Monday, September 27, 2010

Nhà thờ Mằng Lăng

http://farm3.static.flickr.com/2442/3550465723_e0ddf4ec0f_o.jpg

Du khách từ các tỉnh lân cận Phú Yên, từ Hà Nội, TPHCM, đến Bình Thuận, Gia Lai mỗi lần có dịp đến Tuy Hòa đều muốn ghé nhà thờ Mằng Lăng. Không chỉ vì kiến trúc đẹp mắt, không chỉ vì lớp bụi thời gian phủ trùm Mằng Lăng từ màu vôi bạc trắng đến từng viên gạch cũ, mà còn bởi nơi đây có bề dày lịch sử với nhiều chứng tích vô cùng đặc biệt. Tại đây đang lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của nước VN, in tại Roma, Italia, năm 1651. Đó là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai sinh ra chữ quốc ngữ. Nhà thờ Mằng Lăng còn có một khu hầm được xây trong lòng một quả đồi nhỏ. Du khách đến đây, bước xuống tầng hầm độc đáo này sẽ thấy toàn bộ các chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được trưng bày trang trọng: hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng từ thuở mới xây dựng và qua hai lần sửa chữa, các bức ảnh, câu chuyện về linh mục Alexandre de Rhodes...

http://www.vietnamtraveltour.net/map/phu-yen-map.gifNhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo La Mã nằm trên địa phận huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Giáo xứ Mằng Lăng là nơi đã sinh ra Á Thánh Anrê Phú Yên, vị tử đạo được xem lại bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Nhà thờ này cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Á Thánh Anrê Phú Yên, cũng như lễ cầu cho giới trẻ.

Tượng đài Chân phước Anrê Phú Yên đặt tại giáo xứ Mằng Lăng

http://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/25957977.jpgNhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ lớn của giáo xứ Mằng Lăng, thuộc Giáo hạt Phú Yên, Giáo phận Quy Nhơn. Phía bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía nam giáp giáo xứ Tuy Hòa, phía tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía đông thì giáp biển.

Tọa lạc bên bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái), cách thị trấn Chí Thạnh gần 2Km đi bộ về phía Đông.

Theo sử sách, đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), mở đến đất Phú Yên lấy núi Thạch Bi làm giới hạn. Triều Nguyễn đời Chúa Tiên năm Mậu Dần (1578), vua ủy nhiệm ông Lương Văn Chánh làm Trấn Biên Quan nhưng mãi đến năm Kỷ Ty 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mới cho lập Dinh Trấn Biên và giao cho người con rể là Nguyễn Phúc Vinh làm Quan Trấn Thủ. Bản đồ của Cha Đắc Lộ năm 1651 ghi Dinh Trấn Biên là Dinh Phoan, phía trước Dinh có một dòng sông. Ngày nay Dinh Trấn Biên được dân địa phương gọi là Thành Cũ thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dinh Trấn Biên nay đã chìm sâu dưới dòng Sông Cái.


Vợ Quan Trấn Thủ là công chúa Ngọc Liên – trưởng nữ của Chúa Sãi đã lãnh nhận bí tích rửa tội năm 1636 với tên thánh là Maria Mađalêna. Sau đó, bà lập nhà nguyện trong Dinh Trấn Biên, và truyền giáo đến mọi người. Tại Trại Thủy gần cửa biển Tiên Châu, có vợ chồng quan coi cửa biển mang tên thánh là Biển Đức giữ đạo sốt sắng. Từ đó, nhóm giáo hữu đầu tiên đã hình thành.

http://media.prenoms.com/images/boutique/librairie/archives-culture/tableau-honneur-details.jpgNăm 1892, linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Ông là linh mục đầu tiên của giáo xứ này. Hiện nay, nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt (tiếng Việt ngày nay do Cha Đắc Lộ tạo ra). Derhodes.jpgTập tin:Giaoly.jpg



Đây mới dúng nghĩa là cuốn SÁCH HIẾM:Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ Lm Alexandre de Rhodes fát minhhttp://anhbasam.files.wordpress.com/2009/08/02.jpg?w=581&h=319http://lichsuvn.info/hlv/uploads/chuvietco12.jpghttp://maxreading.com/data/books_images/62990485495bcb60b0e18935fde3592d.jpg

2 comments:

  1. bạn ơi, mình là dân gốc Mằng Lăng. Nếu mình không nhầm thì cái tượng của Á Thánh AnRê Phú Yên ở trên kia không phải được đặt ở giáo sứ Mằng Lăng vì mình chẳng thấy ở đó có cái tượng nào như vậy cả?
    Matta Bích Liên

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hình đó chắc có lẻ là minh họa thêm thánh Andre Phú Yên ở Mằng Lăng thôi chứ mình nghỉ không phải hình đó ở nhà Thờ Mằng Lăng

      Delete