Friday, January 6, 2012

Tản mạn chuyện kiến trúc & xây dựng(78)

Những ngôi nhà này được che phủ bởi màu xanh mát dịu của thảm cỏ như trên tranh vẽ, khiến tất cả những ai có dịp được chiêm ngưỡng nó đều phải ngạc nhiên và thích thú. Xuất hiện ở Ai-len từ thế kỷ thứ 10, những ngôi nhà được nằm chìm trong thảm cỏ luôn là những kiến trúc thú vị và độc đáo nhất mà những du khách có dịp qua Ai-len đều không thể bỏ qua.

Những ngôi nhà này được che phủ bởi màu xanh mát dịu của thảm cỏ bát ngát như trên tranh vẽ, khiến tất cả những ai có dịp được chiêm ngưỡng nó đều phải ngạc nhiên và thích thú.


Những chủ nhân của các căn nhà cho biết họ rất thích được sống trong căn nhà này của mình vì không những chúng chỉ có giá trị nghệ thuật mà không gian sống trong nhà cũng rất mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.
Cũng giống như những căn nhà gỗ khác trên thảo nguyên, nhưng mái nhà và toàn bộ tường nhà được bao bọc bởi một màu xanh dịu mát của những đám cỏ, nhìn từ xa ngôi nhà dường như bị hòa lẫn vào với đồng cỏ xanh rì.

Ngoài những căn nhà “cỏ” mới xuất hiện thì cũng có những ngôi nhà tồn tại từ nhiều thế kỉ trước giờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn và trở thành nơi tham quan của khách du lịch. Có lẽ vì nó gần gũi với thiên nhiên, lại độc đáo và thân thiện nên ngày càng có nhiều những ngôi nhà như thế này xuất hiện ở Ai-len cũng như một số làng quê ở các nước châu Âu khác.


Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL

Cận cảnh khách sạn 5 sao dát vàng tại thủ đô

Hàng nghìn mét vuông trần, cùng với những hoa văn trang trí trong phòng tại khách sạn 5 sao Grand Flaza Trần Duy Hưng (Hà Nội) đều được dát vàng.

Khách sạn Grand Plaza Hà Nội là khách sạn 5 sao, nằm trong tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn cao cấp Grand Plaza, gồm 2 tòa tháp 28 tầng và 2 tầng hầm, 607 phòng, có tổng diện tích là 168.000m2 và số vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD.
Tọa lạc tại 117 Trần Duy Hưng – một trong những vị trí đắc địa nhất của trung tâm thủ đô Hà Nội mới, khách sạn dát vàng do tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
Khánh thành vào 26/9/210, Grand Plaza là một trong những công trình trọng điểm vào dịp một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội.
Khu vực hành lang tầng một của khu khách sạn, sang trọng với rực rỡ sắc vàng.
Từ những cột trụ cho đến mặt trần đều được dát, trang trí bằng vàng lá. Những lát vàng lá mỏng như giấy được nhập từ Trung Quốc trông giống như vàng thật càng làm căn phòng lung linh rực rỡ.
Khu vực chính giữa tầng một của khách sạn.
Ngay tầng một được phân thành nhiều khu, từ khu ẩm thực, khu buffet, khu ăn sáng, giải khát... cũng đều được trang trí, thiết kế cùng một tông màu vàng rực.
Phòng Crystal Room tầng 2, giành cho tổ chức hội nghị, tiệc cưới.
Phòng Sapphire tầng 3.
Phòng Athen tầng 29 được trang trí thiết kế theo lối kiến trúc Châu Âu, nhiều họa tiết, bức tranh đều được điểm tô bởi những miếng vàng lá.
Không chỉ lung linh, sáng rực bởi sắc vàng ấm, mà nhiều phòng tại khách sạn bố trí bàn ghế và các vật dụng khách một cách sang trọng, hiện đại...
...với không gian khoáng đãng, những họa tiết bắt mắt.
Phần trần của khu vực hành lang cầu thang máy cũng được "dát vàng".
Một phòng họp nhỏ của phòng phòng Athen tầng 29.
Từ cánh cửa cho tới, hành lang của nhiều tầng trong khách sạn đều được trang trí, dát vàng.
Phần lớn vàng dát mỏng như giấy được nhập từ Trung Quốc về.
Khách sạn
Rồi được chính những người thợ Trung Quốc trực tiếp làm công việc dát vàng, trang trí vào những hoa văn họa tiết trong khách sạn.
Nhiều hoa văn tỉ mỉ, độc đáo được gắn khắp tường trên tầng 29.
Phần lớn những mẫu hoa văn họa tiết trang trí trong nhà được dát vàng này đều do những người thợ từ Hàn Quốc thiết kế.
Charmvit Suite - một trong những phòng VIP ở khách sạn, gồm cả một phòng khách, phòng tắm, bếp...
....và phòng ngủ, có diện tích 194 m2 với giá 900 USD một đêm.

Cận cảnh khách sạn dát 40 tấn vàng

Tọa lạc tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), Emirates Palace là khách sạn 8 sao: Đẹp, ấn tượng và đắt nhất thế giới.

Với khoảng 40 tấn vàng được dùng để trang trí cho một số hạng mục và tổng chi phí xây dựng trên 3 tỷ USD, Emirates Palace đang là khách sạn hoành tráng nhất trên thế giới.

Emirates Palace do các kiến trúc sư người Anh thiết kế và thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Kempinski (Đức). Thật dễ hiểu khi toàn bộ giá trị của khách sạn này đều nằm trong tay của chính quyền và gia đình hoàng gia UAE.

Tọa lạc ở khu đất vàng gần bờ biển tại thủ đô Abu Dhabi (UAE), Emirates Palace chính thức được khánh thành tháng 11/2005 với 394 phòng ngủ các loại. Nơi đây thường xuyên đón tiếp những nguyên thủ quốc gia, các nhà ngoại giao, những người thuộc tầng lớp quý tộc, các ông trùm kinh doanh, các ngôi sao của làng giải trí trên thế giới.

Emirates Palace cao 8 tầng, trải dài trên một km với tổng diện tích sàn đạt khoảng 850.000 m2 (lớn hơn cả cung điện Buckingham của Nữ hoàng Anh ở London với diện tích 77.000 m2).

Khách sạn 8 sao này sở hữu một công viên cây xanh tuyệt đẹp với diện tích lên đến 1.000 ha, đó là một khu vườn hoa lệ, nơi trồng đến 8.000 cây cọ và rất nhiều các loài cây khác. Khu công viên này cũng được trang trí hơn 100 đài phun nước đủ hình dạng và kích thước.

Đặc biệt hơn, khách sạn có một bãi biển riêng với cát trắng mịn, trải dài 1,3 km, đường chạy bộ dài 6,4 km, 2 hồ bơi vĩ đại ngoài trời và một bãi đậu xe ngầm có thể chứa tới 2.500 xe hơi đủ loại.

Về nội thất, trong lòng Emirates Palace là một thế giới cung điện khổng lồ với những nét xa hoa, lộng lẫy từ những ánh đèn trang trí đến những mái vòm được nạm vàng và đá cẩm thạch.

Khách sạn có tổng diện tích ốp đá cẩm thạch là 93.000 m2, hơn 6.000 m2 vàng lá dát lên các đồ vật tại khách sạn và xa hoa hơn là sự hiện diện của 1.002 giá treo đèn làm bằng loại pha lê Swarovski hết sức quý giá có tổng trọng lượng 2,5 tấn.

Mái vòm trung tâm của Emirates Palace cao khoảng 72,6 m tính từ mặt đất, dĩ nhiên nó cũng được dát vàng, có khoảng 114 mái vòm như thế hiện hữu tại khách sạn này. Các khu hòa nhạc ngoài trời có sức chứa lên đến hơn 20.000 người.

Các phòng ngủ tại Emirates Palace là sự kết hợp giữa các đường nét kiến trúc Ả Rập với các trang thiết bị thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Tường nhà được tạo dựng từ các loại đá cẩm thạch hết sức quý giá được đưa đến từ 13 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại khách sạn, riêng từ tầng 6 đến tầng 8 là nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ của các thành viên hoàng gia UAE.

Máy ATM nhả vàng được đặt trong khách sạn.

Giá phòng tại Emirates Palace cũng tương tự đẳng cấp sao của nó, tính theo mức giá tại năm 2008 thì phòng loại Coral có giá khoảng 1.150 USD/55m2/đêm tương đương khoảng 23 triệu VNĐ, còn loại phòng Grand Palace có giá tới 17.400 USD/680m2/đêm tương đương 340 triệu VNĐ, bao gồm 10% phí phục vụ và 6% tiền boa.

Rất khác lạ và nổi bật, tại khách sạn này còn trang bị máy bán vàng tự động mang tên Gold To Go, dĩ nhiên là cả máy ATM độc đáo này cũng được dát vàng.

Hàng năm, hệ thống nhà hàng của Emirates Palace đã sử dụng khoảng 5 kg vàng lá nghiền mỏng để dùng trang trí các món ăn tráng miệng tại 12 nhà hàng hiện đang hoạt động tại khách sạn.

Menu của các món ăn thuộc loại sơn hào hải vị có tại khách sạn đạt đẳng cấp của sự giàu sang này có thể kể đến như: trứng cá muối Caviar được khai thác từ loài cá tầm Albino ở Iran, cứ mỗi kg trứng cá muối Caviar có giá thành khoảng gần 50.000 USD tương đương một tỷ VNĐ, thịt bò Kobe loại thượng hạng được nhập khẩu tươi sống từ Nhật Bản, một chai rượu Cô-nhắc có giá 15.000 USD tương đương với 300 triệu VNĐ.

Emirates Palace được xây dựng theo kiến trúc một cung điện của các vị vua Ả Rập thời xưa.
Emirates Palace được xây dựng theo kiến trúc một cung điện của các vị vua Ả Rập thời xưa.
Emirates Palace luôn là biểu tượng sang trọng, xa hoa của Các tiểu vương quốc Ả Rập.
Đây cũng là biểu tượng sang trọng, xa hoa của Các tiểu vương quốc Ả Rập.http://timesofpakistan.pk/wp-content/uploads/2011/05/Emirates-Palace.jpeg
Được dát bởi 40 tấn vàng, khách sạn Emirates Palace đã chứng tỏ mức độ giàu có, “chịu chơi” của quốc gia nhiều giàu mỏ vùng Trung Đông này.
Được dát 40 tấn vàng, khách sạn Emirates Palace đã chứng tỏ mức độ giàu có, “chịu chơi” của quốc gia nhiều dầu mỏ vùng Trung Đông.http://www.emiratespalaceabudhabi.com/inside/luxury.jpg
Tổng chi phí xây dựng khách sạn này là 3 tỷ USD, một con số không tưởng.
Tổng chi phí xây dựng khách sạn này là 3 tỷ USD
Khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ để phục vụ du khách, từ những người đi nghỉ dưỡng hay đến tham dự một hội nghị nào đó.
Khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ để phục vụ du khách, từ những người đi nghỉ dưỡng hay đến tham dự một hội nghị nào đó.
Khách sạn cũng tạo được không gian thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh với khu vườn đầy cây xanh rộng tới 85 hecta.
Khách sạn cũng tạo được không gian thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh với khu vườn đầy cây xanh rộng tới 85 hecta.
Emirates Palace có 16 dãy phòng hoàng gia nằm trên tầng 6 và 7 chuyên phục vụ các nguyên thủ quốc gia.
Emirates Palace có 16 dãy phòng hoàng gia nằm trên tầng 6 và 7 chuyên phục vụ các nguyên thủ quốc gia.
Một quán café bên ngoài khách sạn
Một quán café bên ngoài khách sạn
Khách sạn Emirates Palace về đêm
Khách sạn Emirates Palace về đêm
http://timesofpakistan.pk/wp-content/uploads/2011/05/Emirates-Palace.jpeg

Khách sạn 8 sao này sở hữu một công viên cây xanh tuyệt đẹp với diện tích lên đến 1.000 ha, đó là một khu vườn hoa lệ, nơi trồng đến 8.000 cây cọ và rất nhiều các loài cây khác. Khu công viên này cũng được trang trí hơn 100 đài phun nước đủ hình dạng và kích thước.

Đặc biệt hơn, khách sạn có một bãi biển riêng với cát trắng mịn, trải dài 1,3 km, đường chạy bộ dài 6,4 km, 2 hồ bơi vĩ đại ngoài trời và một bãi đậu xe ngầm có thể chứa tới 2.500 xe hơi đủ loại.

Về nội thất, trong lòng Emirates Palace là một thế giới cung điện khổng lồ với những nét xa hoa, lộng lẫy từ những ánh đèn trang trí đến những mái vòm được nạm vàng và đá cẩm thạch.

Khách sạn có tổng diện tích ốp đá cẩm thạch là 93.000 m2, hơn 6.000 m2 vàng lá dát lên các đồ vật tại khách sạn và xa hoa hơn là sự hiện diện của 1.002 giá treo đèn làm bằng loại pha lê Swarovski hết sức quý giá có tổng trọng lượng 2,5 tấn.

Mái vòm trung tâm của Emirates Palace cao khoảng 72,6 m tính từ mặt đất, dĩ nhiên nó cũng được dát vàng, có khoảng 114 mái vòm như thế hiện hữu tại khách sạn này. Các khu hòa nhạc ngoài trời có sức chứa lên đến hơn 20.000 người.

Các phòng ngủ tại Emirates Palace là sự kết hợp giữa các đường nét kiến trúc Ả Rập với các trang thiết bị thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Tường nhà được tạo dựng từ các loại đá cẩm thạch hết sức quý giá được đưa đến từ 13 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại khách sạn, riêng từ tầng 6 đến tầng 8 là nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ của các thành viên hoàng gia UAE.

Máy ATM nhả vàng được đặt trong khách sạn.

Giá phòng tại Emirates Palace cũng tương tự đẳng cấp sao của nó, tính theo mức giá tại năm 2008 thì phòng loại Coral có giá khoảng 1.150 USD/55m2/đêm tương đương khoảng 23 triệu VNĐ, còn loại phòng Grand Palace có giá tới 17.400 USD/680m2/đêm tương đương 340 triệu VNĐ, bao gồm 10% phí phục vụ và 6% tiền boa.

Rất khác lạ và nổi bật, tại khách sạn này còn trang bị máy bán vàng tự động mang tên Gold To Go, dĩ nhiên là cả máy ATM độc đáo này cũng được dát vàng.

Hàng năm, hệ thống nhà hàng của Emirates Palace đã sử dụng khoảng 5 kg vàng lá nghiền mỏng để dùng trang trí các món ăn tráng miệng tại 12 nhà hàng hiện đang hoạt động tại khách sạn.

Menu của các món ăn thuộc loại sơn hào hải vị có tại khách sạn đạt đẳng cấp của sự giàu sang này có thể kể đến như: trứng cá muối Caviar được khai thác từ loài cá tầm Albino ở Iran, cứ mỗi kg trứng cá muối Caviar có giá thành khoảng gần 50.000 USD tương đương một tỷ VNĐ, thịt bò Kobe loại thượng hạng được nhập khẩu tươi sống từ Nhật Bản, một chai rượu Cô-nhắc có giá 15.000 USD tương đương với 300 triệu VNĐ.

Người Mường ngại ở nhà sàn?

TTCT - Suy thoái bản sắc văn hóa đã là một hiện tượng có tính toàn cầu trong thế giới phẳng và tác động của lối sống công nghiệp.

