Thursday, August 25, 2011

Vài ngôi nhà thách thức với trọng lực!

Tháp nghiêng Pisa:Tập tin:Leaning Tower of Pisa.jpg

Tháp nghiêng Pisa (tiếng Ý: Torre pendente di Pisa) là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa (Ý) được xây dựng năm 1173. Toà tháp cao 55,86 m (183,27 ft) từ mặt đất ở phía thấp nhất và 56,70 m (186,02 ft) ở phía cao nhất. Chiều rộng những bức tường móng là 4,09 m (13,42 ft) và ở trên đỉnh là 2,48 m (8,14 ft). Ước tính trọng lượng của nó khoảng 14.500 tấn. Tháp có 294 bậc.

Ngay trong khi xây dựng, người ta đã phát hiện toà tháp bị nghiêng. Hiện nay các biện pháp địa kĩ thuật đang được tiến hành nhằm đảm bảo độ ổn định cho tháp. Vẻ đẹp của tòa tháp cùng với độ nghiêng của nó cuốn hút khách du lịch hàng năm tới Pisa.

Gần đây, hai nhà thờ Đức đã cạnh tranh danh nghĩa của tháp là tòa nhà nghiêng nhất trên thế giới: tháp hình vuông tại Suurhusen, từ thế kỷ 13, và tháp chuông tại Bad Frankenhausen gần đây, từ thế kỷ 14. Tháp đứng 3,97 độ nghiêng, có nghĩa là nếu tháp đứng thẳng, trần tháp sẽ cao hơn 3,9 m. Sách Kỷ lục Guinness tới Pisa và Suurhusen và đo độ nghiêng của tháp Pisa là 3,97 độ.

http://phunu.info/images/485/97092.jpgCapital Gate là một nhà chọc trời công năng hỗn hợp ở Abu Dhabi gần với Trung tâm triển lãm Abu Dhabi được thiết kế với một độ nghiêng cao. Với độ cao 160 mét, đây là một trong những toà tháp cao nhất thành phố, tháp có độ nghiêm 18 đô về phía tây.Tháng 6 năm 2010, Sách kỷ lục Guinness đã chứng nhận Capital Gate là tòa tháp do con người xây dựng nghiêng nhất thế giới. Tòa nhà tạo một góc 18 độ so với phương thẳng đứng, gấp 5 lần độ nghiêng của tháp Pisa. Chủ sở hữu và triển khai dự án Capital Gate là Abu Dhabi National Exhibitions Company. Tháp này là trung điểm của dự án tổng thể phát triển Trung tâm triển lãm quốc gia Capital Centre/ Abu Dhabi. Tòa tháp này phải dùng đến 15.000 mét khối bê tông, kết hợp với 10.000 tấn thép để xây dựng. Bên trong Capital Gate là hàng nghìn mét vuông văn phòng. Khách sạn 5 sao Hyatt cũng sẽ được đặt ở đây.
Tu viện Meteora(Hy Lạp):

Tu viện Meteora, Hy Lạp nằm trên núi đá. Gần một thế kỷ trước, người ta chỉ có thể lên tu viện bằng cách trèo lên thang dây mỏng manh hay ngồi trong một cái giỏ treo.

Tu viện Metéora (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "bao quanh bởi đá" hoặc "thiên đường ở trên cao") là một trong những cụm tu viện lớn nhất và quan trọng nhất ở Hy Lạp, chỉ sau Mount Athos.
Tổ hợp tu viện này được xây dựng trên những cột đá tự nhiên, nằm ở rìa phía Tây bắc khu vực Thessaly gần sông Peneios và ngọn Pindus, ngay trung tâm Hy Lạp. Metéora gồm 6 tu viện nhỏ và được lọt vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
Tu viện "Chuồng cọp" (Bhutan)
Taktshang là tu viện nổi tiếng nhất tại Bhutan bởi sự hiểm trở mà du khách cảm nhận được khi có dịp đến đây. Toàn bộ tu viện nằm cheo leo trên vách đá cao 3.120 m, ngay trên miệng thung lũng Paro (cách 700 so với đáy thung).

