Tuesday, November 10, 2009

Những Bức Tường chưa đổ

Hàng rào ngăn cách Israel và Bờ Tây là biểu tượng của sự chia rẽ

BBC:20 năm sau ngày Tường Berlin bị kéo đổ, thế giới vẫn còn đầy những ngăn cách chia rẽ quốc gia, cộng đồng và gia đình từ Brazil, Uzbekistan, Bờ Tây sang tới Mexico.

Nguyên nhân có thể khác nhau – để ngăn ngừa bạo động, nhập cư lậu hay thậm chí là bệnh lở mồm long móng – nhưng kết quả thì giống nhau: chia rẽ và đe dọa.

Cùng thời điểm khi nhiều người trên trái đất ăn mừng 20 năm ngày bức tường biểu tượng nổi tiếng nhất sụp đổ tại Berlin hôm 9/11/1989, BBC nhìn lại 14 bức tường vẫn còn đứng vững.

Separation wall, West Bank, Palestine. Photo: Danny Birchall (flickr.com/dannybirchall)
Separation wall, West Bank, Palestine. Photo: Danny Birchall (flickr.com/dannybirchall)

ISRAEL

Bức tường ngăn cách Israel và Bờ Tây thực ra là sự trộn lẫn của nhiều hàng rào, dây thép gai, mương hào, phiến đá cao tới 8 mét. Một số phần lại có cả thiết bị cảm ứng và “vùng đệm” rộng tới 60 mét.

Chính phủ Israel chấp thuận cho xây bức tường năm 2002. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc tháng Bảy 2009, ranh giới nay đã hoàn thành 58.3% so với kế hoạch.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEivRhpjDtjgWTTfiVdb68KKZ-sZLkmZh_OTbFRJdKIy0TZukdN5RaNgwKhsDFan_wTphuV-NDtn1y5P_uCpxwDxnWgC3ltdWxN6LmH1_tzyvQuBZb2cQR25nEIf_qONcpgpUdPu-ypQhUYK/s400/abu_dis_wall_8582.jpg85% phần tường được xây trên vùng đất của người Palestine bị chiếm đóng. Chỉ có 15% là tuân theo “đường xanh”, tức là biên giới được quốc tế công nhận. Năm 2004, Tòa án Công lý Quốc tế ở Hague tuyên bố bức tường là bất hợp pháp.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjHxbOpFjZJjrXDnGml5SZ8UMDdawrxQcZ8QKsHtouR_cxL97AgmMwxKIhQa3soxADnAmKRFNyEa8l_L0D3WGdvdnvpD80PzYgb7lExMQQb0XaFcgZcLL0DQ_dt63dqJYtU3ps71jMD60c/s400/woman-wall.jpgIsrael nói bức tường này là “hàng rào an ninh” bảo vệ công dân của họ trước các vụ tấn công của người Palestine. Người Palestine thì xem nó là “tường Apartheid”, đe dọa quyền con người và tin rằng mục đích thật của nó là mở rộng lãnh thổ của Israel.

BẮC IRELAND

Cái gọi là “đường hòa bình” Bắc Ireland bắt đầu từ 40 năm trước ở Belfast, ban đầu chỉ là biện pháp tạm thời nhưng rồi tiếp tục phát triển.

Đó là một loạt hàng rào ngăn cách cộng đồng Thiên Chúa giáo và Tin Lành, có cái dài vài trăm mét, có nơi dài tới năm cây số.

Bức tường đầu tiên được dựng lên năm 1969 sau khi xảy ra bạo loạn tại tây Belfast.

Phần tường mới nhất được dựng hồi năm 2008, trên phần đất một trường tiểu học Bắc Belfast, sau khi căng thẳng gia tăng giữa hai cộng đồng.

http://graphics8.nytimes.com/images/2008/06/29/world/29zimbabwe-span-600.jpgẢRẬP SAUDI

Để bảo vệ nền kinh tế mạnh nhất của Vịnh Ba Tư, biên giới dài 9000 cây số của vương quốc này đang được củng cố bằng hàng rào an ninh.

Lính gác trên con đường gần biên giới giữa Ảrập Saudi và Yemen

Dự án kỹ thuật cao này sẽ lắp đặt hàng rào thực tại một số vùng, nhưng ở những nơi ít dân cư, họ sẽ lắp hàng rào ảo gồm thiết bị theo dõi vệ tinh, camera, radar và cả máy bay do thám để phát hiện kẻ xâm nhập.