Tất nhiên con người dù ở đâu vẫn tồn tại, nhưng những hình ảnh riêng biệt, những nhóm sắc tộc riêng biệt sẽ dần hòa tan vào các cộng đồng lớn hơn, cộng đồng quyết định bước đi của từng quốc gia. Nhà cửa và phục trang thay đổi trước, ngôn ngữ và tập tục thay đổi hằng ngày với sự gia tăng của từ ngữ mới và tập tục đơn giản mới. Ở đâu tốc độ công nghiệp hóa nhanh cũng như kém phát triển về dân chủ, ở đó mất bản sắc nhanh.

Nhà sàn người Mường ở vùng Bá Thước, Thanh Hóa. Những ngôi nhà sàn ở đây rất lớn, thường dài 15-20m, cho một đại gia đình sinh sống đến vài chục năm - Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn

Hôm nay chúng tôi vào một bản Mường ăn cưới. Một đám cưới đã tân thời hoàn toàn, chỉ còn vài món ăn truyền thống, diễn ra trong một ngôi nhà bêtông. Người ta, cả nam lẫn nữ, uống rượu rất nhiều, một đợt chúc tụng nhau lại uống một lượt, tính ra mỗi người ít nhất uống hàng chục chén, chưa kịp về đến nhà nhiều người đã say nghiêng ngả ngoài đường.

Vài thanh niên mời chúng tôi về nhà chơi sau đó, một bình rượu cần lại được lấy ra. Rượu cần nhẹ hơn, giống như một loại nước có gas, và rượu cần Mường có thể nói rất đặc sắc, tôi thấy hơn hẳn mọi thứ rượu nhẹ trên đời. Câu chuyện rồi cũng đến bản sắc văn hóa, tất nhiên người dân không dùng chữ nghĩa như vậy. Họ nói luôn: “Người Mường gắn với cái nhà sàn, không còn nhà sàn tức là không còn người Mường”.

Như vậy nhà sàn chính là cốt lõi của bản sắc văn hóa ở đây. Chúng tôi hỏi vậy xây nhà gạch làm gì? Trả lời xây thì cứ xây, nhưng đâu có ở, chỉ lúc nào mưa bão lớn mới sang đó. Có cả một phong trào quay lại nhà sàn. Đây là vấn đề ý thức.

Song những mái nhà cổ truyền không còn tốt như trước. Gỗ lớn không còn khi rừng bị tàn phá. Lối vì kèo không đục mộng chỉ gác lên nhau không thực hiện được nữa, người Mường đành dùng lối vì kèo giá chiêng hay chồng giường của người Kinh, cây gỗ nhỏ hơn, có đục mộng lắp vào nhau cho chặt.

Mái nhà luôn là chuyện lớn, cỏ gianh rất hiếm, và chính vì không kiếm được cỏ gianh mà nhiều nhà Mường, Thái phải chuyển sang nhà đất và gạch. Nhân Nhà nước có chính sách xóa đói giảm nghèo, khắp nơi xóa nhà tranh tre nứa lá - coi đó là một tiêu chí nghèo. Bộ mái lợp tôn ximăng được cấp miễn phí cho bà con. Cho đến nay, người ta mới thấy cái nghèo không nhất thiết là tranh tre nứa lá. Vấn đề chính là vật liệu phù hợp với kiểu thức xây dựng.

Bộ mái gianh vẫn đắt hơn đến mười lần so với tôn ximăng - một vật liệu lợp giữ nhiệt nóng vô cùng vào mùa hè. Hầu như trong ngày nắng, người ta chỉ có thể chui xuống gầm sàn. Và khi được hỏi tại sao không dùng lá cọ, rơm lợp thay thế thì không ai đáp, được cấp không mất tiền chả nhẽ lại từ chối.

Bếp lò chính bên trong một ngôi nhà sàn Mường. Ảnh chụp trong nhà sàn Quan lang tại khu bảo tồn nhà sàn Mường cổ của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (tỉnh Hòa Bình) - Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn

Một câu chuyện khác nảy sinh. Những nhà sàn cổ truyền thường rất lớn, có khi tới 160m2. Hiện tại những ai ở ngôi nhà sàn lớn phải có trách nhiệm đóng thuế, làm giỗ chạp, đóng góp cho làng bản, họ hàng… số tiền hằng năm không phải ít và đè lên vai các ông bà già. Thế là nếu như ở dưới xuôi người ta tranh nhau đất rộng nhà to, thì ở bản Mường người ta đùn nhau ở nhà to, còn mình ra đồng làm những nhà sàn nhỏ ở tạm.

Hàng trăm ngôi nhà sàn tre nứa chỉ như những cái chòi mọc ngoài làng và ngoài đồng khắp các bản Mường. Câu chuyện này còn dài, còn nhiều vui buồn, dù người Mường luôn cố giữ nét thanh bình vốn có.

PHAN CẨM THƯỢNG

Multi Level Parking in Germany











AWESOME HANGING FLYLOVERS OF THE WORLD











Awesome Sculptures Made From Used Tires














Ice Festival in China | Ice Sculptures





















































Tháp cao nhất thế giới không 'ngán' động đất
Nhờ dàn cột trung tâm có khả năng chống rung lắc, tháp cao nhất thế giới tại Nhật Bản có khả năng đứng vững trong trận động đất có cường độ lên tới 8 độ Richter.
Hình minh họa tháp Sky Tree sau khi được xây xong vào năm 2012. Ảnh:
Hình minh họa tháp Sky Tree sau khi được xây xong vào năm 2012. Ảnh: AP.

Sky Tree là tên một tháp có chiều cao 633 m được xây dựng tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản từ năm 2008. Nó sẽ mở cửa đón khách từ tháng 5/2012.

Sách Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, có chiều cao 830 m - là tòa nhà cao nhất hành tinh, còn danh hiệu tháp cao nhất thế giới hiện nay thuộc về tháp Canton ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chiều cao của tháp Canton là 600 m, còn chiều cao của Sky Tree lên tới 633 m. Vì thế Sky Tree sẽ chiếm danh hiệu "tháp cao nhất thế giới" của Canton sau khi nó được xây xong vào năm sau, National Geographic cho biết.

Với đế hình tam giác, Sky Tree vươn lên không trung giống như một ống thép khổng lồ. Chức năng chính của nó là cột phát sóng truyền hình và phát thanh. Tuy nhiên, giới chức Nhật Bản hy vọng Sky Tree sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch.

Tokyo là thành phố rất dễ hứng chịu động đất. Vì thế dư luận đặt câu hỏi về khả năng chống động đất của Sky Tree. Nikken Sekkei, người thiết kế tháp, tuyên bố nó có thể đứng vững trong cơn địa chấn có cường độ tới 8 độ Richter. Tháp được trang bị hệ thống kiểm soát rung lắc. “Trái tim” của hệ thống này là những cột bê tông chịu lực ở giữa tháp. Những cột chịu lực như thế đã xuất hiện trong những ngôi chùa Nhật Bản. Khi địa chấn xảy ra, chiếc cột ở giữa sẽ chống lại chuyển động lắc lư của phần vỏ ngoài.

Andrew Charleson, một chuyên gia về chống động đất của Đại học Victoria tại New Zealand, nói rằng những chiếc cột chịu lực có khả năng chống rung lắc khi gió mạnh và động đất.

“Tôi hy vọng Sky Tree sẽ đứng vững trong những trận động đất lớn. Do tháp quá cao và mảnh, nó sẽ rung chuyển rất chậm trong cơn địa chấn”, Charleson phát biểu.

Nói theo cách khác, mối hiểm họa thực sự đối với những người leo lên tháp Sky Tree chỉ là cảm giác chóng mặt.

Tòa tháp cao nhất thế giới khai trương hôm qua trong màn bắn pháo hoa rực rỡ và được đổi tên từ Burj Dubai thành Burj Khalifa.

Tòa tháp có hình cây kim nhọn hoắt và được miêu tả là "thành phố thẳng đứng" bởi nó làm lu mờ mọi tòa cao ốc hiện có và đẩy lùi các giới hạn trong kiến trúc và xây dựng.
Tòa tháp gồm 164 tầng, nhiều hơn bất cứ tòa nhà nào trên thế giới và có một ban công trên tầng 124 cho phép nhìn toàn cảnh thành phố.
Tòa tháp cao 828 m và trị giá 1,69 tỷ USD, được xây dựng từ tháng 9/2004 và cần tới 12.000 nhân công để hoàn thành. Có thời điểm, cứ sau 3 ngày một tầng mới lại được mọc lên.
Lượng bê tông được sử dụng để xây tháp đủ để đắp một con đường dài 2.065 km và lượng thép gia cố có thể nối dài đủ 1/4 quãng đường vòng quanh trái đất.
Trên tầng 39, một phòng tắm xa xỉ cùng các phương tiện giải trí có thể đáp ứng nhu cầu của những ông trùm xa hoa nhất trên thế giới.
Hệ thống làm lạnh tạo ra đủ lượng nước để lấp đầy 20 bể bơi Olympics mỗi năm.
Xem video lễ khánh thành tháp Burj Khalifa
tại đây.
Tòa tháp được thiết kế bao gồm 1.000 căn hộ, 49 tầng dành cho văn phòng và một khách sạn do chuyên gia thời trang Giorgio Armani thiết kế.
Tòa tháp không chỉ phá kỷ lục về chiều cao mà còn ghi danh về những kỷ lục khác như ban công quan sát cao nhất thế giới, thang máy chạy nhanh nhất với tốc độ 64 km/h...
Toàn bộ bề mặt bên ngoài của tháp được làm bằng kính và thép có thể phủ kín diện tích của 17 sân bóng.
Nằm dưới chân tháp sẽ là khu trung tâm Downtown Burj Dubai rộng 202 ha, bao gồm 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, một công viên rộng 24.000 m2, khu mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall rộng 836.000 m2 và một hồ nước rộng 120.000 m2.
Công trình do Adrian Smith đến từ Chicago, Mỹ, thiết kế và mang ý tưởng thu hẹp khoảng cách giữa thế giới Ả rập truyền thống với phong cách phương Tây hiện đại.
Dubai hy vọng tòa tháp được khánh thành sẽ giúp đánh bóng hình ảnh về một đất nước đang bị tơi tả vì khủng hoảng kinh tế và các món nợ chồng chất. Ảnh: AP.
Làm thế nào để tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa, với 24.000 khuôn cửa sổ bằng kính phản quang, luôn tỏa sáng lấp lánh?

Điều đó phụ thuộc vào việc làm sạch bề mặt kính của nó. Công việc khó khăn này được giao cho một công ty của Australia.

Công ty này đã thắng thầu và thiết kế một hệ thống lau cửa số trị giá 8 triệu USD để đánh bóng 120.000 mét vuông kính của Burj Khalifa.

Một đội ngũ 36 nhân viên vệ sinh, mình gắn chặt với lồng bằng thép, sẽ sử dụng 12 cỗ máy lau kính. Những cỗ máy này di chuyển dọc theo những đường ray được gắn cố định phía ngoài tòa nhà. Khi không dùng, chúng được giấu sau những ô kính.

Mỗi chiếc máy nặng đến 13 tấn, có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh cho 40 tầng nhà. Chúng sẽ chạy dọc mặt tiền của tòa nhà ngay cả khi gió to, ánh nắng gay gắt và cả khi bão cát. Những phần cao nhất của tòa nhà được làm sạch bằng máy tự động, còn ở độ cao 600 mét trở xuống là phần việc của công nhân.

Công nhân sẽ được mặc các bộ quần áo đặc biệt, trông như du hành gia khi vào vũ trụ. Họ sẽ chỉ lau dọn ở những phần nằm trong bóng râm, bởi nhiệt độ cao trên sa mạc rất khắc nghiệt.

Tổng giám đốc của công ty thầu việc vệ sinh này, ông Dale Harding, cho biết lau tòa nhà này là một công việc khổng lồ.

"Sẽ mất khoảng 3 tháng để có thể lau chùi hết toàn bộ mặt tiền của toà nhà nên các máy móc sẽ hoạt động quay vòng trong phần lớn thời gian của năm", Harding nói.

"Burj Dubai là một tòa nhà khiến người ta kinh ngạc. Mọi người chú ý vào chiều cao của nó, nhưng thực sự là bề ngang và bề rộng của nó cũng rất đồ sộ, nhất là khi bạn đang đứng cạnh nó như thế này", ông nói.

"Môi trường cũng thực sự thách thức. Bạn phải đứng trên đó một mình, gió vần vũ, nắng nhảy nhót trên kính và phía dưới là cát lồng lộn", Telegraph dẫn lời Harding.

Công nghệ máy móc thì rất hiện đại, nhưng các công nhân sẽ vẫn dùng chổi và nước xà phòng truyền thống.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vừa được thành lập trong sự kỳ vọng của nhiều người về một ngành khoa học hiện đại, đột phá.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn - giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia (*) (Viện Khoa học và công nghệ VN), mục tiêu của dự án được đầu tư 54 tỉ yen, trong đó 85% là vốn ODA của Nhật Bản, là đến năm 2018 phóng hai vệ tinh nhân tạo nhỏ để cảnh báo, giảm thiểu tác động của thiên tai.

Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - Ảnh: M.Q.

Trao đổi với TTCT, PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết: chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 đã được Thủ tướng ban hành cách đây năm năm.

Một trong những nhiệm vụ chính của chiến lược là phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho ngành công nghệ vũ trụ với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam tự chủ trong việc chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất.

Trên quan điểm này, từ năm 2008 Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã cùng đối tác Nhật Bản lập báo cáo tiền khả thi cho dự án với ba nội dung chính: xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội (gồm hạ tầng lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh, trạm mặt đất truyền và thu nhận tín hiệu vệ tinh, khu điều hành, nghiên cứu triển khai...); đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và ứng dụng các công nghệ vũ trụ; tiếp nhận chuyển giao công nghệ thiết kế phát triển vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất.

Trong dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Việt Nam và Nhật Bản phối hợp thiết kế phóng lên quỹ đạo hai vệ tinh nhỏ với công nghệ rađa hiện đại có thể quan sát Trái đất ngày và đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Dự án nhằm nâng cấp và thiết lập hệ thống cảnh báo, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất vệ tinh nhỏ riêng của Việt Nam...

* Hai vệ tinh này có những đặc điểm gì và sẽ được phóng vào thời điểm nào, thưa ông?

PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Ảnh: M.Q.

- Dự kiến tháng 1-2017 chúng ta sẽ phóng vệ tinh viễn thám công nghệ rađa đầu tiên và tháng 12-2018 sẽ phóng vệ tinh thứ hai. Mỗi vệ tinh này có trọng lượng khoảng 500kg, tuổi thọ năm năm. Vệ tinh đầu tiên sẽ được thiết kế, chế tạo tại Nhật Bản vì chúng ta hiện chưa có cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu này.

Hiện nay ở nước ta hầu như chưa có ai được đào tạo cơ bản về công nghệ vệ tinh cả. Do đó, dự án này còn có nhiệm vụ đào tạo cơ bản cho khoảng 40 kỹ sư công nghệ vệ tinh của Việt Nam. Họ sẽ được đào tạo về công nghệ vũ trụ tại Nhật, đến các công ty Nhật trực tiếp tham gia quá trình thiết kế, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh của Việt Nam. Riêng vệ tinh thứ hai, dưới sự phối hợp tư vấn của Nhật Bản, cơ bản sẽ do người Việt Nam thiết kế, tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm và hoàn thiện trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu làm chủ công nghệ này.

* Là một “trung tâm vũ trụ”, nhưng vì sao mục đích chính của dự án chỉ là giảm thiểu thảm họa thiên tai, bảo vệ môi trường?

