Kiểm Tra Tình Trạng Căn Nhà (Home Inspection) Trước Khi Mua
Nếu bạn đang tìm mua một căn nhà trên thị trường, đã đến lúc bạn cần biết những điều căn bản trong việc kiểm tra tình trạng căn nhà (Home Inspection).
Rất nhiều người sau khi mua nhà xong đã ân hận là không thuê người kiểm tra tình trạng căn nhà. Họ tin vào mắt của mình, trí phán đoán của mình, sự hiểu biết của mình nhưng đại đa số không phải là chuyên viên về điện, về ống nước, về cấu trúc căn nhà, về mối mọt và rất nhiều thứ nữa. Thành thử, nhìn sơ qua một căn nhà rồi thích liền, viết đề nghị mua và không đòi hỏi phải kiểm tra tình trạng căn nhà có thể dẫn đến hệ quả tai hại không ai chịu cho mình.
Sau đây là những điều bạn phải kiểm tra thật kỹ càng trước khi mua:
1. Nền và cấu trúc nhà:
Kiểm tra móng cùng các cấu trúc của nhà. Ghi lại những hư hỏng về cấu trúc bạn nhìn thấy. Kiểm tra nền nhà xem có bị tình trạng thấm nước hay không. Ghi chú những dấu hiệu xê dịch nền nhà thấy rõ, chẳng hạn như nứt vách, nứt gạch, khung cửa hở, hoặc nền nhà sụp xuống.
2. Mái nhà và gác xép:
Xem loại mái lợp nhà và tuổi của mái; quan trọng nhất là có bị dột hay mối mọt hay không. Kiểm tra tình trạng chung và những sửa chữa trước đó. Ghi lại những vị trí có dấu hiệu bị thấm nước. Ngoài ra, một số điều căn bản bạn cần lưu ý là cần xem xét độ sâu của những chỗ cách nhiệt mà bạn có thể nhìn thấy, tình trạng mái nhà khi dội nước, những chỗ lồi lên, hoặc hỏm xuống, các ống thoát nước, các ống dẫn khí, cùng các dấu hiệu hư hỏng do các nguyên nhân khác.
3. Dốc và hệ thống thoát nước:
Bạn cần xem kỹ hệ thống thoát nước nhà mình có đạt tiêu chuẩn hay không. Quan sát những nơi có đất đá đổ dốc xuống nhà. Ghi lại những bụi cây hoặc cây to trồng gần nhà có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc nhà. Lưu ý dòng nước chảy có thể đổ vào nhà hay gây úng & ngập lụt.
4. Cửa ra vào, cửa sổ, vách tường, và nền nhà:
Xem xét chung tình trạng hoạt động của các cánh cửa trong nhà, loại cửa và có kính thuộc loại 2 hay 1 lớp(Layer) chống ồn. Kiểm tra tất cả khung cửa(frame), bản lề, ổ khóa... Đừng quên thay tất cả ổ khóa sau khi bạn dọn vào nhà. Xem xét những dấu hiệu xuống cấp bạn nhìn thấy của vách tường bên ngoài có liên quan đến cấu trúc nhà và việc thấm nước.
5. Ống khói và lò sưởi:
Bạn cần kiểm tra tình trạng chung của lò sưởi và các bộ phận của ống khói, nói chung là còn hoạt động tốt? có dột hay hư hại gì không? Xem các bộ phận bên trong của lò sưởi, độ nóng, các van của ống gas.
6. Máy Sưởi và Máy Lạnh:
Ghi lại loại máy điều hòa nhiệt độ được sử dụng cùng với loại năng lượng(Heating&Air Conditioning Systems: central heat & air? thermostat ra sao?. Kiểm tra các chức năng như nhiệt độ, ống dẫn, màng lọc.
7. Hệ Thống Điện:
Kiểm tra tình trạng của tủ điện, khả năng hoạt động và bộ phận bảo vệ, sự tiếp đất, các điện cực, bộ phận ngắt điện ngầm (Ground fault circuit interrupter). Xem xét các bóng đèn và các đồ điện khác.
