Monday, August 3, 2009

Đập Tam Hiệp (Trung Quốc)

Xin giới thiệu toàn bộ bức tranh về dự án "Vạn lý Trường thành thứ 2" này của Trung Quốc: Dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới, niềm tự hào của người Trung Quốc-Đập Tam Hiệp hoàn tất phần xây dựng các bức tường bê tông khổng lồ vào 20/5/06

Đập Tam Hiệp chặn sông Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994, dự kiến hoàn thành năm 2009. Đến nay (2007) nó vẫn là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước đã bắt đầu tích nước vào ngày 1/6/2003 và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Phù Lăng (thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh). Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến tranh cãi trái ngược. Các đề xuất cần thiết xây dựng thường dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.


Các thông số chính

Khu vực: Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Nhiệm: Kiểm soát lũ lụt hạ lưu sông Dương Tử, phát điện, cải thiện giao thông thủy
Chiều cao đập: 185 m.
Chiều dài đập: 2.390m
Hình thức: đập trọng lực bằng bê tông.
Tổng dung tích hồ: 38 tỷ m3.
Dung tích phòng lũ: 22,38 tỷ m3.
Diện tích mặt hồ: 13.000 km2 mét
Chiều dài hồ (theo sông): 660 km.
Số tổ máy phát điện: 26 tổ máy, công suất mỗi tổ 700 MW
Công suất phát điện thiết kế: 18.200 MW
Điện lượng: 84,3 tỷ KWh/năm.
Tọa độ: 30,82679 độ vĩ bắc, 111,00727 độ kinh đông, độ cao địa hình: 75,00 mét
Số người phải di chuyển: 2 triệu.
Vốn đầu tư được công bố 25 tỷ USD nhưng dự tính 75 tỷ USD

Vị trí của đập Tam Hiệp và các thành phố chính trên sông Dương Tử.
Vị trí của đập Tam Hiệp và các thành phố chính trên sông Dương Tử.

Mô hình đậpBên cạnh đập là trung tâm tiếp đón có chứa mô hình của đập. Mô hình này cung cấp tổng quan về kỹ thuật tốt nhất về dự án cho người xem. Từ chỗ trưng bày này chỉ cần đi bộ rất ngắn ra ngoài đã dẫn tới một chỗ quan sát cao để nhìn toàn bộ dự án.Đập tràn chính với khu phát điện và đập làm nổi tàu ở bên phải
Đập tràn chính với khu phát điện và đập làm nổi tàu ở bên phải
Đập làm nổi tàu ở bên trái, cống kép ở bên phải

Đập làm nổi tàu ở bên trái, cống kép ở bên phải

Image:TGDModelAuxSouthDam.jpg
Quang cảnh dọc theo đập chính ở bên phải. Đập phụ ở phía trước với đập nước cho tàu bè ngược dòng ở phía sau

Thời gian xây dựng

  • 1993-1997: sau 4 năm khởi công sông Dương Tử bị chặn lại vào tháng 11 năm 1997.
  • 1998-2003: các tổ máy phát điện đầu tiên bắt đầu phát điện vào năm 2003, và cửa cống vĩnh cửu được mở cho giao thông thủy trong cùng năm.
  • 2004-2009: phần cuối cùng của đập đã được xây xong vào ngày 20 tháng 5, 2006. Khi các bể chứa nước bắt đầu được bơm nước, nước lụt sẽ bắt đầu chiếm chỗ các cộng đồng dân cư. Toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2009, khi tất cả 26 tổ máy phát (với công suất tổng cộng 18,2 GW) được lắp xong, có thể phát ra 84,7 TWh điện mỗi năm, đáp ứng khoảng một phần ba mươi nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc.[1]

