, trong nửa năm hoàn thiện một công trình hàng chục tỷ đồng.

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

- Vậy theo ông, công trình có những yếu tố nào thuyết phục để cần bỏ ra số tiền đầu tư lớn đến vậy?

- Khi khởi động cuộc thi chọn ý tưởng, đến lần hai mới chọn được phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng. Tác giả vào cuộc rất muộn nhưng đáp án rất có duyên. Tại nơi quyết định đặt tượng là núi Cấm có 2 quả đồi tự nhiên, thế đất thích hợp để làm dự án này với khoảng 15 ha. Hình tượng người mẹ với vách đá vòng cung hình thành từ nguyên mẫu mẹ Thứ.

Chủ trương ban đầu nhận được sự ủng hộ rộng rãi, sau được nhà nước quan tâm trở thành công trình quốc gia. Đây là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với Quảng Nam và theo nguyện vọng của rất nhiều người về một công trình quốc gia xứng đáng để ghi nhớ, biết ơn mãi mãi sự hy sinh cao quý của mẹ VN trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đến bây giờ, tôi cho là chủ trương này vẫn nhận được sự đồng thuận nhưng thời gian qua có ý kiến trái chiều vì động đến tiền bạc, vấn đề kinh tế rất nhạy cảm.

Công trình khởi động từ giữa 2006 đến giờ, phải điều chỉnh, bỏ khá nhiều hạng mục vì kinh phí không đủ. Tôi cho là chưa có tượng đài nào có lộ trình dài như vậy. Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, cẩn trọng của những người có trách nhiệm khi đặt chất lượng nghệ thuật của công trình lên hàng đầu. Trong quá trình làm, khi kêu gọi hảo tâm của doanh nghiệp, tổ chức thì nguyện vọng của họ là không bỏ hạng mục nào vì như thế sẽ phí.

Về phía tác giả, nghệ sĩ Đinh Gia Thắng đã bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc để theo đuổi công trình. Tác giả thậm chí còn phải đưa gia sản của mình ra thế chấp để làm vì từ lúc khởi động, các công việc đã tiêu tốn rất nhiều. Cách đây 2 năm, khi cơn bão đổ vào đã làm sập nhà xưởng và sập mô hình tượng xi măng, tác giả phải chịu chứ nhà nước không đền bù. Với sự chuẩn bị nghiêm túc, tôi cho rằng việc xây dựng công trình này là hết sức cần thiết và không có gì băn khoăn. Tôi đánh giá cao quyết tâm của tác giả, cố gắng của hội đồng và mong cho công trình hoàn thành để trở thành công trình quốc gia có chất lượng cao.

- Trong tâm thức của người Việt, hình ảnh mẹ VN anh hùng nhỏ bé gầy gò luôn được coi là biểu tượng có sức lan tỏa lớn chứ không phải công trình đồ sộ, ông nghĩ sao về điều này?

- Không nên lấy tâm lý quen nhìn hình ảnh người mẹ gầy gò khắc khổ để so sánh trong trường hợp cụ thể này. Trong điều kiện đất Quảng Nam vốn có sẵn trong lòng nó là di sản Hội An, Mỹ Sơn thì không gian dành cho dự án tượng đài mẹ VN cũng là không gian khiêm tốn thôi. Tượng khi đặt vào không gian lớn ở khu vực núi Cấm này cũng là lọt thỏm. Nếu để thực sự tương xứng với chỗ ấy thì còn phải to nữa. Nghe thì hoảng nhưng đặt trong khung cảnh thiên nhiên, tượng đài hài hòa, không chế ngự và xóa bỏ kết cấu cây xanh, đồi tự nhiên.

Điểm qua các công trình tượng mẹ đã xây dựng như Mẹ Tổ quốc ở nghĩa trang TP HCM thì trong không gian đó chỉ xây dựng như thế là vừa. Hay Mẹ miền Nam ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, một số tượng xây trong nhà cũng quy mô nhỏ thì người ta đã quen với hình ảnh này. Còn khi đã có điều kiện để vinh danh hình tượng người mẹ VN như ở Quảng Nam thì cần phải nhìn tổng thể.

Quảng Nam tuy nghèo về kinh tế nhưng có lợi thế là giàu về di sản. Thực tế, năm 2005, từ trước khi hình thành dự án, đã có ý tưởng xây dựng Bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Tam Kỳ, tạo trục tam giác văn hóa Hội An - Mỹ Sơn - Bảo tàng đương đại. Trục này sẽ tạo thế mạnh về văn hóa du lịch cho tỉnh bên cạnh phát triển kinh tế, tạo cho khuôn mặt văn hóa miền Trung có được khởi đầu tốt trong thế kỷ mới. Tới khi thành dự án thì được tỉnh tiếp nhận ngay và thành nghị quyết. Song khi có dự án làm tượng đài mẹ VN anh hùng thì dự án bảo tàng được đẩy lùi lại để tập trung xây tượng đài. Vì thế, bên cạnh tượng đài mẹ trong quy hoạch sẽ dành đất để xây bảo tàng, giờ chỉ cần kêu gọi đầu tư.

- Thưa ông, làm sao xử lý được vấn đề thẩm mỹ khi với công trình tượng đài, việc lồng ghép quá nhiều công năng thường tạo ấn tượng không tốt?

- Với công trình này, trục chính là khối tượng ở giữa, trong lòng tượng là bảo tàng mẹ VN. Từ phía trước đi vào là 8 trụ như cột dẫn vào bên trong công viên lớn và bên trong cùng là tượng đài mẹ. Dự án này gắn với quảng trường, không gian rộng. Khi đưa ra phương án, ngoài tác giả phần tượng còn có kiến trúc sư Nguyễn Luận đưa ra ý tưởng thiết kế cho toàn bộ không gian. Các hạng mục như đường trường lang che mưa nắng cho người dân tới chiêm ngưỡng hay hồ nước luôn có nước luân chuyển từ cách vách đá xuống... tạo ra sự hài hòa.

Tôi khẳng định việc lồng ghép các công năng không làm cho cụm công trình tượng đài này bị "loãng" về mặt thẩm mỹ hay ý nghĩa. Một bảo tàng quốc gia về mẹ được đặt trong lòng khối tượng. Việc sưu tầm tư liệu về các mẹ anh hùng, các hiện vật liên quan sẽ được lưu giữ trong bảo tàng. Công trình như một công viên lớn, không gian mang ý nghĩa về mặt tinh thần, cần thiết phải có nhiều hạng mục.

ong doan
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn: "Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Mô típ làm tượng to, đồ sộ được cho là đang đi ngược lại xu hướng của thế giới, hình thức làm công trình tưởng niệm cũng không nhất thiết phải là tượng đài. Hội đồng nghệ thuật đã cân nhắc như thế nào về điều này?

