Full Moon Hotel |
Chính phủ Azerbaijan với nền kinh tế ổn định nhờ vào dầu mỏ quyết định đầu tư vào chiến dịch mở rộng thị trường thế giới cho ngành du lịch. Những kiến trúc bêtông cốt thép truyền thống đơn điệu được nhường lại cho khuynh hướng hiện đại ảnh hưởng phong cách phương Tây. Những công trình này đã đem lại bộ mặt mới cho lịch sử kiến trúc của Azerbaijan.
Mang hình dáng một chiếc đĩa hình tròn hoàn hảo với một lỗ khoét nằm phía góc trên, có thể nói Full Moon là khách sạn có hình dáng tròn lớn nhất thế giới hiện nay. Đứng từ những góc độ khác nhau, người nhìn có thể thấy lỗ khoét này cũng có những hình dáng khác nhau.
Từ chính diện trông Full Moon như hình dáng của trạm không gian Death Star trong bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Chiến tranh giữa các vì sao, với một con mắt thần ở góc phải. Trong khi đó, nếu nhìn từ mặt nghiêng, Full Moon trông vui mắt như một chiếc bánh quy hình tròn lồi bằng kính khổng lồ.
Nhìn từ chính diện với mạng lưới kính đan chéo
|
… mặt sau với hệ thống cửa sổ hình tổ ong lục giác
|
Mặt nghiêng của Full Moon
|
Bên ngoài của Full Moon
|
Khối liên kết của Full Moon Hotel |
Mặt trước Full Moon được gia cố bởi mạng lưới kính đan chéo, mặt sau lại được bao phủ với hệ thống cửa sổ hình tổ ong lục giác. Đây là khách sạn cao cấp 35 tầng, nhưng chỉ gồm 382 phòng được xây dựng trên tổng diện tích 104.182m2. Khi hoàn thành Full Moon sẽ đạt được chiều cao tối đa 158,68m.
Khách sạn được nối với một bậc đài vòng cung mô phỏng hình dáng uốn lượn của loài rắn, bao phủ luôn cả khuôn viên của hai căn hộ cao cấp khác là Palace of Wind One và Palace of Wind Two.
Crescent Hotel |
Phân nửa còn lại được gọi là “nốt nhạc đối âm” của Full Moon, đó chính là Crescent Hotel (khách sạn Trăng Khuyết). Đúng như tên gọi, khách sạn này với mái vòm cong tạo nên hình ảnh của mặt trăng khi khuyết tuyệt đẹp và hoàn hảo. Crescent Hotel cũng là một khách sạn đạt chuẩn quốc tế gồm 32 tầng với tổng cộng 221 phòng, bên cạnh đó còn là 128 căn hộ cao cấp khác trên tổng diện tích xây dựng 128.140m2.
Phía sau Crescent Hotel sẽ là cụm bốn tòa cao ốc dành cho văn phòng và căn hộ cao cấp. Ba trong số đó sẽ là những tòa nhà cao chọc trời với 43 tầng với độ cao khoảng 203m.
Sự hoành tráng của hai công trình này chỉ là tiền đề để Azerbaijan phát triển toàn bộ cụm cảng sát bờ biển Caspian, được gọi là vịnh Caspian Plus. Đó sẽ khu du lịch trung tâm, thu hút đầu tư và khách du lịch trên toàn thế giới đến với thủ đô Baku trong tương lai.
Bằng dự án táo bạo của Full Moon và Crescent Hotel, Azerbaijan đang cố gắng trở thành thủ đô có nền kinh tế với tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới trong thời gian không xa sắp tới.
Cụm liên kết với các cao ốc cao chọc trời của Crescent Hotel
|
Vịnh Baku với hình ảnh cửa ngõ đối xứng của Full Moon và Crescent Hotel
Crescent - hình ảnh mặt trăng khuyết đối xứng với Full Moon
|
- 01Giải Nhất thuộc về sinh viên Phạm Hữu Lộc - ĐH Kiến trúc Hà Nội, đồ án: "Trung tâm văn hóa cộng đồng người Hà Nhì" (Bát Xát - Lào Cai) do TS.KTS Lê Quân hướng dẫn.
- 02 Giải Nhì gồm:
+ Sinh viên Nguyễn Phương Thảo - ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, đồ án: "Trung tâm triển lãm mỹ thuật đương đại Thủ Thiêm" do ThS.KTS Hồ Đình Chiêu hướng dẫn.
+ Sinh viên Lê Thành Luân - ĐH Xây dựng Hà Nội, đồ án: "Nhóm nhà ở cao tầng thương mại văn phòng Nguyễn Công Trứ - Hà Nội" do KTS Nguyễn Toàn Thắng hướng dẫn.