    Đập Tam Hiệp về đêm
Đề xuất và xây dựng dự án

http://frankrankin.files.wordpress.com/2008/04/3gorges.jpg

Tôn Dật Tiên đã lần đầu tiên xem xét kế hoạch xây dựng đập trên sông Dương Tử vào năm 1919 để phát điện, nhưng ý tưởng này đã bị gác lại do các hoàn cảnh và điều kiện chính trị cũng như kinh tế không thuận lợi. Đến năm 1944, công trình nghiên cứu tiền khả thi đã được giao cho một kỹ sư thành viên của Phòng Nông Nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên dự án này đã bị bỏ dở vào năm 1947. Nguyên nhân chính thức được biết đến là vấn đề tài chính, tuy nhiên trên thực tế là do những sự kiện gắn liền với cuộc cách mạng giành chính quyền của những người cộng sản Trung Quốc. Các trận lụt lội lớn đã làm sống lại ý tưởng này và chính quyền đã chấp thuận nó năm 1954 để kiểm soát lụt lội. Về sau, dự án này được các chuyên gia Liên Xô (cũ) tiếp tục thực hiện cho đến khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị rạn nứt. Trên thực tế, bắt đầu từ 1955, các nghiên cứu triển khai dự án đã được tiến hành liên tục.Thứ trưởng Bộ điện lực Li Rui đầu tiên cho rằng đập này cần phải đa mục đích, rằng cần phải xây dựng các đập nhỏ hơn trước cho đến khi Trung Quốc có đủ năng lực tài chính để có thể chịu được dự án tốn kém này và việc xây dựng cần được chia thành nhiều giai đoạn để có thời gian giải quyết các vấn đề kỹ thuật, theo như các nhà Trung Quốc học Kenneth Lieberthal và Michel Oksenberg.Sau này, Li Rui kết luận rằng không nhất thiết phải xây dựng đập này do nó quá tốn kém. Ông cũng bổ sung thêm rằng đập nước sẽ làm ngập lụt nhiều thành thị và đất nông nghiệp màu mỡ, làm cho các vùng lưu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử bị ngập lụt thảm họa trong quá trình xây dựng và không giúp ích nhiều cho vận tải thủy. Các quan chức tỉnh Tứ Xuyên cũng chống lại việc xây dựng do Tứ Xuyên nằm ở thượng nguồn sẽ phải gánh chịu nhiều phí tổn trong khi tỉnh Hồ Bắc ở hạ nguồn sẽ nhận được nhiều lợi ích.Lâm Nghĩa San, chủ tịch văn phòng kế hoạch thung lũng Dương Tử, là người chịu trách nhiệm của dự án thì lại cổ vũ cho việc xây dựng đập. Sự lạc quan của ông về việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật đã được đẩy đi xa hơn vào năm 1958 do điều kiện chính trị thích hợp và sự ủng hộ của Chủ tịch nước khi đó là Mao Trạch Đông, là người muốn Trung Quốc có đập thủy điện lớn nhất thế giới, theo Lieberthal và Oksenberg. Các phê phán đã bị cấm đoán, nhưng sự trì trệ đã sinh ra từ cuộc Đại nhảy vọt đầy thảm họa và đã kết thúc các công việc chuẩn bị vào năm 1960.Ý tưởng lại hồi sinh vào năm 1963 như một phần của chính sách mới để xây dựng "mặt trận thứ ba" của công nghiệp tại tây nam Trung Quốc. Nhưng Cách mạng văn hóa đã nổ ra năm 1966 và trong năm 1969 sự e ngại rằng đập có thể bị Liên Xô (khi đó bị coi là kẻ thù) phá hoại đã góp phần trì hoãn việc xây dựng. Năm 1970, dự án lại được tiếp tục trở lại với Cát Châu Bá, một đập nhỏ hơn về phía hạ lưu, nhưng nó cũng nhanh chóng gặp phải các vấn đề kỹ thuật phức tạp và chi phí đã vượt quá dự toán giống như đối với đập Tam Hiệp xét theo thang độ của từng công trình.Cải cách kinh tế bắt đầu năm 1978 đã nhấn mạnh nhu cầu về điện năng để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp đang lớn mạnh, vì thế Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc xây dựng năm 1979. Nghiên cứu khả thi đã được tiến hành trong các năm 1982 - 1983 để xoa dịu lượng người chỉ trích ngày càng tăng, những người cho rằng dự án này đã không được dựa trên đầy đủ các nghiên cứu về kỹ thuật, xã hội hay môi trường. Trong những năm thập niên 1980, người Mỹ đã quay trở lại tham gia dự án. Các nghiên cứu khả thi tiếp theo đã được tiến hành từ năm 1985 đến 1988 bởi liên doanh Canada quốc tế của dự án quản lý sông Dương Tử, một côngxoócxiom của 5 hãng công nghệ Canada.Theo Lieberthal và Oksenberg, các lãnh đạo của Trùng Khánh cũng đột ngột yêu cầu là độ cao của đập cần nâng một cách đáng kể đến mức nó có thể làm hỏng dự án và giải phóng họ khỏi gánh nặng của các chi phí. Độ cao mới và yêu cầu về nghiên cứu tin cậy hơn bằng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã sinh ra nghiên cứu khả thi mới vào năm 1986.Nhà sinh thái học Hou Xueyu là một trong số ít người từ chối không ký vào báo cáo môi trường vì cho rằng nó đã báo cáo sai sự thật về các lợi ích môi trường thu được nhờ đập này và đã đánh giá không đúng phạm vi ảnh hưởng tới môi trường cũng như thiếu các giải pháp cụ thể cho các lo ngại về môi trường.Những nhà hoạt động vì sinh thái môi trường trong nước và quốc tế bắt đầu phản đối gay gắt hơn. Các luật gia về nhân quyền đã chỉ trích kế hoạch tái định cư. Các nhà khảo cổ học cũng e ngại do sự nhấn chìm của một lượng lớn các di tích lịch sử. Nhiều người đã nói về việc mất đi của một trong những kỳ quan đẹp nhất thế giới.Có không ít các kỹ sư tỏ ý không tin tưởng rằng đập thực sự sẽ đạt được các mục đích đề ra. Nhà báo/kỹ sư Đái Tình đã xuất bản cuốn sách gồm các chỉ trích nghiêm khắc của các nhà khoa học Trung Quốc đối với dự án này. Tuy thế rất nhiều công ty xây dựng nước ngoài vẫn tiếp tục thúc ép chính quyền của họ ủng hộ về tài chính do việc xây dựng với hy vọng thắng thầu.

