Friday, February 18, 2011

KTS Võ Trọng Nghĩa

Tháng 11-2010,tôi đến Cafe Gió và Nước ở Bình Dương của KTS Võ Trọng Nghĩa.
KTS Võ Trọng Nghĩa là một chàng KTS trẻ, anh cũng chưa thật sự được biết đến nhiều ở trên thế giới, nhưng ở VN anh cũng đã khẳng định được thương hiệu riêng của mình. Ngày càng có nhiều người biết đến anh hơn,biết đến những công trình có những chất rất riêng mang tên Võ Trọng Nghĩa. Hôm trước, tình cờ tôi có được dự buổi hội thảo kỉ niệm 60 năm thành lập hội KTS VN, được nghe anh Nghĩa trình bày về công trình cafe Gió và nước rất tuyệt vời của anh. Tôi lại thêm thán phục. Hôm nay xin được đưa thêm một số thông tin về anh KTS trẻ này đến mọi người.http://img508.imageshack.us/img508/9012/1147386805nghianf9.jpgKiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa (sinh năm 1976) là người Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Vàng trên đất Nhật Bản, người Việt Nam dựng nhà gỗ 5 tầng đầu tiên trên toàn thế giới...
http://www.kientruc360.vn/uploads/News/pic/small_1187233621.nv.jpgNhững giải thưởng mà Võ Trọng Nghĩa đã giành được:
KTS Võ Trọng Nghĩa - nghiên cứu sinh VN đang theo học ngành Kiến trúc
(ĐH Tổng hợp Tokyo) là người VN đầu tiên nhận giải thưởng Dean of The
University of Tokyo - giải thưởng cao quý ở Nhật năm học 2004 - 2005.
- Năm 1999, đoạt giải vàng thiết kế dự thi của công ty Suzuki - Giải đầu tiên đánh dấu cho niềm đam mê kiến trúc của Nghĩa.
- Năm 2000, đồ án kiến trúc của Nghĩa được giải thưởng đồ án xuất sắc
nhất trường Ishikawa College of Technology - đồ án được đại diện trường
tham gia triển lãm toàn Nhật Bản do Hội Kiến trúc sư Nhật Bản tổ chức.
- Năm 2001, đến ba lần Nghĩa mang về giải thưởng đồ án xuất sắc nhất
trong bốn kỳ thi của khoa Kiến trúc, Trường ĐH Công nghiệp Nagoya.
- Năm 2002, Nghĩa tốt nghiệp ĐH Công nghiệp Nagoya với đồ án xuất sắc
nhất (đồ án này được đại diện trường triển lãm toàn quốc do Hội Kiến
trúc sư Nhật Bản tổ chức) và giải thưởng dành cho sinh viên của Hội
Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai trao.
- Năm 2003, giành giải thưởng luận văn của Hội Kiến trúc sư Rotary.
- Năm 2004 Nghĩa nhận giải thưởng luận án thạc sĩ xuất sắc với đề tài
"Gió và sự thông thoáng trong kiến trúc" của khoa Xây dựng, Trường ĐH
Tổng hợp Tokyo.
- Năm 2005, Võ Trọng Nghĩa và nhóm cộng sự của mình đã đoạt giải đặc
biệt với đồ án "Đô thị của gió và ánh sáng" nhằm giảm bớt tiêu thụ năng
lượng bảo vệ môi trường (vì không dùng năng lượng cho máy điều hòa)
trong cuộc thi "Tôn vinh thành phố" do mạng kiến trúc Ashui.com và tạp
chí Quy hoạch xây dựng tổ chức nhằm hưởng ứng chương trình “Lễ kỷ niệm
các thành phố” do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động (Bộ
Văn hóa - thông tin, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư VN, Hội Quy hoạch
phát triển đô thị VN bảo trợ).
Trong năm này, Công trình quán cà phê 1131 (đường Hùng Vương, thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) do anh thiết kế đã được chọn vào trong
Tuyển tập những công trình kiến trúc bền vững - hay của châu Á do Hội
Kiến trúc sư Nhật Bản bình chọn vừa được phát hành tại Nhật vào hôm
20-6-2005.
Ngoài ra công trình quán cà phê 1131 còn được nhận thể loại công trình của Hội Kiến trúc sư VN.
- Năm 2006: đề án của Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa và Công ty C+A (Nhật