- Dự án này đáp ứng được đầu bài, phù hợp với mảnh đất có nhiều quy hoạch trong tổng thể quy hoạch của Tam Kỳ. Khi có một dự án tương ứng với đầu bài này cũng là cần thiết để thay đổi khuôn mặt đô thị này vì không gian văn hóa như thế này gần như trống trải tại miền Trung. Việc này tôi cho là đừng nên bị ảnh hưởng bởi thế giới.

Ở châu Âu chỉ có tượng đài ở Nga làm to, còn đa số tượng gắn với vườn, theo tỷ lệ kiến trúc để quyết định kích thước của điêu khắc. Tỷ lệ của tượng đài mẹ VN đặt ở không gian này thì thấy vừa với không gian chung. Tức là không gian cho phép thì mới có thể xây tượng đài theo tỷ lệ phù hợp. Ví dụ, ở Hà Nội có tượng đài Lý Thái Tổ, tượng Cảm tử quân không quá to nhưng thực ra không hợp lý bởi Hà Nội là đô thị cũ, cứ ấn bằng được tượng đài vào đã là phiêu lưu mạo hiểm, phá vỡ không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

- Ông muốn nói gì với những người cho rằng nên ngừng dự án hoặc lùi lại khi đất nước giàu có hơn?

- Tôi chia sẻ những suy nghĩ của người dân nhưng việc này khiến tôi nhớ lại câu chuyện của TP HCM đầu những năm 1990 khi bỏ ra số tiền hơn 600 triệu đồng, lúc đó tương đương 100.000 USD, để mua lại bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí - tác phẩm mà họa sĩ dày công sáng tạo trong suốt 20 năm.

Hồi đó, dư luận cũng rất căng thẳng, vì số tiền đó có thể sửa chữa nhiều cây cầu cũ, người dân không phải chịu tai nạn sập cầu; hay nhờ nó rất nhiều người được ăn cơm chứ không còn phải ăn cháo. Tuy nhiên, lúc đó nếu nhà nước không bỏ tiền ra mua thì giờ kiệt tác này chắc chắn không còn ở VN vì người nước ngoài sẵn sàng đã trả giá gấp 10 lần và bây giờ, dù có bỏ ra số tiền thậm chí gấp cả trăm lần cũng không mua lại được.

Câu chuyện đánh dấu bước đột phá về tư duy quản lý, cũng như hành xử văn hóa cực kỳ đáng trân trọng của nhà nước, anh em nghệ sĩ giờ vẫn còn nhắc lại. Cũng nhờ đó, tác phẩm của anh em nghệ sĩ được nâng giá trị rất nhiều. Qua đây tôi muốn nói rằng, cái gì đáng tiền thì nên làm, nên mua.

Tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới. Như vậy rõ ràng sẽ thiệt thòi cho thế hệ sau, mình nên nghĩ cho những công dân tương lai của người Việt.http://hieuminh.files.wordpress.com/2011/09/tuong-dai1.jpegDÂN ĐANG ĐÓI, XÂY TƯỢNG ĐÀI SANG HƠN MỸ!

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.Văn Quang, Việt Báo – Việc đáng nói nhất trong tuần này là chuyện người dân khắp nơi đang “la làng” về mấy ông quan chức một tỉnh nghèo, gần như nghèo nhất VN bây giờ, lại đang lo xây một bức tượng đài với kinh phí lên đến hơn 400 tỉ đồng. Bạn đọc chưa hỏi, tôi cũng phải nói về việc làm quái đản này. Mặc dù dư luận trong nước cũng như ở nước ngoài cũng đang bất bình, nhưng tôi là người VN còn đang sống ở VN, tôi thấy có bổn phận phải nói tiếng nói của mình và tin chắc phản ảnh được trung thực tiếng nói của người dân. Việc xây tượng đài này, không những đã “quái” mà còn là sự coi thường người dân, trắng trợn thách thức dư luận trong thời buổi vô cùng khó khăn này.

Phong trào “xây tượng đài” đã có từ lâu

Thật ra câu chuyện xây tượng đài ở nhiều tỉnh thành đã có một thời rộ lên như “một nét văn hoá mới” làm đẹp thành phố, tỉnh lỵ. Mỗi thành phố, mỗi tỉnh thuê một ông hoạ sĩ hay một nhà điêu khắc, thậm chí một ông “thợ nặn” nào đó vẽ cho vài cái mẫu làm “biểu tượng” cho tỉnh mình rồi hội thảo lu bù, chọn một mẫu “văn hoá” đẹp nhất, xuất quỹ làm tượng, đặt ở ngay lối vào đầu tỉnh hoặc một nơi chốn có đông người qua lại. Như bức tượng trên con đường lớn nhất, bên bãi biển Nha Trang mà từ “người dân bổn xứ” cho đến khách du lịch nhìn mãi chưa hiểu nổi ý nghĩa “thâm sâu” của bức tượng là gì! Hồi đó cuộc sống của người dân còn tương đối no đủ, vậy mà cũng đã có nhiều lời than phiền chê trách. “Phong trào chơi biểu tượng” ấy xẹp xuống dần như nhiều cái “phong trào” khác giống quả bóng xì hơi. Nay lại thấy tỉnh Quảng Nam chơi trội, xây một cái tượng đài làm “biểu tượng” cho toàn quốc. Đó là “tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng” được xây dựng tại khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Tượng đài này xây trên tổng diện tích hơn 15 ha, gồm khối tượng chính và 8 trụ huyền thoại. (Từ đây xin gọi tắt là “tượng đài” cho đỡ dài dòng). Theo các quan chức tỉnh và nhà nặn tượng thì tượng đài này “sau khi hoàn thành không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Ðông Nam Á.” Đó là niềm hãnh diện hay để các nước Đông Nam Á cười chút chơi?

Ngân quỹ bổ sung gấp 5 lần ban đầu!

Tượng đài tạc bằng đá hoa cương. Trong lòng khối tượng là nhà tưởng niệm có diện tích 950 m2. Kinh phí phê duyệt ban đầu vào tháng 8/2007 là 81 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương cấp 50 tỉ đồng, tỉnh chi 20 tỉ đồng và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỉ đồng. Tượng đài được khởi công vào ngày 27/7/2007.

Nay quyết định bổ sung vốn, tổng số tiền đầu tư tượng đài này lên 410 tỷ đồng, tức là phải bổ sung thêm 329 tỉ đồng, gấp 5 lần lúc ban đầu.