File:Verjamelilla.jpgTÂY BAN NHA

Cuối thế kỷ 20, Tây Ban Nha quyết định xây hai hàng rào ở Ceuta (8.2 cây số) và Melilla (12 cây số) để ngăn làn sóng nhập cư lậu từ Phi châu.

Hai thành phố tự trị này tọa lạc ở eo biển Gibraltar, là lối đi dễ nhất từ châu Phi vào châu Âu.

Hàng rào tại đây đã được hiện đại hóa. Chiều dài mỗi bờ tường được kéo lên sáu mét. Một mê cung dây cáp và gai nhọn đợi chờ những ai trèo qua được đỉnh hàng rào đầu tiên.

PAKISTAN - IRAN

Năm 2007, Iran bắt đầu xây một bức tường, mà hiện vẫn đang xây dở, ở biên giới với Pakistan tại khu vực Baluchistan.

Nhà chức trách nói mục đích là ngăn các hoạt động phi pháp như hàng lậu, vận chuyển ma túy và nhập cư lậu.

Nhưng một số người cho rằng đó không phải là lý do duy nhất, và rằng Tehran cũng muốn làm chậm lại sự đổ vào của các phần tử cực đoan Hồi giáo.

Mặc dù không có xác nhận chính thức, nhưng tin tức báo chí nói bức tường có thể sẽ dài tới 700 cây số và cao ba mét.

File:PHOT0093.JPGCYPRUS

Đường ngăn cách Cyprus làm hai, tách người Cyprus gốc Hy Lạp ra khỏi người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nó thành lập năm 1964, và chỉ sau 10 năm, hầu như không ai có thể vượt qua, sau cuộc chiến 1974 giữa hai cộng đồng.

Đến năm 2003, biên giới được mở lại và hai cộng đồng nay có thể qua lại sau gần ba thập niên chia cắt.

File:Frontera del sahara Polisario - ocupado.jpgSAHARA(Moroccan Wall)

Người Sahrawi và Morocco sống ở Tây Sahara đã tranh chấp chủ quyền mảnh đất từ khi Tây Ban Nha chấm dứt sự cai trị và rút đi năm 1976.

Biểu tình đòi quyền tự quyết cho người Sahrawi

Sau khi giành lấy đất, năm 1980 người Morocco bắt đầu xây bức tường trong sa mạc để tự vệ trước Mặt trận Polisario – phong trào chính trị - quân sự muốn tách khỏi Morocco và tìm quyền tự trị cho dân tộc Sahrawi.

Bức tường, hoàn thành năm 1987, thực ra là sáu bức tường kéo dài hơn 2700 cây số.

Các tổ chức nhân quyền gọi nó là “Tường Xấu hổ” và lên án việc rải mìn dọc tường. Chính phủ Morocco thì nói họ đã gỡ bỏ mìn và tháo ngòi 65.000 quả.

File:Bridge of no return.jpgTRIỀU TIÊN

Biên giới rộng bốn cây số, dài 250 cây số đã chia cắt Bắc và Nam Hàn, chia đôi bán đảo ở khoảng vĩ tuyến 38.

Nó ra đời năm 1953 khi chiến tranh hai miền Triều Tiên chấm dứt bằng sự ngừng bắn, sau khi ba triệu người đã chết.

Ngay cả hôm nay, dẫu hai nước đã có một số hòa giải, đây vẫn là biểu tượng của căng thẳng tiềm ẩn trên bán đảo.

File:Wagah border pakistan side.jpegẤN ĐỘ - PAKISTAN

Dây thép gai và chướng ngại vật dăng đầy gần một nửa đường biên giới 2900 cây số giữa Ấn Độ và Pakistan. New Delhi đã bày tỏ ý định mở rộng để phong tỏa hầu như toàn bộ vùng biên giới.

Một căng thẳng tiềm ẩn là việc dùng hàng rào thép gai cộng thêm mìn và các thiết bị tối tân dọc cái gọi là “Đường Kiểm soát”, tức biên giới phi chính thức ở Kashmir, mà Pakistan không công nhận.

File:Border Mexico USA.jpgHOA KỲ - MEXICO

Biên giới giữa Mexico và Mỹ dài 3200 cây số. Chính phủ Mỹ xây một bức tường kim loại dọc một phần ba biên giới để ngăn người nhập cư lậu từ Mexico và Trung Mỹ.

Biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ được canh gác để ngăn nhập cư lậu

Theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Mexico, hơn 5600 người nhập cư lậu đã chết khi tìm cách vượt biên giới, đa số là vì nhiệt độ cao giữa sa mạc.

Tại một số nơi dọc biên giới, ngoài bức tường còn có ba hàng rào kim loại có chiều cao trung bình 3 tới 5 mét.

http://commentisfree.guardian.co.uk/site_imagery/wall.jpgBRAZIL

Từ đầu năm nay, chính quyền bang Rio de Janeiro đã xây tường quanh một số khu ổ chuột.

Tổng cộng 13 khu ổ chuột sẽ bị vây quanh bởi dải tường dài 14 cây số có chiều cao từ 80 cm đến ba mét.

Mục đích là ngăn việc xây dựng bừa bãi của các cộng đồng này, từ việc dồn vào rừng cho đến việc hủy hoại cây cối. Theo một viên chức, Rừng Đại Tây Dương được cho là đã mất hơn 90% bề mặt trong khi tại khu ổ chuột lớn nhất Rocinha – với 200.000 dân cư – chính phủ đạt thỏa thuận chỉ xây tường ở những nơi có nguy cơ lở đất.

Một số nhà chỉ trích cho rằng bức tường ở Rio là nhằm ngăn cách người nghèo với người giàu. Những người khác thì nói nó nhằm hạn chế buôn lậu ma túy.

IRAQ – KUWAIT

Hàng rào ở biên giới giữa Iraq và Kuwait là hậu quả trực tiếp của cuộc xâm lấn Kuwait của Tổng thống Saddam Hussein.

Hàng rào đầu tiên bắt đầu từ 1991, và do Liên Hiệp Quốc đề nghị để tránh có thêm một cuộc xâm lăng khác của Iraq.

Ngày nay, bức tường kéo dài 190 cây số gồm hàng rào điện, dây thép gai và bờ cát.

Năm 2004, Kuwait bắt đầu xây một bức tường mới dài 217 cây số, với lý do biên giới phía bắc cần được bảo vệ.

UZBEKISTAN – TAJIKISTAN

Uzbekistan gần như được bao bọc bằng dây thép gai.

Năm 1999, sau một vụ tấn công ở thủ đô Tashkent, chính phủ xây rào chắn, với lý do ngăn chặn dân quân Hồi giáo xâm nhập.

Một phần lớn của vùng biên giới 1100 cây số giữa nước này với Kyrgyzstan được bao bọc bằng chướng ngại vật.

Biên giới 1500 cây số với Tajikstan cũng đầy dây thép gai và mìn.

http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/39474000/gif/_39474111_botswana_zim_203map.gifBOTSWANA – ZIMBABWE

Bức tường ngăn cách Botswana và Zimbabwe được so sánh như tường bao quanh Bờ Tây.

Hàng rào dây thép gai cao hai mét và trải dài 500 cây số.

Năm 2003, chính phủ Botswana loan báo sẽ xây hàng rào điện dọc biên giới với Zimbabwe ngăn ngừa bệnh lở mồm long móng.

Nhưng Zimbabwe nói hàng rào này nhằm ngăn người Zimbabwe đi lậu vào Botswana.

Kinh tế Zimbabwe suy sụp thảm hại – lạm phát có khi lên tới 100.000% và tỉ lệ thất nghiệp hơn 90%. Vì thế, nhiều người nước này tìm cách đến Botswana, một trong những nước giàu nhất ở châu lục.

Hàng rào điện thực ra chưa bao giờ được bật lên. Không có lính đi tuần. Hiện nay bức tường có vẻ không phải là chướng ngại vật. Nhiều dòng sông đi qua nó, tạo ra khoảng trống để súc vật dễ dàng vượt qua.

Những Bức Tường chia cách nổi tiếng TG:

1. Vạn Lý Trường thànhFile:GreatWall 2004 Summer 4.jpg

2.Bá Linh(Berlin) giữa Đông & Tây Đức:

http://www.gailunderwoodparker.com/A559A5/gailunderwoodparker.nsf/talkingwalls/berlinwall/$file/Berlinwall1.gifFile:Thefalloftheberlinwall1989.JPG

3.TQ- HongKong http://farm2.static.flickr.com/1188/1350318038_8500cbb3c3.jpg

Chiếc cầu biên giới TQ-HK (Lowu -Shenzen)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/22/LoWu_China_HongKong_6040183.JPG

Danh sách Những Bức Tường(theo wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Separation_barrier)