liên danh với Công ty Võ Trọng Nghĩa) đã được chọn làm phương án để xây
dựng Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM.
Giải nhất cuộc thi thiết kế công trình tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng. Anh là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng “Dean of The University
of Tokyo 2005” tại Nhật. Nhìn vào những giải thưởng anh đã nhận, một
loạt cụm từ “xuất sắc” xuất hiện cùng với những đồ án của anh. Và chính
những thành công nối tiếp đã đưa tên tuổi Võ Trọng Nghĩa trở nên quen
với giới kiến trúc sư không chỉ ở Nhật… Sáng tạo và táo bạo trong những
bản vẽ là thế, nhưng chàng kiến trúc sư chưa đầy 30 tuổi này lại… ngại
ngần và dè dặt trong khi trò chuyện cùng tôi vì… “ngại báo chí lắm!”.
http://www.votrongnghia.com/tabid/61/Default.aspx
“Ý thức về sự vươn lên đã trở thành sức mạnh của ý chí”
Thật khó để Nghĩa có thể “tự bạch” về mình… “Mình có là gì đâu mà ti
toe với người khác”, Nghĩa cứ lần lữa khi tôi “truy” anh về phương pháp
học. Rất kiệm lời, Nghĩa ví von: “Mình học kiến trúc bằng da bằng
thịt”. Với anh, kiến trúc không chỉ đơn thuần là những năng khiếu: “cần
có sự đam mê và nỗ lực. Mình nghĩ ngành nào cũng thế, tìm ra được một
công việc mình thích và làm cho tốt. Và với kiến trúc thì cần nhiều thứ
lắm, nào vẽ, tạo hình, v.v… phải học từng thứ cho thật giỏi. Công việc
này vất vả, đòi hỏi mình phải đầu tư thời gian, sức lực tới cùng”.
Chính sự “vắt mình” cho nghệ thuật kiến trúc ấy, đưa Nghĩa đến với niềm
vui đầu tiên: Giải vàng cuộc thi thiết kế nhà của tập đoàn Suzuki (năm
1999). Một năm sau, anh nhận được giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc
nhất trường Ishikawa College of Technology. Cũng trong năm 2000, đồ án
này của Võ Trọng Nghĩa được đại diện trường tham gia triển lãm toàn
Nhật Bản do Hội kiến trúc sư Nhật Bản tổ chức. Giải đồ án xuất sắc của
ngành Kiến trúc - trường Đại học công nghiệp Nagoya 3 lần thuộc về
Nghĩa (năm 2001). Dường như với Trọng Nghĩa, sự cần cù của anh luôn đi
kèm với những niềm vui - kết quả cho những lao động miệt mài. Đồ án tốt
nghiệp đại học công nghiệp Nagoya năm 2002 của Nghĩa lại đạt kết quả
xuất sắc nhất và được đại diện trường dự Triển lãm toàn quốc do hội
Kiến trúc sư Nhật tổ chức. 2002 cũng là năm Nghĩa nhận được Giải thưởng
kiến trúc dành cho sinh viên của Hội kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai
trao. Sau Giải thưởng luận văn của Hội Rotary (2003), Giải thưởng luận
án thạc sĩ xuất sắc của khoa xây dựng Đại học tổng hợp Tokyo (2004), Võ
Trọng Nghĩa nhận được Giải đặc biệt của cuộc thi Tôn vinh thành phố do
tạp chí Quy hoạch, mạng Ashui phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ
Xây dựng, Bộ VHTT, Hội kiến trúc sư VN, Hội quy hoạch phát triển đô thị
VN. Năm 2004, nhật báo Kougaku Shinbun của Nhật đưa tin kiến trúc sư Võ
Trọng Nghĩa, một kiến trúc sư VN, vừa được Bộ Xây dựng Nhật Bản cấp
phép xây dựng ngôi nhà năm tầng bằng gỗ đầu tiên tại thành phố
Kanazawa, miền trung Nhật Bản. Và giải thưởng mới nhất anh nhận được
trong năm 2005 là Giải thưởng "Dean of The University of Tokyo". Đây
cũng là giải thưởng của Hiệu trưởng trường Đại học Tokyo trao tặng cho
những sinh viên có thành tích đặc biệt của các khoa. Anh trở thành
người nước ngoài duy nhất trong số 9 người được trao giải thưởng này
trong năm.