- 09 Giải Ba gồm:
+ Sinh viên Nguyễn Tấn Lộc - ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, đề tài: "Học viện thiết kế Đà Lạt" do ThS.KTS Phạm Phú Cường hướng dẫn.
+ Sinh viên Hoàng Anh - ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, đề tài: "Ga hàng không quốc tế Cam Ranh" do KTS. Lương Anh Dũng hướng dẫn.
+ Sinh viên Phạm Thanh Khuê - ĐH Xây Dựng Hà Nội, đề tài: "Bảo tàng nông nghiệp Việt Nam" do KTS Doãn Thế Trung.
+ Sinh viên Lê Thu Trang - ĐH Xây Dựng Hà Nội, đề tài: "Bảo tàng Phố Cổ Hà Nội" do PGS.TS Nguyễn Nam hướng dẫn.
+ Sinh viên Trần Trung Kiên - ĐH Hà Nội, đề tài: "Bảo tàng Âm nhạc tương tác Việt Nam" do TS.KTS Nguyễn Tiến Thuận hướng dẫn.
+ Sinh viên Bùi Đức Trọng, đề tài: "Tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị khu du lịch văn hóa đền thờ Trần Hưng Đạo, do TS.KTS Nguyễn Tuyết Nga hướng dẫn.
+ Sinh viên Đào Thái Hà - ĐH Xây dựng Hà Nội, đề tài: "Khu nhà ở Nguyễn Công Trứ - Hà Nội", do KTS Nuyễn Văn Đoàn hướng dẫn.
+ Sinh viên Đặng Kim Dung - ĐH Xây dựng Hà Nội, đề tài: "Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội", do KTS Lê Thắng hướng dẫn.
+ Sinh viên Phạm Ngọc Lân, đề tài: "Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu du lịch biển Bình Tiên, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, do TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm hướng dẫn.
- 09 Giải Khuyến Khích gồm:
+ Sinh viên Trần Thế Vĩnh - ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, đề tài: "Trung tâm triễn lãm công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh", do ThS.KTS Phạm Phú Cường hướng dẫn.
+ Sinh viên Nghiêm Xuân Khoa Bảo - ĐH Văn Lang, đề tài: "Trung tâm dịch vụ lữ hành tỉnh Khánh Hòa", do ThS.KTS Châu Mỹ Anh hướng dẫn.
+ Sinh viên Đoàn Tùng Dương - ĐH Xây Dựng Hà Nội, đề tài: "Trung tâm văn hóa giải trí Hải Phòng", do KTS.Nguyễn Văn Đỉnh hướng dẫn.
+ Sinh viên Nguyễn Đức Toàn - ĐH Xây dựng Hà Nội, đề tài: "Trung tâm thương mại Nam Đàn Plaza", do KTS. Nguyễn Văn Đoàn hướng dẫn.
+ Sinh viên Tô Thị Thanh Hương - ĐH Kiến trúc Hà Nội, đề tài: "Viện Tim mạch Đà Nẵng", do TS.KTS Lê Quân hướng dẫn.
+ Sinh viên Nguyễn Tiến Khánh - ĐH Phương Đông, đề tài: "Nhà hát quốc gia Việt Nam", do TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân hướng dẫn.
+ Sinh viên Nguyễn Vũ Thùy Dương - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, đề tài: "Bảo tàng sinh viên Biển Đà Nẵng", do ThS.KTS Trần Đức Quang hướng dẫn.
+ Sinh viên Đoàn Thị Miên - ĐH Kiến trúc Hà Nội, đề tài: "Nhà máy xử lý chất thải rắn Xuân Hòa", do ThS. Đỗ Thúy Lan hướng dẫn.
+ Sinh viên Nguyễn Thị Phương Yến - ĐH Xây dựng Hà Nội, đề tài: "Quy hoạch công viên muối trong khu du lịch biển Thiên Cầm - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh", do TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh hướng dẫn.Dưới đây, Kiến Việt xin giới thiệu một vài bài dự thi đạt giải cao nhất năm nay.
Giải Nhất, đồ án: "Trung tâm văn hóa cộng đồng người Hà Nhì (Bát Xát - Lào Cai) của SV Phạm Hữu Lộc- Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Nét cong trên sườn dốc -Bu Yeon Dang / IROJE KHM Architects
KTS: HyoMan Kim – IROJE KHM Architects
Địa điểm: Sungmam, Gyeounggi-do, Korea
Design team: Su Mi Jung, Jung Min Oh
Kết cấu: Guang Min Jun
Diện tích: 330 sqm
Diện tích sàn: 168.52 sqm
Gross floor area: 296.03 sqm
Photographer: JongOh Kim
Tận dụng tối đa diện tích đất
Vị trí xây dựng là một khu vực trong thành phố có cảnh quan giống như làng quê với địa hình dốc và không đều.