- Việt Nam có bờ biển trải dài từ bắc xuống nam, có nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa lý khác nhau nên là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Thiệt hại do thiên tai và thảm họa chiếm tới 1,5% tổng thu nhập quốc nội của nước ta, làm chết hàng trăm người mỗi năm. Do đó, việc giám sát, bảo vệ, phòng chống thiên tai là nhiệm vụ nặng nề và bức xúc. Sử dụng tốt các dữ liệu từ vệ tinh quan sát Trái đất sẽ góp phần giảm đáng kể thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra.

Theo đánh giá của tư vấn Nhật Bản, dự án này nếu hoạt động tốt sẽ góp phần giảm 10% thiệt hại do thiên tai.

Cụ thể, khi chủ động được ảnh vệ tinh, chúng ta sẽ cập nhật được thường xuyên tình trạng lũ lụt, mưa bão để có những cảnh báo kịp thời, hiệu quả nhằm đảm bảo được tài sản và tính mạng người dân, giảm chi phí tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc sử dụng ảnh vệ tinh cũng có thể chỉ rõ địa điểm nào đang bị thiệt hại do phá rừng, địa điểm nào rừng đang cháy để có biện pháp chữa cháy kịp thời. Tương tự, các vệ tinh có thể giám sát ô nhiễm do chất thải công nghiệp và tràn dầu gây ra.

Ngoài ra, vệ tinh và ứng dụng công nghệ vệ tinh còn giám sát hiện tượng xói mòn, lở đất, nghiên cứu động đất, nước biển dâng và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...

* Dự án cần một khoản tài chính rất lớn, chúng ta sẽ huy động từ đâu, thưa ông?

- Vào tháng 4-2009, Thủ tướng đã đồng ý về mặt chủ trương và xác định đây là dự án trọng điểm để hoàn thành chiến lược nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam đến năm 2020. Thủ tướng đã đặt vấn đề với Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vốn ODA cho dự án và từ đó đến nay hai bên đã trao đổi, vận động, làm các bước khảo sát, xác định và tháng 11 năm nay đã ký hiệp định vay vốn cho dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Dự án được đầu tư 54 tỉ yen, trong đó 85% là vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.

* Như ông đã nói, đây là một dự án mang tính công ích nhiều hơn, khả năng sinh lời thấp. Vậy việc trả nợ tài chính của dự án liệu có gặp khó khăn?

- Dự án có đặc điểm mang tính công ích nhiều hơn nhưng không phải không mang lại hiệu quả kinh tế. Vệ tinh viễn thám quan sát Trái đất của dự án này đương nhiên không phải như các vệ tinh viễn thông có thể bán kênh để thu tiền như VINASAT-1 của chúng ta đang sử dụng. Tuy nhiên, lợi ích của dự án này không hề nhỏ. Trước hết, có thể giảm được đến 10% thiệt hại do thiên tai gây ra mỗi năm.

Thứ hai, các bộ, ngành của Việt Nam đang phải mua ảnh vệ tinh từ nước ngoài tốn kém khá lớn. Khi đã có vệ tinh, ta có thể chủ động việc chụp ảnh ở đâu, thời điểm nào phục vụ mục đích riêng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể bán ảnh thu được từ vệ tinh. Ví dụ, cơ quan nào muốn quản lý đất đai, quy hoạch cũng có thể mua ảnh vệ tinh của chúng ta để xử lý.

Ảnh vệ tinh có thể xử lý cho ngành tàu cá, ngành môi trường, ngành bản đồ... Đó là những cái lợi lâu dài có thể tính được thành tiền của dự án này. Chúng ta còn có thể bán ảnh cho các nước hoặc trao đổi để sử dụng vào các công việc cần thiết khác.

* Đây không phải là dự án đầu tiên có mục tiêu phóng vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo nhưng được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả rất cao, vì sao có đánh giá này?

- Chúng ta đã có dự án phóng một vệ tinh có trọng lượng 150kg lên quỹ đạo nhằm giám sát môi trường tự nhiên, tài nguyên, thiên tai. Theo dự kiến, đến năm 2014 vệ tinh này sẽ được phóng lên quỹ đạo Trái đất. Tuy nhiên, đây là vệ tinh sử dụng công nghệ cảm biến quang học nên có những hạn chế nhất định, không thể chụp ảnh buổi tối hay khi có mây mù nhiều. Trong khi đó, vệ tinh sử dụng công nghệ cảm biến rađa có thể chụp ảnh trong cả thời tiết xấu, nhiều mây, do đó tần suất và hiệu quả sử dụng tăng lên đáng kể.

Thông qua dự án chúng ta còn có hạ tầng kỹ thuật hiện đại và một đội ngũ cán bộ trẻ trình độ cao được đào tạo bài bản về công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh.

* Xin cảm ơn ông.

Một số dự án vệ tinh khác có liên quan đến dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam

• Dự án VNREDSat, vệ tinh giám sát môi trường tự nhiên, tài nguyên và thiên tai đang được triển khai bằng vốn vay ODA của Pháp (tổng chi phí dự án là 55,8 triệu euro). Dự án bao gồm thiết kế, sản xuất, kiểm tra, phóng và điều khiển hoạt động của một vệ tinh có trọng lượng 150kg, sử dụng công nghệ cảm biến quang học (không thể chụp ảnh dưới mây và ban đêm), quan sát Trái đất, dự kiến phóng vào năm 2014.

• Dự án “Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt Nam” đã được triển khai bằng vốn vay ODA của Pháp (hơn 19 triệu euro và gần 39,5 tỉ đồng vốn đối ứng của Việt Nam). Dự án này gồm một trạm thu ảnh vệ tinh Việt Nam, một trung tâm cơ sở dữ liệu, hệ thống giao dịch khách hàng, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm...

• Dự án “Giám sát tài nguyên biển và vùng biển của Việt Nam thông qua vệ tinh” cũng do Pháp hợp tác với tổng chi phí 13,9 triệu euro. Pháp sẽ hợp tác với Việt Nam để lắp đặt thiết bị vệ tinh cho khoảng 3.000 tàu cá xa bờ để đảm bảo sự an toàn của ngư dân Việt Nam trong khi đánh cá trên biển, nâng cao hiệu quả đánh bắt.

Khởi công xây nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Sáng 4/12, Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công xây dựng nhà ga hành khách T2 tại sân bay quốc tế Nội Bài với công suất 10 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD.

Dự án đầu tư gồm nhà ga hành khách T2 4 tầng với diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m2, được thiết kế theo mô hình dạng cánh với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. Nhà ga sẽ được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, lưu lượng vận chuyển hàng không tại sân bay Nội Bài đã vượt quá công suất của nhà ga T1 từ năm 2007. Sản lượng năm 2010 đạt trên 9,5 triệu hành khách và dự kiến đạt 11 triệu hành khách vào năm nay. Nhà ga T2 sau khi hoàn thành sẽ góp phần giải quyết tình trạng quá tải của nhà ga T1, tạo diện mạo mới cho sân bay Nội Bài.

Phối cảnh
Phối cảnh nhà ga T2, sân bay Nội Bài. Ảnh: Đoàn Loan.

Theo quy hoạch đến năm 2020, nhà ga T2 sẽ đạt công suất 10-15 triệu hành khách mỗi năm. Sau năm 2020, Chính phủ sẽ xem xét đầu tư thêm nhà ga T3, T4 để nâng công suất sân bay Nội Bài lên 50 triệu hành khách mỗi năm.

Tổng mức đầu tư của dự án nhà ga T2 gần 900 triệu USD, tương đương gần 18.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến vay vốn ODA Nhật Bản khoảng 691 triệu USD, tương đương hơn 13.000 tỷ đồng.

Cùng với việc triển khai dự án này, các dự án đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân và xây dựng cầu Nhật Tân sử dụng vốn ODA Nhật Bản cũng đang trong quá trình xây dựng.

Ông Tsuno Motonori, Trưởng Văn phòng đại diện JICA tại Việt Nam, nói: “Nhà ga hành khách T2 sẽ là cửa ngõ quốc tế mới của thủ đô Hà Nội và Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, cùng với đường nối Nội Bài - Nhật Tân và cầu Nhật Tân, cửa ngõ quốc tế mới này sẽ là một biểu tượng cho tình hữu nghĩ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản”.

Dự án triển khai 34 tháng, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2014.

Cầu treo dài nhất Indonesia bị sập

Một vụ sập cầu nghiêm trọng hôm qua xảy ra tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo của Indonesia, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, 33 người mất tích và hàng chục người bị thương.
Cầu Kutai Kartanegara vốn bắc ngang sông Mahakam và là cây cầu treo dài nhất tại Indonesia. Các nhân chứng cho hay họ nghe thấy tiếng động lớn khi cây cầu bị uốn cong và toàn bộ phần mặt cầu sau đó chìm xuống dòng sông. Ảnh: AFP
Khi vụ sập cầu xảy ra, một xe buýt cùng nhiều ôtô và xe máy đang di chuyển trên cầu dài 720 m. Những người may mắn sống sót sau cú rơi tự do của toàn bộ mặt cầu đã cố gắng bơi vào bờ. Tiếng la hét hoảng loạn vang lên khắp nơi. Rất nhiều người không thể bơi vào bờ do bị mắc kẹt trong những đống đổ nát dưới lòng sông. Ảnh: AFP
Cây cầu treo này được xây dựng phỏng theo thiết kế của cầu Cổng Vàng nổi tiếng tại San Francisco. Mỹ. Nó nối liền hai thị trấn Tenggarong và Samarinda của tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: AFP
Cảnh sát Indonesia tiến hành kiểm tra hiện trường đổ nát của cây cầu treo. 39 người đã được cứu trong vụ sập cầu, 20 người trong số này đang được điều trị trong bệnh viện. Trong số 4 người được xác nhận đã chết có một em bé mới 6 tháng tuổi. Ảnh: AFP
Chiếc cầu treo đổ nát nhìn từ bờ sông Mahakam. Các quan chức cho hay một đội sửa chữa bắt đầu siết chặt các bu-lông trên cây cầu 10 năm tuổi hôm 26/11. Ảnh: EPA
Các nhân viên cứu hộ kiểm tra hiện trường vụ sập cầu Kutai Kartanegara. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã yêu cầu điều tra nguyên nhân khiến cây cầu treo này bị sập. Ảnh: AP
Những chiếc xe ôtô dập dềnh trên mặt nước sau khi rơi xuống từ mặt cầu Kutai Kartanegara. Người phát ngôn Sutopo Purwo Nugroho của cơ quan quản lý thảm họa địa phương cho hay một sợi cáp treo trợ lực bị đứt có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ sập cầu. Ảnh: AFP
Một khung hình khác cho thấy sự đổ nát của Kutai Kartanegara sau vụ sập nghiêm trọng. Ảnh: AP
Các đội cứu hộ vẫn đang tiếp tục việc tìm kiếm người sống sót sau vụ sập cầu, dù hy vọng là rất mong manh. Ảnh: AP
Cầu Kutai Kartanegara thời còn sừng sững bắc ngang dòng Mahakam. Ảnh: Fachmi Fachrurozi

Sập cầu ở London

Hai người bị thương và gần 100 người phải sơ tán khi cầu tàu dẫn ra bảo tàng chiến hạm Anh trên sông Thames bị sập hôm qua.
Cầu tàu dẫn ra chiến hạm HMS Belfast trên sông Thames, thủ đô London của nước Anh bị sập bất ngờ lúc 12h47 giờ địa phương hôm qua. Ảnh: PA
Một trong ba nhịp của cầu tàu đã bị đứt rời khỏi hai nhịp còn lại và chìm xuống sông. Ảnh: london-se1
Bảo tàng chiến tranh Hoàng gia, đơn vị chủ quản tàu, cho hay có 170 người ở trên boong tàu đã được sơ tán lúc xảy ra tai nạn. Trong đó có khoảng 90 khách tham quan, bao gồm 30 học sinh. Ảnh: PA
Hai nhân viên phục vụ tàu đã nghe thấy những đứt gãy của cầu tàu và bỏ chạy. Họ bị thương nhẹ và đã đưa đến bệnh viện điều trị. Ảnh: london-se1
Các tàu nhỏ đã được huy động để sơ tán tất cả khách tham quan và nhân viên vào bờ. Ảnh:PA
Đội cứu hỏa và hai xe cứu thương cũng được triển khai ở hiện trường để cứu hộ. Chiến hạm sẽ tạm thời đóng cửa trong thời gian cảnh sát điều tra nguyên nhân vụ sập cầu tàu.
Đội cứu hỏa và hai xe cứu thương cũng được triển khai đến hiện trường để cứu hộ. Ảnh: london-se1
Chiến hạm HMS Belfast sẽ tạm thời đóng cửa trong thời gian cảnh sát điều tra nguyên nhân vụ sập cầu tàu. Chiến hạm này từng tham gia phục vụ trong Thế chiến II và chiến tranh Triều Tiên. HMS Belfast neo ở sông Thames và là điểm tham quan thu hút rất đông khách du lịch tại London. Ảnh: londonist
Hầm dìm Thủ Thiêm gồm 6 làn xe sẽ chính thức thông xe vào ngày 20-11 sắp tới. Các hành vi bị nghiêm cấm khi đi trong hầm dìm Thủ Thiêm gồm: bấm còi, bật đèn ưu tiên, bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác, dừng đỗ xe.
Hầm dìm Thủ Thiêm dài 1.490 m, cao 9 m, rộng 33 m; trong đó, phần hầm dìm dài 370 m, được tạo thành từ 4 đốt hầm, mỗi đốt hầm nặng 27.000 tấn. Bề dày của thành hầm khoảng 1 m. Hầm nằm dưới đáy sông, cách mặt nước khoảng 24 m.

Kéo đốt hầm từ bãi đúc về lắp đặt
Hầm dìm Thủ Thiêm và phần đường từ nút giao Cát Lái đến hầm dìm (thuộc tuyến đại lộ Đông - Tây) sẽ được thông xe vào ngày 20-11-2011. Theo đó, hầm dìm Thủ Thiêm có 6 làn xe, mỗi chiều có 3 làn xe lưu thông (2 làn xe ô tô và 1 làn xe hai bánh). Hai bên hông hầm đều có lối thoát hiểm.

Toàn tuyến đại lộ Đông Tây đi xuyên tâm TP, dài khoảng 23 km, đi qua quận 1, 2, 5,6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Dự án đại lộ Đông Tây được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đầu tư vào ngày 5-7-2000 và khởi công xây dựng cuối tháng 1-2005. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.000 tỉ đồng, trong đó 6.394 tỉ đồng vốn vay ODA của Nhật Bản, số còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.