Tên Quốc gia Xây Dài (km) Loại
Baghdad Wall Adhamiya, Iraq Under construction 5 Civil pacification
Belfast Peace Lines United Kingdom (Northern Ireland) 1970s -early 0.500 (average) Civil pacification
Botswana/Zimbabwe Botswana and Zimbabwe 2003 500 Anti-illegal immigration
Brunei/Limbang Brunei and Limbang 2005 20 Anti-illegal immigration
Ceuta border fence Spain 2001 8 Anti-illegal immigration
China/Hong Kong China 1960s -early 32 Internal barrier
China/Macau China 1870 0.340 Internal barrier
China/North Korea China and North Korea Under construction 1,416 Anti-illegal immigration
Egypt/Gaza Egypt and Gaza 1979 3.071 Anti-terrorism and anti-illegal immigration
Malaysia-Thailand border Thailand and Malaysia Proposed 650 Anti-terrorism
Melilla border fence Spain 1998 11 Anti-illegal immigration
Indo-Bangladeshi barrier India Under construction 3,268 Anti-illegal immigration
Indo-Burma barrier India Under construction 1,624 Anti-drug smuggling and anti-terrorism
Indian Kashmir barrier India 2004 550 Anti-terrorism (disputed territory)
Iran-Pakistan barrier Iran and Pakistan Under construction 700 Anti-drug smuggling
Israeli West Bank barrier Israel - West Bank Under construction 703 Anti-terrorism (disputed territory)
Kazakh-Uzbekistan barrier Kazakhstan and Uzbekistan 2006 45 Anti-drug smuggling
Korean Wall North Korea and South Korea 1953 248 Conflict zone
Kruger National Park South Africa and Mozambique 1975 120 Anti-illegal immigration
Kuwait-Iraq barrier Kuwait and Iraq 1991 193 Conflict zone
Pakistan-Afghanistan barrier Pakistan Proposed 2,400 Anti-terrorism
Russia/Chechnya Chechnya (Russia) Proposed 700 Anti-terrorism (disputed territory)
Saudi-Yemen barrier Saudi Arabia and Yemen 2004 75 Anti-illegal immigration
Sharm el-Sheikh Egypt 2005 20 Anti-terrorism
Turkmen-Uzbekistan barrier Turkmenistan and Uzbekistan 2001 1,700 Anti-illegal immigration
United Arab Emirates-Oman barrier United Arab Emirates and Oman Under construction 410 Anti-illegal immigration
United Nations Buffer Zone in Cyprus Cyprus and Northern Cyprus 1974 300 Conflict zone
United States–Mexico barrier United States Under construction 3,360 Anti-illegal immigration and drug smuggling
Uzbek-Afghanistan barrier Uzbekistan and Afghanistan 2001 209 Anti-illegal immigration
Uzbek-Kyrgyzstan barrier Uzbekistan and Kyrgyzstan 1999 870 Conflict zone
Via Anelli Wall Padua, Italy 2006 0.085 Internal barrier
Western Sahara, Berm of Morocco 1987 2,700 Conflict zone (disputed territory)

10 khách sạn 'nhất' trên Thế giới

Những khách sạn này được xếp vào hạng đắt nhất, cao nhất, rộng nhất, cổ nhất trên Thế giới.
Khách sạn đắt nhất Thế giới
Khách sạn Emirates Palace có giá trị khoảng hơn 3 tỷ đô la, được xây dựng vào năm 2005. Tường nhà được cấu tạo từ một số loại đá cẩm thạch hết sức quý giá được đưa đến từ 13 quốc gia khác nhau trên thế giới, với tổng diện tích ốp đá cẩm thạch là 93.000m2, hơn 6.000m2 vàng lá dát lên các đồ vật tại khách sạn và xa hoa hơn là sự hiện diện của 1.002 giá treo đèn làm bằng loại pha lê Swarovski hết sức quý giá có tổng trọng lượng 2,5 tấn.Không những thế, hàng năm, Emirates Palace còn sử dụng khoảng 5 kg vàng lá nghiền mỏng (có thể ăn được) để dùng trang trí các món ăn tráng miệng tại 12 nhà hàng hiện đang hoạt động tại khách sạn.Khách sạn này có tận 70 sân bóng và bãi biển cát trắng mịn trải dài 1,3 km và một bến du thuyền ở đó.
Khách sạn rộng nhất Thế giới
Khách sạn The Venetian Resort nằm ở trung tâm của Las Vegas. Venetian có tổng cộng 8108 phòng, giống như một thành phố nhỏ. Tại đây có tất cả mọi thứ, với một chuỗi hệ thống các nhà hàng, khách sạn, plaza, cửa hàng, dịch vụ spa và các sòng bạc lớn...
Khách sạn cao nhất Thế giới