“Mình khổ quen rồi, nên khổ thêm một tí nữa cũng chẳng sao”, Nghĩa chia sẻ rất thật.
Dĩ nhiên, những thành quả đạt được dù nhỏ thôi, đã nói lên những nỗ lực
của Nghĩa. Nhưng nếu hỏi Nghĩa về những thành quả ấy, anh vẫn chỉ cuời
và cho rằng đó là do “sự may mắn”. “Sự may mắn” lớn đầu tiên mà anh vẫn
luôn nhớ: thi đậu và nhận được học bổng du học của chính phủ Nhật năm
1996. Khi ấy, cậu sinh viên Võ Trọng Nghĩa đang học năm 2 Đại học Kiến
trúc Hà Nội và vừa tròn 20 tuổi. Rời vùng quê nghèo Quảng Bình (nhà anh
ở gần đường 15), Nghĩa lên Hà Nội học với một cái nhìn “mở”. Háo hức
trước mọi kiến thức sẽ đạt được và háo hức trước cả những điều mới mẻ
về ấn tượng một Hà Nội thanh lịch. Và một lần nữa, sau thời gian đầu
hào hứng trước những điều mới mẻ, hiện đại của miền đất hoa anh đào,
Trọng Nghĩa lao đầu vào học. Anh chọn cho mình kiểu học “chạy việc” cho
các kiến trúc sư. “Sai gì làm nấy”, làm không cần tiền nên Nghĩa lại có
thêm một “may mắn”: được học với những kiến trúc sư giỏi. Kiệm lời,
nhưng Võ Trọng Nghĩa lại cũng khá dí dỏm, dần bỏ qua những “khách sáo”
và chịu “bộc bạch” về mình… “Mình khổ quen rồi, nên khổ thêm một tí nữa
cũng chẳng sao”, Nghĩa chia sẻ rất thật.
“Thương hiệu” = Lòng tin
Nghĩa tuổi Rồng (1976). Và “con rồng” này sợ nhất là hai thứ: con rắn
và… “sợ mất lòng tin”. Chính vì cái sợ thứ hai, mà Nghĩa luôn phấn đấu
để xây dựng “thương hiệu”: “Thương hiệu chính là “lòng tin” bạn ạ. Nếu
người có tài mà không đem lại lòng tin thì…”.
Là “con út” trong gia đình 7 anh chị em, và chẳng có ai cùng ngành với
cậu út này cả. “Con út có sướng không?”, tần ngần một hồi, Nghĩa… lại
cười thay cho câu trả lời. Không được “nuông chiều” lắm đâu, vì Nghĩa
đã phải tự lập từ sớm mà. “Cái gì mình cũng nghĩ khó, nhưng không phải
để sợ mà tìm động lực để vượt qua”, đó là phương châm của Võ Trọng
Nghĩa!


http://img508.imageshack.us/img508/210/images54247306ow0.jpgNhắc đến công trình tiêu
biểu đầu tay của Võ Trọng Nghĩa, hẳn phải nhắc đến công trình quán cafe
Gió và nước (wNw viết tắt từ Wind and Water ) - một ứng dụng khí động
học, làm mát từ thiên nhiên trong thiết kế xây dựng, nhằm biến ngôi nhà
thành máy điều hòa tự nhiên và không tiêu hao năng lượng. Dựa trên ý
tưởng tại sao chúng ta không tận dụng TRE - một thứ vật liệu rất có sẵn
đặc trưng của VN ? Công trình sử dụng các vật liệu có sẵn từ chính nơi
xây dựng. Sử dụng những con người không cần tay nghề giỏi. wNw bar mới
là một hệ kết cấu vòm, cao 10 m và đặc biệt nhất là vượt nhịp tới 15 m.
Ngoại trừ phần móng, toàn bộ công trình không hề sử dụng sắt thép.