Phê chuẩn dự ánImage:Three gorges dam from space.jpg

Đập Tam Hiệp nhìn từ vệ tinh

Đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế, Quốc vụ viện Trung Quốc vào tháng 3 năm 1989 đã đồng ý hoãn kế hoạch xây dựng này lại trong 5 năm. Tuy nhiên, sau sự kiện Thiên An Môn 1989, chính quyền đã cấm các tranh cãi về con đập này, kết tội các chỉ trích của nước ngoài là thiển cận hay có ý đồ làm suy yếu chính quyền cũng như bắt giam Đái Tình và nhiều người chỉ trích khác.

Thủ tướng Lý Bằng đã vận động cho việc xây dựng đập này và đưa nó đến quyết định cuối cùng tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 4 năm 1992 mặc dù 1/3 số đại biểu bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống. Đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ từ cơ quan mà thông thường rất nhanh chóng thông qua các đề nghị của chính phủ. Quyết định xây dựng công trình đập Tam Hiệp được chính thức thông qua tại phiên họp Quốc hội Trung Quốc vào ngày 3 tháng 4 năm 1992 với 1.767 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 664 phiếu trắng.

Inside a Lock of the Three Gorges Dam in ChinaViệc tái định cư được tiến hành ngay sau đó và những sự chuẩn bị về vật chất đã bắt đầu năm 1994. Trong khi chính phủ tập trung thu hút công nghệ, dịch vụ, tài chính từ phía nước ngoài thì các lãnh đạo lại dành cho các hãng Trung Quốc công nghệ và các hợp đồng xây dựng.