8. Ống nước:
Xem xét tình trạng chung của tất cả các ống dẫn và thoát nước bạn có thể nhìn thấy. Ghi lại những chỗ bị rò rỉ. Xem hoạt động của máy nước nóng và van áp suất nước. Kiểm tra các vòi nước và tình trạng nước chảy.
9. Các thiết bị đi kèm theo nhà:
Kiểm tra máy rửa chén, máy xay thức ăn thải, các thiết bị chế biến thức ăn như lò điện/gas, lò microwave, lò nướng. Kiểm tra máy nén rác (nếu có) và cửa garage.
10. Kiểm tra mối mọt
Đừng để mối mọt và kiến ăn gỗ (carpenter ants) ăn dần ăn mòn căn nhà của bạn. Tuyên khuyên bạn không nên mua một căn nhà đã có dấu hiệu bị mối ăn, dù bị nặng hoặc nhẹ, dù bán mắc hoặc rẻ, dù cho bạn có thích căn nhà ấy đến mức nào, vì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy được an tâm hoàn toàn.
Ngoài 10 điều nêu trên, bạn cũng cần phải kiểm tra các hệ thống khác (nếu có), như:
- Chủ nhà phải sửa chữa tất cả những gì hư hỏng và nâng cấp cho đúng quy định của thành phố.
- Trước khi ký giấy vay nợ, người mua được quyền đến xem lại căn nhà lần chót (walk-thru inspection).
Hai điểm sau cùng này liên quan đến rắc rối mà người mua nhà nói trên gặp phải.
Trong hoàn cảnh này, đúng ra, người mua phải viết thêm trên bản hợp đồng là người bán phải dọn sạch hết rác, đồ đạc để chuyên viên kiểm tra tình trạng ngôi nhà (home inspector) có thể quan sát tất cả mọi chỗ mà viết bản tường trình (report). Từ bản phúc trình (mà chủ nhà được cung cấp một bản), người mua yêu cầu chủ nhà phải sửa chữa những hư hỏng như đã thỏa thuận khi ký bản hợp đồng bán nhà. Đừng vội tin những gì kẻ môi giới địa ốc nói (nhất là selling agent và đừng quên người mua thì lầm chứ kẻ bán không lầm !) và nhất là những gì nằm bên trong vách thì khó mà biết hết được. Đa số môi giới địa ốc chỉ là người ăn huê hồng nếu bán được nhà, ít có người am tường vấn đề nhà cửa nên bạn đừng quá trông cậy hết mọi thứ vào họ và nhớ là tránh mua nhà qua môi giới địa ốc vừa là selling agent và buying agent vì họ ăn huê hồng từ 2 phía nên họ sẳn sàng bán đứng bạn miễn sao họ có tiền. Rất nhiều người không đọc kỹ giấy tờ hay trở ngại ngôn ngữ, càng tin vào môi giới địa ốc thì càng chết dở!!!
Thông thường, người mua đề nghị chỉ trong vòng tuần lễ đầu tiên khi chủ nhà chấp nhận ký giấy bán, người mua có quyền thuê một chuyên viên kiểm tra đến để xét tình trạng căn nhà. Nếu thấy tình trạng ngôi nhà không ưng ý, người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không mất gì cả (phải viết rõ điều này trên bản hợp đồng với thời hạn thông báo bao nhiêu ngày).