Cái kiểu “bổ sung” này thường xảy ra ở rất nhiều công trình lớn nhỏ. Chưa nói đến việc có “ăn” vào đó hay không, cứ nói đến cái kế hoạch dự trù cũng đã ớn xương sống rồi. Hầu hết là những ông quan chức học hành tầm tầm cùng những ông bằng cấp đầy mình (mà thường là bằng cấp… khó chứng minh, đến thứ trưởng còn xài bằng giả kia mà) ngồi bàn kế hoạch dự trù đều lơ mơ chẳng bao giờ đúng. Hơn thế đã có cái “lệ làng” là cứ dự trù rồi lại xin điều chỉnh, xin bổ sung sau. Nhân cái “lệ làng” này cứ “vừa làm vừa ăn” rồi lại có chỗ rót vốn vào, lo gì cái vặt! Làm ẩu, làm liều, cọc sắt thành cọc tre, đường vừa làm xong đã hư, lại sửa! Cái cớ viện dẫn cho việc phải bổ sung này hợp lý nhất là giá vật liệu ngày một tăng cao. Giá tăng một, các ông ấy tăng gấp đôi gấp ba. Nhưng tăng đến 5 lần được “duyệt” ban đầu như bức tượng của các quan chức ở tỉnh Quảng Nam thì quả thật là một cuộc bổ sung phi mã, hiếm thấy trong “lịch sử bổ sung của nước nhà”.

Không diệt được kiểu bổ sung này thì còn là lắm chuyện, dân chỉ còn dài người ra đóng thuế hoặc con cháu chúng ta trả nợ “hộc xì dầu”.

Chơi sang hơn Mỹ

Trước việc điều chỉnh vốn đầu tư nói trên, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, người dân cho rằng, xây dựng tượng đài không nhất thiết phải quá hoành tráng, tốn kém đến hàng trăm tỷ đồng như vậy. Có thể nói đây là một kiểu chơi lố bịch như dân gian ví von: “Xây tượng đài hoành tráng như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi”! Ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) cho biết: “Để kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, Ban tổ chức không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc”.

Còn riêng 8 cái “trụ huyền thoại” trong tượng đài của tỉnh Quảng Nam, phần mỹ thuật, thân tượng và 8 cột trụ đã chiếm khoảng hơn 225 tỉ đồng. Đúng là các quan này chơi sang hơn Mỹ. Thú thật với bạn đọc tôi thấy “trụ huyền thoại” nghe có vẻ “văn hoá” quá xá, chẳng biết các ông này lôi ở đâu ra hai chữ “huyền thoại” để gắn vào đó cho thêm phần long trọng kiểu “sử thi”, cho đáng đồng tiền bát gạo. Nhưng một đồng tiền, một bát gạo đối với người dân nghèo quý lắm. Không thể mang cả trăm tỉ ra “chơi văn hoá” kiểu này được. Mỹ cũng phải chào thua.

Sự phẫn nộ của người dân

Rất nhiều người dân đang lên tiếng bất bình. Tôi chỉ nêu vài ý kiến trong hàng trăm, hàng ngàn lời phát biểu đầy phẫn nộ của người dân:

- Bà Trần Thị Phẩm là một trong những bà mẹ VNAH còn sống, suốt gần 50 năm qua bà sống cô đơn ở huyện đảo Lý Sơn cũng phải kêu lên: “Xây tượng đài cho mẹ làm chi, các chú hãy giành tiền giúp tụi nhỏ ở vùng sâu, vùng xa đến trường thì tốt hơn”.

- Bạn Quách Phú Lộc đã lên tiếng: “Quá lãng phí. Không hiểu người ta thích cái gì cũng phải to, phải lớn nhỉ? Trong thời buổi khó khăn này mà nhà nước duyệt cho xây dựng những công trình như thế?! Tại sao chính phủ cứ hô hào cắt giảm đầu tư công mà công trình không được cắt giảm, tui thấy ở một số nơi đầu tư công được cắt bỏ là những công trình xây dựng trường học và bệnh viện (về Bình Dương sẽ biết).

- Bạn Lê Tuấn cay đắng: “Bà mẹ VN anh hùng với 410 tỉ sẽ nghĩ như thế nào nếu con gái của mẹ vì nghèo đói phải lấy chồng xứ lạ Đài Loan, Nam TriềuTiên… Con gái của mẹ lại đẻ thuê cho người Thái. Không có một bà mẹ VN anh hùng muốn vậy! Chỉ có những người dựa theo mẹ để làm việc riêng.

Nói đến người dân tỉnh Quảng Nam, ai cũng biết, hàng năm phải đối mặt với thiên tai bão lụt nhiều nhất. Liệu bức tượng kia có nhìn xuống dòng sông để thấy các em học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hoá phải bơi qua sông đi học chữ không? Nhiều thôn xóm mọi người còn phải đu dây như khỉ qua những con sông con suối nước chảy băng băng, gùi từng củ mài về ăn thay cơm, nhặt từng cọng cây khô về sưởi ấm. Các bà mẹ ấy có đành lòng ngồi trên cao nhìn cuộc sống đang diễn ra như vậy không?

Vô cảm trước mọi dư luận chống đối của người dân

Vậy mà trước những ý kiến chống đối gay gắt của người dân, có một số quan chức tỉnh Quảng Nam vẫn cứ thản nhiên trả lời rằng “xây dựng pho tượng này là thể theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân”. Người ta lợi dụng hai chữ nhân dân quá nhiều rồi. Nhân dân nào? Hai chữ đó trở nên rất mơ hồ muốn gán vào chỗ nào cũng được. Hãy thử nhìn xem kết quả của một cuộc trưng cầu ý kiến của một tờ báo trong nước sẽ thấy ngay “nhân dân” có bao nhiêu người đồng tình và bao nhiêu người phản kháng:

Tính đến ngày 24-9-2011, số người đồng tình chỉ có 773 phiếu (4,5%) trên tổng số 17.005 phiếu. Số người nêu ý kiến làm với quy mô vừa phải có 7.102 phiếu (41,8%). Số người nêu ý kiến không nên xây tượng đài là 8.994 phiếu (52.3%) Vậy nguyện vọng của nhân dân ở đâu? Chỉ có 773 ông, chắc thuộc cơ quan nhà nước của tỉnh. Không ai có quyền đại diện cho nhân dân để làm bất cứ việc gì khi chưa có sự trưng cầu dân ý.

Cụ thể hơn, ngày 22 tháng 9 vừa qua, sau khi đã có sự phản đối của người dân, ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Cục trưởng Nhiếp ảnh và Triển lãm, đã trả lời với phóng viên rằng: “Bản thân tôi chưa nhìn thấy sự lãng phí ở đây, đó là dư luận nói.” Và ông lại vin vào cớ “Các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài”. Rồi ông đặt câu hỏi: “Các bạn đã tính 1 km quốc lộ là bao nhiêu tiền chưa? Nếu so sánh như thế thì sẽ thấy con số này là đắt hay rẻ”.