Khi đi qua hầm, các loại xe phải tuân thủ tốc độ và khoảng cách theo qui định. Cụ thể, đối với xe ô tô, tốc độ tối đa cho phép 60 km/giờ, tối thiểu 30 km/giờ, khoảng cách giữa các xe trên cùng làn là 30 m. Đối với xe hai bánh, tốc độ cho phép là 40 km/giờ.
Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi đi trong hầm dìm Thủ Thiêm, gồm: dừng đỗ xe, bấm còi, bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định), bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác. Tài xế khi đi qua hầm dìm phải bật đèn ở chế độ chiếu gần (đèn cốt) và mở radio sóng AM ở các tần số 655 KHz - 610 KHz – 588 KHz.
Trong hầm có camera quan sát. Nếu sự cố xảy ra, Trung tâm Quản lý hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn sẽ nhanh chóng phối hợp cùng các đơn vị liên quan xử lý.
Phối cảnh trong hầm Thủ Thiêm vào ban ngày


Phối cảnh trong hầm Thủ Thiêm vào ban đêm
Phần đường từ hầm dìm Thủ Thiêm đến cầu vượt Cát Lái rộng 100 m, gồm 14 làn xe. Mỗi chiều sử dụng 7 làn xe, trong đó có 3 làn xe ô tô, 3 làn xe hỗn hợp và 1 làn dành cho xe dừng đỗ khẩn cấp.
Các loại xe được phép đi qua hầm dìm Thủ Thiêm:

Loại phương tiện

Thời gian được phép lưu thông

xe ô tô con, ô tô khách

24/24 giờ

xe mô tô, xe gắn máy

6 giờ - 21 giờ

xe ô tô tải trọng từ 2,5 tấn trở xuống

8 giờ - 16 giờ

20 giờ - 6 giờ

xe ô tô có tải trọng trên 2,5 tấn

21 giờ - 6 giờ

Người đi bộ

Không được đi qua hầm

Phương tiện giao thông thô sơ

Không được đi qua hầm

xe 3 – 4 bánh tự chế

Không được đi qua hầm

xe bánh xích, xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy nổ, hàng nguy hiểm

Không được đi qua hầm

xe ô tô có tổng tải trọng trên 30 tấn, các loại xe kéo rơ-mooc hoặc sơ mi rơ-mooc, xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,2 m hoặc có chiều ngang lớn hơn 2,5 m

Chỉ được phép đi qua khi có sự cho phép của cơ quan chức năng


Trước đó, ngày 2-9-2009, tuyến đại lộ Đông Tây đã thông xe phần đường dài 14,317 km từ quận 1 đến nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh, đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt vào cuối tháng 4-2011.

Đường Võ Văn Kiệt nhìn từ trên cao
Đối với đoạn đường này, Sở GTVT phân luồng như sau:

- Đoạn từ nút giao Tân Kiên, huyện Bình Chánh đến cầu Lò Gốm, quận 6: chiều rộng mặt đường 60m, mỗi chiều lưu thông có 5 làn xe, trong đó 3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
- Đoạn từ cầu Lò Gốm, quận 6 đến đường Phó Đức Chính, quận 1: chiều rộng mặt đường thay đổi từ 42m đến 60m. Hướng lưu thông từ cầu Lò Gốm đến đường Phó Đức Chính có 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp. Hướng lưu thông từ đường Phó Đức Chính đến cầu Lò Gốm có 3 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
- Đoạn từ đường Phó Đức Chính đến đường Hàm Nghi, quận 1: mỗi chiều lưu thông có 2 làn xe hỗn hợp.
Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm. Nói hầm dìm là nói đến phương pháp thi công. Trước tiên, phải xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha trên khu đất rộng khoảng 10 ha ở phía Q.2. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, đảm bảo có thể chế tạo cùng lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài khoảng 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 36.000 tấn. Cùng lúc với đúc hầm là đào dưới đáy sông Sài Gòn, sâu đến 13 - 14m và xây sẵn móng chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm xuống. Sau khi đúc xong, các đốt hầm tạm thời được bít kín lại, rồi cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Sau đó, dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra sông và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Ngoài hầm dìm, ở 2 bên bờ là những đoạn hầm kín và hở với phương pháp thi công ít phức tạp hơn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt và được kiểm tra kỹ khi còn ở trên bể đúc.

Đây là một phương pháp thi công nhanh và hiệu quả, được nhiều nước trên thế giới áp dụng (đặc biệt là ở Nhật Bản, đất nước có nhiều đảo) và họ đã làm rất thành công. Ở Úc, Hồng Kông cũng đã làm hầm dìm; còn ở Đông Nam Á thì hầm Thủ Thiêm là hầm dìm đầu tiên. Obayashi (Nhật Bản) là một tập đoàn lớn có kinh nghiệm về thi công hầm dìm. Họ đã vượt qua nhiều nhà thầu khác về kỹ thuật cũng như giá bỏ thầu và đã trúng thầu xây dựng công trình này. Độ dốc của hầm là 4%, đảm bảo cho xe gắn máy lưu thông dễ dàng khi qua đường hầm. Thiết kế độ dốc này không cho phép người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác lưu thông. Tốc độ tối đa của phương tiện lưu thông qua hầm theo thiết kế là 60 km/giờ. Cửa hầm phía Q.1 ở vị trí gần cầu Khánh Hội; phía Q.2 nằm trên địa bàn P.Thủ Thiêm. Gói thầu xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm trị giá hơn 2.200 tỉ đồng, do nhà thầu Nhật Bản Obayashi Corporation thi công trong 36 tháng. Gói thầu xây dựng đường phía tây và mở rộng đường ven kênh dài hơn 13 km (từ Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh đến cửa hầm Thủ Thiêm, đường Bến Chương Dương, Q.1), trị giá gần 1.500 tỉ đồng, nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporation và PS Mitsubishi thi công trong 33 tháng. Như vậy, đến cuối năm 2007, TP.HCM sẽ có thêm một tuyến đường mới dài gần 22 km đi xuyên qua khu trung tâm theo hướng Đông - Tây. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư là 9.864 tỉ đồng. Trong hầm sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị rất hoàn thiện, phục vụ cho vận hành, gồm: hệ thống cấp nước, chiếu sáng; hệ thống chống cháy; hệ thống thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí; hệ thống đếm xe... Ngoài ra còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố. Tất cả các thiết bị này đều tự động truyền thông tin về trung tâm điều khiển và tự động xử lý các tình huống xảy ra. Ví dụ, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển sẽ tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe lưu thông trong hầm quá đông thì trung tâm điều khiển sẽ cho ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2m, sử dụng cho mọi người chạy bộ khi xảy ra sự cố.Tất cả các cây cầu vượt qua đại lộ Đông - Tây đều phải đạt tĩnh không từ 4,5m trở lên. Như vậy, cầu Chữ Y sẽ được nâng cao lên; một số cây cầu thấp khác như Calmette, Chà Và... sẽ phải xây dựng lại. Việc thi công sau này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giao thông qua lại 2 bên bờ kênh. Trong quá trình lập dự án, chúng tôi cũng đã tính đến các phương án thi công và điều tiết giao thông sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến giao thông trên khu vực. Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án rất lớn, đến 201,63 ha, ảnh hưởng đến 6.754 hộ dân và 368 cơ quan, đơn vị thuộc 8 quận, huyện là 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và Bình Chánh. Đến nay, công tác di dời đã đạt được khoảng 97%. Còn lại 3% là các trường hợp đang thương thảo hoặc khiếu kiện chờ giải quyết. Ngoài ra, còn có khoảng 900 hộ đã nhận tiền đền bù rồi nhưng chưa di dời vì còn chờ tái định cư. Các trường hợp này, đến khi thi công sẽ bàn giao mặt bằng.

Chùa Cầu có nguy cơ sụp!

TTCT - Là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hội An, nhưng nay Chùa Cầu (phường Minh An, TP Hội An, Quảng Nam) đang lộ thiên nhiều vết rạn nứt nghiêm trọng, đứng trước thách thức và áp lực lớn về thiên nhiên và con người.

Hằng ngày, Chùa Cầu ước tính đón tiếp khoảng 1.500 khách du lịch đến thăm - Ảnh: Dương Văn Út
Đứng dưới chân cầu, nhìn lên các trụ đỡ bêtông đã lộ thiên những vết nứt từ trụ đỡ, lớp bêtông bị tróc ra, rạn nứt vôi xây mố trụ móng ngay trên thành lan can - Ảnh: Dương Văn Út

Những ngày đầu tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại phố cổ Hội An trong mùa mưa bão, được chứng kiến cảnh người dân phố Hội ứng phó và sống chung với lũ. Điểm đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm mỗi lần đến Hội An là Chùa Cầu. Đang mùa mưa bão nhưng lưu lượng khách tham quan không hề giảm sút mà đông nghẹt người. Dừng chân trên Chùa Cầu chừng 30 phút, chúng tôi ước tính có trên 150 người qua lại và dừng chân trên cầu.

Những đoàn khách du lịch lũ lượt nối nhau “bò” qua Chùa Cầu cũ nát, xập xệ. Ban đầu, chúng tôi nghe có âm thanh cút kít vang lên từ nền cầu gỗ, tiếp đó là cảm giác rùng mình vì tiếng rung của cây cầu, sau nữa là những thanh gỗ nhấp nhô hiện lên trên mặt cầu. Nếu có dịp đi ngang qua và nán lại vài phút thì chắc chắn ai nấy cũng đều có cảm nhận như chúng tôi.

Có những thời điểm chúng tôi còn tận mắt chứng kiến khung cảnh có hai đoàn khách (khoảng 20 người) cùng đến tham quan Chùa Cầu và dừng lại để nghe hướng dẫn viên thuyết minh. Như vậy, mỗi ngày Chùa Cầu phải đón tiếp xấp xỉ 1.500 khách tham quan.

So với tuổi thọ và trọng tải của một cây cầu gỗ như Chùa Cầu thì liệu có quá tải chăng? Đây quả là dấu hiệu cần đặc biệt quan tâm vì sự tồn vong của Chùa Cầu, một biểu tượng, một linh hồn của quần thể di sản văn hóa thế giới Hội An.

Chưa hết, khi Hội An vào mùa lũ thì thân Chùa Cầu lại bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Hiện tại, đầu trụ đỡ dầm Chùa Cầu tại vị trí phía nam bị đội lên, làm nứt vôi xây mố trụ móng ngay trên thành lan can. Vị trí chính giữa của đường đi trên cầu, các thanh gỗ đã bị lung lay, nhấp nhô.

Trên các cột trính, kèo đã bị thấm nước gây hiện trạng mục và lam lỗ nhiều dấu hiệu tách rời, có thể mất vị trí chống đỡ cho nóc của chùa. Một số dầm gỗ gác lên mố cầu cũng bị mục đầu dầm. Các trụ làm bệ đỡ cho thân cầu bị rạn nứt, thanh đà gỗ bắc ngang qua làm điểm tựa chính cho cầu bị xệch xạc, lắc lư cùng bước đi của khách bộ hành khi đi trên cầu.

Vẫn biết đầu tư cho hoạt động du lịch là một cách thức vừa đem lại nguồn lợi kinh tế vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhưng đằng sau những nguồn lợi đó là áp lực và thách thức lớn đối với việc bảo tồn hay hủy hoại di tích. Vì vậy, thiết nghĩ chính quyền địa phương ngay từ bây giờ cần có những biện pháp hữu hiệu và bền vững nhằm khắc phục sự xuống cấp nghiêm trọng của Chùa Cầu trước mùa cao điểm đang cận kề.

Ban đầu, trong mùa mưa bão, có thể phân phối số lượng người qua cầu một cách hợp lý ở cùng thời điểm. Về sau, cần có những thông cáo nhằm hạn chế lượng hành khách nán lại Chùa Cầu quá lâu. Nhưng quan trọng nhất là cần điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch và có chế độ bảo trì hợp lý để bảo tồn được Chùa Cầu.

DƯƠNG VĂN ÚT (Quảng Nam)

Tiền tỉ và những vết thương di sản

TTCT - Nhiều người cảm thấy an tâm hơn khi dư luận, báo chí gần đây đặc biệt quan tâm đến số phận thăng trầm, đôi lúc thảm thương méo mó của hệ thống di tích Việt Nam trong cơn lốc trùng tu tôn tạo.

Nhiều sai phạm, bất cập bị tố. Không ít lần các đơn vị quản lý, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu việc trùng tu tôn tạo, cả chính quyền địa phương cũng như Cục Di sản văn hóa đã thừa nhận sai sót, hứa sẽ đình chỉ các công trình “sửa chữa di tích” có dấu hiệu vi phạm. Nhiều lần ai đó còn nói nhất định sẽ có đơn vị, cá nhân bị phê bình, xử lý nghiêm. Và thế là dư luận lại rụt rè hi vọng: chân lý dẫu đến muộn nhưng có thể sẽ được thực thi. Thật vậy chăng?

May mắn còn lại nguyên vẹn cổng thành tuyệt đẹp này - Ảnh: Thanh Thanh

Kinh phí to, trùng tu méo mó

Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đề xuất một con số khổng lồ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích: 11.000 tỉ đồng. Người bi quan thì lo cơ sự này, có lẽ đình chùa miếu mạo ở ta còn bị người ta dùng nhiều nghìn tỉ đồng làm mới, làm méo với mức độ ngày càng khủng khiếp. Người lạc quan hơn thì mỏng manh hi vọng: sau những bất cập quá lớn, tai tiếng quá lớn (trong việc đụng đâu hỏng đấy, tiền về chỗ nào là cổ kính rêu phong, lớp lang văn hóa bị bóc mất; tiêu càng nhiều thì “phá” càng dữ dội), biết đâu bây giờ người ta sẽ bài bản và đúng đắn hơn.

Người viết bài này e rằng những người “chuyên nghiệp” tham gia trùng tu tôn tạo di tích, vì bị đả phá quá nhiều, nay biết đâu sẽ “bài bản”, “ném đá dò đường” kỹ hơn trong việc làm mới di tích. Báo chí, những cá nhân tâm huyết có lên tiếng thì bất quá cũng chỉ khiến “tiến độ thi công” ngừng lại ít lâu, rồi di tích cổ vẫn cứ bị phá, bị bóc, bị vôi ve trát trít lại.

Đó là chuyện xảy ra ở thành cổ Sơn Tây (Hà Nội), di tích quốc gia, tòa thành đá ong diễm lệ và nguyên vẹn nhất Việt Nam. Năm 1994, người ta bỗng nhiên phá đi cái cổng đẹp và cổ kính nhất của thành với hàng cây cổ thụ trùm xòa tuyệt mỹ, xây thế vào đó một cổng thành mới tinh bằng bêtông cốt thép, bên trên treo đèn nhấp nháy. Công luận cực lực lên án khi... sự đã rồi.

12 năm sau (2006), hai cổng còn lại của thành cổ Sơn Tây với cây đề, cây đa, cây si có hệ thống rễ như mãng xà cuồn cuộn ôm trùm những tầng gạch, đá ong cổ... “vô phúc” gặp một dự án trùng tu (gần 50 tỉ) khác đưa về cùng ùn ùn các kíp thợ và kiến trúc sư. Họ lên kế hoạch bằng văn bản, trả lời nhà báo bằng văn bản là sẽ phun hóa chất tiêu diệt “cây dại” trên những cổng thành cổ kính, đưa tòa thành trở về trạng thái khi nó vừa được... khánh thành.

Những dòng tít bức bối trên báo như “Bức tử thành cổ Sơn Tây” cùng lắm cũng chỉ làm “dự án” nọ dừng lại được bốn năm. Cuối đông 2010, người ta lại bỏ nhiều tỉ đồng xin được “xây lại” các bức tường thành cổ dài vài cây số vẫn xanh rì cây cổ thụ và đá ong nâu sậm của di tích quốc gia này. Họ bóc đá cũ, xếp đá mới chất ngất. Báo Tuổi Trẻ lại lên tiếng bằng nhiều tin bài quyết liệt. Lãnh đạo Cục Di sản lên tận hiện trường, bảo đình chỉ thi công. Rồi người ta họp bàn, hội thảo. Cuối cùng thì “thành lũy đá ong mới” vẫn cứ mọc lên theo đúng kiểu “quyết làm xong dự án”, giải ngân một khoản tiền to.