Sau khi nhận được bản tường trình tình trạng căn nhà và thấy có nhiều chỗ cần sửa chữa, người mua yêu cầu người bán sửa nhưng họ từ chối, người mua có quyền thông báo không tiến hành chuyện mua bán thêm nữa. Nhưng nếu người bán đồng ý sửa, trước khi ký giấy nợ, người mua thông báo cho người bán là sẽ quay lại kiểm điểm lần chót về tình trạng căn nhà cũng như những sự sửa chữa mà chủ nhà có bổn phận phải thi hành. Nếu có điều gì không hiểu rõ hay do trở ngại ngôn ngữ, hãy tìm hiểu và mạnh dạn hỏi kỹ, đừng mơ hồ hay mập mờ vội ký mà hố to vì tranh tụng luật pháp bao giờ cũng tốn kém hơn.Tất cả những công ty địa ốc lớn đều có một mẫu riêng về lần đi coi lại nhà lần chót này (Walk-thru Inspection) với những chi tiết có thể hơi khác nhau một chút nhưng tựu trung vẫn là liệt kê tất cả những điểm căn bản mà người mua nhà quan tâm cần phải kiểm soát chắc chắn. Hệ thống gas, điện, nước có bình thường không? có chỗ nào rò rỉ không? Cửa kính có cái nào mới bị bể, nứt nẻ không? Hệ thống sưởi hay hệ thống máy lạnh hoạt động tốt không? Có cái gì thuộc về căn nhà bị mang đi mất không? Những gì cần sửa chữa, thay thế, người bán đã làm chưa. Nếu đã làm thì có tốt không v.v... và v.v... Tất cả những điều này đều có kèm những sự xác nhận tình trạng ra sao, từ tốt đến xấu. Đừng quá để ý đến những "tiểu tiết" lặt vặt (màn cửa, thảm, etc..) mà quên những điều hệ trọng(mái nhà, điện - nước, etc...). Nếu thấy điều gì bất thường, không đúng với sự thỏa thuận trong bản hợp đồng, người mua ghi xuống rõ rệt và yêu cầu chủ nhà sửa chữa hay thay thế.
Trong trường hợp của người mua nhà đề cập ở đầu bài viết này, rõ ràng ông ta đã không tự bảo vệ quyền lợi của mình đến nơi đến chốn.
Trước hết, đã không đòi chủ nhà dọn hết đống đồ đạc đầy ngập garage (có thể cố ý để che giấu tình trạng hư hỏng tồi tệ) cho chuyên viên đến kiểm tra tình trạng căn nhà. Một chuyên viên địa ốc kinh nghiệm cũng phải khuyến cáo khách hàng của mình đòi hỏi chủ nhà phải tạo điều kiện dễ dàng nhất cho chuyên kiểm tra tình trạng nhà có thể thi hành phận sự mà không gặp trở ngại nào.
Thứ hai, do hậu quả trên, người mua đã không biết tình trạng thật sự và đầy đủ của ngôi nhà mình mua khi dọn vào ở. Chỉ biết tình trạng thật của ngôi nhà vào lúc đã quá trễ. Nếu người bán sau khi bán nhà xong, họ dọn đi tiểu bang khác, không ai biết địa chỉ chính xác chỗ nào, bây giờ “ăn vạ” ai? Tờ giấy “Walk-thru Inspection” có chữ ký xác nhận của cả hai phía người bán và người mua. Nếu trên đó không có ghi về tình trạng hư hại thấy ở garage và buộc người bán phải sửa chữa, trường hợp này, tranh cãi để giải quyết vấn đề không giản dị chút nào.
Dù sao, nếu tìm cách liên lạc được với chủ cũ, người mua cũng nên cho họ biết về những gì mới khám phá và yêu cầu họ phải trả tiền tốn phí sửa chữa. Nếu không, nên thảo luận với chuyên gia tư vấn luật pháp xem có nên kiện hay không. Khổ một nỗi, tốn phí cho một vụ kiện rất nặng và không ai dám cam đoan là phần thắng sẽ về ai.Ông Paul Cardis, tổng giám đốc của AVID Ratings Co., là công ty thực hiện một cuộc khảo sát hàng năm những sở thích của người mua nhà, cho rằng có 10 đặc điểm “phải có” ở những căn nhà mới.1. Nhà bếp rộng, với một cù lao
Những mặt bàn bằng đá đen là một đặc điểm phải có đối với những người mua nhà khá giả hơn trước và những người mua những căn nhà được thiết kế theo ý của người chủ, nhưng đối với những người khác, chúng chỉ là những thứ phù phiếm, ông Cardis nói.