Để tối đa trong hiệu quả sử dụng đất, kết quả là hình dạng của khu đất đã trở thành hình dáng của công trình.
Vườn ngoại thất - những câu chuyện của không gian
Cảnh quan của tầng mái là tổ hợp của nhiều loại không gian con. Từ tầng trệt tới tầng mái, không gian năng động của trong nhà kết hợp với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, đã đem đến những câu chuyện phong phú của không gian.
Kiến trúc thiên nhiên
Với ý tưởng hài hoà với cảnh quan xung quanh của thiên nhiên, cơ cấu linh hoạt của không gian nội bộ, kiến trúc hoá nét cong của thế đất, ngôn ngữ kiến trúc đã nảy sinh từ những hình dáng phi kiến trúc ấy. Nó giống như một công trình "kiến trúc của tự nhiên" được bao bọc bằng một lớp vỏ uốn lượn bằng lá đồng.
Trong không gian chung được sắp đặt các hộp lớn bằng gỗ, bên trong trồng trúc, làm theo kiểu vườn treo. Chúng đặt ở các vị trí ngẫu nhiên tạo ấn tượng bất ngờ và tăng hấp dẫn cho không gian.
Đa chức năng
Ngôi nhà này là 1 tổ hợp nơi ở và làm việc. Do phải chia ranh giới giữa khu sinh hoạt và làm việc, họ đã phân ngôi nhà làm 2 khu chức năng và mở 2 cổng vào trên đoạn dốc của con đường.
Trăm năm quy hoạch Hồ Tây qua ảnh
Ngay từ đầu thế kỷ XX , người Pháp đã xây nhiều công trình ở phía Nam Hồ Tây như: trường học, nơi ươm cây, vườn hoa, nhà xưởng, biệt thự… Năm 1923, kiến trúc sư Esnes Hebrad đến Hà Nội nhậm chức Giám đốc sở Quy hoạch Kiến trúc.
Ảnh trái: Phương án Hebrrad. Ảnh phải: Đường Cổ Ngư mờ sương, chụp vào năm 1920.
Ít lâu sau, Hebrad đã vẽ quy hoạch vùng Hồ Tây: nhấn mạnh như một công viên khổng lồ, chia Hồ Tây thành hai hồ nhỏ hơn có vị trí quan trọng trong Hà Nội với ý đồ biến đây thành Thành phố vườn lớn nhất châu Á cùng thời.
Quy hoạch Hà nội công bố năm 1943 do kiến trúc sư Luis Georges Pineau thực hiện. Trích đoạn Hồ Tây: khác với phương án chia thành 2 hồ nhỏ, phương án giữ nguyên trạng mặt nước, thảm cỏ và các làng xóm truyền thống – Ý tưởng "Thành phố vườn" vấn được nhấn mạnh với tính khả thi trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội đương thời.
Ảnh trái: Ảnh chụp Hồ Tây từ trên máy bay “ Bà Già “ với hai cánh bằng vải. Có hàng chục bức ảnh ghép lại thành vùng Hồ Tây để vẽ bản đồ hiện trạng phục vụ lập sơ đồ quy hoạch năm 1943. Ảnh phải: Phương án Pineau
Năm 1959, phía Nam Hồ Tây được quy hoạch với các khối cơ quan trung ương, hình thành trung tâm chính trị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dự án này được khởi công đào móng tại khu Quần Ngựa vào đầu những năm 1960. Tuy nhiên, do chiến tranh nên việc thi công bị ngừng lại và không thực hiện tiếp.
Ảnh trái: quy hoạch Hồ Tây năm 1961 , Ảnh phải: Hồ Tây nhìn từ trên máy bay (năm 1977)
Nhìn ảnh chụp từ máy bay năm 1977, đường Thanh Niên về cơ bản giữ nguyên như vậy từ những năm 1960.
Sau khi hàng vạn thanh niên Thủ đô lao động lao động xã hội chủ nghĩa đắp mở rộng con đường Cổ Ngư xưa, đường được lấy tên mới là đường Thanh Niên.
Theo bản vẽ "Chùa Trấn Quốc" của KTS Louis Bezacier -Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) thực hiện đầu thế kỷ 20, chùa Trấn Quốc giữ nguyên hiện trạng trong thời gian dài.
Năm 1991, bản nghiên cứu quy hoạch Hồ Tây của Viện Quy hoạch khẩn trương hoàn thành để bố trí không gian cho những khách sạn liên doanh (mọc lên nhanh chóng vào các năm sau đó).
Nhà thuyền chơi thể thao nhỏ nhắn tao nhã bị thế chỗ bởi khách sạn cao tầng "ngạo nghễ". Quán bánh tôm chỉ là quán bằng gỗ ngỏ lợp tôn nép dưới tán cây, không bừng bừng khí thế ăn uống như bây giờ.