Với độ cao 321 m, Burj Al-Arab là công trình khách sạn cao nhất thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa là Burj Al-Arab không nằm trong đất liền mà trên một hòn đảo nhân tạo ngoài biển, cách bờ 280 m. Công trình tiêu tốn 70.000 tấn xi măng, 9.000 tấn thép, với tổng chi phí 1,5 tỷ USD.Burj Al-Arab có thể được coi là khách sạn 7 sao nếu xét tới những khoản đầu tư hoành tráng, cho dù trên bảng xếp hạng của hệ thống khách sạn thế giới, 5 sao đã được coi là... đỉnh. Chính vì vậy, Burj Al-Arab có thêm cụm từ 'sang trọng'. Khách sạn có khoảng 8.000 m2 tường, cột được dát vàng lá 22 carat và 24.000 m2 đá marble, gồm 30 loại khác nhau. Đây còn là khách sạn 5 sao đầu tiên vượt quá độ cao 305 m. Ngoài ra, Burj al-Arab có khu hành lang rộng và cao nhất thế giới, 180 m.
Khách sạn có giá phòng đắt nhất Thế giới

Khách sạn Royal Villa tại Grand Resort Lagonissi là một trong những khách sạn đắt nhất Thế giới. Giá mỗi phòng lên đến 50.000 đô/1 đêm. Khách đến đây có thể nằm nghỉ, phơi nắng, ngắm biển Aegean trên một chiếc sân hiên được lát đá hoa cương.
Khách sạn nằm ở nơi cao nhất Thế giới

Khách sạn Everest View nằm trên đỉnh một ngọn núi cao nhất Thế giới, núi Everest, với độ cao trên mực nước biển là 3.880m, tại đây, bạn có thể nghỉ ngơi và tận hưởng những điều thú vị trên đỉnh núi 'cao ngất trời' này.
Khách sạn nằm trên tầng cao nhất Thế giới

Khách sạn Park Hyatt ở Thượng Hải, Trung Quốc, là một trong những khách sạn cao nhất Thế giới, nó chiếm từ tầng thứ 79 đến 93 trong toà nhà Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải.
Khách sạn thân thiện nhất

Khách sạn Eco Lodge được xây dựng tại khu rừng mưa nhiệt đới cố nhất trên Thế giới. Khách sạn gồm 15 khu biệt thự. Eco Lodge được mệnh danh là khách sạn hàng đầu trên Thế giới hướng tới việc phát triển du lich bền vững. Khách sạn khai thác triệt để năng lượng mặt trời, các sản phẩm làm từ thiên nhiên.
Khách sạn lạnh nhất trên Thế giới

Khách sạn băng đá đầu tiên trên thế giới-Jukkasjaervi Ice Hotel ở Thụy Điển. Jukkasjaervi Ice Hotel có 91 phòng, phục vụ cho đến khi mùa xuân về và khách sạn tan chảy. Tiếp đó khi đông đến, Jukkasjaervi Ice Hotel được xây dựng lại để đón tiếp những người muốn tìm cảm giác an ngụ trong giá băng.
Khách sạn cổ nhất trên Thế giới

Khách sạn Hoshi Ryokan ở làng Awazu, Nhật Bản do nhà sư mang tên Taicho Daishi lập nên từ năm 717. Hoshi Ryokan nép mình dưới chân núi Hakusan trên đảo Honshu được bao phủ một không khí truyền thống hết sức cổ kính. Lối trang trí hài hoà cùng với quang cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, Hoshi Ryokan là một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và tạm quên đi những căng thẳng, âu lo của cuộc sống thường nhật.
Khách sạn nhỏ nhất thế giới

Tự mệnh danh là khách sạn nhỏ nhất thế giới, Eh'haeusl nằm ở một vùng quê thành bình miền nam nước Đức, có 7 tầng, với 'mặt tiền' rộng 2,5m, diện tích sàn 20m2. Tổng cộng không gian sống của khách sạn này là 53m2. Khách sạn nằm ở làng Amberg, miền nam nước Đức. Đây là toà nhà được xây dựng từ cách đây 280 năm.