2. Các vật dụng tiết kiệm năng lượng, cách nhiệt tốt và cửa sổ có hiệu năng cao
Trong số những đặc điểm “xanh” được phô trương trong những căn nhà, đây là những đặc điểm mà người mua coi trọng nhất, ông nói. Theo ông, trong khi những cửa sổ lớn từng là một hấp dẫn lớn, những quan tâm về năng lượng đang khiến các khách hàng e ngại về những đặc điểm đó. Việc sử dụng các vật liệu được tái sinh hoặc tổng hợp chỉ được ưa thích một cách vừa phải.
3. Văn phòng hoặc phòng đọc sách
Nhiều người thích có khoảng không gian này thay vì, thí dụ, một phòng ăn trang trọng. Người ta có vẻ đang nghĩ rằng họ có thể đi ra ngoài để ăn tối và do đó có thể đổi phòng ăn lấy những thứ khác. Và rạp hát tại nhà cũng có thể tiến tới đống phế liệu, ông nói.
4. Dãy phòng chính ở tầng chính
Ðây là một đặc điểm phải có cho những cặp vợ chồng không có con cái ở chung nhà, và có vẻ nói chung ngày càng phổ biến. Ðiều đó có thể giúp giải thích tại sao nhu cầu giặt sấy ở tầng trên đang giảm bớt sau nhiều năm thông dụng.
5. Phòng sinh hoạt ngoài trời
Ông Cardis nói sự phổ thông của những khoảng không gian bên ngoài tiếp tục gia tăng, ngay cả ở Canada. Và ý tưởng về một căn phòng ở bên ngoài còn phổ thông hơn là một khu nấu nướng ngoài trời, có nghĩa người ta sẵn sàng bỏ thêm thì giờ ở bên ngoài.
6. Quạt trần
7. Bồn tắm để ngâm người tại dãy phòng chính
Những bồn nước xoáy vẫn được nhiều người mua nhà ưa thích, nhưng rõ ràng “chúng giảm đi một nấc,” ông Cardis nói trong cuộc khảo sát mới nhất. Những phòng tắm có vòi sen lớn quá khổ với những khu vực để ngồi cũng đang trở nên thông dụng hơn.
8. Bên ngoài bằng đá và gạch
Tường trát vữa và nhựa dẻo không chiếm được sự ủng hộ của chưa tới một nửa số người được thăm dò.
9. Cảnh vật trong khu cộng đồng, với những lối đi bộ và sân chơi cho trẻ em
Hãy quên đi các sân chơi golf, các hồ bơi và nhà hội (clubhouse). Những người mua nhà tại nhưng khu lớn được xây dựng theo kế hoạch chung thích đi bộ giữa đám cây cỏ xanh tươi.
10. Nhà xe chứa được 2 xe
Một đặc điểm đương nhiên ở mọi mức độ. Các nhà xe chứa được 3 xe, trong đó chỗ chứa xe thứ ba thường được sử dụng làm nhà kho, nơi tồn trữ phụ trội thay vì chứa xe hơi, được ưa chuộng trong số những người mua khá giả hơn trước, ông Cardis nói.
Contractor có giấy phép (license), bond, worker compensation.
Chủ nhà và thầu nên có hợp đồng rõ ràng; nhất là phương thức thanh toán tiền bạc và cam kết bảo đảm.
Hợp đồng nên chia ra nhiều công đoạn (phase). Càng nhiều công đoạn nhỏ càng tốt.
Chủ nhà có quyền ngưng hợp đồng ở bất cứ công đoạn nào.
Công việc nhỏ, dưới $500, người thầu không cần license, nhưng hai bên vẫn cần hợp đồng. Hợp đồng cần ghi thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc. Tiền cọc 5%.
Công việc trên $500: Người thầu phải có “contractor license,” có “license number,” con số này có thể được kiểm chứng qua website của CSLB (Contractors State License Board), có mua Bond và worker compensation.