4Lesser3GorgesBridge2Các vụ bê bối tham nhũng đã gây nhiều điều tiếng đối với dự án này. Người ta cho rằng các nhà thầu đã thắng thầu nhờ đút lót và sau đó đã bớt xén thiết bị và vật liệu để rút bóp các quỹ dành cho xây dựng. Người ta đồn rằng chủ tịch tập đoàn phát triển kinh tế Tam Hiệp đã mua bán các công việc tại công ty ông ta, rút các khoản tiền từ các khoản vay có liên quan đến dự án và biến mất vào tháng 5 năm 2000. Các viên chức của Uỷ ban tái định cư Tam Hiệp đã bị bắt vì tội tham ô các quỹ của chương trình tái định cư vào tháng 1 năm 2000.Nhiều hạng mục trong dự án có chất lượng tồi tệ đến mức thủ tướng Chu Dung Cơ đã phải ra lệnh bỏ đi vào năm 1999 sau khi một loại các tai nạn lớn đã xảy ra, bao gồm cả sập cầu. Chu Dung Cơ, một người đã từng chỉ trích dự án này rất gay gắt, thông báo rằng các quan chức có "một núi trách nhiệm trên đầu họ". Cùng thời gian này, các rạn nứt đáng kể đã xuất hiện trong đập. Để bù đắp lại các chi phí xây dựng, các quan chức của dự án đã lặng lẽ thay đổi kế hoạch vận hành đã được thông qua bởi Quốc hội là làm đầy hồ chứa nước sau 6 năm chứ không phải 10 năm. Để phản ứng lại, 53 kỹ sư và viện sĩ đã kiến nghị với Chủ tịch Giang Trạch Dân hai lần vào nửa đầu năm 2000 để làm chậm việc làm đầy hồ chứa nước cũng như việc tái định cư dân chúng trong vùng cho đến khi các nhà khoa học có thể xác định có hay không việc hồ chứa nước cao hơn gây ra các vấn đề về trầm tích. Tuy nhiên, việc xây dựng vẫn cứ được tiếp tục tiến hành.

Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu, 26 tháng 7 năm 2004
Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu, 26 tháng 7 năm 2004

Chi phí

Thông báo chính thức cho rằng dự án này sẽ tiêu tốn trong phạm vi 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, người ta cho rằng dự án này chi phí nhiều hơn tất cả các dự án xây dựng khác trong lịch sử, với ước tính không chính thức là 75 tỷ USD hoặc cao hơn. Cũng lưu ý rằng con số ước tính này ($75 tỷ) đã loại bỏ các khoản tham nhũng, các tổn thất trong hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn thất môi trường.

Tăng chênh lệch giàu nghèo

Các chỉ trích coi con đập chủ yếu để phục vụ cho lợi ích của các nhà công nghiệp phần bờ biển phía đông do ở đây họ có nhu cầu cao về điện năng. Không may là điều này lại dựa trên phí tổn của hàng triệu người đã bị đưa ra khỏi những vùng đất trồng trọt chủ yếu. Góp phần làm cho tình hình xấu hơn là các đền bù tái định cư không hợp lý (do các quan chức tham nhũng đã bớt xén các khoản này), số lượng người tái định cư về tổng thể là không ước tính được cũng như các khu đất mới của họ là xấu hơn.

Môi trường

Three Gorges Dam

Thủy điện là một nguồn năng lượng có thể hồi phục được mà không sinh ra các chất thải, mặc dù có những chứng cứ mới cho rằng các đập nước có thể sinh ra một lượng lớn cacbon điôxít và một khối lượng đáng kể khí mêtan1 do các hoạt động của vi sinh vật trong các hồ chứa nước.

 Các đập nước theo bản chất tự nhiên của chúng làm biến đổi hệ sinh thái và đe dọa một số loài sinh vật trong khi lại hỗ trợ cho một số loài khác. Cá heo sông Trung Quốc là một ví dụ đang trên đà tuyệt chủng và sẽ bị mất môi trường sinh sống do con đập này.

Trong khi việc chặt hạ cây cối của khu vực để xây dựng làm tăng khả năng xói mòn thì việc ngăn chặn các trận lũ lụt không kiểm soát được sẽ làm giảm xói mòn trong một chu kỳ dài hơn.