10 thành phố không bao giờ bị lãng quên

Ngày càng nhiều những thành phố đẹp, hiện đại mọc lên, nhưng cũng không làm giảm sự cuốn hút của những thành phố cổ xưa, đầy huyền bí.
Một thành phố gọi là 'bị quên lãng' khi nó bị những cư dân bỏ rơi lại phía sau, hoặc bị phá hủy. Điều này có thể là hậu quả của những cuộc chiến tranh, di dân, hoặc thiên tai, nhưng ở trong một vài trường hợp, các thành phố dường như bị 'đóng băng' bởi thời gian, nhưng không biến mất, mà chờ đợi để được khám phá. Trong khi rất nhiều thành phố đã được phát hiện ra, thì những thành phố khác chưa bao giờ được tìm thấy, và vẫn mang theo tên tuổi của nó vô vàn giai thoại. Dù là sự thật, hay truyền thuyết, 10 thành phố dưới đây vẫn được nhiều nhà khảo cổ, nhà lịch sử nghiên cứu cất công nghiên cứu và những cuộc phiêu lưu cũng từ đây bắt đầu…
10. Thành phố của Ceasars (The City Of Ceasars)

Còn được biết đến với tên Wandering City hay City of Patagonia, City of Caesars là một thành phố huyền thoại, được nhiều người tin rằng nằm ở vùng cực Nam của Nam Mỹ, Patagonia. Trước khi được tìm thấy, thành phố luôn là một truyền thuyết, nhưng thời gian tồn tại của nó đã được khám phá ra sau rất nhiều chuyến thám hiểm. Nó được phát hiện bởi những người Tây Ban Nha sống sót sau khi bị đắm thuyền, và được kể lại rằng, ở đó tồn tại một số lượng khổng lồ vàng và kho báu. Qua thời gian, số lượng truyền thuyết ngày một tăng, có người bảo rằng nó được xây dựng bởi những người khổng lồ cao hơn 3m, một số nói rằng đây là một thành phố ma, đôi lúc xuất hiện, đôi lúc biến mất.
9. Troy

Được trở nên nổi tiếng qua những tác phẩm của Homer, Troy đã trở thành một thành phố huyền thoại, ngày nay nằm ở Thổ Nhĩ Kì. Được biết đến nhiều nhất qua cuộc chiến thành Troy.

Lost Cities of the World
Thành Troy cổ xưa là thành phố với lực lượng hùng hậu, nằm trên một ngọn đồi, gần sông Scamander. Vị trí cạnh biển cho phép Troy tăng cường lực lượng hải quân, và vùng đồng bằng rộng cung cấp đất canh tác. Một thời gian rất dài, Troy đã được ví von như một huyền thoại, cho đến khi nó được khám phá ra bởi Heinrich Schliemann năm 1870. Ông đã phát hiện ra rằng có rất nhiều thành phố nằm kề nhau ở vùng đất Hisarlik, Turkey đó. Mặc dù vậy, ngày nay, những di tích còn sót lại của Troy không còn nhiều ấn tượng, hậu quả của sự đào bới và trộm cắp của khách du lịch.
8. Thành phố bị lãng quên Z (The Lost City Of Z)

Được cho rằng nằm ở sâu trong những cánh rừng Brazil, thành phố bị lãng quên của Z (the lost city of OZ) được biết đến như một thành phố tiên tiến, gồm nhiều mạng lưới cầu, đường, đền thờ phức tạp. Những suy đoán về Z bắt đầu từ việc tìm thấy một tài liệu của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha. Ông khẳng định rằng mình đã đến thăm thành phố này vào năm 1753, nhưng cho đến nay, không có một bằng chứng nào chứng minh được sự tồn tại của nó. Thành phố của Z là một trong những niềm say mê của nhà thám hiểm Percy Fawcett, người biến mất không một dấu vết năm 1925 trong cuộc tìm kiếm thành phố này. Và trong rất nhiều năm sau đó, hàng loạt nhà khảo cổ cũng đã biến mất như Percy. Một vài năm trở lại đây, một thành phố được biết đến với cái tên Kuhikugu, đã được tìm thấy ở rừng rậm Amazon. Những dấu vết còn sót lại cho thấy đã từng tồn tại những kĩ thuật rất tinh xảo trong kĩ thuật, đây có lẽ cũng là nguồn gốc của truyền thuyết về Z.
7. Petra