Đúng là một kiểu so sánh ngây thơ. Làm đường để phục vụ sự thông thương, phát triển kinh tế xã hội. Làm tượng chỉ để ngắm, hai việc khác nhau hoàn toàn. Ông đã gặp ngay câu trả lời của người dân: Bạn Nguyen Vinh Dan viết trên báo Người Lao Động: “Ông Cục trưởng này bị bịnh vô cảm rồi… Ông đang chứng tỏ mình là quan chỉ biết ý kiến của mình, quan điểm của mình mà không đếm xỉa gì đến ý kiến quần chúng nhân dân…”

Bạn Huynh Trong Tai: “Bó tay với cách phát biểu “thiếu trách nhiệm” của ông Thành, tôi nghĩ bản thân ông Vi Kiến Thành là ông bị bệnh cận thị và lãng tai khi tuổi đã cao nên không nghe, không thấy rõ sự phản đối 410 tỉ để xây tượng đài của người dân trong nước và hải ngoại”… Và bạn Trần Ba kết luận một câu gọn lỏn: “Ông Vi Kiến Thành này nói ngang…”

Đội ngũ chuyên môn còn hạn chế thì đừng “dự toán”

Ông cục trưởng nêu ra ba lý do để xin bổ sung kinh phí. Ông nói: “Theo tôi, ở đây cần có một cái nhìn khách quan. Các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài. Nói như vậy, tượng đài biến thành tội đồ. Giá cả trượt quá nhanh, thời gian xây dựng bị kéo dài do kinh phí rót rất chậm cũng là một lý do. Thêm nữa, khả năng tiên lượng dự toán của đội ngũ chuyên môn cũng còn hạn chế. Tất cả cộng lại đã khiến chi phí bị đội lên”.

Như trên đã phân tích, cái “mốt” đổ cho trượt giá đã thành bài bản cho hầu hết những công trình lớn nhỏ. Ở đây cũng chỉ là “bổn cũ soạn lại” thôi, không cần bàn tới. Riêng việc ông thú nhận “đội ngũ chuyên viên còn hạn chế” cũng không khác gì những kiểu trả lời của nhiều cơ quan chức năng khi một vụ việc bị vỡ lở ra làm thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đất nước. Đổ tội cho “còn hạn chế” nghe nhẹ hều, như thế chẳng ai có tội cả, chỉ vì ta ít người tài. Thật ra người tài không thiếu nhưng các ông không biết dùng hay không dám dùng mà thôi. Bởi lý lịch của họ hay vì không cùng phe cánh, không được ai giới thiệu.

- Bạn Minh nói thẳng thừng: “Khả năng tiên lượng dự toán của đội ngũ chuyên môn cũng còn hạn chế”. Một câu nói mâu thuẫn hết sức, đã có chuyên môn mà lại hạn chế. Nếu trình độ còn hạn chế thì đừng tham lam ôm việc lớn để làmhao phí tiền bạc của dân. Đó mới là người chân chính”.

- Bạn Nguyên kết luận: “Đã là dân chuyên môn mà khả năng năng chuyên môn còn hạn chế !? Nói thật các ông “chuyên môn ” đừng tự ái. Khả năng còn hạn chế nói cho đúng là “còn dốt”. Dự án kinh tế mà cứ giao cho các ông “còn hạn chế” kiểu này ,thì có nước in tiền âm phủ may ra mới đủ cho các ông bù vào khoản “còn hạn chế”. Tội nghiệp cho đồng bào mình, giao việc cho các ông “còn hạn chế” như thế này thì bao giờ mới hết nghèo”

Tượng đài sẽ được tiếp tục như thế nào?

Đó là câu hỏi còn đang được bỏ ngỏ. Nhưng nó đã được khởi công vào ngày 27/7/2007, tức là cách đây 4 năm. Trong khoảng thời gian đó đã ngốn hết bao nhiêu ngân quỹ và làm được những gì, chưa thấy “hạch toán” rõ ràng. Tuy nhiên nó đã bắt đầu thì khó có thể bỏ ngang, đã “đâm lao phải theo lao”.

Nhưng “theo lao” bằng cách nào? Chỉ sợ các “cơ quan chức năng” cố đấm ăn xôi, phớt lờ dư luận cứ làm theo ý mình, ý dân thì mặc. Chúng ta hãy chờ xem.

Văn Quang – Saigon 24-9-2011

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Cục trưởng Nhiếp ảnh và Triển lãm, nói rằng các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài.

* Phóng viên: Sau khi báo chí phản ánh tỉnh Quảng Nam đang triển khai xây dựng công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng với kinh phí hơn 410 tỉ đồng, hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến tỏ thái độ không đồng tình, cho rằng đó là một sự lãng phí. Còn quan điểm của ông, với tư cách đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành?

- Ông Vi Kiến Thành: Nói quy mô lớn, kinh phí lớn thì phải căn cứ vào chuẩn nào đó. Phải có một cái gì đó làm chuẩn, căn cứ vào đó để nói nó lớn hay nhỏ. Lãng phí hay không cần phải có chuẩn, cứ nói chung chung là lãng phí thì rất khó.

Nếu nói về số tiền, nghe lớn như thế thì dư luận có thể sẽ phản ứng vì người ta không biết hơn 410 tỉ đồng ấy được dùng vào những hạng mục gì, cần phải cụ thể ra. Tôi được biết nó gồm rất nhiều hạng mục, trong đó phần mỹ thuật, thân tượng và 8 cột trụ biểu chỉ chiếm một phần, khoảng hơn 225 tỉ đồng. Số tiền 410 tỉ đồng được sử dụng cho nhiều khâu: giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công, không gian môi trường, cảnh quan… trong tổng thể công trình. Cách gọi của Việt Nam mình là công trình tượng đài nên nghĩ tất cả tiền đầu tư là cho việc xây tượng, kinh phí còn đầu tư cho rất nhiều điều khác. Tôi cũng tiết lộ là quy trình thẩm định công trình này rất chặt chẽ, bài bản, đơn giá định mức được Bộ Xây dựng xây dựng thành một bộ đơn giá riêng tính rất chi li. Giá thành cho các công trình dân dụng hiện nay đã là 14 - 15 triệu đồng/m2, trong khi công trình đặc biệt này khoảng 20 triệu đồng/m2, so với xây dựng dân dụng thì nó cũng không mấy khác biệt. Mọi người nói giá cao, tôi không hiểu cao trên cơ sở nào?

Nếu nói nhỏ - to, tức là đã có so sánh, mà so sánh trong lĩnh vực khác thì có thể sẽ có những điều đáng nói hơn rất nhiều. Với một công trình có ý nghĩa quốc gia như thế, cần nhìn một cách khách quan.

