Có nên tự sửa nhà?
Hãy
tự hỏi: Bạn có thích công việc tay chân hay không? Bạn có bền chí và
kiên nhẫn hay không? Bạn có những thói quen làm việc đáng tin cậy hay
không - nghĩa là một khi dự án bắt đầu, liệu nó có hoàn tất hay không?
Nếu bạn trả lời “không” cho một vài câu hỏi đại loại như vậy, có lẽ bạn nên gọi một nhà thầu.
Hiệp Hội Kỹ Nghệ Sửa Nhà Toàn Quốc (NARI) đã đưa ra một bản trắc
nghiệm gồm 17 điểm - “Home Improvement Projects: Do It Yourself or Hire a Professional?” - để giúp bạn đừng quyết định căn cứ vào sự suy đoán.
Cuộc trắc nghiệm bao trùm nhiều vấn đề, nhưng quá nhiều trường hợp
trong đó những người tự làm lấy chỉ xem xét ba yếu tố khi quyết định -
phí tổn của dự án, loại dự án và cách làm và mức khó khăn của công việc,
theo một cuộc nghiên cứu mới đây của NARI.
“Nhiều người tin rằng nếu họ tự làm lấy, phí tổn sẽ giảm rất nhiều.
Và phần lớn người ta cũng tin rằng việc sửa nhà không cần học hỏi nhiều
như công việc đó thực sự đòi hỏi,” theo lời ông Dean Herriges, chủ tịch
toàn quốc của NARI và là một chủ nhân của công ty Urban Herriges &
Sons Inc. ở Mukwonago, Wisconsin.
Nhưng vào lúc bạn gỡ bỏ một vài tấm đá phiến, khi đó đã quá muộn.
Trong số nhiều dự án sửa nhà, lớn cũng như nhỏ, các biến số có thể
gây ngạc nhiên cho bạn và trở nên vừa mắc míu vừa tốn kém - đặc biệt nếu
bạn làm hỏng việc và phải thuê mướn một nhà chuyên môn.
“Nếu bạn tự thực hiện dự án vì những lý do tài chánh, bạn cần xem xét
những gì cần phải làm để sửa chữa những sai lầm gây thiệt hại,” ông
Herriges nói.
Theo cuộc thăm dò, 40% nói yếu tố để quyết định tự làm lấy hay thuê
một nhà chuyên môn là phí tổn, 30% nói đó là loại dự án và biết cách làm
và 25% nói đó là mức độ khó khăn. Sự an toàn và thời gian cần thiết để
hoàn thành dự án đứng sau cùng, với tỉ lệ lần lượt là 2% và 3%.
Theo NARI, còn nhiều điều khác cần xem xét.
* Khả năng cơ thể, sự khéo léo, thời gian và sự hiểu biết công việc
quan trọng hơn là những thứ được nêu lên trong cuộc thăm dò. Sức mạnh và
sự lanh lợi cần thiết để nâng và điều khiển các vật nặng và khi nào cần
thêm một người nữa cho công việc thường bị coi nhẹ và điều đó có thể
gây thương tích.
* Những người tự làm lấy cần biết phải dùng bộ dụng cụ nào cho một
công việc nào và có khả năng sử dụng chúng. Học cách sử dụng các dụng cụ
sửa nhà ngay tại chỗ mà không có một thầy dạy là chuyện liều lĩnh và
nguy hiểm.
* Việc thảo hoạch tiến trình đầy đủ để bảo đảm bạn có đủ thời gian để
hoàn tất dự án mà không gây trở ngại cho gia đình cũng là điều then
chốt.
Ông Herriges nói: “Nếu bạn sẽ sửa sang một phòng tắm, bạn cần dự trù
một thời gian kha khá để bạn không cần phòng tắm, và những công việc đó
sẽ kéo dài bao lâu để bạn biết khi nào bạn lại có một phòng tắm.”
* Giấy phép sửa chữa, vật liệu và thời gian không phải là những yếu tố duy nhất về phí tổn mà bạn phải xem xét.
Theo ông Herriges, sửa chữa một dự án thường tốn kém hơn là thuê mướn
một nhà chuyên môn để thực hiện dự án ngay lúc đầu, do đó tốt hơn hết
các chủ nhà phải biết những gì mà họ sắp nhảy vào và liệu có đáng chấp
nhận rủi ro hay không.
Sửa nhà là một quyết định khó khăn với nhiều người. Nếu ngôi nhà bạn đang ở đã được xây từ lâu, mọi thứ đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp thì việc sửa nhà là rất nên làm. Tuy nhiên, sự vất vả khi phải quán xuyến một công trình xây dựng khiến nhiều người e ngại. Cho dù bạn có giao
phó công việc đó cho một chủ thầu, thì người trông coi và kiểm tra cuối
cùng vẫn phải là bạn. Đặc biệt, với những gia đình vừa sửa nhà
lại vẫn phải sinh hoạt trong chính ngôi nhà ấy, thì sự e ngại và do dự
càng lớn hơn. Thế nhưng 10 lý do sau đây sẽ khiến bạn và gia đình có thêm "dũng khí" để đối mặt với giai đoạn khó khăn này:
1. Giúp tăng giá trị ngôi nhà khi bán đi
Nếu bạn không dự định ở ngôi nhà hiện tại cho đến già, thì việc sửa nhà có thể
giúp bạn bán nó đi dễ dàng hơn. Một ngôi nhà mới và tiện nghi bao giờ
cũng được đánh giá và định giá cao hơn hẳn. Vì vậy, cho dù bạn chưa hề có ý định chuyển đi thì cũng vẫn nên sửa nhà khi nó đã trở nên cũ kỹ. Bởi cuộc sống không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, và biết đâu bạn sẽ quyết định bán ngôi nhà trong chốc lát.