Cái tên Taktshang có nghĩa là "Chuồng cọp". Theo truyền thuyết, thánh Padmasambhava đã bay lên đỉnh núi trên lưng của một con hổ. Tu viện này có 7 đền thờ, tất cả đều mở rộng cửa đón du khách đến tham quan. Điều mà hầu hết du khách thích thú khi đến tham quan tu viện này là họ được dịp thể hiện khả năng trèo núi và sức khỏe dẻo dai.

Tu viện Madonna del Sasso (Thụy Sĩ)
Nhà thờ Madonna del Sasso được xây kèm tu viện Capuchin nằm trên khu vực đồi Locarno, Thụy Sĩ. Thị trấn cổ kính xinh đẹp Madonna del Sasso được bao bọc bởi một hồ lớn, quanh năm tràn ngập ánh nắng.
Tu viện được xây dựng để thờ Đức mẹ đồng trinh Mary. Điểm đặc biệt của tu viện này là bảo tàng nghệ thuật sưu tầm rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quý hiếm của thế giới.
Tu viện Yumbulagang (Tây Tạng):

Yumbulagang (còn được gọi là “cung điện mẫu tử”) là cung điện đầu tiên được xây dựng tại Tây Tạng chính vì thế mà đến nay, cung điện này đã có hơn 2.000 năm tuổi. Bị phá hủy trong thời kỳ Cách mạng văn hóa rồi được xây dựng lại vào đầu những năm 1980, cung điện này sở hữu những bức tường được trang trí bằng những bích họa đẹp tuyệt vời. Những nét vẽ bay bướm phản ánh rõ nét lịch sử lâu đời của Tây Tạng.

Theo người xưa, cung điện này được dựng lên dành riêng cho Nyatri Tsanpo, vị hoàng đế đầu tiên của Tây Tạng, vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Sau đó, nơi này trở thành cung điện mùa hè của hoàng tử Gampo và công chúa Wencheng. Thời Dalai Lama thứ 5 đã biến cung điện này thành tu viện của môn phái Old-Yellow Hat Sect.

Tu viện Gregoriou (Hy Lạp)
Tu viện Gregoriou được xây dựng trên một địa điểm không thuận lợi về giao thông nhưng lại có quang cảnh đẹp hút hồn. Nằm trên mặt phía Tây Bắc của ngọn núi Mount Athos, Gregoriou được dựng lên để thờ thánh Nicholas. Được hoàn thành vào thế kỷ 14, tu viện này bao gồm 20 tu viện lớn nhỏ, và được xem là một trong những tu viện có tổ chức và nghiêm khắc nhất.

Ở đây có 70 thầy tu, mỗi người đóng một vai trò khác nhau trong tu viện. Tài sản lớn nhất của tư viện này là thư viện với nhiều đầu sách phong phú, trong đó có 297 bản sách viết tay, 4,500 quyển sách in và 804 bản kinh thánh viết tay, sách thần học, sách tôn giáo (trong đó có 1 bản kinh thánh viết tay từ thế kỷ 13).

Lâu đài Lichtenstein là một lâu đài có kiểu dáng truyện cổ tích nằm gần Honau thuộc Swabian Alb, Baden-Württemberg, Đức. Tên của nó có nghĩa là "Đá (có màu) sáng".

Theo lịch sử, từng có một lâu đài nằm tại vị trí này từ khoảng những năm 1200. Nó đã từng hai lần bị phá hủy, một lần trong trận chiến Reichskriegs năm 1311 và một lần bởi thành quốc Reutlingen vào năm 1381. Lâu đài đã không được trùng tu lại và rồi sau đó rơi vào sự đổ nát.