Còn trong quy hoạch Hồ Tây công bố năm 2004, nhiều màu xanh công viên, thảm cỏ nay đã biến mất để thành nhà ở ….. Hiện giờ, chỉ có các khu vực biệt thự là có nhiều thảm cỏ, cây xanh.
Ảnh trái: bản vẽ ghi đầu thế kỷ 20. Ảnh phải: bản vẽ công bố đầu thế kỷ 21
Ảnh chụp bức pa-nô công bố quy hoạch đường kè Hồ Tây năm 2009. Bản vẽ quá sơ lược khiến những người chuyên môn cũng không có được nhiều thông tin.
Ảnh trái: quy hoạch của Hồ năm 2004. Ảnh phải: biệt thự ven hồ
Tháng 3/2008, một "nhà thuyền" đang thi công nhờ “Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa “của Sở Giao thông công chính .Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận duyệt thiết kế hoán cải”. Nhờ dư luận lên tiếng và quyết tâm của các cấp chính quyền, các nhà thuyền từ chỗ neo đậu hai bên đường Thanh Niên nay đã dạt vào hai góc hồ: nơi xa nhất vài chục mét, nơi gần nhất là mấy bước chân .
Tháng 9/2009, Hồ Tây chưa hết bị quây bởi hàng loạt nhà nổi, cầu nổi, sàn nổi thì lại đứng trước nguy cơ bị vây kín bởi màn hình khồng lồ. Điều đó cho thấy, có rất nhiều cách để làm xấu Hồ Tây trong khi các biện pháp xử lý tình thế có kết quả hạn chế. Năm 2006, nhà máy xử lý nước thải trị giá gần 4 triệu USD, công suất 2.300m3/ngày đêm được đưa vào hoạt động. Ảnh chụp mặt hồ đầy rác bên ngoài nhà máy làm ta hoài nghi về sự cần thiết của nó tại đây.
Tấm biển “chung tay góp sức xây dựng Hà Nội …” thật ít tác dụng. Hồ Tây đang cần một cách tiếp cận mới, khác hẳn những phương cách không đem lại hiệu quả như vậy.
Ngày 16/6/2009, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo công tác quản lý đô thị trong đó lưu ý "kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, san lấp ao hồ trên địa bàn…. Trong quá trình xây dựng các đồ án quy hoạch mới, cần đặc biệt quan tâm, giữ gìn, có phương án cải tạo các hồ, ao để tạo cảnh quan đẹp cho thành phố".
Nên chăng, việc quy hoạch Hồ Tây và Trúc Bạch sẽ tiến hành theo cách: tổ chức thi tuyển các phương án với sự tham gia rộng rãi của các thành phần khác nhau? Phương án đoạt giải sẽ công bố công khai để tất cả những ai "thương quý" Hồ Tây, Trúc Bạch và yêu mến Hà Nội sẽ cùng với các cơ quan bảo vệ hai hồ mãi mãi xanh-sạch … Thiết nghĩ, ấy cũng là những việc làm thiết thực để “chung tay góp sức xây dựng thủ đô Hà Nội –trái tim của cả nước".
Bản quy hoạch Hồ Tây sắp được nghiên cứu là rất cần thiết - cũng như các bản quy hoạch đã từng có trong lịch sử. Nhưng, bản QH lần này rất được kỳ vọng sẽ thực hiện một cách hiệu quả, chất lượng vì đây thực sự là cơ sở hình thành bộ "quy tắc ứng xử nghiêm túc" có đủ-năng-lực để bảo vệ Hồ Tây.
Tác giả: Trần Huy Ánh
TuanVietnam.net
Praha -Thủ đô của Cộng hòa Séc nổi tiếng với nét cổ kính của những lâu đài.
Praha là thủ đô và thành phố lớn nhất Cộng hòa Séc từ năm 1920, trước đó từ năm 1784 là thủ đô hoàng gia Praha. Praha nằm tại trung tâm vùng Bohemia. Thành phố có dân số 1,2 triệu người, không kể khoảng 300.000 người vào lao động tại thành phố.
Praha còn được gọi là "Thành phố của hàng trăm chóp nón" và "Thành phố vàng". Kể từ năm 1992, trung tâm của Thành phố đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo Sách kỷ lục Guiness, Lâu đài Praha là lâu đài cổ nhất trên thế giới.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quá đẹp!. Khi nào có nhu cầu máy bơm nước, công ty Equip có thể hỗ trợ. Vui lòng click Bảng báo giá máy bơm chìm nước thải công nghiệp DAB Grundfos Italy để biết thêm chi tiết. Xin cảm ơn !
ReplyDelete