2. Chuẩn bị cho giai đoạn "về hưu"
Còn nếu vợ chồng bạn đã cập kề tuổi 50 thì nên bắt tay vào "công cuộc" sửa sang nhà cửa ngay từ bây giờ. Khi bạn đã về hưu, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ đủ sức khỏe để giám sát công trình và khả năng tài chính để chi cho những khoản phát sinh. Hãy sửa nhà ngay khi có thể để an hưởng tuổi già.
3. Giúp chi phí sinh hoạt giảm thiểu
Một ngôi nhà cũ kỹ, bí bách và chật trội chắc chắn sẽ "ngốn" của bạn
nhiều tiền điện hơn hàng tháng. Thay vì tiếp tục chi trả những hóa đơn
tốn kém, bạn nên tìm giải pháp sửa nhà thích hợp để căn nhà thông thoáng hơn.
4. Ngôi nhà là chốn bình yên của bạn
Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình, và phòng bếp là trái tim của ngôi nhà. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hiện nay, bữa cơm tối có lẽ
là khoảng thời gian duy nhất trong ngày cả nhà được quây quần bên nhau.
Nếu bạn đang cảm thấy gia đình mình không còn vẻ đầm ấm, lũ trẻ càng
lớn càng xa lánh cha mẹ và "lẩn" về phòng riêng của chúng mỗi tối thì
chắc chắn bạn cần sửa nhà và đầu tư đáng kể cho phòng bếp - phòng ăn. Có một điều chắc chắn là con người ai cũng thích cái mới - cái đẹp, căn bếp khang trang, đầm ấm sẽ kéo mọi người lại gần nhau hơn.
5. Hãy nghĩ đến con cái
Không ai muốn sống trong một căn nhà cũ, nhưng nếu bạn thừa khả năng tài chính để chuyển đến một chỗ ở mới cao cấp hơn thì cũng nên cân
nhắc với phương án nâng cấp lại căn nhà hiện tại. Lũ trẻ chắc chắn sẽ
phải chuyển trường cũng như rời xa bạn bè hàng xóm của chúng, và bạn
không thể loại bỏ khả năng điều đó sẽ ảnh hưởng tới tụi trẻ ít nhiều.
Tốt hơn hết là đừng nên chuyển nhà quá nhiều. Nếu đang chán căn nhà hiện tại, bạn hoàn toàn có thể sửa nó.
6. Tự hào hơn khi đón khách vào nhà
Điều này là không nghi ngờ gì nữa. Mời bạn bè đến ngôi nhà cũ kỹ của mình ư? Chắc chắn bạn sẽ có phần xấu hổ và e dè. Nhưng nếu nó lại sáng đẹp như mới thì chẳng có gì khiến bạn phải chần chừ.
7. An toàn hơn cho sức khỏe
Nhà cũ xuống cấp sẽ kéo theo hệ lụy là sự mất an toàn của môi trường
sống. Rêu mốc bám khắp tường và trần. kiếm mối đục phá cửa tủ, giá
sách... tất cả những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mọi
người trong gia đình bạn.
8. Mở rộng không gian sống
Cách đây 5, 6 năm khi hai bạn lập gia đình, căn nhà nhỏ này có thể hợp với cặp vợ chồng trẻ còn son. Nhưng nay bạn đã có thêm 2 nhóc, và chúng cũng sắp lớn rồi thì nên sửa sang lại nhà cửa để cho chúng một không gian riêng.
9. Sửa nhà luôn luôn đúng đắn
Chẳng có gì là sai khi bạn thay đổi một thứ đã cũ. Hãy luôn tâm niệm điều đó. Bởi vì con người ta luôn có quyền được sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
10. Tránh được những stress khi phải tìm mua nhà mới
Bây giờ hãy thử so sánh việc sửa nhà với tìm mua một căn nhà mới. Chắc chắn mua mới cũng chẳng nhẹ nhàng gì hơn so với sửa lại,
thậm chí nó còn ngốn của bạn nhiều tiền bạc, thời gian và thậm chí là
sự bất hòa với người bạn đời hơn. Vậy thì tội gì phải "mua" stress vào
người, hãy lên kế hoạch sửa nhà ngay hôm nay.