Khu vực văn hóa và cảnh quan thiên nhiên

Hồ chứa nước dài 600 km (370 dặm) sẽ làm ngập khoảng 1.300 địa chỉ khảo cổ và tiêu diệt vẻ đẹp huyền thoại của Tam Hiệp. Các di tích văn hóa và lịch sử đã phát hiện đang được di chuyển tới những vùng đất cao hơn nhưng ngập lụt của Tam Hiệp sẽ bao phủ nhiều di tích tiềm ẩn chưa phát hiện ra.

Giao thông thủy

Đập Tam Hiệp, cửa cống để cho tàu bè qua lại đập, tháng 5 năm 2004.
Đập Tam Hiệp, cửa cống để cho tàu bè qua lại đập, tháng 5 năm 2004.

Cửa khoang âu tàu, có thể đưa tàu lên độ cao 113 mét.

Việc đưa vào sử dụng các cửa cống tàu bè có thể sẽ làm tăng vận tải đường sông từ 10 đến 50 triệu tấn hàng năm, với chi phí vận chuyển giảm khoảng 30 - 37%. Vận tải thủy cũng sẽ an toàn hơn, do các hẻm núi này đã rất lừng danh trong lịch sử về độ nguy hiểm cho vận tải. Các chỉ trích thì cho rằng lượng bùn lớn sẽ lấp đầy các cảng chẳng hạn Trùng Khánh trong vài năm dựa trên cơ sở các chứng cứ từ các dự án đập nước khác.

Kiểm soát ngập lụt

Hồ chứa nước dung tích 22 km³ (28,9 tỷ khối theo thước Anh) sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng các chỉ trích thì tin rằng sông Dương Tử sẽ bổ sung thêm trung bình khoảng 530 triệu tấn bùn vào hồ trên một năm và nó sẽ nhanh chóng không còn tác dụng trong việc ngăn chặn lũ lụt. Việc tăng thêm trầm tích vào hồ có thể làm tăng mức nước lũ vốn đã cao tại Trùng Khánh.

Tổ chức Probe International cho rằng đập nước này không có tác dụng ngăn chặn lũ lụt, do bị mất đi các cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như sự mất đi của 13.000 km² hồ (có tác dụng làm giảm bớt đi sự ngập lụt) do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được.

Image:Drei-Schluchten-Damm (Jangtse).jpg

Nhìn từ Hạ Lưu, tháng 6-2006

Các rủi ro tiềm ẩn

Việc xây dựng đập được báo cáo là có chất lượng kém, với các vết nứt lớn đã xuất hiện trong thân đập vào năm 2000, đã dẫn đến các chỉ trích trong tiên tri các thảm họa tiềm ẩn tương tự như đối với đập Bản Kiều năm 1975.

Trong báo cáo hàng năm [1] tới Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng những người Đài Loan là "những người đề xuất các cú đánh vào đại lục dường như hy vọng rằng các đe dọa đối với dân cư đô thị Trung Quốc hay các mục tiêu có giá trị như đập Tam Hiệp sẽ làm giảm bớt sự áp bức quân sự của người Trung Quốc." Ý nghĩ cho rằng giới quân sự Đài Loan có thể tìm cách tiêu hủy đập Tam Hiệp đã gây ra phản ứng giận dữ từ các phương tiện thông tin đại chúng của đại lục. Tướng Liu Yuan của Giải phóng quân nhân dân đã phát biểu [2] trên China Youth Daily rằng giải phóng quân nhân dân cần "nghiêm túc trong việc bảo vệ chống lại những đe dọa từ những kẻ khủng bố Đài Loan". Mặc dù có tuyên bố của thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Thái Minh Hiền về sự ngược lại, phần lớn các nhà phân tích cho rằng người Đài Loan không có khả năng mà cũng không tìm kiếm các công nghệ để ném bom đập Tam Hiệp vì những đe dọa của Bắc Kinh về việc đáp trả bằng lực lượng quân sự áp đảo.


Đập phụ (đê quây) dùng để ngăn nước trong lúc thi công khu đập chính được phá bỏ 3/2006.


Trong tháng 9 năm 2004 Thời báo Trung Quốc thông báo rằng một lực lượng vũ trang lớn đã được triển khai tại khu vực này để chống lại cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra, nhưng không nói rõ về những kẻ muốn tấn công đập.