Sau 16 năm, thành cổ Sơn Tây nay tường cao hào sâu mới toe, chỉ còn hai cái cổng cổ nguyên vẹn trong sự giám sát, bảo vệ của bà con Sơn Tây và những người tâm huyết.

Còn nhiều nữa: đình Mông Phụ (di tích quốc gia ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây) cũng nhận được hơn 10 tỉ đồng, người ta đem gỗ mới, gạch mới, ngói mới vào, dỡ sạch bách cả đình ra dựng lại, bất chấp bà con kéo lên đình kêu ca. Năm 2010, dăm bảy tỉ đồng ném vào dự án trùng tu thành cổ Tuyên Quang, cổng thành, vòm cây cổ ký ức của bao thế hệ người Tuyên Quang biến mất không chút dấu vết, thay vào đó là “cái lò gạch” vôi vữa trắng toát, đá ong mới tinh, cọc inox xích sắt vây quanh sáng choang.

Hàng chục bài báo, hàng chục chuyên gia nổi tiếng bất bình phát biểu, yêu cầu phá “cái lò gạch”, những mong phục hồi giá trị của di tích quốc gia này, thậm chí yêu cầu khởi tố các vị liên quan đến dự án trùng tu kiểu “tiêu diệt” này. Nhưng bát nước đầy đã đổ, những thành cổ Sơn Tây, đền Và, làng cổ Đường Lâm, đình Thụy Phiêu (ngôi đình cổ nhất Việt Nam)... dù được các chuyên gia, dư luận, báo chí giám sát chặt chẽ, đeo đẳng lên tiếng bảo vệ mười mấy năm còn không giữ được, nữa là “lên tiếng thống thiết” khi ván đã đóng thuyền!

Lại nói về vụ “bức tử đền Và” (ngôi đền có lịch sử nghìn năm, di tích quốc gia thờ Thánh Sơn Tinh ở Hà Nội) mà Tuổi Trẻ đã theo đuổi quyết liệt năm 2009, đích thân phó chủ tịch UBND TP Sơn Tây bấy giờ, ông Nguyễn Lam Điền, nói với Tuổi Trẻ là sẽ “cho dừng dự án”. Một hội đồng chuyên gia được mời lên. Lại bàn, gật gù, rồi trấn an dư luận, trong lúc ấy vẫn âm thầm dỡ nốt đền chính, sửa cổng, đặt thêm sư tử đá kệch cỡm lai căng.

Tuổi Trẻ, trước khi dự án được tiếp tục, đã viết: nếu dùng bốn cái ôtô kéo thì Lầu Chuông, Gác Trống cổ kính và có hồn bậc nhất của đền thiêng cũng không đổ, đừng thành lập hội đồng nói rằng nó hỏng, để dỡ chúng ra bằng được mà làm mới, rằng cần thành lập cơ quan giám sát điều đó. Mặc, đình chỉ thi công rồi người ta tiếp tục hội thảo, bàn bạc, ai bàn ngang thì không mời gật lắc biểu quyết nữa, thế là lại “trùng tu tôn tạo”. Lầu Chuông, Gác Trống bị bóc ra, vôi vữa trát trít.

Cổng phía bắc thành cổ Sơn Tây từng là điểm quyến rũ bậc nhất của tòa thành - bị phá và xây lại năm 1994 - Ảnh: Thanh Thanh

Có ai chịu trách nhiệm gì?

Sau những tai tiếng, đình chỉ, cảnh cáo, hội thảo lại, “nghiêm túc rút kinh nghiệm”... như đã kể ở trên và ở nhiều vụ trùng tu cẩu thả khác là khoảng trống lớn về trách nhiệm. Vài năm trước, sau khi Tuổi Trẻ và một loạt tờ báo lên tiếng về thảm trạng ở các di tích miền Bắc, bấy giờ Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trần Chiến Thắng dẫn đoàn tùy tùng đi thị sát rất nhiều nơi. Nhiều sai sót được chỉ ra. Nhưng từ bấy đến nay, những ai “bị xử lý” xứng tầm? Câu trả lời là không!

Sai phạm tày trời ở những điểm nóng, tiêu tốn tiền tỉ, hủy hoại giá trị quý báu có một không hai của nhiều di tích mà cả nghìn năm lịch sử dân tộc mới có được, rồi cũng hòa cả làng. Mới nhất là chuyện cơ quan hữu quan lập dự án xin 5 tỉ đồng làm con đường bêtông đuồn đuỗn xuyên thẳng qua vùng lõi di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, Hà Nội (Tuổi Trẻ, tháng 10-2011), vi phạm đủ thứ luật và quy định. Vậy mà ban quản lý trả lời “không hề biết”, Cục Di sản cũng “không biết”. Nay lại tính chuyện bóc bỏ con đường bêtông, một cách gián tiếp quẳng đi 5 tỉ đồng.

Các vị trả lời, từ cục xuống xã, ai cũng có vẻ trách nhiệm và sốt sắng. Nhưng vậy ai đã “vẽ” ra dự án 5 tỉ đồng bất chấp pháp luật ấy, ai ăn lương nhà nước để nhận nhiệm vụ quản lý và giám sát di tích làng cổ Đường Lâm? Chính quyền cơ sở không nhìn thấy từng hiệp thợ đông đúc thi công cả một con đường bêtông rộng tới 5m ở vùng quê vài vạn người ấy? Và 5 tỉ đồng vừa mới ném đi ấy, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Ông viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ VH-TT&DL) từng trả lời phỏng vấn dạo nào, nói: xây cái cầu bị hỏng, thất thoát tiền thì từ kiến trúc sư, thợ thuyền, đơn vị quản lý giám sát đều “ăn đòn”. Vậy sao xâm hại một tòa đình, một tòa thành mấy trăm năm tuổi, “ném tiền tỉ qua cửa sổ”... mà chẳng thấy ai gánh chút trách nhiệm nào?

Có thể thấy rõ hơn điều này khi chiêm nghiệm: chưa thấy chuyên gia văn hóa ngành dọc, cán bộ quản lý di tích hay chính quyền cơ sở lên tiếng cảnh báo, phát giác hay đi đầu trong việc bảo vệ di tích đang bị trùng tu sai. Đi đầu bao giờ cũng là dân thôn, các nhà báo, những người say mê văn hóa và du lịch.

“Im lặng là vàng” của những người có trách nhiệm đã đành một lẽ. Đau đớn hơn là sự im lặng buồn bã, cạn kiệt lòng tin của những người từng hết lòng bảo vệ hệ thống di tích trước “thảm họa trùng tu tôn tạo”, đó là nhiều họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà văn hóa và nghệ sĩ, trí thức. Họ đã đợi quá lâu một cơ chế có “bàn tay sắt” được dẫn lối bởi sự hiểu biết, tôn trọng di sản và năng lực nhận lãnh trách nhiệm cụ thể đối với việc trùng tu, tôn tạo.

TRẦN THỊ THANH THANH

Vẫn “mới, trẻ và rẻ hóa”

TTCT - Cố đô Huế là điểm nóng của việc trùng tu di tích, bởi quần thể di tích đã được xếp hạng “đặc biệt của quốc gia” và là “di sản thế giới” này là nơi được tập trung cao nhất kinh phí và nhân lực trùng tu của cả nước. Năm 2003, TTCT từng lên tiếng qua loạt bài về tình trạng “mới hóa, trẻ hóa, rẻ hóa” di tích Huế. Tám năm sau, quay trở lại công trường trùng tu di tích ở đây vẫn thấy tình trạng “mới, trẻ, rẻ” tái diễn.

Minh Ân viện ở lăng vua Đồng Khánh khi còn nguyên vẹn (ảnh chụp vào tháng 5-2003) - Ảnh: Tam Giang
Minh Ân viện sau khi trùng tu - Ảnh: Thái Lộc

Lăng vua Gia Long là một trong những di tích quan trọng nhất của cố đô Huế, với kinh phí trùng tu lên đến gần 70 tỉ đồng. Dự án trùng tu này do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương - chi nhánh miền Trung (thuộc Bộ VH-TT&DL) thi công. Công trình trùng tu này đã được Bộ VH-TT&DL và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (sau đây gọi tắt là trung tâm) nghiệm thu hoàn tất tháng 9 vừa qua. Ngay sau đó, chúng tôi đến lăng Gia Long, chứng kiến cuộc trùng tu để lại nhiều sai lệch so với nguyên gốc.

Vàng son và vàng chóe

Thật ngỡ ngàng khi bước chân vào khu lăng mộ của vị vua đầu triều Nguyễn, bởi màu rêu phong trầm mặc suốt bao năm qua đã được thay thế bằng một màu vôi mới vàng rực. Trừ bức tường hình vòng cung bao quanh khu vực lăng vua và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu được quét vôi màu xám nhạt, còn lại đều được quét vôi màu vàng.

Theo một nhà nghiên cứu di tích Huế, các lăng vua thường được gọi là “thạch lăng”, tức lăng đá, tượng trưng cho sự trường cửu. Khi xây dựng, chỉ có lăng vua, thềm rồng, bậc cấp và một số mảng nền quan trọng mới lát đá, còn lại thì bằng vữa trộn màu giả đá. Điều này biểu hiện rất rõ trên hiện trạng trước khi trùng tu và nhiều ảnh tư liệu trước đây.

Một hạng mục gây ngỡ ngàng nữa là cổng tam quan của điện Minh Thành, công trình trước khi trùng tu chỉ còn nền móng, nay lợp ngói hoàng lưu ly và sơn son thếp vàng rực rỡ. Năm 1993, khi trùng tu điện Minh Thành sơn son thếp vàng đã có nhiều ý kiến phản đối bởi ngôi điện này vốn không sơn thếp, theo ý của vua Gia Long (ghi rõ trong sách Đại Nam thực lục và nhiều tư liệu khác).

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (nguyên cán bộ nghiên cứu của trung tâm) đưa ra cuốn Trang trí ở An Nam xuất bản tại Paris giữa thập niên 1920, có bức ảnh chụp cổng tam quan năm 1923 với dòng chú thích: “Cửa trước sân của điện thờ hoàng đế Gia Long bằng gỗ chạm trổ sơn màu nâu đỏ”. Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng, nguyên trưởng phòng nghiên cứu của trung tâm, cho biết thêm: “Màu nâu đỏ do gỗ lim để lâu ngày tạo nên, bởi vì vua Gia Long muốn để gỗ mộc với một dụng ý riêng, có chủ đích”.

Bức tường bên trong Vĩnh Khánh đường (lăng vua Đồng Khánh) trang trí hoa văn (ảnh chụp vào tháng 4-2003) - Ảnh: Tam Giang
Sau khi trùng tu, bức tường đã được sơn phết vôi màu vàng - Ảnh: Thái Lộc

Xây mới lăng vua

Một di tích khác đang được trùng tu với quy mô lớn là lăng vua Đồng Khánh - di tích được đánh giá là “bảo tàng kiến trúc giai đoạn giao thời”. Dự án này cũng do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương - chi nhánh miền Trung thiết kế và thi công. Khi chúng tôi đến, đây là cả một công trường xây dựng rộn ràng xe máy, một nhóm công nhân dùng búa, xà beng đập bỏ bức tường gạch dày vẫn còn nguyên vẹn. Cạnh đó là những đoạn tường đã được xây mới hoàn toàn.

Bước qua cổng tam quan (đang hạ giải để trùng tu), thấy hiện ra một không gian hoàn toàn xa lạ. Đó là công trình Minh Ân viện và Công Nghĩa đường nằm hai bên sân vừa được trùng tu xong. Ảnh chụp hiện trạng năm 2008 của chúng tôi và nhiều ảnh tư liệu trước đó đều cho thấy rất rõ mái của hai công trình này được lợp ngói liệt, tương tự điện Ngưng Hy (hiện vẫn còn nguyên, chưa trùng tu), tường tô màu xám, vẽ hình mạch gạch. Nhưng ở công trình mới trùng tu thì lợp ngói âm dương thanh lưu ly, tường quét vôi vàng (màu vàng tương tự ở lăng Gia Long).

Vĩnh Khánh đường nằm nối liền điện Ngưng Hy hình dáng cũng hoàn toàn khác trước. Theo những tài liệu và ảnh chụp hiện trạng trước đây, công trình này vốn mang dáng dấp nửa Âu nửa Á, lợp ngói liệt theo hình thức “chồng diêm” (hai mái nối tiếp), nền lát gạch hoa màu trắng ngà, ở giữa nền gạch hoa trang trí theo hình thức “chiếu hoa”. Tường ngoài thì vẽ theo mạch gạch và tường trong màu trắng ngà trang trí hoa văn khắp các bức tường.

Nhưng công trình sau trùng tu đã khác hoàn toàn: mái lợp ngói âm dương thanh lưu ly, nền lát gạch kiểu Bát Tràng, tường nhà phết màu vôi vàng chóe!

Bức tường thành nguyên vẹn của lăng vua Đồng Khánh bị đập bỏ
Thay vào đó là bức tường xây mới và dùng xe xúc để bới cả nền móng của bức tường cũ - Ảnh: Thái Lộc

Lăng vua Gia Long nguyên gốc (ảnh chụp vào tháng 5-2003) - Ảnh: Tam Giang

Sau trùng tu, các bức tường lăng vua Gia Long được quét vôi vàng chóe - Ảnh: Thái Lộc

Cổng tam quan điện Minh Thành chụp năm 1923 không sơn thếp - Ảnh do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung cấp

Cổng tam quan điện Minh Thành sau trùng tu đã sơn son thếp vàng - Ảnh: Thái Lộc

THÁI LỘC

Trùng tu di tích đang “có vấn đề”!

TTCT - Ông Phùng Phu, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, trả lời TTCT như vậy về những bất thường trong việc trùng tu di tích Huế.

Điện Ngưng Hy (lăng vua Đồng Khánh) được lợp ngói liệt, theo thiết kế trùng tu sẽ bị thay bằng ngói hoàng lưu ly - Ảnh: Thái Lộc

Ông Phùng Phu nói: “Trong phục hồi di tích (cố đô Huế), chúng tôi dựa trên một nền tảng chung: đó là một phong cách Nguyễn đã được nghiên cứu. Nhưng triều Nguyễn cũng có những trường hợp riêng rất đặc biệt, có những tác động khiến nó thay đổi cả phong cách. Chính vì việc thay đổi đó mà một số nhà nghiên cứu trước đây cho rằng Huế đã đứt mạch truyền thống, đã lai căng, lòe loẹt…

Tuy nhiên tôi thừa nhận sau 30 năm quản lý chuyên môn ở di tích này, cũng có nhiều việc lực bất tòng tâm. Trong đó, có việc chưa áp dụng tốt bảng màu mà các chuyên gia Ba Lan đã nghiên cứu được ở di tích Huế”.

* Xin hỏi về lăng Gia Long, điện Minh Thành và cổng tam quan đều sơn son thếp vàng. Trong khi rất nhiều tư liệu sử, hình ảnh nguyên trạng đều chứng minh không sơn thếp. Vì sao có chuyện này, thưa ông?

Ông Phùng Phu - Ảnh: Thái Lộc
- Khu lăng này đã trải qua nhiều thời kỳ tu bổ, thậm chí có giai đoạn cổng tam quan xây bằng bêtông. Cổng tam quan này vẫn còn bức tranh vẽ màu nước của họa sĩ Nguyễn Thứ, trong đó màu vàng và son thể hiện rất rõ. Tất nhiên, khi nghiệm thu ở khu lăng này, tôi thừa nhận là màu hơi bị sáng. Chúng tôi đã nói với đơn vị thi công là phải tìm cách khắc phục.