5 cách đơn giản tự nâng cấp và sửa chữa nhà
Tùy theo mức
độ, nhu cầu nâng cấp căn nhà mà việc đổi mới nó là một việc đơn giản
hay phức tạp. Nhà của bạn có thể được nâng cấp cho đẹp hơn, hoặc cho
phù hợp hơn với mỹ quan đô thị. Việc nâng cấp có thể được thực hiện với toàn
bộ căn nhà hoặc chỉ là những bộ phận mà bạn cảm thấy cần thiết. Bạn có
thể thực hiện theo một vài cách đơn giản để giảm tổn thất một cách tối
thiểu và mang lại vẻ đẹp mới hiện đại cho căn nhà của mình.
1. Xem xét điều kiện hiện tại
Bạn cần phải quan sát và
phân tích xem vùng nào của căn nhà cần được nâng cấp. Thông thường, nói
đến việc nâng cấp bạn sẽ nghĩ ngay đến việc thay mới những đồ nội thất
và các đồ dùng trong nhà. Tuy nhiên, việc đầu tiên nên làm đó là hãy
quan sát các bức tường của nhà bạn. Rất có thể bạn phải thay thế các tấm ốp tường, trám vá các chỗ tường lõm, nâng cấp màu sơn tường.
Bạn nên tập trung cho việc nâng cấp chính căn nhà và tránh lãng phí
cho các đồ dùng trong nhà của bạn. Nhớ là phải biết đo đạc cẩn thận,
thảo ra bản vẽ cần thiết, chiết tính vật liệu cụ thể và đi mua đầy đủ đồ nghề + vật liệu cần thiết trước khi khởi công. Đừng quên an toàn là nguyên tắc số 1 - không được cẩu thả, bừa bãi.
2. Quan tâm đến từng chi tiết trong nhà
Bạn nên lướt qua các tờ tạp chí,
website yêu thích về kiến trúc nhà cửa, hoặc ghé thăm một vài trang chủ
để tham khảo và tìm kiếm các thông tin về những chi tiết nhà cửa hiện
đại. Chẳng hạn, các chi tiết đơn giản như công tắc đèn ố vàng có thể
cần thiết thay thế. Thay đổi chúng thành màu trắng hoặc một màu sắc nhã nhặn sẽ mang đến vẻ hiện đại và mới mẻ cho căn phòng của bạn. Đừng quên nhà ở Mỹ còn sử dụng hệ thống gas nên phải nhớ gắn hệ thống tắt tự động(auto shut-off valve). Nhà ở Mỹ còn đòi hỏi hệ thống fire sprinkler systems+fire extinguisher+carbon monoxide detector+smoke alarm,hệ thống tưới cây(irrigation sprinkler systems), hệ thống thông hơi(hood/ duct), hệ thống central air + heat.
fire sprinkler systems fire extinguisher
smoke alarm
carbon monoxide detector
3. Quan tâm đến ánh sáng
Thiết bị chiếu sáng trong nhà thường bị lỗi thời, hư hỏng do sử dụng
lâu ngày. Nâng cấp trần, chân đèn và các thiết bị trong phòng sẽ làm
mới không gian của bạn và có thể mang đến hiệu suất chiếu sáng tốt hơn. Nhà ở Mỹ bao gồm sân vườn trước và sau nên phải quan tâm đến ánh sáng ngoài sân vườn trước và sau(landscape lighting); nhất là sau này sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời(solar energy).
Những thiết bị chiếu sáng có thể được
giảm bớt, hoặc thậm chí được thay thế hoàn toàn bằng ánh sáng tự nhiên.
Chẳng hạn như bạn có thể mở thêm các cửa sổ trần, hoặc mở thêm các lỗ
thu nắng vào trong những vùng tối của căn nhà.
4. Chú ý đến các loại vật liệu
Vật liệu lát sàn, giấy dán tường,
quầy bếp, chậu rửa bát, bồn tắm là những thứ dễ bị cũ kỹ khi sử dụng
trong thời gian dài. Những vật dụng này thường được chọn với các kiểu dáng và màu sắc phù hợp với thời điểm bạn xây nhà, vì vậy chúng làm căn nhà của bạn trông có vẻ cũ hơn những gì bạn mong muốn thì bạn nên thay thế chúng.
Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế những tấm thảm nếu chúng bị hư hỏng, bạc màu hoặc màu sắc bị lỗi thời. Các loại giấy dán tường cũ
kỹ lâu ngày cũng cần được bỏ đi và thay vào đó loại giấy dán hoặc sơn
phủ mang phong cách hiện đại. Ngoài việc dùng giấy dán hoặc sơn tường, bạn có thể dùng ngay những bức tường gạch để tạo sự nổi bật rõ rệt cho căn phòng khi được làm sạch và trang trí hợp lý.
Với các thiết bị trong phòng bếp và phòng tắm
đã cũ, bạn nên sơn lại bằng các
màu sắc trung tính vì các
màu này sẽ làm chúng khó bị phát hiện ra là
đã bị dùng lâu.
Bạn cũng nên sơn lại các mặt quầy và tủ đa năng nhằm tiết kiệm cho việc sửa sang lại phòng bếp.
5. Nâng cấp nhà để cuộc sống thú vị hơn
Nếu bạn đã nhàm chán khi
nhìn thấy một căn nhà lỗi thời thì việc nâng cấp có thể khiến nó trở
nên đặc sắc hơn và bạn sẽ cảm thấy yêu thích tổ ấm của mình hơn.