* Cao ở đây không phải là sự so sánh đắt, rẻ về đơn giá giữa công trình này hay công trình khác mà là số tiền quá lớn để đầu tư cho một tượng đài. Ông nghĩ sao về điều này?

- Nói thế sẽ rơi vào vô cùng. Mỗi công trình, sự kiện người ta làm đều có những tính toán, cân nhắc và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tượng đài này được Chính phủ phê duyệt.

* Nhưng Chính phủ chỉ phê duyệt dự toán mấy chục tỉ đồng chứ không phải mức đội lên thêm 330 tỉ đồng như bây giờ?

- Thời điểm Chính phủ phê duyệt đã cách đây mấy năm và quy mô lúc ấy cũng chỉ là cấp tỉnh chứ chưa như bây giờ. Sau khi thấy nội dung ý nghĩa và tầm vóc của nó, công trình được nâng lên tầm quốc gia. Việc trượt giá vài năm cũng khiến giá bị đội lên. Một chi tiết nữa cũng cần nhấn mạnh là công trình đã thay đổi chất liệu từ sa thạch sang chất liệu đá hoa cương với độ bền vững gấp vài lần. Đây là công trình vĩnh cửu nên cần được đầu tư chất liệu tốt.

Phác thảo lần 1 tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam (Ảnh: Văn phòng miền Trung)

* Trước quan điểm của số đông cho rằng nên dùng số tiền khổng lồ này cho việc phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông nghĩ sao?

- Tôi sẽ chọn cả hai phương án. Đó là hai khía cạnh, một là vật chất cụ thể, một là tôn vinh tinh thần. Không thể cụ thể hóa được.

* Nhưng nếu điều kiện chỉ cho phép để làm một việc?

- Đất nước ta có bề dày truyền thống yêu nước và sự đóng góp của các mẹ là rất lớn, không cho phép được chọn một thứ.

* Nếu phương án của ông là vậy thì có nghĩa là phải hạ thấp độ “khổng lồ” về kinh phí của tượng đài để có nguồn tiền lo phụng dưỡng các mẹ?

- Tôi đã nói từ đầu, căn cứ vào đâu để nói là công trình lớn?

* Căn cứ vào con số đầu tư cho một công trình tượng đài tại một tỉnh nghèo?

- Các bạn đã tính 1 km quốc lộ là bao nhiêu tiền chưa? Nếu so sánh như thế thì sẽ thấy con số này là đắt hay rẻ.

* Ông đã nói nhiều thứ lãng phí nhưng hạn chế được sự lãng phí nào thì tốt chút đó?

- Bản thân tôi chưa nhìn thấy sự lãng phí ở đây, đó là dư luận nói.

* Theo đánh giá của ông, tại sao việc xây dựng tượng đài luôn bị đội giá?

- Hãy chỉ cho tôi tượng đài nào một cách cụ thể.

* Tượng đài Điện Biên Phủ chắc chắn là một ví dụ sinh động!?

- Theo tôi, ở đây cần có một cái nhìn khách quan. Các công trình xây dựng phần lớn đều đội giá, không thể nói riêng tượng đài. Nói như vậy, tượng đài biến thành tội đồ. Giá cả trượt quá nhanh, thời gian xây dựng bị kéo dài do kinh phí rót rất chậm cũng là một lý do. Thêm nữa, khả năng tiên lượng dự toán của đội ngũ chuyên môn cũng còn hạn chế. Tất cả cộng lại đã khiến chi phí bị đội lên.

Riêng về tượng đài Điện Biên Phủ thì báo chí đã nói nhiều rồi, người làm sai cũng đã lãnh hậu quả.