Mái tầm vông treo trên cột đua ra hứng gió







http://farm1.static.flickr.com/174/398412701_0b5438fbde.jpg

Các tác phẩm giới thiệu gồm các công trình đã xây dựng, các dự án và các phương án dự thi sáng tác kiến trúc như: Cafe Gió và Nước, 113 Café Natrural Ventilating Sytem, Trung tâm Văn hoá Coffee Trung Nguyên Hà Nội; phương án Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Motel Đá Nhảy - Quảng Bình, Hòn Kiến Vàng Island, WnW Coco Café, Café Dé Sport, WnW Bar, Wind and Water Café, WnW house, v.v…

Một số sản phẩm của anh Võ Trọng Nghĩa



Biệt Thự Quảng Ninh
Nhà thông minh nhìn từ cổng chính (đang thực hiện)



Nhà thông minh - Nhìn từ phía trên Gara
(đang thực hiện)






Giải thưởng chính
2002
Giải thưởng luận án tốt nghiệp xuât sắc Khoa kiến trúc Đại học Công nghiệp Nagoya
Giải thưởng Hội kiến trúc sư Nhât Bản vùng Toukai dành cho đồ án tốt nghiệp sinh viên
2004
Giải thưởng luận án thạc sỹ xuất sắc của Khoa xây dựng Đại học Tổng hợp Tokyo (Dean of the University of Tokyo Award)
2006
Giải nhất cuộc thi Quốc tế phương án Trường Đại học Kiến trúc TPHCM
2007
Giải nhì giải thưởng Kiến trúc Quốc gia của Hội kiến trúc sư Việt Nam
Giải nhì giải thưởng kiến trúc Quốc tế ở Mỹ cho các công trình bằng tre
Huy chương vàng của Hội kiến trúc sư Châu Á
Ngay sau khi đặt chân tới SG...Tôi cùng 1 người bạn
mò ngay tới Elip (hay người ta gọi đây là quán GIÓ VÀ NƯỚC 2) , Tôi thề là bạn
sẽ "phát điên" bởi phong cách của quán cafe có 1 không 2 này. Với diện tích
khoảng 700m2, toàn bộ mái của quán như một hình elip khổng lồ được kết cấu từ
hàng chục ngàn cây tre, rất kỳ công và khéo léo để có được một không gian cực kỳ
hoành tráng.Lần này vào SG Tôi có may mắn là đã gặp và nói chuyện với anh chủ
quán (cũng là KTS) đến gần nửa đêm về "đứa con đẻ" của anh .Nghe anh kể về quá trình thi công.... toàn bộ mái là 1 khối Elip khổng lồ buộc bằng tre (nặng
khoảng 20 tấn) không dùng đến 1 chiếc đinh vít .Đặc biệt là cũng không cần đến
cột hay 1 sợi dây cáp nào để treo toàn bộ hệ mái này .Đây là 1 thiết kế của anh
Võ trọng nghĩa .Còn chính Anh là người giám sát thi công.

Một lối đi khá ấn tượng, từng phiến đá bắc ngang qua hồ nước cho bạn cảm giác
được “điều hoà” ngay khi bước chân vào quán. “Tất cả các khoảng không ở đây đều được tạo hình elip, ngay cả những chiếc cột, mái vòm, hồ nước… và để tạo nên điều đó thì chúng tôi đã rất kỳ công trong từng công đoạn, không chỉ thiết kế,
tạo hình mà ngay cả trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu”, anh chủ quán cho biết.
Qua đó tôi cũng thấy được tâm huyết của anh đối với Elip là như thế nào.
Thời gian thi công mất 7 tháng ...Tôi không nghe thấy anh chủ quán nói về
tổng chi phí khi hoàn thành nhưng chỉ biết rằng tiền mua tre chỉ bằng 30% còn
tiền nhân công chiếm tới 70%.Khi ít là 20 công nhân và khi nhiều lên tới 45
người...Mỗi tuần phải trả cho công nhân 30 triệu tiền công.Tôi ngồi nhẩm... ước
tính cũng phải hết khoảng 1,2 tỉ...chưa kể tiền phát sinh.Như vậy nó cũng sấp sỉ
với quán gió và nước 1.