Việc nâng cấp ngôi nhà đang ở cũng có
tác dụng làm cho nó chắc chắn hơn, đẹp hơn và mang đến cho người ở thêm
những điều thú vị hơn khi sống trong ngôi nhà thân yêu của mình.
Nếu
bạn cho rằng chỉ cần thật chú tâm vào giai đoạn xây dựng ban dầu sao
cho có một ngôi nhà thật tốt, thật bền vững, kiên cố còn sau đó không
phải quan tâm gì đến chuyện nhà cửa nữa thì bạn nhầm. Để có một ngôi
nhà mới đẹp sau nhiều năm sử dụng, yêu cầu trước
hết là bạn phải thường xuyên hoặc định kỳ xem xét từng góc cạnh, ngóc
ngách trong ngôi nhà của bạn, tránh những sự cố lâu ngày tích tụ thành
khó chữa. Lấy ví dụ điển hình thường gặp như chuyện thấm dột chẳng hạn.
Hạn chế thấm dột:
Nếu
như tường nhà bị thấm sau khi một trận mưa rào, bạn cần xem xét kỹ vết
thấm bắt đầu từ đâu. Nhiều khi cả mảng tường lớn bị ngấm nước, nhưng
nguyên nhân lại chỉ bắt đầu từ một vết nứt nhỏ ở trên cao. Những vết ố
dưới chân tường chưa chắc đã do nước ngấm từ nền nhà lên. Nguyên nhân có
thể do giữa nhà bạn và nhà bên có một khoảng cách nhỏ, khi nước mưa
tạt vào chảy ri rỉ dọc theo mạch
giữa gạch xây đọng lại ở chân tường. Thường gặp là trường hợp xây nhà
sau chỉ trát được tường phía bên mình, còn bên giáp nhà hàng xóm đành
chịu và nước sẽ dễ dàng ngấm vào bức tường này. Sau khi xác định rõ
nguyên nhân và vị trí, bạn mới thực hiện theo các phương án cụ thể. Đối với trường hợp này, bạn cần làm mũ che đỉnh tường cẩn thận, không để nước mưa tạt vào khe gây ngấm.
Nếu
nhà bạn bị dột qua mái tôn, bạn hãy xem xét kỹ các lỗ thủng. Bạn hãy
lau sạch vùng xung quanh lỗ thủng rồi dùng keo silicon gắn lại. Nếu
không có, dùng tấm bọt biển nhúng vào một chút xăng cho mềm ra rồi nhét
vào lỗ thủng. Đây là cách chữa rẻ tiền nhưng cũng khá hiệu quả. Lỗ
thủng nhỏ có thể gắn lại với một chút sơn đặc.
Những công việc nhỏ như quét sơn, chống dột, chống thấm, cho đến khi ngăn chia phòng, phá bỏ tường, chuyển cầu thang,
sửa lại khu vệ sinh, rồi lớn như nâng thêm tầng, phá bỏ và mở rộng một
phần nhà, đều có thể dẫn đến những chuyện khó lường. Do đó không nên
coi thường bất cứ một việc gì. Cần cân nhắc kỹ với sự góp ý của các
chuyên gia, hình dung ra một số sự cố có thể xảy ra và những trường hợp
phát sinh cần giải quyết. Việc sửa chữa nhà là quan trọng, đừng mời
những tốp thợ tay ngang lại không có trình độ, không có kinh nghiệm mà lại sai vào cái dại “của rẻ của ôi”.
Phần
mái bê tông lát gạch bị dột là khó tìm ra nguyên nhân hơn cả. Trát xi
măng thì mất thẩm mỹ vì bạn còn muốn dùng sân thượng làm nơi vui chơi,
bạn lấy nhựa đường nấu chảy rót vào các khe mạch. Trước đó, phải dùng
vật sắc cạnh cạo đi lớp xi măng miết giữa các viên gạch và làm vệ sinh
thật kỹ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Lâu ngày, nhựa đường
co ngót vẫn tạo ra kẽ hở ngấm nước. Bạn phải tìm đến những biện pháp
triệt để hơn.
Vá
lại những vết nứt, hãy xem xét vị trí và hình thức của vết nứt. Nếu là
vết nứt chỉ có ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào gạch, không có quy
luật thì chưa chắc đã do nhà bị lún, bạn chỉ cần đục bỏ lớp vữa để trát
lại. Nếu vữa tường bị rộp từng mảng, bạn không được trát lại luôn mà
phải đập rộng các mảng xung quanh, để đề phòng tiếp tục nứt vỡ. Nhưng
nếu vết nứt tường đã ăn vào gạch hoặc ở mép tiếp giáp giữa tường và cột
bê tông, cần dùng râu thép móc vào làm mối liên kết giữa các viên gạch
bị nứt bằng cách kẻ các đường vạch thẳng góc với phương nứt. Bạn ghi
lại ngày tháng và theo dõi qua một thời gian, đường vạch có còn thẳng hàng hay đã bị dịch chuyển. Mức độ
dịch chuyển trong thời gian ngắn cho thấy vết nứt tiếp tục lan rộng,
cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lý đúng bệnh. Sau khi trát và bả lại,
cần sơn toàn bộ bức tường cho đều màu, tránh sơn một khu vực rất khó
đều màu, làm bức tường như bị cảm giác vá víu.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia:
Rất
nhiều nhà gặp sự cố, phải sửa chữa thường không lường trước được công
việc. Nhiều khi bắt tay vào sửa tưởng nhanh chóng, đơn giản ai ngờ “cải
sảy nảy cái ung” càng lao vào càng thấy phức tạp, càng “rối như canh
hẹ”. Một vết nứt vỡ nhỏ, mới đầu chỉ định trát qua loa, nhưng rồi phải
làm lại cả bức tường, thậm chí làm lại cả móng, để khắc phục sự lún nứt
từ gốc.