Nguyễn Văn Lân: Xây tượng đài có nên hay chăng?
Tôi thấy rằng đó là một việc chưa thật sự đúng trong thời điểm này, phải nhìn nhận vào một sự thật rằng,nước ta đang còn nghèo lắm...Người dân đang cần " an sinh " hơn là xây một tượng đài tốn kém như vậy, hỏi rằng các bà mẹ Việt Nam anh hùng có đồng tình hay không? Biết ơn các mẹ thì hãy làm những việc thiết thực hơn chứ đừng lãng phí tiền của như vậy? Một khi dân giàu nước mạnh thì làm việc gì cũng xong, cũng thành công. Hãy nhớ lấy lời Người đã dạy " Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra", hãy hỏi xem ý kiến của người dân như thế nào rồi hãy quyết định.....
Về Tượng Đài 'Bà Mẹ Anh Hùng'
Vấn đề xây dựng tượng đài “Bà Mẹ Anh Hùng” ở tỉnh Quảng Nam đang được bàn luận sôi nổi ở trong và ngoài nước. Theo dự định đây là một bức tượng đài hoành tráng, tạc vào một ngọn núi tự nhiên, hình nửa người một bà mẹ Việt Nam, dựa vào hình ảnh một bà mẹ có thật - mẹ Thứ có chồng và nhiều con cháu bỏ mình trong chiến tranh.
Những người chủ trương dựng tượng rất tự hào khoe rằng đây sẽ là tượng đài không những đồ sộ nhất nước ta, mà còn là nhất cả khu vực Đông Nam Á. Họ so sánh bức tượng này với bức tượng Bà Mẹ Tổ Quốc trên đỉnh đồi Mamaép ở Stalingrad (Nga), đánh dấu cuộc chiến đấu kiên cường chống bọn phát xít Hitler trong Thế chiến II.
Một điểm khiến dư luận băn khoăn là chi phí cho bức tượng này quá lớn, dự định ban đầu là 81 tỷ đồng, nay được nâng lên đến 410 tỷ đồng, bằng hơn 10 triệu đôla Mỹ.
Bức tượng đã được khởi công ngày 27 tháng 7 năm 2007.
Một ý kiến chung rất phổ biến là lúc này đất nước còn nhiều khó khăn, trong xã hội có nhiều gia đình thiếu thốn, nhiều cụ già không nơi nương tựa, ngay các bà mẹ có con bỏ mình trong chiến tranh có người sống cơ cực, đi bán vé số, đi nhặt rác thì, có nên hay không, bỏ một số tiền quá lớn như thế cho một việc không có lợi gì thiết thực, chỉ có ý nghĩa tuyên truyền. Làm việc này chẳng khác gì nhà nghèo chơi ngông, bày chuyện nuôi voi trong vườn nhà. Nên dành số tiền lớn ấy cho những công việc thiết thực cho dân sinh, như làm nhà cho dân nghèo, giúp đỡ người già, người tàn tật, neo đơn, xây trường học, làm cầu ở vùng núi cho các em đi học không phải bơi qua sông, rất nguy hiểm.
Có ý kiến cho rằng nền văn hóa - nghệ thuật xây dựng tượng đài của ta còn thô sơ, chưa có tượng đài nào có giá trị thẩm mỹ cao như ở một số nước khác, những tượng đài hiện có đều thiếu cái “thần” tinh túy để truyền cảm. Năm 2004 khánh thành tượng đài Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện này, thì ngay sau đó tượng bị lún, bị nghiêng, bị chảy nhựa xanh vàng vì đồng kém chất lượng, do tham nhũng, nay để hay bỏ đi đều khó xử.
Nhà văn hóa Nguyên Ngọc rất có lý khi nêu rõ tượng quá lớn, bộ mặt quá to là ngược hẳn với bản chất cao quý, thầm lặng, khiêm tốn của các bà mẹ Việt Nam.
Ông cho rằng một bức tượng quá khổ đến dị dạng sẽ trái ngược, xa lạ với tinh thần chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ vô danh là bản chất của người Mẹ Việt Nam. Ông còn hài hước rằng đi đêm nhìn lên bức tượng như thế sẽ có người sợ hãi phát hoảng.
Cuộc thảo luận còn đi xa hơn những điểm trên đây, đề cập đến bản chất chân thực của cuộc chiến tranh, đến suy nghĩ, tâm tư thầm kín của các bà mẹ đã có con bỏ mình trong chiến tranh. Tôi có bà chị ruột và một bà chị con ông bác ruột đều có con sinh Bắc tử Nam, chết ở tuổi 20 khi do học giỏi đã được gọi vào đại học, nhưng vẫn phải cầm súng vào Nam theo cưỡng ép của lãnh đạo. Tôi hiểu rõ tâm lý của 2 chị tôi. Ngay hồi ấy, năm 1967, 2 bà đã đau lòng không muốn cho con đi xa, huống chi là đi vào nơi các em phần lớn là không có ngày trở về, nhưng vẫn phải nuốt nước mắt xé lòng, tan nát ruột gan mà gượng cười. Sức ép của tuyên truyền, loa đài, của xã hội, của nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản thật ghê gớm. Sau 30-4-1975 các bà chị tôi vào tận Quảng Ngãi, Bình Định tìm xác con mà không sao thấy. Các bà gặp được 4 bà chị em ruột khác ở Sài gòn, từ Hà Nội vào từ hồi 1954, từ đó tự hòa hợp hòa giải với nhau tự nhiên, lập tức.
Từ đó tôi hiểu rõ qua 2 chị tôi là nhiều bà mẹ Việt Nam sớm nhận ra rằng bản thân mình và con mình, gia đình mình, đồng bào mình đều là nạn nhân, bị lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn tham vọng riêng của đảng CS là nắm độc quyền cai trị, do đó chế độ hiện tại ở cả nước còn kém xa chế độ ở miền Nam trước đây về dân chủ, tự do, nhân quyền, cả về công bằng xã hội.
Do đó theo tôi nghĩ, một bức tượng chân thực bà mẹ Việt Nam nên là một bà mẹ giương đôi mắt, mở to miệng, thét lớn: “Trả con tôi đây! con tôi bị chết oan!”.
Các bà mẹ ấy hiểu rõ rằng con các bà khi hy sinh đều nghĩ rằng tổ quốc sẽ có độc lập, dân ta sẽ có tự do. Nếu các con của các Mẹ biết trước rằng họ sẽ nhượng đất, nhượng biển, đảo cho quân bành trướng, và họ sẽ đàn áp, đạp giày vào mặt người yêu nước, thì con các bà không bao giờ hy sinh mạng quý của mình nhẹ nhàng như thế. Họ là nạn nhân của tham vọng đảng phái.
Do vậy một bức tượng cực lớn như dự định chỉ là một sự khiêu khích đối với các bà mẹ chân chính yêu nước, yêu con, cùng là nạn nhân của đảng CS.
Vẫn chưa hết. Đất nước đã thống nhất về lãnh thổ nhưng chưa hòa hợp về tinh thần và chính trị như đảng CS đã hứa. Việc phong anh hùng cho các bà mẹ chiến sỹ miền Bắc và vẫn đố kỵ với các bà mẹ chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một việc làm thiếu đạo lý và công bằng, một sai lầm dại dột về chính trị, một lần nữa hạ nhục các bà mẹ chiến sỹ đáng kính ở miền Nam. Chỉ xin dẫn ra một thí dụ, bà Mẹ của liệt sỹ Ngụy Văn Thà từng cùng đồng đội chống trả dũng cảm quân bành trướng Trung Quốc cuối năm 1974 ở Hoàng Sa có nên được coi là bà Mẹ Anh hùng Việt Nam không" Có quá đi chứ.
Do đó có thể tóm tắt rằng: bức tượng đài hoành tráng to nhất Đông Nam Á…chỉ là một sự việc mù quáng, một dịp làm tiền của các quan chức và bộ hạ tham nhũng, một sáng kiến chính trị tối tăm vô duyên có hại, một công trình dị dạng thô xấu về thẩm mỹ. Dù cho đang làm dở dang cũng cần sớm chấm dứt.
Bùi Tín

Việc xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại văn bản số 733/TTg-KGVX, ngày 16/5/2008 và được triển khai từ tháng 8/2008. Vào thời điểm đó, mức kinh phí được duyệt từ 55 tỉ đồng, rồi tăng lên 81 tỉ đồng.

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu.


Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả
thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam, mà còn lớn nhất Đông Nam Á, với nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m.

Tượng đài Mẹ Tổ quốc: Kỳ quan của nước Nga

Hơn 6 năm sau ngày lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ, người Nga lại tiếp tục khiến thế giới phải ngưỡng mộ khi tạo nên tượng đài Mẹ Tổ quốc vào năm 1967, công trình tượng đài phi tôn giáo lớn nhất thế giới.

Tượng đài Mẹ Tổ quốc. Ảnh: Flickr
Toàn cảnh mặt trước tượng đài Mẹ Tổ quốc. Ảnh: Flickr

Tượng đài Mẹ Tổ quốc tại thành phố Volgograd (trước là Stalingrad) có lý do ra đời rất đặc biệt. Đồi Mamayev, nơi tượng đài tọa lạc, là địa điểm diễn ra Trận Stalingrad - một trong những trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất trong Thế chiến II. Ngọn đồi này là một cao điểm quan trọng, mắt xích then chốt nhất trong phòng tuyến bảo vệ thành phố Stalingrad khi đó.

Năm 1942, phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô giao tranh tại đồi Mamayev, với mục tiêu giành được chiến thắng để tạo bước ngoặt quan trọng trong cả cuộc chiến. Từ ngày 17/7/1942 tới 2/2/1943, gần 3 triệu người của cả hai phe tham gia giao tranh quanh khu đồi Mamayev và thành phố Stalingrad. Sau khi chiến cục ngã ngũ với thắng lợi thuộc về Hồng quân Liên Xô, tổn thất về người của cả hai bên lên tới gần hai triệu người, tức là khoảng 2/3 số binh sĩ tham chiến.