Rất nhiều người cho rằng đây là thành phố đẹp nhất trong danh sách này. Petra nằm tại vùng Jordan, gần Biển Chết, và được tin rằng thành phố là trung tâm của vùng buôn bán Nabataean. Điều đặc biệt nhất của nó là những chạm khắc trên đá và núi bao quanh hết sức tinh xảo. Việc này cũng giúp Petra trở thành một thành phố có địa hình thuận lợi, khi được thành lập như một thủ đô năm 100 trước công nguyên. Một vài bằng chứng khác cho thấy đã có những thành tựu hết sức tiên tiến như xây đập nước, bể chứa nước, qua đó giúp các cư dân tránh khỏi lũ quét và lưu trữ nước trong thời kì hạn hán. Sau hàng trăm năm phát triển thịnh vượng, thành phố đã bước vào thời kì suy thoái khi bị người La Mã chiếm giữ, và năm 363 sau công nguyên, một trận động đất đã phá hủy nhiều tòa nhà, làm tê liệt các cơ sở hạ tầng của nó. Cuối cùng, Petra đã bị bỏ hoang hàng nghìn năm ở sa mạc, cho đến khi nó được phát hiện và công bố với toàn thế giới năm 1812 bởi một nhà thám hiểm người Thụy Sĩ.
6. El Dorado

Một trong những thành phố nổi tiếng nhất trong các huyền thoại, El Dorado là một đế chế bí hiểm được tìm thấy ở các khu rằng Nam Mĩ. Tên có nó có nghĩa là “Thành phố Vàng” (The Golden One” trong tiếng Tây ban Nha. Thành phố được trị vì bởi một nhà vua hung mạnh, với vô vàn vàng và châu báu. Trong rất nhiều năm, nó là chủ đề của những cuộc thám hiểm, những sự khao khát khám phá, nhưng cũng có vô vàn tai nạn xảy ra. Điển hình nhất là cuộc thám hiểm của Gonzalo Pizzaro, người đã dẫn dắt hơn 300 lính để tìm kho báu năm 1541. Sau khi chống chọi với bệnh dịch, nạn đói, và bị tấn công bởi những người bản xứ, thì cuộc thám hiểm đã bị hủy bỏ.
5. Memphis

Được tìm thấy năm 3100 trước công nguyên, Memphis là thủ đô của Ai Cập cổ, và từng là một trong những trung tâm hành chính của nền văn minh Ai Cập trước khi Thebes và Alexandria nổi lên. Lúc phát triển nhất, Memphis có đến hơn 30000 dân, và trở thành thành phố lớn nhất của thời kì cổ đại. Sau rất nhiều năm, vị trí của Memphis bị thất lạc, và nó trở thành đề tài tranh cãi của nhiều nhà khảo cổ, trước khi được tìm thấy bởi một nhà thám hiểm người Napoleonic những năm 1700, và nó đã được rất nhiều các trung tâm, thành phố cũng như đền thờ chuyên tâm nghiên cứu. Nhưng không may, những những tàn tích còn lại đã bị sử dụng để xây dựng nhiều khu định cư gần đó, và rất nhiều phần quan trọng đã bị mất tích.
4. Angkor

Angkor của Campuchia được xây dựng để phục vụ đến chế Khmer những năm 800 sau công nguyên đến 1400. Nơi này đã bị phá hủy khi quân đội Thái xâm lược năm 1431, để lại hàng nghìn nhà thờ Phật giáo cũng như các phần còn lại của thành phố. Kể từ đó, Angkor trở nên hoang vu cho đến năm 1800, khi một nhóm các nhà khảo cổ người Pháp đã quyết định nghiên cứu và tái tạo nó. Angkor cùng những khu vực tồn tại của nó đã được nhìn nhận là thành phố phát triển công nghiệp sớm nhất thế giới, và đền thờ Angkor Wat là một trong những biểu tượng về sự tồn tại của Angkor.
3. Pompeii

Thành phố La Mã Pompeii bị phá hủy năm 79 sau công nguyên sau khi núi lửa Vesuvius phun trào và chon vùi tất cả dưới 60ft tro và đá. Thành phố được ước tính có 20000 dân vào thời gian đó, và là một trong những địa điểm nghỉ ngơi hàng đầu của tầng lớp thượng lưu La Mã. Sau hơn 1700 năm, Pompeii cũng được phát hiện ra nhờ một người thợ xây cung điện cho vua Napoli, từ đó thành phố được rất nhiều các nhà khảo cổ quan tâm. Mặc dù vậy, sự phun trào của Vesuvius cũng giúp bảo tồn rất nhiều các kiến trúc cảu thành phố, đặc biệt là các bức tranh và điêu khắc, qua đó giúp Pompeii trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của La Mã cổ đại.
2. Atlantis