Bạn cần chú
ý là đơn giá sửa chữa cao hơn đơn giá xây mới đến vài chục phần trăm,
là điều rất bình thường. Cùng một diện tích đó, cùng một số tiền đó, nếu bạn xây nhà mới có khi còn được một khối lượng công việc nhiều hơn. Khi xây mới, nhiều thứ bạn đã chủ động được như lượng nguyên vật liệu cần dùng, giá cả thi công, còn khi sửa chữa, bạn chỉ có thể dự tính được tương đối.
|
Sửa nhà tốn kém hơn xây mới:
Ngôi nhà khi là một vật thể thống nhất, cái nọ giằng cái kia "dựa vào nhau mà sống". Bây giờ bạn phá vỡ một phần cấu trúc, bạn phải trả lại cho nó một điểm tựa khác, để nó khỏi lệch lạc, xô đổ, thế là lại phát sinh việc rồi. Do đó, bạn nên điền thêm vào dự toán tài chính của bạn, sau khi dự toán chặt chẽ, sít sao con số "dự phòng phí" ít nhất là 10%.
Để việc sửa chữa nhà được thuận lợi, bạn có
thể mua các bao hỗn hợp vữa xây trát được pha chế sẵn theo tỷ lệ
chuẩn: xi măng chất lượng đảm bảo và cát đúng cỡ hạt đã qua sàng lọc,
tẩy sửa, sấy khô và trộn thêm phụ gia, đúng mác 50,75 và 100. Sản phẩm
đóng trong bao 2,5, 10, 20 và 50 kg có thời gian sử dụng lâu dài (trên 1
năm). Chỉ cần trộn với nước sạch là bạn đã có lượng vữa chất lượng chuẩn, tiện lợi cho công
việc xây trát ít, mặt bằng chật hẹp, tiết kiệm nhân công ở khâu sàng
lọc cát, pha trộn vữa. Vách tường hoàn toàn tránh được hiện tượng nứt
và các vết lồi lõm, loang lổ do các tạp chất trong cát thông thường gây
ra.
Một điểm quan trọng bạn cần lưu ý để giữ gìn vệ sinh môi trường cho gia đình bạn và những người xung quanh. Khi sửa chữa, phá dỡ những phần tường, bê tông, bạn cần che chắn xung quanh khu vực phá dỡ thật tốt và tưới nước vào để giảm bụi. Khi vận chuyển vật liệu phế thải từ trên cao, bạn không được để thợ đổ tự do xuống mặt đất mà cần đựng trong các dụng cụ, vận chuyển dần xuống. Nếu khối lượng phế thải nhiều, bạn hãy
sử dụng ván cốp pha đóng thành từng hộp kín bốn mặt nối từ vị trí đổ
phế thải xuống mặt đất. Từ trên tầng cao, trút phế thải vào hộp, bạn vừa đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, vừa không bị hàng xóm eo xèo.
Lập kế hoạch dự trù:
Bàn
kế hoạch dự trù để tính toàn phần nhà sẽ sửa, giá công thợ ở những
khối lượng có thể tính được ngay trên bản vẽ, bóc tách khối lượng vật
tư sẽ sử dụng. Đối với những việc đụng đến bộ "xương sườn" của ngôi
nhà. Bạn nên tham khảo thật kỹ ý kiến của các chuyên gia về kết cấu. Có thể mời một vài người tham gia cho chắc ăn, vì có nhiều chuyện sửa chữa cần kinh nghiệm không phải ý kiến đã thống nhất ngay được. Bạn không nên nghe lời "dụ dỗ" của những kẻ tay ngang, "đánh" vào tâm lý ham rẻ của bạn để rồi đưa ra những phương án không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Khi lựa chọn đội ngũ thi công, bạn nên chọn đội nào có thể làm được nhiều công đoạn. Công việc sửa chữa phức tạp, mặt bằng thi công lại chật hẹp, khó thao tác, nếu bạn gọi nhiều đội thợ thuộc các hạng mục công việc khác nhau, chỉ nguyên việc bố trí để các đội không dẫm chân lên nhau, không đổ lối cho nhau
đã là một việc "quá sức tưởng tượng rồi". Cũng đừng vì nghĩ việc nhỏ
nên không thảo luận ký và thực hiện việc lập hợp đồng. Một văn bản giấy
trắng mực đen giúp bạn tránh được những mệt mỏi về sau. Nội dung hợp đồng cũng giống như quá trình bạn đã làm quen khi xây nhà.