Thắng lợi của Hồng quân tạo nên một bước ngoặt làm xoay chuyển cục diện của Thế chiến II, đồng thời đánh dấu thất bại nặng nề nhất của phát xít Đức. Hai năm rưỡi sau đó, người Nga giành chiến thắng trong cả cuộc chiến khi tiến về giải phóng Berlin buộc phát xít Đức phải đầu hàng.

Ý tưởng xây dựng một tượng đài lớn để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cho cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được người Nga nhen nhóm ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, phải mất 22 năm thì ý tưởng này mới trở thành hiện thực. Ngày 15/10/1967, tượng đài Mẹ Tổ quốc sừng sững ngự trên đỉnh đồi Mamayev sau một quá trình được thai nghén và xây lắp công phu bởi những bộ óc xuất sắc.

Tượng đài Mẹ Tổ quốc là một tổ hợp nhiều tác phẩm điêu khắc, với trung tâm là bức tượng Mẹ Tổ quốc cao 85 m (tính từ mũi kiếm trên tay trái của bức tượng tới bệ tượng). Phần tượng mô tả bà mẹ Nga cao 52 m, phần thanh kiếm dài 33 m. Để đi từ chân đồi lên bức tượng khổng lồ, người ta sẽ phải bước qua 200 bậc thang, tượng trưng cho 200 ngày khốc liệt của Trận Stalingrad.

Tượng
Tượng đài Mẹ Tổ quốc (thứ ba từ trái sang) trong tương quan so sánh với các tượng đài khác, lần lượt là tượng Trung Nguyên Đại Phật ở Trung Quốc, tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ, tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brazil và tượng David của Michelangelo. Đồ họa: Wikipedia

Nhà điêu khắc chính trong công trình tượng đài Mẹ Tổ quốc là Yevgeny Vuchetich, cha đẻ của nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng khác. Ông đã dựa vào hình dáng của Valentina Izotova, một nữ công dân của thành phố Volgograd, để tạo nên bức tượng trung tâm của tổ hợp tượng đài. Bức tượng khắc họa một người mẹ trong tư thế tiến lên phía trước, với thanh kiếm trong tay, tượng trưng cho lời kêu gọi của Tổ quốc thúc giục những người con ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Chính vì thế mà bức tượng khổng lồ này còn có tên gọi khác tạm dịch là Tiếng gọi Tổ quốc.

Nguyên mẫu Izotova được lựa chọn bởi Lev Maistrenko, một nghệ sĩ làm việc tại Volgograd đầu những năm 60 thế kỷ trước. Suốt một thời gian dài sau khi tượng đài Mẹ Tổ quốc được khánh thành, Izotova vẫn được những người xung quanh nhận ra vì những nét tương đồng với bức tượng khổng lồ. Cũng có nguồn tin cho rằng Vuchetich còn lấy một phần cảm hứng từ bức tượng thần chiến thắng Samothrace của Hy Lạp.

Trong khi đó, người chịu trách nhiệm về kết cấu của công trình điêu khắc bằng bê tông cốt thép nặng tới 7.900 tấn là kỹ sư Nikolai Nikitin, người thiết kế nên tháp truyền hình Ostankino ở thủ đô Matxcơva (từng là công trình cao nhất thế giới từ năm 1967 tới 1976). Cũng giống như tháp Ostankino, tượng đài Mẹ Tổ Quốc được buộc bằng các dây thép ở bên trong, rồi được dựng trên một phần móng không lớn, theo kiểu của một tòa tháp.

Dưới sự chỉ đạo của Nikolai Nikitin, bức tượng trung tâm được lắp ráp từ các khối bê tông cốt sắt riêng biệt. Trong khi đó, các bộ phận lớn và phức tạp như phần đầu hay phần tay được lắp riêng dưới đất, sau đó được đưa lên lắp ghép bằng cần cẩu.

Một tác phẩm điêu khắc
Một tác phẩm điêu khắc trong Khu tưởng niệm chiến thắng trên đồi Mamayev, phía xa là bức tượng trung tâm của tượng đài Mẹ Tổ quốc. Ảnh: Reddit

Nikitin cùng với Vuchetich và các cộng sự đã cùng nhau tạo nên một công trình vĩ đại được bình chọn là một trong 7 kỳ quan của nước Nga. Một tổ hợp điêu khắc kỳ vĩ đã được dựng lên trên nền đất từng thấm đẫm máu người, nơi mà chẳng loại cây cỏ nào mọc được vì những mảnh đạn vẫn còn dày đặc suốt một thời gian dài sau chiến tranh. Chính niềm tự hào về tổ hợp tượng đài này đã khiến tỉnh Volgograd quyết định đưa hình ảnh tượng đài vào lá cờ và huy hiệu của mình.

Ngoài việc được coi là ngôi mộ tập thể của hàng triệu người Nga đã ngã xuống trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, khu vực tượng đài Mẹ Tổ quốc còn là nơi yên nghỉ của không ít nhân vật lỗi lạc. Nguyên soái Vasily Ivanovich Chuikov lừng lẫy của nước Nga được chôn cất tại đây. Ông chính là người đóng vai trò cố vấn chính của Khu tưởng niệm chiến thắng Stalingrad, bao gồm tổ hợp tượng đài Mẹ Tổ quốc. Vasily Zaytsev, tay súng bắn tỉa thiện xạ của Hồng quân Liên Xô, người đã tiêu diệt 242 lính Đức trong Trận Stalingrad và được lấy nguyên mẫu để xây dựng nhân vật chính của bộ phim "Quân thù trước ngõ", cũng yên giấc ngàn thu tại đồi Mamayev, dưới chân bức tượng khổng lồ.

Thế chiến II đã đi qua được gần 7 thập kỷ nhưng những ký ức đau thương của nó vẫn hằn sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ người Nga. Trong dòng ký ức ấy, tượng đài Mẹ Tổ quốc gắn liền với Trận Stalingrad có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhắc người Nga về những hy sinh xương máu của cả một lớp người đã ngã xuống để gìn giữ mảnh đất quê hương.

Vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 hàng năm, một biển người lại đổ về chân bức tượng khổng lồ trên đồi Mamayev ở thành phố Volgograd để đặt những bó hoa tưởng niệm. Họ trầm trồ chiêm ngưỡng kỳ quan điêu khắc vĩ đại tại nơi từng là trận địa khốc liệt nhất Thế chiến II, và nhớ về những người đã ngã xuống.

Tượng đài Mẹ Tổ quốc thực sự trở thành một biểu tượng của tinh thần Nga, tính cách Nga, ý chí Nga.