* Việc phá bức tường nguyên vẹn để xây lại, thay mái ngói liệt bằng thanh lưu ly… ở lăng Đồng Khánh là xây mới di tích hay trùng tu?

- Những công trình ở các lăng vua ngày xưa các cụ gọi là “nhà xanh nhà vàng”. Điều đó còn lưu lại thông qua các dấu tích trên các lăng và mô tả trong sách sử. Việc triển khai dự án này chúng tôi đã nói rất kỹ trong các cuộc họp của hội đồng khoa học. Nhưng lăng Đồng Khánh thì nói thật lâu rồi tôi chưa lên đó. Tôi sẽ kiểm tra thông tin này để xem kết luận của hội đồng khoa học có được chấp hành và triển khai đúng theo yêu cầu hay không.

* Mới đây ông có ý kiến không hài lòng về chất lượng giám sát kém ở dự án trùng tu lăng Gia Long, cụ thể thế nào thưa ông?

- Tôi khẳng định cho đến bây giờ hoàn toàn chưa yên tâm về năng lực cán bộ kỹ thuật, năng lực giám sát (công trình trùng tu - PV). Nhiều khi anh em phối hợp chưa tốt và cũng chưa tiếp cận tốt với khoa học, công nghệ cho nên dễ dãi. Nhiều anh em làm theo kiểu xây dựng cơ bản.

* Như vậy, chất lượng trùng tu theo ông là đang có vấn đề?

- Đang có vấn đề chứ sao lại không! Tôi nói (việc trùng tu di tích - PV) cả nước Việt Nam đang có vấn đề, từ cán bộ quản lý cho đến cán bộ thực thi dự án, cán bộ giám sát dự án và các đơn vị thi công hoàn toàn có vấn đề. Di sản chúng ta thì đồ sộ, rất nhiều loại hình, rất phong phú, nhưng chuyên gia kém hoặc chưa có chuyên gia. Có nhiều chuyên gia về lý thuyết, nhưng về kỹ năng thực hành thì rất thiếu.

TTCT

Hỡi ôi, trùng tu!

TTCT - Phản hồi chuyên đề trùng tu di tích “Tiền tỉ và những vết thương di sản” trên TTCT số 48 ra ngày 4-12.

Người dân địa phương xem bác sĩ Yersin là huyền thoại nhờ cốt cách giản dị của ông - Ảnh: Võ Văn Tạo

Không chỉ việc trùng tu những di tích Huế “có vấn đề”, dự án “cải tạo và xây mới” mộ bác sĩ A.Yersin - di tích quốc gia - ở Nha Trang, Khánh Hòa gần đây cũng gặp phải nhiều tranh cãi. Một kế hoạch “đẽo gọt, mông má” ngôi mộ có nguy cơ phá vỡ hồn cốt giản dị, kín đáo hiếm có của người quá cố.

“Không thể đòi hỏi bệnh nhân trả công…”

Trong di chúc, bác sĩ Yersin viết: “Tôi muốn được chôn cất đơn giản, không một chút cầu kỳ, không điếu văn, điếu từ”. Trung thành tuyệt đối tinh thần ấy, người dân ở đây đã an táng ông thật giản dị nhưng trang trọng trên quả đồi nhỏ ở thôn Suối Dầu (Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa). Nhiều thập niên qua, nấm mộ đơn sơ, nơi an nghỉ nhà bác học lừng danh đã cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa dịch hạch, cống hiến lớn phát triển y tế Đông Dương, khai sinh TP Đà Lạt..., đã đi vào tiềm thức không chỉ của người dân Nha Trang mà cả du khách trong và ngoài nước.

Cả đời cống hiến cho khoa học, cho nhân loại, đến lúc yên nghỉ, nhà bác học Yersin để lại một sản nghiệp khổng lồ. Dường như mọi vinh quang hào nhoáng với ông đều phù phiếm. Bác sĩ Kiều Xuân Cư (92 tuổi, ở Nha Trang) kể ngày nhận Bắc đẩu bội tinh, bác sĩ Yersin đi xe đạp về nhà, một tay cầm lái, một tay úp mũ che huân chương trên ngực, về bỏ trong hộc bàn. Đám trẻ nít Nha Trang chạy theo réo “Ông Năm! Ông Năm!”.

Người dân Nha Trang có thể kể cả ngày không hết những câu chuyện về cách làm người, lối sống giản dị của ông Năm bên cạnh sự ham mê học hỏi tiến bộ kỹ thuật của ông. Một trong số đó có chuyện ông là người đưa chiếc ôtô đầu tiên vào Trung kỳ. Sau một lần suýt tông phải một cậu bé, ông bỏ luôn ôtô, đi xe đạp. Một đời gắn bó với dân nghèo Nha Trang, niềm hạnh phúc duy nhất của bác sĩ Yersin là được hướng dẫn họ sống văn minh, biết cách giữ vệ sinh, giúp đỡ họ đi biển tránh bão, thăm khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo…

Trong thư gửi mẹ, bác sĩ Yersin viết: “Con rất vui được tiếp những người hỏi ý kiến, nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ. Vì con không thể đòi hỏi bệnh nhân trả công. Con xem ngành y là một thiên chức như mục sư. Đòi bệnh nhân tiền công, có phần như hỏi họ tiền hay cuộc sống! Đồng nghiệp không phải ai cũng chia sẻ ý nghĩ này, nhưng đó là điều con nghĩ và sẽ khó từ bỏ”…

Hơn một tượng đài khoa học, ông Yersin còn là một con người hết sức nhân văn, nhân cách cao cả và thanh đạm, một huyền thoại. Vì thế ngày tiễn ông về Suối Dầu, không chỉ giới chức và đồng nghiệp, người dân Nha Trang nối nhau cả chục kilômet, rất nhiều người đau buồn như mất đi người cha thân yêu, đức độ.

Gần 70 năm qua, người dân địa phương tự nguyện giữ gìn, chăm sóc mộ phần Yersin như một cách tri ân. Nhiều ngôi chùa đặt di ảnh, thờ cúng ông như bậc “cứu nhân độ thế”.

Trùng tu là trùng tu nào?

Tháng 4-2010, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Viện Pasteur Nha Trang bàn giao khu mộ Yersin cho Công ty cổ phần Yasaka - Sài Gòn - Nha Trang quản lý, tôn tạo để khai thác du lịch. Hội Ái mộ Yersin, đứng đầu là các trí thức cao niên khả kính, ra văn bản cảnh báo việc “thương mại hóa” nơi thờ phụng tôn nghiêm Yersin. Một năm sau, ngôi mộ của nhà bác học đáng kính lại được giao cho đơn vị khác trùng tu tôn tạo. Hội Ái mộ Yersin cực lực phản đối thiết kế “cải tạo và xây mới” khu mộ của Công ty Lạc Hồng, bởi e ngại thiết kế mới làm hỏng hình ảnh huyền thoại của người dân.

Nhà thơ Giang Nam, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng sẽ “nguy hiểm” nếu thiết kế xa lạ với tư tưởng nhân văn của Yersin. Đó sẽ là sai lầm không thể khắc phục. Yersin vĩ đại không chỉ bởi tài năng sáng chói, cống hiến xuất sắc, mà còn bởi nhân cách giản dị, dễ mến, thân thiện với dân, khinh ghét thói hống hách. Di tích về ông là báu vật vô giá không chỉ của Khánh Hòa và Việt Nam. Không nên biến khu mộ giản dị do người dân lập theo ý nguyện của Yersin, gìn giữ nó lâu nay, thành lăng tẩm theo kiểu “nhà giàu hợm của”.

Trùng tu, tôn tạo đúng đắn các di tích luôn là việc không dễ.

VÕ VĂN TẠO

Thành phố trên nền nhà tù

TTCT - Mấy chục năm sau, Lao Bảo - vùng đất dữ năm xưa chôn vùi lớp lớp người sau những chấn song nhà tù của thực dân và chứng sốt rét rừng độc địa - đã thành một cửa khẩu thênh thang, một đô thị mới trong sự thịnh vượng không chỉ về tiền của…

Một thành phố biên ải hiện đại đang lớn lên trên vùng đất dữ năm xưa - Ảnh: Lê Đức Dục

Đang ngồi làm việc với tôi, anh Châu, đồn phó chính trị đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo, chợt rùng mình, vội nói: “Xin lỗi nhà báo nhé” rồi lăn vội lên chiếc giường trong phòng kéo chăn trùm kín run cầm cập. Tôi chạy đi gọi quân y, các anh trong đồn nhìn vẻ hốt hoảng của tôi khi chứng kiến cảnh ấy thì bật cười: “Sốt rét ấy mà! Chuyện thường ngày ở Lao Bảo! Tí nữa lại dậy chơi bóng chuyền ngay!”.

Hình ảnh trận sốt rét của người sĩ quan biên phòng ấy còn ám ảnh tôi mãi mỗi khi nhắc đến Lao Bảo, dù đã hơn 20 năm trôi qua sau chuyến công tác đầu tiên đó, khi vừa bước vào nghề báo.

Từ “ác địa” sốt rét

Sau 20 năm, câu chuyện về sốt rét ở vùng đất trứ danh “dữ ma độc nước” này chỉ còn trong hồi ức những người dân. Cũng như những ngọn đồi ràn rạt cỏ tranh đã biến mất để nhường chỗ cho một đô thị Lao Bảo vạm vỡ bề thế mọc lên ngay trên cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương.

Nhìn những siêu thị sáng choang lấp lánh, những ngôi biệt thự có giá cả chục tỉ đồng đang mọc lên ngày càng nhiều ở Lao Bảo, ít ai biết xưa kia vùng đất này được biết đến chỉ vì đây chính là nơi của một trong năm nhà tù lớn nhất Đông Dương thời thuộc Pháp, còn gọi là “nhà đày” Lao Bảo.

Trở lại với câu chuyện sốt rét, hẳn nhiên dễ suy ra lý do mà người Pháp đã chọn chốn thâm sơn cùng cốc này để làm nhà tù: vừa xa xôi hẻo lánh, vừa nổi tiếng nước độc, không còn chỗ nào “lý tưởng” hơn để đày ải tù nhân! Bởi thế từ năm 1908, nghĩa là cách nay 103 năm, nhà tù Lao Bảo đã được dựng lên để giam giữ các “quốc sự phạm” (tù chính trị) của khu vực miền Trung và cả những “quốc sự phạm” của xứ Ai Lao (nước Lào ngày nay).

Chuyện sốt rét của tù nhân tại Lao Bảo còn được nhắc đến trong một bài thơ bằng phương ngữ Quảng Trị có câu: “Cà lơ răng xuốc cươi phơi ló/Eng tù đau bẻ nác đa xeng” mà bây giờ muốn thử trình độ tiếng Quảng Trị, mọi người vẫn thách nhau “dịch” được bài thơ ấy, nghĩa là “Người Vân Kiều đang quét sân phơi lúa/Anh bạn tù sốt rét nước da xanh”.

Sốt rét trong phương ngữ Quảng Trị gọi là “đau bẻ”, như cách một vài nơi gọi là “ngã nước”. Cho đến những năm đầu thế kỷ 21 này, sốt rét vẫn còn là nỗi lo cho sức khỏe cộng đồng nhiều nơi, huống chi cách nay cả trăm năm, bị sốt rét khác nào một cuộc hành xác kinh hoàng với những người tù Lao Bảo. Sốt rét ở đây thường ở dạng ác tính, tù nhân bị bỏ mặc, thành ra thực dân Pháp mượn tay sốt rét để giết không ít người.

Chuyện nước độc và sốt rét ở Lao Bảo không xa vời như lịch sử của nhà tù. Từ sau năm 1975 đây thôi, khi những người dân đồng bằng Quảng Trị lên đây lập làng kinh tế mới, sốt rét đã cướp đi khá nhiều sinh mạng.

Tù nhân ở nhà tù Lao Bảo - Ảnh tư liệu

Con đường nối từ quốc lộ 9 vào di tích nhà tù Lao Bảo được đặt tên Lê Thế Tiết. Ông là một người tù cộng sản đã bị tra tấn đến chết tại nhà tù này vào năm 1940. Trong căn nhà mặt tiền bề thế vừa cất với kinh phí hơn 500 triệu đồng nằm cạnh di tích nhà tù Lao Bảo, ông Nguyễn Văn Dĩ, một người dân lên đây từ tháng 8-1975, dường như bị cuốn theo dòng hồi ức của những trận sốt rét kinh hoàng khi vừa lên đây lập nghiệp.

Khối phố An Hà thuộc thị trấn Lao Bảo nơi ông Dĩ ở là tên ghép từ hai làng An Cư và Hà La của xã Triệu Phước, vùng đồng bằng huyện Triệu Phong mà những di dân đã mang theo khi lên đây khởi nghiệp. Ông Dĩ nhớ lại: sốt rét khiếp quá, dân bỏ đất mới về xuôi rồi vào Nam gần hết nửa làng. Bản thân ông cứ nhớ lại thuở đó là nhớ màu vàng của viên thuốc ký ninh. Uống ký ninh vào thì không thể ngủ được. Sốt rét khiến xơ xác cả những làng quê vừa mới lập.

Dân bỏ đi có nghĩa là kế hoạch xây dựng một vùng kinh tế mới ở Lao Bảo sẽ phá sản. Và dân quân, du kích hồi đó đã có kế hoạch canh gác, ngăn chặn những hộ gia đình có ý định bỏ trốn (!). Một người bạn của ông Dĩ sau nhiều lần định trốn khỏi khu kinh tế mới Lao Bảo đều bị chặn bắt đã nghĩ ra kế ăn cau trầu để nước quết trầu đỏ như máu phun trào ra miệng và nửa đêm vờ kêu la nôn ra máu để được khiêng về Bệnh viện Khe Sanh. Vừa tới viện, ông ấy đã bỏ trốn một đi không trở lại.

Câu chuyện gian nan ngày xưa được nhắc lại qua những cái chết tức tưởi vì sốt rét của những người dân ở đây như chị Nguyễn Thị Cầm ở cùng khối phố An Hà, ông Lê Văn Câm, chồng bà Tự ở khối phố Đông Chín… Bệnh viện Hướng Hóa những năm ấy mỗi giường đơn chen nhau hai bệnh nhân điều trị sốt rét.

Khi chúng tôi vào di tích nhà tù Lao Bảo, anh Nguyễn Văn Sĩ, lên đây làm bảo vệ di tích từ năm 2000, kể rằng vừa nhận công tác một tháng anh đã được nếm mùi sốt rét.

Dưới bóng rừng cây vông đồng cổ thụ trong khuôn viên di tích nhà tù Lao Bảo, những dãy nhà lao xưa bị bom đạn đánh sập trong chiến tranh nằm im lìm dưới những đám dây leo hoang dại. Nhưng nhiều ô cửa với chấn song sắt đặc thù của kiến trúc nhà tù vẫn như những con mắt thời gian nhìn xuyên trăm năm dâu bể. Dường như những cây vông đồng ở khuôn viên di tích cũng mang một chút gì đó âm khí rờn rợn của những tù nhân xấu số đã chết vì sốt rét và đọa đày nơi đây.

Cụm tượng đài của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng với màu son tươi nổi bật trên nền xanh cây lá. Gương mặt những tù nhân “quốc sự phạm” ấy chính là những tên tuổi đã đi vào sử sách, thi ca, những sĩ phu của phong trào Văn Thân, Cần Vương và về sau là người tù cộng sản.