Độc đáo nhất có lẽ là hồ nước trung tâm, nơi có một “không gian trời” tương
ứng với diện tích của mặt hồ. Nước tràn nhẹ ra khỏi thành hồ như không hề có một bể chứa nào cả và tạo cho con người cảm giác phẳng lặng, yên ắng.. khắc
hẳn với không khí ồn ào và ngột ngạt ngay ngoài đường phố SG.



Elip đã tạo ra một không gian café gần gũi với thiên
nhiên, từ những vật liệu giản đơn nhưng mang nhiều ý nghĩa cuộc sống theo như
lời anh chủ quán. Elip được tạo thành từ khoảng 10 nghàn cây tre, kết hợp với
nhiều hồ nước cho không gian thoáng mát, êm dịu. Đặc biệt, Elip có hệ thống “làm mát” bằng năng lượng thiên nhiên qua những mái vòm uốn lượn, những hồ nước theo hình elip bao quanh quán.













Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình này là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí mua máy điều hòa, chi phí vận hành máy điều hòa và năng lượng điện sử dụng.Cách đây khoảng 1 tháng Tôi đã gặp và nói chuyện với anh Nghĩa thì Theo như lời kể của anh ...Cây tre đã được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm bùn, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao... nên không gian được mở rộng. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong.Công trình “cà phê Gió và nước” của Việt Nam đã đạt huy chương vàng Giải thưởng Hội Kiến trúc sư châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008. Đây là lần đầu tiên Việt Nam giành được giải thưởng và là giải cao nhất của cuộc thi.Kết quả giải thưởng vừa được công bố tại cuộc họp thường niên của Hội đang diễn ra tại Srilanca. Giải thưởng Hội Kiến trúc sư châu Á được tổ chức hai năm 1 lần, quy tụ rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị được chọn lọc từ những công trình xuất sắc nhất của 17 nước thành viên.Công trình “cà phê Gió và nước” (tọa lạc tại Bình Dương) do KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự Nguyễn Hòa Hiệp, Sakata Minoru, Ohara Hisanori thiết kế, làm bằng tầm vông, được đánh giá cao về vấn đề sử dụng cũng như xử lý vật liệu, tận dùng nguồn năng lượng tự nhiên và là công trình xây dựng thân thiện với môi trường.

Công trình đã từng đoạt được hai giải thưởng lớn trong và ngoài nước như: giải nhì Giải thưởng Kiến trúc 2006 (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), giải nhì cuộc thi kiến trúc quốc tế các công trình làm bằng tre năm 2007 tổ chức tại Mỹ.

Được biết, trong lần công bố này, có 5 đồ án nhận được huy chương vàng (các thể loại công trình) và 5 đồ án nhận được giải danh dự.

Cafe Gió và Nước

Khoảng 1 năm trở lại đây, công trình cafe Gió và Nước (wNw) tại số 6/28T khu 3 Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương đã trở nên nổi tiếng khắp giới kiến trúc, bởi thiết kế độc đáo. Chủ nhân của công trình này là KTS Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự.


Ý tưởng đặc biệt nhất của công trình là ứng dụng nguyên tắc khí động học. Công trình sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước để tạo thành máy điều hòa tự nhiên, tiết kiệm được chi phí mua máy điều hòa, chi phí vận hành máy điều hòa và năng lượng điện sử dụng.
Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông - vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam. Cây tầm vông sinh trưởng nhanh, nhiều, 5 năm là thu hoạch do đó dẫn đến giá thành công trình rẻ (10.000 đồng/cây).
Cây tầm vông được xử lý theo phương pháp truyền thống, ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, chi phí thấp, độ bền cao... nên không gian được mở rộng. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m).
Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, chính cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu. Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ. Theo lý giải của kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ mặt hồ sang.
Thời gian từ khi thiết kế đến thi công mất 1 năm, với tổng chi phí là 1,5 tỷ đồng cho khuôn viên quán rộng 1.403 m2 (1.070.000 đồng/m2).

No comments:

Post a Comment