Năm 1802, vùng đất này rơi vào tay vua Frederick I của Württemberg, ông đã cho xây một nhà nghỉ phục vụ việc săn bắn ở đây. Đến năm 1837, vùng đất được cháu trai của ông là công tước Wilhelm của Urach, bá tước của Württemberg, thừa kế, người được gây cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết Lichtenstein của Wilhelm Hauff, đã cho xây thêm lâu đài này vào những năm 184042. Đây là lâu đài theo trường phái Neo-Gothic với sự thiết kế của kiến trúc sư Carl Alexander Heideloff.

Ngày nay lâu đài vẫn thuộc sở hữu của dòng Công tước xứ Urach, nhưng đã mở cửa cho khách tham quan. Trong lâu đài lưu giữ một sỗ lượng lớn vũ khí và áo giáp cổ.

Lâu đài Lichtenstein, Đức.

Huyền Không Tự hay còn gọi là chùa treo, nằm trên vách đá tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Chùa Huyền Không nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Đại Đồng 65km. Đây là một ngôi chùa độc đáo hợp nhất ba tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo hiện còn tồn tại ở Trung Quốc. Ngôi chùa này là đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm quốc gia. Chùa Huyền Không xây vào hậu kỳ vương triều Bắc Ngụy, cách đây hơn 1400 năm. Vương triều Bắc Ngụy đã đưa đàn lễ của Đạo giáo từ Bình Thành thay là Đại Đồng) chuyển đến đây. Các thợ làm chùa cổ đại xây chùa Huyền Không theo yêu cầu của Đạo giáo “Không nghe tiếng chim kêu chó sủa".
(Ảnh: Community.vietfun.com)
Chùa Huyền Không cách mặt đất khoảng 50m, nằm trên vách núi cheo leo. Hai bên là vách núi cao hơn 100m. Vách núi thẳng đứng như bị dao cắt. Chùa có cảm giác như bịdính trên vách đá. Nếu đứng từ xa ngẩng đầu nhìn lên chùa sẽ thấy các điện, gác tầng tầng lớp lớp, chỉ có mấy chục chiếc cột gỗ như chiếc đũa chống đỡ cả khu chùa. Nóc chùa là những tảng đá vàng sẫm lớn nhô ra phía trước, hình như sắp sập xuống. Rất nhiều người dùng hình ảnh “Điện gác nguy hiểm lơ lửng trên vách núi” để miêu tả chùa Huyền Không. Vậy chùa trên vách núi cheo leo này được xây dựng như thế nào? Vì sao lại chọn địa điểm xây trên vách núi cheo leo? Nguyên nhân gì khiến cho nó trải qua nghìn năm vẫn được bảo tồn hoàn hảo đến vậy?
Mấy năm gần đây, các chuyên gia đã nhiều lần tiến hành khảo sát thực địa đối với chùa Huyền Không, nêu ra rất nhiều quan điểm mới. Có chuyên gia cho rằng, chùa Huyền Không sở dĩ có thể xây trên vách núi cheo leo, chủ yếu là do “đòn gánh sắt” treo điện, gác trên không. Các chuyên gia còn nói, từ trong hang đá sau điện Tam Quan nghiêng người thò đầu ra ngoài trông lên sẽ phát hiện đường sạn đạo. Đường làm bằng gỗ, trên vách đá, men theo núi) trên không chỉ có mấy chiếc xà ngang và cột đứng chống. Những chiếc dầm ngang này còn gọi là đòn gánh sắt - những thanh xà gỗ này được làm bằng gỗ Sam sắt - một loại gỗ cứng ở địa phương. Những thanh dầm gỗ Sam được ngâm trong dầu trẩu cắm vào đá núi không bao giờ bị mối mọt hoặc mục nát. Đây là phương pháp xây đường sạn đạo trên vách núi để đi ở thời cổ đại. Chùa Huyền Không cũng xây theo phương pháp làm đường sạn đạo. Các bệ đáy lầu các đều nằm trên rất nhiều “đòn gánh sắt”. Có chuyên gia chỉ rõ, chùa Huyền Không sở dĩ có thể treo trên vách đá, ngoài việc dựa vào những thanh dầm gỗ Sam, các cột đứng cũng được coi là điểm tựa vững chắc. Những chỗ đặt chân cột đều được thiết kế tính toán tỉ mỉ, đúng với thiết kế khoa học để đảm bảo có thể chống được toàn bộ ngôi chùa. Tương truyền, Có chiếc cột có tác dụng chịu lực, có chiếc cột dùng để cân bằng độ cao thấp của lầu gác, có chiếc phải đè trọng lượng nhất định ở trên mới có thể phát huy tác dụng chịu lực. Nếu không có vật nặng ở trên, cây cột sẽ “lắc lư".