Ở đây có hai rủi ro đã được thống nhất xác định đối với đập2; đó là mô hình trầm tích vẫn chưa được kiểm tra kỹ và đập này nằm trên đứt gãy địa chấn. Trầm tích quá nhiều có thể che lấp các cửa xả nước, và nó có thể gây tổn hại cho đập trong một số tình huống. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố của đập Bản Kiều năm 1975 đã làm hỏng 61 đập nước khác và gây ra cái chết của hơn 200.000 người. Ngoài ra, trọng lượng của đập và hồ chứa nước về lý thuyết có thể sinh ra địa chấn cảm ứng, giống như đã xảy ra với đập Katse ở Lesotho.

Image:Sanxia Runner04 300.jpg
Một trong 26 tua-bin phát điện của nhà máy

Truyền tải điện năng
Phân phối điện năng của nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ không chỉ nằm trong giới hạn của Hệ thống lưới điện trung tâm Trung Quốc (bao trùm các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, và Giang Tây). Thay vì điều này, điện năng cũng sẽ được truyền tải về phía tây tới Trùng Khánhlưới điện Tứ Xuyên cũng như theo các tuyến khác về khu vực bờ biển phía đông và đông nam. Trong khi điện năng được truyền tải tới Trùng Khánh và Tứ Xuyên thông qua hệ thống đường dây 500 kV AC thì công nghệ HVDC (điện cao thế một chiều) sẽ được sử dụng cho việc phân phối về phía đông. Hai tuyến truyền tải có công suất lớn là HVDC Tam Hiệp-Trường Châu và HVDC Tam Hiệp-Quảng Đông, sẽ truyền tải điện năng về phía đông (tới khu vực Thượng Hải) và phía nam (tới tỉnh Quảng Đông)./.


Đập Tam Hiệp, tháng 12-2006

Chiều 20/5/06, khối bê-tông cuối cùng đã được đổ lên bức tường khổng lồ cao 185m, dài 2.309m. Sự kiện đã hoàn tất phần quan trọng nhất của dự án thuỷ diện lớn nhất thế giới.Một quan chức chính phủ Trung Quốc nói sự kiện đã đánh dấu một "bước ngoặt" trong việc xây dựng đập.Dự án kéo dài đến 13 năm với hơn 3000 công nhân tham gia.Để xây dựng đập Tam Hiệp, hơn 1 triệu dân đã được sơ tán.Đại công trình ở tỉnh Hồ Bắc dự kiến hoàn thành vào năm 2009, sau khi các máy phát điện được lắp đặt.Thủy điện Tam Hiệp có công suất lớn hơn cả thuỷ điện lớn nhất thế giới hiện nay của Brazil là Itaipu với 1,8 tỷ kilowat, 26 turbin.Kể từ năm 2003, nước đã bắt đầu chảy vào lòng hồ. Mỗi ngày mực nước tăng lên từ 1 đến 2 m trong tổng diện tích 1084m2. Hiện nay, mực nước trong hồ là 135 m, ước tính 39 tỷ m3.


Việc xây dựng con đập không làm cản trở hoàn toàn các phương tiện vận tải qua lại trên sông. Tàu có trọng tải vừa và nhỏ sẽ được chuyển qua đập bằng thang máy trong khi tàu lớn hơn phải qua 5 đường cống khác nhau.Chính phủ Trung Quốc cho biết toàn bộ chi phí dự án là 25 tỷ USD, nhưng một số nước châu Âu cho rằng phải từ 40 đến 50 tỷ USD.Một số người cho rằng công trình đã phá huỷ nhiều kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và di chỉ khảo cổ quan trọng cũng như tác động xấu đến môi trường sinh thái.Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ dầu nhiều thứ hai thế giới. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chiến lược thay thế nguồn năng lượng để đối phó với tình trạng thiếu điện, duy trì nền kinh tế đang bùng nổ.'Thật vô cùng ấn tượng'' Yang Chenxi, một sinh viên đang đi tham quan chiếc đập, nằm gần thành phố Yichang, tỉnh Hồ Bắc cho biết. ''Hầu hết người Trung Quốc đều tự hào về công trình này, tự hào hơn cả chương trình đưa người vào vũ trụ. Đập Tam Hiệp được xây dựng sẽ làm thay đổi cuộc sống của người dân''.Các kỹ sư cho biết, họ và nhiều công nhân - phần lớn là dân nhập cư ở tỉnh Vân Nam, sát biên giới với Việt Nam, sẽ tổ chức một lễ ăn mừng nhỏ vào ngày 20 tới khi đoạn bêtông cuối cùng được phủ lên phần đỉnh của chiếc đập.