Nhà thơ Tố Hữu, từ buổi đầu “thuở ấy trong tôi bừng nắng hạ” cũng đã bị giam cầm đày đọa tại đây. Mấy câu thơ ông viết trong nhà tù Lao Bảo được viết bằng nét chữ gân guốc trên nền tượng: “Cho tôi hưởng tinh thần hăng chiến đấu/Cho da tôi dày dạn với ngày mai/Cho tôi hiến đến cuối cùng suối máu/ Cho nhuộm hồng bao cảnh xám bi ai…”.

Ô cửa với chấn song sắt của nhà tù Lao Bảo - Ảnh: Lê Đức Dục

Đến “đô thị vàng” nơi biên ải…

Tiếng là đất dữ nhưng Lao Bảo lại có một hấp lực kỳ lạ từ sự đưa đẩy của lịch sử. Vùng đất nổi tiếng với sốt rét, nước độc, hẻo lánh xưa kia chỉ làm nơi đày ải tù nhân ấy lại là cửa khẩu của một con đường huyết mạch xuyên Đông Dương: quốc lộ số 9. Đây là con đường nối tuyến xương sống xuyên Việt - quốc lộ 1A của Việt Nam từ Đông Hà, qua cửa khẩu Lao Bảo, băng qua thêm hơn 250km nữa để nối với quốc lộ 13 - cũng là tuyến huyết mạch xuyên Lào và kéo dài đến tận bờ sông Mekong, giáp với Mukdahan - cửa ngõ vùng đông bắc Thái Lan.

Những năm chiến tranh, đường 9 là con đường chiến lược gắn liền với một loạt cứ điểm quân sự nằm trên tuyến, nơi xảy ra những trận giao tranh quyết tử như Khe Sanh - Tà Cơn - Làng Vây - Sepon - Mường Phìn... Sau năm 1975, do bối cảnh lịch sử lúc ấy, tuyến biên giới phía Bắc với Trung Quốc và tuyến biên giới Tây Nam với Campuchia đang “có vấn đề”, tuyến đường bộ tốt nhất để thông thương ra nước ngoài của Việt Nam chỉ có thể là quốc lộ số 9 (ngày đó các tuyến đường số 7, 8, 12 chưa được nâng cấp).

Và đây cũng là con đường quá cảnh của bạn Lào về cảng Đà Nẵng chở hàng hóa mua bán, viện trợ… từ khối XHCN cho toàn bộ nước Lào. Cùng với những chuyến xe quá cảnh đó, hàng lậu của “tư bản”, mà cụ thể là từ Thái Lan, đã vượt sông Mekong sang đất Lào và vào đất Việt thông qua cửa khẩu Lao Bảo.

Câu chuyện về “căn cứ tập kết hàng lậu” ở Lao Bảo 30 năm trước hẳn nhiều người còn nhớ. Và điều căn bản nhất, cuộc sống của người dân nơi đây bắt đầu có những thay đổi, một đô thị cửa khẩu hình thành, những doanh nhân tìm tới, tính toán chuyện làm ăn dài lâu.

Từ Quốc môn ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, phóng tầm nhìn bao quát thung lũng với nhấp nhô những tòa nhà trung tâm thương mại và nhà máy, vóc dáng một thành phố biên ải hiện ra đầy hào sảng. Từ siêu thị Thiên niên kỷ ở ngay cửa khẩu, nối liền trung tâm thương mại Lao Bảo, một tòa nhà có kiến trúc xếp vào hàng đẹp ở Quảng Trị, bên kia đường là siêu thị Mukdahan, siêu thị Đông Nam Á, những tòa nhà cao tầng đang mọc lên ngày một nhiều.

Tọa lạc ngay trên trục quốc lộ 9 với một mặt tiền dài hơn 50m và chiều sâu chừng 80m gồm hai nhà máy cán tôn, xà gồ, một cửa hàng kinh doanh đồ nội thất và vật liệu xây dựng là cơ ngơi của hai vợ chồng Lê Trọng Bình và Trương Thị Hồng. Nếu chỉ riêng giá đất nơi đây, cái vùng rừng thiêng nước độc mà vài chục năm trước những người dân đi kinh tế mới phải “đào thoát”, nay có giá 250 triệu đồng một mét ngang mặt tiền thì cơ sở của Công ty Bình Hồng đã hơn 10 tỉ đồng.

Vừa ghé vào cửa hàng của Bình, tôi đã gặp một số người dân từ Lào sang mua vật liệu. Hóa ra tầm hoạt động của cửa hàng không chỉ phục vụ dân Lao Bảo mà xuyên biên giới, sang tận Sê Pôn, Mường Phìn đất Lào.

Nhóm tượng của đài tưởng niệm nhà tù Lao Bảo do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng dựng tháng 9-2000 - Ảnh: Lê Đức Dục

Khi bố mẹ Bình dắt đàn con tám đứa rời làng quê dưới xuôi lên Lao Bảo lập nghiệp vào năm 1975, Bình mới 8 tuổi. Ký ức của anh cũng như nhiều người dân ngày ấy vẫn là đói và sốt rét. Đói, ăn sắn (củ mì) bị ngộ độc nôn mật xanh mật vàng, có người mất mạng do ăn sắn. Cuộc sống sung túc hôm nay càng khiến người ta nhớ sâu hơn thuở cơ hàn ấy. Học xong lớp 9, Bình đi học trung cấp sư phạm hệ 9+3 và về làm thầy giáo dạy học ở một bản xa. Dạy được mấy năm Bình chuyển sang kinh doanh.

Từ một quầy nhỏ lẻ bán ximăng, sắt thép, nắm được nhu cầu xây dựng của dân Lao Bảo với tốc độ phát triển của một đô thị cửa khẩu, chỉ một thời gian sau Bình đã gầy dựng được cơ nghiệp, mở mang địa bàn hoạt động. Đích thân anh lái xe chở hàng sang bán cho các nhà thầu xây dựng trên đất Lào. Sau này khi thông thương ở cửa khẩu thoáng hơn, dân từ Mường Phìn, Sê Pôn quen mối, họ lại đánh xe từ Lào sang Lao Bảo mua hàng của Công ty Bình Hồng.

Ở Lao Bảo cũng có những đại gia phất lên rất nhanh, nhưng con đường kinh doanh lương thiện và bền bỉ, sự chia sẻ chân tình với bà con trong phường mỗi khi có thiên tai, hoạn nạn của vợ chồng Bình - Hồng khiến nhiều người dân nơi đây ngưỡng mộ họ. Ở Lao Bảo, cũng như vợ chồng Bình - Hồng, có những người dân từ buổi đầu gian khó ấy nay đang trở thành những doanh nhân có tầm vóc, thành niềm tự hào cho người dân nơi đô thị biên ải này như Công ty Hào Trang, Công ty Long Sương…

Trên con đường Lê Quý Đôn chạy ven hồ Lao Bảo, chúng tôi gặp một hình ảnh thật ấm áp. Đó là ngôi đình làng và nhà thờ họ tộc của những người dân khối phố An Hà. Xưa kia lên Lao Bảo với hai bàn tay trắng, chỉ có tên mảnh làng nơi cố quận được mang theo như một thứ “hương hỏa tinh thần”, nay đời sống khấm khá, dân làng góp nhau xây đình, nhà thờ tộc họ, để nhắc nhớ cội nguồn và cũng như một tuyên ngôn ăn đời ở kiếp với miền đất từng thử thách họ quá nhiều!

Cũng trên con đường này, chúng tôi đi qua những biệt thự rất đẹp trị giá cả chục tỉ đồng vừa được xây cất, những biệt thự mà ngay cả ở TP Đông Hà, tỉnh lỵ Quảng Trị cũng chưa có đại gia nào xây được. Nó như một ngụ ngôn hình ảnh về sự thịnh vượng của Lao Bảo hôm nay.

Nhưng có lẽ niềm tự hào của đô thị vạm vỡ trên mảnh đất từng nổi tiếng bởi rừng thiêng nước độc này không chỉ là những siêu thị tấp nập bán mua, không chỉ ở những khu phố mới với những biệt thự to đẹp.

Trước đây, dân Lao Bảo chỉ cố làm giàu rồi về mua đất xây nhà ở Đông Hà, hay xa hơn vào tận Huế, Đà Nẵng… và cho con cái về đó ăn ở, học hành. Bởi trong cách nghĩ của họ, chuyện làm giàu sẽ là Lao Bảo, còn chuyện học hành chắc phải ở các thành phố khác. Ấy thế mà kỳ thi đại học 2011 vừa rồi, cả tỉnh Quảng Trị có bốn thủ khoa đại học thì tới ba em trong số ấy ở Lao Bảo. Câu chuyện nhỏ mà không nhỏ ấy thêm vào sự thịnh vượng hôm nay của Lao Bảo một cảm giác thật vững lòng.

Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo nằm ở cửa khẩu Lao Bảo, trên tuyến quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách TP Đông Hà khoảng 80km, và ngay cạnh sông Sepon, đối diện qua đường biên giới là khu thương mại biên giới Den Savanh (Lào). Hai khu này là một nút quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, gọi tắt là khu thương mại Lao Bảo.

Theo quy hoạch, khu thương mại Lao Bảo có tổng diện tích khoảng 15.804ha, bao gồm toàn bộ diện tích hai thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh và năm xã: Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Dự báo đến năm 2015, khu thương mại Lao Bảo có khoảng 52.500 dân, và khoảng 75.000 dân vào năm 2025, trong đó dân đô thị khoảng 50.000 người.

LÊ ĐỨC DỤC

Danh sách những tòa nhà và công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới.

alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt
alt

1. Nhà thờ Córdoba (TP Córdoba, Córdoba, Tây Ban Nha)

Nhà thờ Córdoba - Ảnh: Wikimedia

Quá trình xây dựng tổ hợp kiến trúc này kéo dài hơn hai thế kỷ mới hoàn thành. Những mái vòm sọc, những lớp khảm tuyệt đẹp và những hàng cột dài bất tận được xây dựng từ mã não và cẩm thạch khiến nhà thờ trở thành một nơi phải thăm ở Tây Ban Nha.

2. Đập Hoover (tây nam Mỹ)

Đập Hoover - Ảnh: Richard-seaman

Là một tuyệt tác của ngành xây dựng hiện đại, công trình này được chú ý nhất nhờ những đường nét bóng bẩy mang phong cách Art Deco và sự đơn giản. Đẹp từ trong ra ngoài, sàn lót đá mài được trang trí theo môtíp bản địa của Mỹ thật không thể bỏ lỡ.

3. Chùa vàng Shwedagon (TP Yangon, Myanmar)

Chùa vàng Shwedagon - Ảnh: Japanfocus

Truyền thống hiến vàng cho chùa có từ thế kỷ 15 đã "sản sinh" ngôi chùa này. Mặt tiền công trình nghệ thuật này được gắn hàng nghìn viên kim cương và đá ruby nhỏ li ti. Tuy thế nó vẫn bị không gian nội thất bên trong với những khoảng trần tráng lệ làm lu mờ.

4. Ngôi nhà Majolica (TP Vienna, Áo)

Ngôi nhà Majolica - Ảnh: Flickr

Độc nhất, nổi bật và tỉ mỉ đến đáng kinh ngạc, kiệt tác của kiến trúc sư Otto Wagner là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của phong cách Art Nouveau. Ngôi nhà được lấy tên từ gốm majolica (thời Phục hưng ở Ý), được dùng để lát mặt tiền nhà.

5. Nhà hát Ópera de Arame (TP Curitiba, bang Paraná, Brazil)

Nhà hát Ópera de Arame - Ảnh: Baixaki

Gần như trong suốt, nhà hát này là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng nhất Brazil. Ban ngày, Ópera de Arame là một kỳ công kiến trúc hoàn hảo, nhưng nhà hát còn lộng lẫy hơn khi nó được thắp sáng trong đêm cho những buổi biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.

6. Tòa nhà 30 St. Mary Axe (London, Anh)

Tòa nhà 30 St. Mary Axe - Ảnh: Rankopedia

Tòa nhà chọc trời này còn có tên gọi "The Gherkin" - quả dưa chuột vì hình dáng của nó giống như một quả dưa chuột. "Quả dưa chuột" cao 180m này đã khiến người ta phải sửng sốt trước một vẻ đẹp độc đáo hiện đại.

7. Đài thiên văn Jantar Mantar (TP hồng Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ)

Đài thiên văn Jantar Mantar - Ảnh: .travelblog

Đài thiên văn từ thế kỷ 17 này giữ một vai trò nòng cốt trong việc dự báo các sự kiện thiên văn học và khí tượng học. Một trong số nhiều báu vật mà nó “cất giấu” là một đồng hồ mặt trời khổng lồ - đồng hồ mặt trời lớn nhất Trái đất.

8. Đền vàng Kinkaku-ji (TP Kyoto, Nhật Bản)

Đền vàng Kinkaku-ji - Ảnh: Richard-seaman

Đền Kinkaku-ji có ba tầng, hai tầng trên được dát vàng lá nguyên chất. Vàng lá phản chiếu ánh vàng lên những khu vực xung quanh khiến ngôi đền trở thành một công trình vô cùng lộng lẫy. Mặc dù mang vẻ ngoài hùng vĩ đến choáng ngợp, ngôi đền và những khu vực lân cận lại cho khách tham quan một trải nghiệm yên bình đặc biệt.

9. Thư viện trong tu viện Wiblingen (TP Ulm, bang Baden-Württemberg, Đức)

Thư viện trong tu viện Wiblingen - Ảnh: Travelgermanyinenglish

Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Rococo, một kiểu trang trí rất cầu kỳ, phổ biến ở châu Âu thế kỷ 18. Với vẻ tráng lệ đập vào mắt và sự giàu có không che giấu, đây là nơi mà bạn phải đến thì mới tin. Dù thư viện có một chút lòe loẹt nhưng ngay cả những nhà phê bình cũng phải công nhận họ đã bị thư viện yên tĩnh này thuyết phục.

10. Tòa nhà Trans World Flight Center ở sân bay John F. Kennedy (hạt Queens, TP New York, Mỹ)

Tòa nhà Trans World Flight Center - Ảnh: Checkonsite

Nhà chờ hành khách này của Hãng hàng không Trans World, được mở cửa năm 1962. Tòa nhà do kiến trúc sư Eero Saarinen thiết kế, thể hiện một ý tưởng kiến trúc mới của thế kỷ 20. Công trình "bóng bẩy" và có tính thực tiễn cao này đã được đạo diễn lừng danh Steven Spielberg sử dụng trong bộ phim nổi tiếng Catch me if you can.

Dưới đây là 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới được công nhận và tôn vinh:

1. Cầu cạn Millau Viaduct (Pháp)

Mộc decor - 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Mộc decor - 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Cầu cạn Millau Viaduct là cây cầu cao nhất thế giới, với đỉnh cao nhất của một cột của nó là 343 m. Nó được xây dựng bắc qua vùng thung lũng của sông Tarn, thuộc miền Nam nước Pháp. Cầu bao gồm 8 nhịp bằng thép và được chống đỡ bởi 7 trụ tháp bằng bê tông với tổng chiều dài 2.460 m. Chi phí xây dựng công trình xấp xỉ 400 triệu euro, được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm 2001 và chính thức khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2004. Vào năm 2006, cầu cạn Millau Viaduct đã đạt được giải thưởng công trình kiến trúc tiêu biểu do Hiệp hội quốc tế về cầu và kết cấu công trình (IABSE) trao tặng.