Có chuyên gia cho rằng, chùa Huyền Không có tất cả 40 gian điện và gác. Nhìn bên ngoài chỉ có mười mấy chiếc cột gỗ to bằng miệng bát ăn cơm chống đỡ. Thực ra, có một số cột không chịu lực, cho nên có người dùng câu: “Huyền Không Tự, cao nửa trời, ba sợi đuôi ngựa treo trên không" để hình dung chùa treo trên không này. Trọng tâm thực sự của chùa nằm trong vách đã cứng, lợi dụng nguyên lý lực học dùng xà cắm vào đá đua ra ngoài. Điều này có nghĩa, trên vách đá đục những lỗ để cắm xà đua. Hơn một nửa xà đua nằm trên nền đá, chỉ còn hơn 1/3 xà đua ra ngoài nhằm tăng diện tích chùa. Nhìn bề ngoài chùa như bị treo trên không, song thực tế trọng tâm của chùa nằm trên núi đá.
(Ảnh: khaocoviet.net)
Vì sao chùa Huyền Không phải xây trên vách đá cheo leo? Vì sao trải qua hơn 1000 năm, chùa vẫn bảo tồn hoàn hảo tốt như vậy? Đối với những câu hỏi này, mỗi người đưa ra quan điểm riêng mình. Có người nói, trước kia, nơi này mưa gió thất thường, gây tai họa lớn cho các công trình kiến trúc. Chủ trì chùa phải tìm cách xây chùa trên vách núi mới mong tránh được mưa to, gió lớn. Chùa Huyền Không nằm ở trong thung lũng khe núi sâu, treo giữa vách núi. Đỉnh núi nhô ra như một chiếc ô, khiến chùa tránh được mưa gió. Khi nước lũ trên núi đổ xuống, chùa không bị ngập úng.
Một ý kiến khác cho rằng, trước kia nơi đây là nút giao thông Bắc lên Đại Đồng, Nam về Ngũ Đài. Chùa Huyền Không ở đây, để tiện cho tín đồ khắp nơi đến dâng hương cúng bái. Sông Hôn Hà chảy dưới chân núi trước chùa, thời đó thường có mưa bão, nước sông ngập tràn. Nhân dân cho rằng có rồng vàng tác quái, cho nên xây chùa trên vách núi để trấn giữ. Cũng có người chỉ rõ, thế núi như một chiếc nồi treo, ở giữa bị lõm. Chùa Huyền Không xây dưới đáy nồi. Vị trí có lợi này không những khiến cho gió bão dữ dội không thể thổi vào chùa mà ngọn núi trước mặt chùa cũng như một chiếc bình phong che chắn. Tương truyền, khi đến mùa hè, mỗi ngày chỉ có ba tiếng đồng hồ ánh sáng Mặt trời chiếu vào chùa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao chùa Huyền Không trải qua hơn 1000 năm gió táp mưa sa vẫn đứng vững trên vách đá cheo leo. Gần đây có một số chuyên gia nhận định, chùa Huyền Không sở dĩ trải qua nghìn năm vẫn bảo tồn hoàn hảo đến như vậy, ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có nguyên nhân chùa xây dựng rất độc đáo. Khi đi vào cổng chùa, có một sân chùa hình chữ nhật dài gần 10m, rộng gần 3m, có thể chứa được mấy chục người, còn các điện, lầu gác khác đều liên kết với nhau bằng hành lang hẹp và thang treo. Du khách chỉ có thể đi theo hàng một vào chùa, vì vậy không gây ra ùn tắc. Điều này giảm được trọng lực của du khách đối với hành lang và thang treo. Ngoài ra, có chuyên gia còn cho rằng, chùa Huyền Không có một kết cấu rất đặc biệt so với nhiều chùa khác. Đó là “ba giáo hợp nhất”.
Tầng cao nhất phía Bắc chùa có một điện Tam giáo. Trong đó có Phật tổ, Lão Tử, Khổng Tử đại diện cho ba tôn giáo khác nhau. Từ xưa đến nay, để giành sự sùng tín của dân chúng, Đạo Phật, Đạo giáo, Nho giáo mỗi giáo phái đều có quan điểm riêng, tranh luận không ngừng. Vì vậy, chùa trong thiên hạ phần lớn thờ một tôn giáo riêng. Điều đặc biệt hơn cả, chùa Huyền Không có tới ba giới ở chung một điện thờ, thật là hiếm có. Chùa thờ 3 tôn giáo, được dân chúng càng yêu quý. Đây cũng là một nguyên nhân chùa được bảo tồn hoàn hảo.
Nhìn từ xa, chùa Huyền Không như đang muốn bay vào không trung, như chim én đang giang cánh bay. Nếu đến gần, chùa như được gắn vào vách núi cheo leo. Nhà thơ lớn đời Đường Lý Bạch du ngoạn chùa Huyền Không đã vung bút viết hai chữ “Tráng Quan” (Kỳ quan tráng lệ). Nhà du lịch đời Minh Từ Hà Khách năm xưa du ngoạn đến đây thán phục nói chùa là “kỳ quan lớn thiên hạ". Vẻ đẹp cũng như sự bảo tồn hoàn hảo của chùa Huyền Không khiến cho những câu hỏi đặt ra về chùa vẫn chưa có lời giải đáp thống nhất.