Sửa nhà ít ai tìm đến người giám sát. Nếu không phải là "đại tu". Do đó, bạn cần nắm
chắc vững hơn các kiến thức về xây dựng đề phòng bị làm ẩu, kém chất
lượng. Nhiều người, sau khi xây, sửa nhà vài lần đã trở thành chuyên
gia giám sát, nói vanh vách các cách kiểm tra độ phẳng của bức tường,
độ dốc thoát nước mái, rồi thời gian bảo dưỡng bê tông theo thời tiết
khác nhau.
Cuối cùng thì một điều bạn nên lưu ý là công việc sửa chữa nhà, khó tránh khỏi sự tốn kém phát sinh, mệt mỏi và mất thời gian. Dù sao cũng khó ngăn cản bạn ý định sửa nhà, khi người ta tổng kết rằng: việc xây nhà có thể một lần, nhưng còn sửa chữa nhà, lại là chuyện cả đời bạn ạ!
|
Sửa nhà là một quyết định khó khăn với nhiều người. Nếu ngôi nhà bạn đang ở đã được xây từ lâu, mọi thứ đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp thì việc sửa nhà là rất nên làm. Tuy nhiên, sự vất vả khi phải quán xuyến một công trình xây dựng khiến nhiều người e ngại.
Cho dù bạn có giao phó công việc đó cho một chủ thầu, thì người trông coi và kiểm tra cuối cùng vẫn phải là bạn.
Đặc biệt, với những gia đình vừa sửa nhà lại vẫn phải sinh hoạt trong
chính ngôi nhà ấy, thì sự e ngại và do dự càng lớn hơn. Thế nhưng 10 lý do sau đây sẽ khiến bạn và gia đình có thêm "dũng khí" để đối mặt với giai đoạn khó khăn này:
1. Giúp tăng giá trị ngôi nhà khi bán đi
Nếu bạn không dự định ở ngôi nhà hiện tại cho đến già, thì việc sửa nhà có thể giúp bạn bán nó đi dễ dàng hơn. Một ngôi nhà mới và tiện nghi bao giờ cũng được đánh giá và định giá cao hơn hẳn. Vì vậy, cho dù bạn chưa hề có ý định
chuyển đi thì cũng vẫn nên sửa nhà khi nó đã trở nên cũ kỹ. Bởi cuộc
sống không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, và biết đâu bạn sẽ quyết định bán ngôi nhà trong chốc lát.
2. Chuẩn bị cho giai đoạn "về hưu"
Còn nếu vợ chồng bạn đã cập kề tuổi 50 thì nên bắt tay vào "công cuộc" sửa sang nhà cửa ngay từ bây giờ. Khi bạn đã về hưu, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ
đủ sức khỏe để giám sát công trình và khả năng tài chính để chi cho
những khoản phát sinh. Hãy sửa nhà ngay khi có thể để an hưởng tuổi
già.
3. Giúp chi phí sinh hoạt giảm thiểu
Một ngôi nhà cũ kỹ, bí bách và chật trội chắc chắn sẽ "ngốn" của bạn nhiều tiền điện hơn hàng tháng. Thay vì tiếp tục chi trả những hóa đơn tốn kém, bạn nên tìm giải pháp sửa nhà thích hợp để căn nhà thông thoáng hơn.
4. Ngôi nhà là chốn bình yên của bạn
Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình, và phòng bếp là trái tim của ngôi nhà. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hiện nay, bữa cơm tối có lẽ là khoảng thời gian duy nhất trong ngày cả nhà được quây quần bên nhau. Nếu bạn đang cảm thấy gia đình mình không còn vẻ đầm ấm, lũ trẻ càng lớn càng xa lánh cha mẹ và "lẩn" về phòng riêng của chúng mỗi tối thì chắc chắn bạn cần sửa nhà và đầu tư đáng kể cho phòng bếp - phòng ăn. Có một điều chắc chắn là con người ai cũng thích cái mới - cái đẹp, căn bếp khang trang, đầm ấm sẽ kéo mọi người lại gần nhau hơn.
5. Hãy nghĩ đến con cái
Không ai muốn sống trong một căn nhà cũ, nhưng nếu bạn thừa
khả năng tài chính để chuyển đến một chỗ ở mới cao cấp hơn thì cũng
nên cân nhắc với phương án nâng cấp lại căn nhà hiện tại. Lũ trẻ chắc
chắn sẽ phải chuyển trường cũng như rời xa bạn bè hàng xóm của chúng, và bạn không thể loại bỏ khả năng điều đó sẽ ảnh hưởng tới tụi trẻ ít nhiều. Tốt hơn hết là đừng nên chuyển nhà quá nhiều. Nếu đang chán căn nhà hiện tại, bạn hoàn toàn có thể sửa nó.