2. Mái vòm của nhà thờ Santa Maria del Fiore (Italia)

Mộc decor - 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Mộc decor - 10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Nhà thờ Santa Maria del Fiore là một trong những nhà thờ công giáo lớn nhất châu Âu, tọa lạc tại một trong những thành phố đẹp nhất nước Ý, Florence. Đây là công trình được xây dựngtrong một thời gian dài, từ phong cách kiến trúc Gô-tic của kiến trúc sư Arnolfo di Cambio lúc bắt đầu xây dựng vào năm 1296 đến khi được hoàn thành vào năm 1436 với cấu trúc mái vòm được thiết kế bởi kiến trúc sư Filippo Brunelleschi.
Riêng phần mái vòm được xây dựng từ năm 1420 đến năm 1436 và nó trở thành mái vòm cấu trúc hình bát giác đầu tiên trong lịch sử được xây dựng mà không cần khung chống trụ bằng gỗ. Vì vậy, toàn bộ kiến trúc này là một trong những công trình xây dựng ấn tượng nhất của thời kỳ Phục Hưng và hiện nay vẫn là mái vòm bằng gạch lớn nhất từng được xây dựng trên thế giới.

3. Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ)

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Nhà thờ Hagia Sophia (Thổ Nhĩ Kỳ) là một nhà thờ Thiên chúa giáo, sau là nhà thờ Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nổi tiếng vì vòm trần lớn và là một trong những công trình mái bát úp đồ sộ trên thế giới, tòa nhà này được xem là hình ảnh thu nhỏ của kiến trúc Byzantine. Công trình kiến trúc này được xây dựng và trang trí chỉ trong 6 năm từ năm 532 đến năm 537 và nó nắm giữ vị trí là nhà thờ lớn nhất thế giới trong vòng gần 1000 năm, cho đến khi nhà thờ Seville hoàn thành vào năm 1520.

4. Hệ thống đê biển (Hà Lan)

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Sau khi 18.000 nguời bị chết trong một trận lũ lụt vào năm 1953, Hà Lan đã quyết định xây dựng những con đê biển bằng bê tông để hạn chế thiên tai và ngăn chặn nước mặn xâm lấn những vùng đất thấp. Dự án này kéo dài từ năm 1958 đến năm 1997 với chi phí lên đến hàng ngàn tỉ Guider (đơn vị tiền tệ của Hà Lan khi đó). Bốn đập ngăn chính, trong đó có 2 cửa khóa, cùng với những đập phụ đã được dựng lên gần các cửa sông.
Điều này làm cho Hà Lan không chỉ nổi tiếng về hoa Tulip, cối xay gió, những đôi giày gỗ... mà còn nổi tiếng bởi những công trình biển vĩ đại hàng đầu thế giới. Hiện nay, Hà Lan được coi là quốc gia có hệ thống đê biển nhân tạo dài nhất thế giới.

5. Kim tự tháp Khufu - còn có tên gọi khác là Cheops (Ai Cập)

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới
Những kim tự tháp tại Giza là những nguyên bản kiến trúc kế thừa từ thời nguyên thủy đã được xây dựng bằng cách xếp chồng các khối đá lớn lên nhau, tạo thành những khối lăng trụ khổng lồ độc đáo bậc nhất trong thế giới kiến trúc và toán học với quy mô xây dựng tối tân nhất.

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới
Nhiều người nhận địng rằng kim tự tháp khổng lồ Khufu được xây dựng với số lượng khối đá nhiều hơn bất kỳ công trình nào từng được xây dựng với số lượng ước tính lên đến hơn 2.300.000 và trọng lượng của từng khối là 2,5 tấn. Diện tích phần chân đế của công trình là 241 m2 và chiều cao là 153m. Góc nghiêng của các mặt hình tam giác là 51,5 độ. Bình phương chiều cao của công trình bằng với diện tích của từng bề mặt hình tam giác.
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới

Thời gian xây dựng kim tự tháp Khufu từ năm 2.600 đến 2.480 trước Công nguyên và nó được xem là công trình cao nhất thế giới trong suốt 4.000 năm sau đó cho đến khi nhà thờ Lincoln được xây dựng vào năm 1.300.
Trong quá trình khởi dựng nền văn minh, con người đã sáng tạo nên những công trình kiến trúc mang nhiều phong cách khác nhau và đó đều là những tuyệt tác hoàn hảo nhất về sự sáng tạo đồng thời cũng là biểu tượng cho nền văn minh quốc gia.
Đây là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương với tổng chiều dài 80 km, chiều rộng 100m và chiều sâu thay đổi theo từng đoạn, thấp nhất là 12,5m. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Dưới sự chỉ dẫn của Đại tá George Washington Goethal, 42.000 công nhân đã nạo vét, cho nổ mìn và đào con kênh từ Colon đến Balboa.10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)

6. Hệ thống thoát nước ngầm ở London (Anh)

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)
Hệ thống thoát nước ngầm ở London là một phần của hệ thống cơ sở hạ tầng về nước phục vụ cho London. Hệ thống hiện đại này đã được xây dựng trong suốt khoảng thời gian cuối thế kỷ 19 nhưng có vẻ như hệ thống này vẫn được chính quyền London đầu tư mở rộng và tăng thêm nhiều nguồn đầu tư cho công trình.

Kiến trúc sư Joseph Bazalgette, kỹ sư trưởng của Hội đồng quản trị các công trình tại thủ đô London chịu trách nhiệm cho việc đại trùng tu hệ thống thoát nước ở London từ năm 1858 đến năm 1865. Vào mùa hè năm 1858, London đã bị bao bọc bởi một đám mây mùi hôi ô nhiễm vô hình, mà còn được biết đến như là “Mùi hôi thối khủng khiếp của London”.

Chính vì vậy, Quốc hội đã nhận thấy tính cấp bách của vấn đề cần có một hệ thống thoát nước hiện đại cho thành phố vào thời điểm hiện tại vì môi trường nước trong các khu dân cư của thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong vòng bảy năm, Joseph Bazalgette đã thiết kế và xây dựng một hệ thống chặn cống phức tạp và những trạm bơm để đổ chất thải của thành phố vào sông Thames, ở khoảng cách rất xa lưu vực sông trong thành phố.

Từ đó, chất thải chỉ phải mất một quãng di chuyển ngắn để ra biển, không còn là mối đe dọa đến nguồn cung cấp nước uống cho các khu dân cư. Hơn 140 năm sau, hệ thống thoát nước vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt và được coi là một thành tựu xây dựng đáng kinh ngạc ngay cả theo tiêu chuẩn hiện đại.

7. Đấu trường La Mã (Italia)

10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)
 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)

Đây là một trong những đấu trường lớn trên thế giới, được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng. Công trình được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian với kích thước cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Không giống như các đấu trường trước đó, công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xấy trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay chỗ lõm tự nhiên.

Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Nó có thể chứa tới 50.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí quyết nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tao ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số khách tìm thấy chỗ ngồi của họ. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bắng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.
8. Đường hầm qua eo biển Manche
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)

Công trình này là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới với chiều dài 50,45 km (bao gồm 3,3km dưới đất bên phía Pháp, 9,3km ngầm bên phía Anh và 37,9km ngầm dưới biển) đi qua eo biển Manche nối Folkestone, Kent ở Anh với Coquelles gần Calais ở phía bắc Pháp gồm hai hầm đường sắt và một đường hầm dịch vụ, được hoàn thành vào năm 1994 sau 6 năm nỗ lực xây dựng với sự hợp tác của 2 quốc gia Anh và Pháp.

Đường hầm qua eo biển Manche đã làm toại nguyện giấc mơ hàng thế kỷ của người Châu Âu về việc nối liền Vương quốc Anh với phần còn lại của châu lục này. Không chỉ là một đường hầm, nó còn là sự kết hợp tuyệt vời của hệ thống kết cấu vững chắc và máy móc rất đồ sộ dưới lòng đại dương, biến tham vọng ngoài sức tưởng tượng của loài người thành sự thật. Chạy xuyên qua hai nhánh chính của đường hầm (thành đường hầm dày 1,5 m) là những con tàu điện hai tầng lớn nhất trên thế giới, có chiều ngang thân tàu tới 4,2m với tốc độ lên tới 300km/h.

Hệ thống xe bảo dưỡng và phương tiện cấp cứu tận dụng đường hầm thứ ba nằm giữa hai đường hầm lớn. Những chiếc pittong khổng lồ liên tục đóng và mở làm lưu thông không khí và khí thải sinh ra từ đầu tầu. Hệ thống đường ống dài gần 500 km chứa nước lạnh chạy dọc theo lan can đường hầm giữa giúp hạ nhiệt sức nóng tạo ra từ sự cọ sát không khí bên trong đường hầm. Công trình được xem như là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
9. Kênh đào Panama
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)

Họ đã di chuyển một lượng đất đá đủ để chôn đảo Mahattan xuống sâu 3,6 m hoặc đủ để mở một đường hầm rộng 4,8 m tới tâm Trái đất. Con kênh đã hoàn thành đúng thời hạn (từ năm 1904 đến 1914) và với ngân sách vừa phải (375 triệu USD – tính theo thời giá lúc bấy giờ). Mặc dù vậy, thiệt hại về nhân mạng khi tham gia xây dưng kênh đào này lên đến 25.000 người. Con kênh ngày nay vẫn hoạt động giống như những năm 1914 với hơn 14.000 phương tiện tàu thuyền đi ngang qua mỗi năm. Kênh Panama là một thành quả vĩ đại của các kỹ sư địa chất - kỹ thuật và sức người.

10. Tòa tháp Burj Khalifa (Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất)
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)
10 công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới (P2)

Tòa tháp trị giá 1,69 tỷ USD này được khởi công vào tháng 9 năm 2004 và vừa được khánh thành vào ngày 4 tháng 1 năm 2010. Tổng thể của toà nhà gồm có 3 khối được sắp xếp xung quanh một lõi trung tâm. Do toà tháp được xây dựng trên nền sa mạc bằng phẳng, những phần thụt vào được bố trí tại từng khối và hướng lên theo thiết kế hình xoắn ốc của toà nhà, giúp giảm đi mặt tiết diện của toà tháp khi nó vươn cao lên bầu trời.

Kiến trúc của Buji Khalifa là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống của đạo Hồi và tính phức tạp trong kiến trúc hiện đại để hình thành nên một công trình đứng vững bền lâu trong vùng khí hậu sa mạc khắc nghiệt. Thiết kế độc đáo này không chỉ giúp giảm tác động của sức gió lên toà nhà mà còn đem đến cho những người sinh sống và làm việc trong toà nhà có được một tầm nhìn đáng kinh ngạc đến những khu vực xung quanh.

Nó hiện là công trình cao nhất thế giới với chiều cao 828 m và 162 tầng, số tầng nhiều hơn bất cứ tòa nhà chọc trời nào trên thế giới hiện nay. Buji Khalifa đã trở thành một biểu tượng mới của thế giới Ả rập, không phải chỉ bởi vì nó làm tăng thêm nét hiện đại của Dubai mà còn tượng trưng cho tầm nhìn rộng, tính quyết đoán, sự cách tân và những thành tựu đáng khâm phục của con người. Bằng cách sắp xếp những khả năng và huy động nguồn nhân lực của mình, Dubai đã thành công trong việc xây dựng một kỳ quan kiến trúc hiện đại và áp dụng vào đó những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
Khách sạn hình cánh buồm Burij Al Arab, Dubai, UAE.
Khách sạn hình cánh buồm Burij Al Arab, Dubai, UAE.
Nhà thờ Công giáo Sagrada Familia, Barcelona, Tây Ban Nha. Đây được coi là kiệt tác của kiến trúc sư nổi tiếng người Catalan Antoni Gauidí bởi sự vĩ đại và phong cách kiến trúc độc đáo của nó.
Tu viện Paro Taktsang, nơi được biết đến với cái tên nơi ẩn náu của hổ (Tiger's Nest), Bhutan.
Tu viện Paro Taktsang, nơi được biết đến với cái tên nơi ẩn náu của hổ (Tiger's Nest), Bhutan.
Ngôi chùa cổ kính và tráng lệ Wat Rong Khun ở Chiang Rai, phía bắc Thái Lan. Nó được xây dựng hoàn toàn bằng thủy tinh và thạch cao.
Ngôi chùa cổ kính và tráng lệ Wat Rong Khun ở Chiang Rai, phía bắc Thái Lan. Nó được xây dựng hoàn toàn bằng thủy tinh và thạch cao.
Trung tâm nghe nhìn ở thành phố Hilversum, Hà Lan được tạo nên bởi hàng trăm mảnh ghép là những tấm kinh trong sặc sỡ sắc màu.
Trung tâm nghe nhìn ở thành phố Hilversum, Hà Lan được tạo nên bởi hàng trăm mảnh ghép là những tấm kính trong sặc sỡ sắc màu.
Đền thờ Vàng ở Amritsar, Ấn Độ.
Đền thờ Vàng ở Amritsar, Ấn Độ.
 Nhà hát opera và ba lê quốc gia Na Uy, nằm trên vịnh Oslo.
Nhà hát opera và ba lê quốc gia Na Uy, nằm trên vịnh Oslo.
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha do KTS Frank O. Gehry thiết kế với chất liệu thép – vỏ bọc titanium, hoàn thành năm 1997.
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha do KTS Frank O. Gehry thiết kế với chất liệu thép – vỏ bọc titanium, hoàn thành năm 1997.
Nhà thờ Hồi giáo Dejenne tại Mali hiện là công trình kiến trúc lớn nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn từ bùn đất.
Nhà thờ Hồi giáo Dejenne tại Mali, hiện là công trình kiến trúc lớn nhất thế giới được xây dựng hoàn toàn từ bùn đất.
Lâu đài Mont Saint Michel nằm trên hòn đảo nhỏ ở phía Tây Bắc nước Pháp, thuộc vịnh Saint-MaloMont.
Lâu đài Mont Saint Michel nằm trên hòn đảo nhỏ ở phía Tây Bắc nước Pháp, thuộc vịnh Saint-MaloMont.
Cung điện Catherine, ở Saint Petersburg, Nga
Cung điện Catherine, ở Saint Petersburg, Nga.
Tòa nhà Bloch của bảo tàng nghệ thuật Nelson-Atkins, thành phố Kansas, Mỹ. Bloch được xây dựng bởi chất liệu thủy tinh mờ, khi ánh sáng được chiếu từ bên trong xuyên qua các góc của tòa nhà tạo ra những hình ảnh vô cùng ấn tượng.
Tòa nhà Bloch của bảo tàng nghệ thuật Nelson-Atkins, thành phố Kansas, Mỹ. Bloch được xây dựng bởi chất liệu thủy tinh mờ, khi ánh sáng được chiếu từ bên trong xuyên qua các góc của tòa nhà tạo ra những hình ảnh vô cùng ấn tượng.
Cung điện Bốn mùa Gresham, Budapest, Hungary.
Cung điện Bốn mùa Gresham, Budapest, Hungary.
Trường Bauhaus, Đức, không chỉ là cơ sở giáo dục về kiến trúc và mỹ thuật mà còn giữ vai trò sáng tạo ra những mô hình kiến trúc mang tính đột phá trong thời đại mới.
Trường Bauhaus, Đức, không chỉ là cơ sở giáo dục về kiến trúc và mỹ thuật mà còn giữ vai trò sáng tạo ra những mô hình kiến trúc mang tính đột phá trong thời đại mới.
Tòa nhà Christian Dior ở khu thương mại Omotesando, Tokyo.
Tòa nhà Christian Dior ở khu thương mại Omotesando, Tokyo.

No comments:

Post a Comment