Quá trình lắp ghép các phần của bức tượng trung tâm. Ảnh: Volfoto
Cận cảnh tượng đài Mẹ Tổ quốc trên đỉnh đồi Mamayev. Ảnh: Wordpress
a Ảnh:
Hoa nở rộ quanh khu tổ hợp tượng đài. Ảnh: Hoffstrizz
a Ảnh: Russian-front
Cận cảnh phần đầu của bức tượng khổng lồ. Toàn bộ bức tượng được phủ một lớp vật liệu đặc biệt để chống lại tác động của môi trường bên ngoài. Ảnh: Russian-front
Tuyết phủ trắng đồi Mamayev vào mùa đông. Ảnh: Eldermichaeladdis
Tuyết phủ trắng đồi Mamayev vào mùa đông. Ảnh: Eldermichaeladdis
Một Nguyên soái Chuikov trên đồi Mamayev, dưới chân bức tượng khổng lồ. Ảnh: Ww2museums
Mộ Nguyên soái Vasily Ivanovich Chuikov trên đồi Mamayev, dưới chân bức tượng khổng lồ. Ảnh: Ww2museums
Dưới
Đội lính gác danh dự diễu hành qua bức tượng khổng lồ. Ảnh: Flickr
Tượng người mẹ Nga nhìn từ trên cao. Ảnh: Mylivepage
Tượng người mẹ Nga nhìn từ trên cao. Ảnh: Mylivepage
Thủ tướng Nga Vladimir Putin tới thăm tượng đài Mẹ Tổ quốc. Ảnh: AP
Một góc nhìn khác để thấy rõ hơn bức tượng trung tâm từ trên cao, với hậu cảnh phía sau là một khu dân cư. Ảnh: Pro-volgograd
Các công nhân leo lên cánh tay trái của bức tượng khổng lồ để tiến hành công việc bảo trì định kỳ. Ảnh: 1tv

Tuesday, September 27, 2011

Vài loại hoa đẹp nhất

Canna

Cannas not only feature pretty blossoms, but also beautiful leaves (often likened to that of the banana plant) that come in a variety of stunning colors. Popularized in Victorian times, Cannas are popular garden plants.
Canna

Cherry Blossom
The unofficial flower of Japan, the spectacular display of blossoms that arrive in the spring are celebrated by festivals both in Japan and the U.S. The most popular colors are white and pink. They are beautiful while on the trees and remain a stunning sight even after carpeting the ground.
Cherry Blossom

Colorado Columbine
Growing high in the Rocky Mountains, the Colorado Columbine is a welcome reward for the enterprising climbers of Colorado's 14,000-foot high mountains. Picking one in the wild carries a fine ($5-$50 depending on the Ranger who catches you)!
Colorado Columbine

Hydrangea
Magical snowball puffs in fall: gorgeous. The clusters of star-shaped blossoms, often found in delicate pastel hues, embody innocence. They are popular in wedding bouquets and as garden flowers.
Hydrangea

Lily of the Valley
A delicate and fragrant sign of spring, the Lily of the Valley has inspired a number of legends. One such Christian legend explains that the tears that Mary shed at the cross turned to Lilies of the Valley, prompting the flower to sometimes be referred to as "Our Lady's Tears." Another legend tells of Lilies of the Valley springing from the blood of St. George during his battle with the dragon.
Lily of the Valley

Calla Lily
While visually stunning and elegant, this beautiful flower is actually a member the poisonous species, Zantedeschia. All parts of the plant are highly toxic, with the capability to kill livestock and children if ingested.
Calla Lily

Black Eyed Susan
The black eyed susan, a cheerful wildflower, is a perennial that serves as a beautiful back drop in any garden. The contrast of the bright gold yellow petals and dark middle makes it any easy one to spot and recognize. This official drink of the Preakness stakes horse race is named after this flower, consisting of 2 parts Bourbon whiskey, 1 part citrus vodka, 3 parts sweet & sour mix, one part orange juice and garnished with orange and a cocktail cherry.
Black Eyed Susan

Bleeding Heart
These whimsical, almost fairy-like blossoms are a traditional favorite in shady gardens. The flowers are either red, pink or white and appear in April-June.
Bleeding Heart

Blue Bells
In spring, many European woods are covered by dense carpets of this flower; these are commonly referred to as "bluebell woods". It is thought that they were named by the romantic poets of the 19th century, who felt they symbolized solitude and regret.
Blue Bells

Lantana
These delicate flowers, with their pink and yellow petals, are butterfly magnets. The bush can grow to be quite large and the color of the petals change as the plant ages. Beware - Lantana is considered a weed by many that is quite difficult to get rid of.
Lantana

Rose
Roses are one of the most romantic and wonderfully scented of flowers. The giving of roses is steeped in tradition and cultural meaning, from the yellow rose of friendship to the deep red rose of true love.
Rose

Oriental Poppy
This perennial poppy has a delicate and striking color. After flowering in the spring, their foliage dies back entirely, only to grow new leaves once again with the autumn rains. The Oriental Poppy is the flower of The Wizard of Oz.
Oriental Poppy

Mussaenda erythrophylla (Ashanti Blood, Red Flag Bush, Tropical Dogwood)
These plants are native to the Old World tropics, from West Africa through the Indian sub-continent, Southeast Asia and into southern China. The beautiful red and yellow petals are a real showstopper. A favorite of not only of gardeners, but also butterflies, bees and hummingbirds.
Mussaenda erythrophylla (Ashanti Blood, Red Flag Bush, Tropical Dogwood)

Begonia
The first Begonia was introduced into England in 1777. Now one of the most popular flowers grown in the United States, Begonias are prized for their flowers as well as their leaves. This versatile plant can be grown either inside or out.
Begonia

Ixora
Ixora flowers, also commonly called West Indian Jasmine, are often used in Hindu worship, as well as in Indian folk medicine. This plant has traditionally been associated with enhanced sexuality and the re-kindling of passion. Who wouldn't want that as a gift!
Ixora

Dendrobium
Dendrobium is a large genus of tropical orchids that include over a thousand species. The sprays of flowers are so delicate and yet so perfectly formed, they appear magical.
Dendrobium
hoa Phượng Vỹhttp://images.yume.vn/blog/200907/04/14484711246653324.jpg
hoa Lan:http://new.dalatrose.com/imageUpload/CULANLUASG%5C3302009%5C2009330203453.jpg
hoa tulip:http://vietnamroses.com/wp-content/uploads/muti-hued-tulips.jpg.pagespeed.ce_.RavJQWVFBN.jpg
hoa PENSÉE (HOA BƯỚM) http://fs1.cyworld.vn/data3/2011/06/09/169/thumb_flex-1307606769055752_file.jpg
hoa hướng dươnghttp://images.yume.vn/blog/200904/21/12427551240303860.jpg