Thông thường, chủ nhà giữ lại 20% tiền của toàn dự án, cho dầu dự án đã làm xong. Số tiền này sẽ phải trả trong vòng 1-2 tuần sau khi hoàn tất giai đoạn thanh tra cuối cùng (final inspection).
Inspection card/ notice phải được treo công khai để chủ nhà có thể kiểm tra, theo dõi nhưng chủ nhà không được tự ý bước vô công trường(vi phạm quy định của OSHA & bảo hiểm); nhất là khi thi công.
Chủ nhà có quyền ngưng công trình khi thấy hợp đồng bị vi phạm. Mọi quyết định ngưng hợp đồng nên thực hiện bằng văn bản.
Việc chọn nhà thầu thi công là phần rất quan trọng trong công tác xây nhà!
Nhà thầu là người trực tiếp làm nên công trình nên chất lượng công trình tốt hay không phần lớn là do nhà thầu thi công quyết định. Cũng vì lý do đó các chủ nhà thường chọn nhà thầu là người quen. Họ thường là bạn bè, họ hàng thân thuộc hoặc một đơn vị do đơn vị thiết kế giới thiệu. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà thầu phải được chủ nhà tin tưởng.
Theo chủ nhà, họ chấp nhận nhà thầu thi công lãi 15-17% giá trị công trình, nhưng chất lượng phải đảm bảo và chỉ tin được người quen.Nhưng đã không ít trường hợp, chủ nhà phải chịu ”tiền mất, tật mang”, sứt mẻ tình cảm do năng lực của nhà thầu yếu hoặc do hợp đồng với nhà thầu không chặt.Vì vậy, để có được ngôi nhà như ý, chủ nhà cần quan tâm nhiều đến năng lực nhà thầu xây dựng và tính thành thật của nhà thầu.
Một số tiêu chí trong việc chọn thầu xây dựng:
a. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu:
Chủ nhà cần tổng hợp thông tin của nhà thầu từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Chủ nhà có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của mình. Trực tiếp hỏi các chuyện các chủ nhà, quan sát tỉ mỉ công trường. Yêu cầu nhà thầu cung cấp phương án thi công.
b. Tiêu chí thời gian:
Thỏa thuận với nhà thầu thời gian chi tiết từng hạng mục công việc. Thông thường với các nhà phố, điều kiện thi công thuận lợi, thời gian thi công khoảng 5 tháng. Với các công trình đòi hỏi thi công hoàn thiện cầu kỳ hơn, có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn.
c. Tiêu chí giá cả:
Thị trường xây dựng hiện nay có 3 hình thức nhận thầu nên có 3 mức giá khác nhau:
- Hình thức nhận thầu nhân công(khoán công- chủ nhà lo vật liệu): chủ nhà nên tham khảo giá thị trường theo từng thời điểm xây nhà
- Hình thức nhận thầu thi công phần thô(khoán công và vật liệu phần thô- phần hoàn thiện chủ nhà lo), chủ nhà nên thống nhất một giá trong suốt quá trình xây nhà và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ký hợp đồng.
- Hình thức nhận thầu toàn bộ(khoán trắng): chủ nhà nên chi tiết hóa các chủng loại vật liệu sử dụng(thô và hoàn thiện). Họp đồng về vật liệu càng chi tiết càng có lợi cho chủ nhà.
d. Tiêu chí về nhân công:
Chủ nhà cần biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá dễ dàng hơn. Có những nhóm nhân công sau:
- Nhân công đào móng.
- Nhân công đóng cọc.
- Nhân công đóng cốp pha
- Nhân công đổ bê tông.
- Thợ xây, tô.
- Thợ lát đá.
- Thợ điện, nước.
- Thợ mộc.
- Thợ nước
- Thợ sơn
- …..
Những điều cần đưa vào hợp đồng xây nhà:
- Quy định về an toàn lao động và bảo hiểm.
- Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương.
- Hình thức và thời hạn thanh toán( theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình).