Sự kiện sắp tới đánh dấu 13 năm lao động của hàng nghìn người đã tham gia việc xây dựng Vạn lý trường thành trên sông Dương Tử. Tới lúc này, vẫn còn hơn 2 năm nữa, dự án đập Tam Hiệp mới đi vào hoạt động thực sự vì một số thiết bị, gồm cả máy phát điện cuối cùng, cần phải lắp đặt.Là một trong những công trình vĩ đại của thế giới, Đập Tam Hiệp sẽ đón rất nhiều du khách tới tham quan. Đó là những người muốn chiêm ngưỡng công trình xây dựng kỳ vĩ, được dựng lên từ bàn tay những người thợ lành nghề đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, đối với các nhà chỉ trích, dự án này thực sự là một thảm họa đối với thiên nhiên. Để xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải sơ tán hơn 1 triệu người và có thể phải phá huỷ nhiều kỳ quan thiên nhiên vô giá và công trình khảo cổ quan trọng.Theo ông Cao Guangjing, phó chủ tịch dự án phát triển Đập Tam Hiệp - chương trình trị giá 180 tỷ NDT (22,5 tỷ USD) thì việc xây dựng là rất đáng tiền. ''Những điều có lợi lớn hơn so với những điều bất lợi. Tôi tin tưởng 100% vào dự án này''.Với lòng tin và sự hăng hái như vậy, những lời phản đối việc xây dựng công trình thuỷ điện đều bị dẹp sang một bên. ''Trong lịch sử, chưa từng có trường hợp nào mà một hồ chứa nước lại gây ra động đất'', ông Cao khẳng định như vậy khi có nhận xét rằng, chiếc đập được xây ở khu vực động đất dễ xảy ra và một hồ chứa quá lớn có thể tự tạo ra những chấn động. Những người ủng hộ xây dựng Đập Tam Hiệp nói, công trình này có thể giúp ngăn lụt, tạo ra điện và tạo thuận lợi cho đi lại trên sông Dương Tử.''Hiện nay, cứ 10 năm một lần, Trung Quốc lại bị lụt nặng'', ông Wang Xiaomao, phó kỹ sư trưởng Uỷ ban Nguồn nước Dương Tử nói. ''Với con đập này, ngập lụt chỉ xảy ra 1 lần trong 100 năm''. Năm 1998, lũ sông Dương Tử làm hàng triệu gia đình mất nhà và khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.Hồi đầu thế kỷ 20, Tiên sinh Tôn Trung Sơn - người tạo ra nước Trung Quốc hiện đại, từng làm bài thơ về việc tạo ra điện năng có ý nghĩa tương đương với sức mạnh của hàng trăm triệu người. Điều này giờ đây không chỉ còn trên thơ ca. Ở bờ tả, 14 chiếc turbin 700 megawat và các máy phát điện đã được vận hành. Tại bờ hữu, 12 turbin 700 megawat cũng đang được xây dựng và lắp đặt.Với công suất tương đương Itaipu - đập thuỷ điện lớn nhất thế giới hiện nay ở biên giới Brazil và Paraguay, đập Tam Hiệp có thể vượt mặt nhiều công trình khác