Đến thời điểm này, những gì có thể biết được về Atlantis đều nằm trong các câu truyện kể, truyền thuyết, đặc biệt là từ nhà triết học Plato, người đầu tiên đã viết về nó năm 360 trước công nguyên. Ông đã miêu tả nó là một nền văn minh tiên tiến, và có sức mạnh hải quân tuyệt đối. Atlantis cũng được cho là đã xâm chiếm phần lớn châu Âu, trước khi bị cơn đại hồng thủy nhấn chìm xuống nước. Từ câu truyện của Plato, Atlantis đã đánh thức trí tò mò và khám phá của các nhà thám hiểm. Nổi tiếng nhất là vào đầu chiến tranh thế giới thứ 2, Đức quốc xã đã tổ chức một cuộc thám hiểm đến Tibet với hi vọng tìm thấy tàn tích của nền văn minh Atlantis.
1. Machu Picchu

Trong số tất cả những thành phố đã được tìm thấy và nghiên cứu, có lẽ không nơi nào bí hiểm hơn Machu Picchu. Bị cô lập ở gần thung lũng Urubamba, Peru, thành phố có lẽ không bao giờ được tìm thấy cho đến năm 1911 nhờ nhà sử học Hiram Bingham. Thành phố được chia ra thành các quận, huyện, và bao gồm hơn 140 kiểu kiến trúc khác nhau, tất cả được bao quanh bởi bức tường đá. Nó được tin rằng đã được xây dựng vào những năm 1400 bởi người Incan và bị bỏ hoang sau đó 100 năm, nhiều khả năng là những người dân sống ở đây đã bị bệnh đậu mùa từ Châu Âu ảnh hưởng. Hiện tại có rất nhiều giả thuyết về việc tại sao người Incan lại xây dựng thành phố ở một nơi kì lạ đến vậy. Một vài người nói đó là một đền thờ lớn, số khác tin rằng đây đã từng được sử dụng như một nhà tù, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy có thể nó là một tài sản riêng của vua Inca Pachacuti, và được chọn ở khu vực gần núi, vì núi là biểu trưng cho những vị thần bảo vệ người Inca.
Ngoài ra còn có nhiều thành phố đã bị xoá mất hay tàn phá gần như hoàn toàn do thiên tai(động đất, núi lửa...) hay chiến tranh.
(Ảnh: National Geographic)
11.Maya,Mexico & Guatemala
Lost Cities of the World
12. Stonehenge, Anh
Lost Cities of the World
13. Anasazi,Mesa Verde National Park, Colorado, USA
Lost Cities of the World
14.Chiêm Thành(khu Tháp Chàm và di tích Mỹ Sơn) http://www.hanoitourism.com.vn/images/travel_guide/My%20Son%20Holyland.jpg
15.Acropolis, Athens, Greece
acropolis_athens_greece_ert.jpg
16. Harappa & Mohenjo Daro, Pakistan
Lost Cities of the World
17. Tanis, Ai Cập
Lost Cities of the World
18. Nabataean, Bedouin
Lost Cities of the World
19. Nimrud, Babylon
Lost Cities of the World
20.Mesopotamia & Persia.
Lost Cities of the World
21.Palmyra
Lost Cities of the World
22.Queen of Sheba, Great Zimbabwe (sub-Saharan Africa)
Lost Cities of the World
23.Cappadoccia, Turkey
capu.jpg

24.Monte Albán – Mexico
http://www.searchpictures.net/travel/mexico/monte_alban,_mexico_-_800x600.jpg
25.
Uxmal http://www.peninsulayucatan.com/blog/wp-content/uploads/museo-de-la-zona-arqueologica-de-uxmal.jpg
26.Palenque http://www.ancient-wisdom.co.uk/Images/countries/American%20pics/palenque2.jpg
27.Thuỷ Chân Lạp http://chimviet.free.fr/17/tvkl050/07cham1.jpg
28. Pompeii, Ý
Vesuvius overlooking the Pompeii ruins
29.Wiang Kum Kam, Thái Lan

Lost_city_of_wiang_kum_kam_10
30. Meteoro Monastery, Greece
greece.jpg