- Điều khoản liên quan đến bên giám sát xây dựng(nếu có).
- Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây dựng.
Các bước xây dựng nhà (VN): Ngôi nhà là nơi đón ta trở về sau những khó khăn và mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả, là nơi để ta thưởng thức những phút bình yên, nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình. Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu " Tậu trâu, cưới vợ, xây nhà". Qua đó có thể nhận thấy tầm quan trọng vô cùng của việc xây dựng nơi ở của mỗi người. Một ngôi nhà lý tưởng đòi hỏi 4 yếu tố chính : tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, tính kinh tế và tính bền vững. Để giúp các bạn có được một ngôi nhà như ý, chúng tôi xin đưa ra các bước chính sau:
Bước 1: Chọn mua đấtBước 2: Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Bước 3: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây dựng
Bước 5: Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công
Bước 6: Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng
Bước 7: Xây dựng phần khung nhà
Bước 8: Giai đoạn hoàn thiện
Bước 9: Sản xuất, lắp đặt nội thất
Bước 10: Sử dụng và các vấn đề bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn 3 bước đầu của quá trình
- những tai ương. Xem phong thuỷ cần được chuyên gia trực tiếp đến xem và đo đạc.
- kém chất lượng. - Thêm một vấn đề nữa là chủ nhà nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Trong trường hợp vẫn lo lắng về tiến độ thi công công trình cũng như chất lượng công trình thì chủ nhà nên có một giám sát riêng : có thể là người thân, bạn bè, người tin cẩn để kiểm tra theo các hạng mục đã vạch ra. - Trước và trong khi tiến hành thi công, chủ nhà cần làm một số công tác tư tưởng, xin phép xây dựng, nói chuyện, kiểm tra xem có ảnh hưởng gì đến các nhà xung quanh không.
Bước 6 : Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng Từ bước này, công việc sẽ là trách nhiệm chuyên môn của nhà thầu xây dựng, chủ nhà chỉ nên biết để có thể kiểm soát công việc, chất lượng công trình. - Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi - Sau khi chuẩn bị mặt bằng, là công tác làm nền móng gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền . - Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Bao gồm các công việc sau: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc.
Bước 7 : Xây dựng phần khung nhà - Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà, và cầu thang. - T hực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. - Đan thép phải theo đúng yêu cầu đã đề ra của bản vẽ kết cấu. - G hép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, chọn loại gỗ tốt, chắc chắn. - Rút cốp pha cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày, không sẽ gây tình trạng sập bê tông, tai nạn đáng tiếc. - Xây tường thẳng, đều, vữa trộn đủ độ kết dính và chống thấm ướt.Cách tính diện tích sàn: tính diện tích của1 sàn rồi nhân cho số tầng + diện tích phần mái, bancol, sân, sân thượng (được tính bằng phân nữa diện tích thực tế), phần thông tầng nếu nhỏ thì được tính nguyên diện tích.
VD: nhà 4x20 , làm 1 trệt, 2 lầu, sân thượng có phòng thờ 6m + buồng thang 2m
diện tích 1 sàn 4x20=80m2
diện tích 3 sàn 80x3=240m2
diện tích phòng thờ + thang 8x4=32m2
diện tích sân thượng+ mái che thang (4x12)+(4x8)=80m2 được tính phân nữa =40m2
tổng cộng: 240+32+40=312 m2 sàn
Cách tính giá xây dựng của 1 căn nhà: 2 cách
1.Tính theo m2 sàn xây dựng: tính diện tích sàn như trên rồi nhân cho đơn giá xây dựng của 1 m2 sàn.
Trung bình hiện nay nhân xây thô là khoảng 2tr4 đến 2tr6/m2 tùy theo chủng loại vật tư, gạch ...Hoặc giao trọn gói từ 3tr6 đến 5tr/m2.
Hoặc nếu chủ nhà tự đi mua vật tư, khoán công thợ với mức từ 500.000 đến 650.000d/m2, thường thì khi khoán công thợ thì chủ thầu thường tính m2 sàn theo thực tế, không phân biệt phần diện tích mái hay bancol...