.We cruise through the channel past the dam.  Find something small in the picture to get the scale of it.Shot from the ship looking down the dam.  Heavy pollution removalShot of the whole dam from the river.  Sorry about colourThe dam from the side.  Looked better in black and white, like an old 19th century industrial photoA bicycle makes it through the locks at the first damApproaching the locksThe locks open at the topThe five-level locks under construction at 3 Gorges.  It will take 3 hours to passVisitor tower, from where I shot the panoramas of the damA shot of the 5-stage ship locks, so you can see why it will take 3 hours to pass.  You can't make a lock 600 feet high, so they have 5 of them.We prepare to climb the locksOld boat travels past walls in XilingAncient temple gateLoads of hay are placed onto bargesWorkers are constantly repairing the levees even with the dam almost ready.  Here they drop rocks into the water off a barge.Farmhouse on the dyke, on the banks of the river.Wuhan at night, as we leave, with its own tall TV tower.Sun sets in WuhanAn old city which will not be flooded but probably will be abandoned anyway.Houseboats line the banks3 Barges are pushed togetherMore levee reconstructionReconstruction on the levee.  They pause to look at our boat.a Cathedral and a Buddhist temple side by sideOne of the many cable-stay bridges over the YangtzeAncient writing names the part of the river you are walking through.At the entrance to the gorge, smoke from a smoke-bomb set off to welcome us wafts past a PagodaAn old covered bridge over a tributaryRiver traffic on the lower XilingMore bridges and gorge featuresMany waterfalls trickle into the Yangtze, more in the wet season of course.Terracing and waterfront housing that should survive (and thrive without the floods.)Waterfall with bargeRock formations at riversideSunrise behind the mountains at entrance to little 3 gorgesIt's washing day on the river.Horses help load the bargesMore river trafficBoat docks at coal chuteSun sets over the gorgesCable stay bridge in YuyangAnother impromptu shipyard, waiting for the water to rise.Real shipyard with actual ramp.  GeologyOther ships share the channel with us.Fisherman tries for his catch.  His wife watchesAncient inscriptions named the gorgePagoda is just barely above the 175m mark for flooding.Ancient pagoda will be flooded.Motorcycle waits on bank in lesser 3 gorgesOther tourists are more water safety awareTourists skip stones where the water gets too shallow.SceneryThe sun rises behind the mountains as we head to the lesser 3 gorgesWe leave our ship at sunrise.  Other ships are docked many deep, as were we.Punter pushes our boat off from the docksThis bridge, at the entrance to the lesser 3, will be 5 feet above water, and thus must be destroyed.Close-up of post-holes for the ancient pathThese square holes in the rock were placed there 2000 years ago, so that posts could be put in them to support a walkway for use when the water was too fast.  This will be flooded.Tourists pause for a moment on the river bankSerene gorge in a slower partSampan traffic moves into the 2nd gorge.Stalactites hang from the rocks at the side of the riverIt's easier coming downstreamThe walls are close and the pollution high.Taken looking straight up, the walls close inThe Buddha mountainMore monkeys at playOne of the famous hanging coffins, suspended thousands of feet up the gorge walls.  You needed to be powerful to rate this.Monkeys with a long lensMonkeys play on the walls of the gorge.Our other punterWe pause by the side of the streamShot above the SampanPunter is sublime as we prepare to end the journey.Pagoda will be below the waterOne of many sets of steps carved in the gorge wallsA bridge over a small tributary with blue waterMoon rises at sunset over Wu GorgeDetail on goddess rockFrom the top deck down the polluted gorgeThis town is only partly to be demolishedPressure makes the rocks interestingAnother moon shot

Another shot down the bow with the gorge rising in the hazeThe gorge is thin and scenicThe water and the first gorgeBlue water and steep cliffSheer cliffs at side of gorgeWe sail through the rapidsTerraced walls below the damOur ship is built to just fit through the locksNow the water will start to rise.The boat passes very close to the walls of the Qutang gorge

Đại lộ sexy ở Trùng Khánh: Người Trung Quốc có thể chứng minh rằng, họ hài hước chẳng kém gì người Pháp và yêu “vẻ đẹp tự nhiên” chẳng kém gì người Mỹ.Bức tường ngoài của một nhà vệ sinh công cộng

Bức tường ngoài của một nhà vệ sinh công cộng
Cứ dạo qua vài con đường lớn ở thành phố Trùng Khánh sẽ thấy không ít công trình công cộng gắn liền với những... đường cong gợi cảm.

No comments:

Post a Comment