6. Tự hào hơn khi đón khách vào nhà
Điều này là không nghi ngờ gì nữa. Mời bạn bè đến ngôi nhà cũ kỹ của mình ư? Chắc chắn bạn sẽ có phần xấu hổ và e dè. Nhưng nếu nó lại sáng đẹp như mới thì chẳng có gì khiến bạn phải chần chừ.
7. An toàn hơn cho sức khỏe
Nhà cũ xuống cấp sẽ kéo theo hệ lụy là sự
mất an toàn của môi trường sống. Rêu mốc bám khắp tường và trần. kiếm
mối đục phá cửa tủ, giá sách... tất cả những yếu tố này ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khỏe của mọi người trong gia đình bạn.
8. Mở rộng không gian sống
Cách đây 5, 6 năm khi hai bạn lập gia đình, căn nhà nhỏ này có thể hợp với cặp vợ chồng trẻ còn son. Nhưng nay bạn đã có thêm 2 nhóc, và chúng cũng sắp lớn rồi thì nên sửa sang lại nhà cửa để cho chúng một không gian riêng.
9. Sửa nhà luôn luôn đúng đắn
Chẳng có gì là sai khi bạn thay
đổi một thứ đã cũ. Hãy luôn tâm niệm điều đó. Bởi vì con người ta luôn
có quyền được sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
10. Tránh được những stress khi phải tìm mua nhà mới
Bây giờ hãy thử so sánh việc sửa nhà với tìm mua một căn nhà
mới. Chắc chắn mua mới cũng chẳng nhẹ nhàng gì hơn so với sửa lại, thậm
chí nó còn ngốn của bạn nhiều tiền bạc, thời gian và thậm chí là sự bất hòa với người bạn đời hơn. Vậy thì tội gì phải "mua" stress vào người, hãy lên kế hoạch sửa nhà ngay hôm nay.
Nếu đã chán với màu tường xám xịt của căn phòng ngủ, chán với những đồ vật cũ kĩ, muốn biến căn phòng thành một nơi thú vị mà không quá lòe loẹt thì hãy làm
cho phòng tiếp thêm cảm xúc cho những cuộc ái ân chăn gối của chủ nhân
bằng nhiều cách: thay màu sơn hay giấy dán tường, đổi cách trang trí...
Chủ nhân của căn phòng không phải là một người ưa thích sự phá cách của các gam màu nên ngay từ đầu, căn phòng ngủ được bố trí với gam màu trung tính, nhàn nhạt. Qua thời gian, mọi vật trở nên cũ kĩ, sờn mòn và nhàm chán đặc biệt là những điểm sau đây:
- Tủ quần áo: Tủ quần áo bằng gỗ ẩn sâu vào tường với gam màu be trùng với gam màu của tường không tạo điểm nhấn, nhạt nhẽo.
- Đầu giường không có, quá sơ sài, khi ngủ, ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào khiến giấc ngủ không được sâu.
- Rèm cửa màu xanh nhạt không tạo được điểm nhấn cho toàn căn phòng. Nó đã quá cũ để sử dụng.
- Những chậu cây xanh không còn sức sống được để dồn trên mặt tủ.
- Hai chiếc đèn ngủ bên có lồng bên không có trông khá vô duyên.
- Chiếc gương nằm bên cạnh giường tạo cho căn phòng sự rộng rãi nhưng thực ra lại khiến phòng trông chật hơn.
Yêu cầu của chủ nhân là chỉ thay đổi một số điểm để căn phòng trông có sức sống hơn, không tốn quá nhiều tiền, tiết kiệm là trên hết. Nhà thiết kế đã bố trí lại như sau:
- Thay đổi lại rèm cửa: Chiếc rèm màu xanh nhạt không còn giá trị sử dụng cả về mặt thẩm mĩ nữa đã được bỏ, thay vào đó là một chiếc rèm màu san hô pha trắng. Vừa mang ánh sáng vào phòng lại tạo được cảm giác bắt mắt, vui tươi khi mở cửa sổ.
- Thêm phần đầu giường: Đầu giường được thêm vào giúp che ánh sáng tự nhiên khi ngủ. Chiếc giường cũng trông thanh lịch hơn.
- Sơn lại tủ: Màu be của tủ gỗ đã quá nhàm chán, thay vào đó là màu xanh đen viền trắng làm nổi bật rõ. Mọi đường nét của căn phòng trội lên trông thấy.
- Bỏ gương cạnh đầu giường. Thay vào đó là những
khung ảnh gia đình được sắp xếp theo ý chủ nhân tạo nên cái nhìn thoáng
hơn, không gian rộng hơn. Gương được chuyển xuống phía gần tủ chè.
- Bỏ đi một chiếc đèn ngủ có lồng chụp làm tăng diện tích không gian, thay vào đó là những chậu cây xanh nhỏ xinh. Căn phòng nhìn giàu sức sống hơn.
Không mất nhiều tiền mà bạn vẫn có được căn phòng ngủ như ý, cái đó phải dựa vào tài sắp xếp của bạn.
Dùng
dao bay gỡ nhẹ những viên gạch bị vỡ và cả những viên bị bong nằm cạnh
chúng. Nhặt hết những mảnh vụn của gạch và cũa vữa khô còn sót lại.