2. Tính bằng cách lập dự toán chi tiết: nếu bạn có 1 hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh thì toàn bộ khối lượng vật tư để xây nhà sẽ được thể hiện rõ trong bản vẽ, người lập dự toán sẽ bóc khối lượng đó, nhân với giá thực tế và nhân công thì sẽ ra tổng giá thành xây dựng công trình.
( phần nhân công có thể tính theo định mức nhà nước, với mức tiền cụ thể cho từng phần việc như sơn nước hoặc xây tô...hoặc tính khoán theo m2 như trên)
Trong 2 cách tính thì cách lập dự toán là rõ ràng và cụ thể hơn, sau này có phát sinh tăng hoặc giảm thì chuyện tiền bạc cũng dễ dàng. ( Vì trong xây dựng có rất nhiều hạng mục lắt nhắt, chỉ cần thay đổi khối lượng , hoặc 1 vài chủng loại vật tư thì giá thành đã khác. Với file dự toán = exel thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được việc phát sinh này)
Ngoài ra bạn có thể nhờ đơn vị thiết kế lập 1 bản dự toán gốc, sau đó đưa bản vẽ thiết kế cho 1 vài đơn vị thi công lập dự toán thi công, so sánh với nhau để có cơ sở chọn thầu tốt.
Kiểm tra tình trạng phong thuỷ trong nhà
Tình trạng phong thuỷ trong nhà không tốt sẽ tạo ra sát khí, gây ảnh hưởng xấu đến tình yêu và hôn nhân.
Dành một chút thời gian quan sát, bạn có thể dễ dàng nhận ra những điểm trong ngôi nhà chưa thuận theo phong thuỷ và hoá giải.
Mũi tên độc gây ra do sự hiện hữu của:
- Góc cạnh (cột nhà) nhô ra bên ngoài: Hoá giải bằng cách để một chậu cây ở chỗ có góc cạnh nhô ra hoặc treo chuông gió gồm năm thanh ngay phía trước chỗ có góc cạnh bén nhọn.
Tình trạng không cân bằng âm/dương sẽ xảy ra khi:
Nhật Minh(Nguồn: Theo Phong Thuỷ Tình Yêu)
Developer Tameer Holding has another iconic tower in the works for Dubai called Anara Tower. Designed by Atkins, the 600 meter (~1969 feet) tower won't be as tall as the world's tallest tower, Burj Dubai, which is ~707 meter (~2,320 feet), but it's not too far behind. With 125 stories, Anara will have office space, 300 residential apartments, 250 hotel keys, and all sorts of other luxury amenities, such as pools, shops, and sky gardens every 27 floors. The design was inspired by the minaret, tall spires near Muslim mosques, with a purpose of being instantly recognizable worldwide.
Form truly follows function when it comes to the façade of the lean green O-14 (pronounced “oh-14″) office tower which broke ground this past December in Dubai. At 22 stories tall, the 300,000 square-foot commercial tower’s most unique feature is its façade, which is made of 16″ thick concrete containing over 1,000 circular openings.Designed by RUR Architecture.
The new headquarters of Dubiotech
rak is confronted with an important choice: does it join so many others in this mad, futile race or does it become the first to offer a new credibility?
Atkins has unveiled design images for Iris Bay – a 170m high, 32-storey tower in the heart of Dubai’s commercial core, Business Bay.
Zaha Hadid Architects have developed designs for a new opera house and cultural centre for Dubai.
The dune-shaped building is proposed for an island off Dubai Creek.
Với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú Secoin đáp ứng mọi sản phẩm để phù hợp với từng dự án của bạn
ReplyDelete---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng tại tphcm
Web: http://http://gachbongcaocapsecoin.blogspot.com/
Click vào Keywords: Công ty cung cấp vật liệu xây dựng tại tphcm
Click vào Keywords: Cong ty cung cap vat lieu xay dung tai tphcm