Tòa tháp Puerta de Europa (Cánh cửa châu Âu) tại Madrid, Tây Ban Nha. Hai tòa tháp 26 tầng nghiêng 15 độ cùng hướng vào giữa.

Khu chung cư Wozoco Apartments (Amsterdam-Osdorp, Hà Lan)
Giải pháp là đưa 13 trong số 100 căn hộ ra khỏi mặt tiền của tòa nhà. Thiết kế thông minh này đã tiết kiệm không gian ở tầng trệt và cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt phía đông và tây của tòa nhà.

Ngôi nhà hình ấm trà trên ngọn cây, mang tên Takasugi-an tại Nagano, Nhật Bản. Trà quán này do KTS Terunobu Fujimori thiết kế.

Sự phá cách táo bạo trong thiết kế đã đem đến cho những công trình này một diện mạo có một không hai trên thế giới, thách thức cả trọng lực!

Ngôi nhà bằng gỗ này được xây dựng ở thành phố Arkhangelsk (Nga) với cả thảy 13 tầng mà không cần dùng tới một cái đinh nào!

Ngôi nhà hình bóng, bằng gỗ treo trên cành cây là công trình có một không hai tại British Columbia (bang cực tây Canada). Một hệ thống dây chằng mạng nhện có tác dụng giữ ngôi nhà vững chắc trên cao.

Nhà lộn ngược ở Syzmbark, Phần Lan

Ngôi nhà hình cây xương rồng ở Hà Lan

Nhà nổi ở Ukraina

Nhà nấm ở bang Ohio (Mỹ)

Kijk-Kubus là một dãy liền kề các ngôi nhà hình khối cubic ở Hà Lan. Mỗi ngôi nhà trong số này đều cao 3 tầng.

Những căn hộ Wozoco ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan

Nhà quay ở Đức

Tòa nhà mang tên Habitat 67 là một tổ hợp công trình nằm trên cầu cảng Marc-Drouin, Montreal (Canada).

No comments:

Post a Comment