Hòa một ít vữa bằng xi măng trắng và trát vào chỗ trống, nếu vữa hơi loãng nên để chờ khô một chút.
Trát một lớp vữa mỏng vào phía sau viên gạch rồi đặt vào từng vị trí. Dùng tay nhấn khẽ cho đến khi viên gạch nằm vào mặt phẳng với những viên cũ. Có thể kiểm tra bằng thước cân bằng giọt nướt.
Dùng giẻ sạch hoặc xốp bọt lau sạch bề mặt gạch vừa lát để chùi hết vữa thừa. Định vị gạch lần cuối cho phẳng. Như vậy bạn đã có được một sàn nhà lành lặn như cũ mà không tốn nhiều thời gian.
Lắp đặt thiết bị sử dụng điện trong buồng tắm luôn phải tuân thủ chặt chẽ những chuẩn mực nhất định, nên điều chủ yếu là phải kiểm tra xem buồng tắm của gia đình bạn có đáp ứng những chuẩn mực đó chưa. Hậu quả của việc bị điện giật trong buồng tắm luôn trầm trọng hơn, bởi đây là nơi làn da của chúng ta thường ở trạng thái ẩm ướt.
Ổ cắm
Tốt nhất là không lắp đặt ổ cắm trong buồng tắm, ngoại trừ dạng ổ cắm cho máy cạo râu, được thiết kế đặc biệt. Dẫu được cho phép sử dụng trong buồng tắm nhưng các loại máy cạo râu vẫn có thể bị nước bắn vào bên trong. Thế nên cần đặt dụng cụ cạo râu điện xa bồn tắm hoặc vòi sen. Tránh để nước bắn vào.
Và nếu buộc phải lắp đặt ổ cắm trong buồng tắm, nên sử dụng loại có nắp đậy, dạng ổ cắm bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ, và dĩ nhiên là phải đáp ứng những yêu cầu về an toàn điện.
Không nên mang những thiết bị sử dụng điện cầm tay như máy sấy tóc, radio vào phòng tắm, cho dù các thiết bị
này được nối với nguồn điện từ bên ngoài. Nếu cần máy sấy tóc, phải sử
dụng loại cắm cố định, với luồng hơi nóng thoát ra qua một ống nhựa mềm
dẻo.
Đèn
Đèn phải được bố trí ngoài tầm với và có chụp bao bọc để không bị nước bắn vào. Nên dùng loại đèn trần có chụp bên ngoài hơn là dùng loại đèn treo. Ổ cắm điện thông thường không thích hợp cho buồng tắm, bởi chúng có thể bị ẩm, hoặc bị nước bắn vào. Dạng công tắc bằng hình thức kéo dây với dây làm bằng chất liệu cách điện là chọn lựa an toàn nhất.
Và những lưu ý
1. Dây dẫn điện
trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách
điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có
đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không
được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá
lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà.
2. Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.
3. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc ( tường, trần nhà,... ) không nhỏ hơn 10 mm.
4. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).
5. Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.
6. Cầu dao điện, công tắc điện
phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc,
chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện
được nhanh chóng, kịp thời.
7. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện
phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện
khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng,
cắt điện.
8. Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che. Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công
suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt
mạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện
giật). Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch
điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.
11. Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.
12. Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc,... khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.
13. Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định.
14. Khi điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.
Nối đất bảo vệ, tác dụng:
- Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.
-
Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có
tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập
mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.
Nối không bảo vệ, tác dụng:
- Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới điện.
-
Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, khi có dòng điện chạm
vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hay làm
cho công tắc tự động ngắt điện ở đoạn mạch của mạng điện hay thiết bị hư hỏng với thời
gian ngắn mạch nhỏ nhất. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả
trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực hiện nối đất nhiều lần
(lập lại) và nhất thiết phải nối đất ở cuối lưới điện.
Phòng tắm luôn là một phần rất quan trọng trong ngôi nhà. Vì thế, bạn
hãy tu sửa lại phòng tắm để cuộc sống của các thành viên trong gia đình
thêm thoải mái và dễ chịu hơn.
Sau đây là 5 lý do để bạn làm điều đó.
1. Thời kỳ dễ dàng thỏa thuận giá cả
Trong thời điểm mà ngành xây dựng dân dụng đang bị sụt giảm, các
nhà thầu xây dựng có rất ít việc làm thì việc bạn có thể thỏa thuận để
có một mức giá xây dựng hợp lý là việc rất dễ dàng. Nếu bạn chưa từng
sửa phòng tắm trước đó, bạn hãy làm ngay đi nhé.
2. Bù đắp cho người bạn đời
Nếu
như trong tuần trăng mật ngọt ngào, bạn rất mệt mỏi và ít có cơ hội để
cưng chiều người bạn đời của bạn, bạn lại chót đưa ra một vài lời hứa
hẹn. Bây giờ, bạn hãy biến phòng tắm nhà bạn thành 1 khu spa êm ái và
lãng mạn. Đừng quên bố trí thêm bồn tắm, vòi phun, bình nóng lạnh, đèn
nghệ thuật để tạo sự thư giãn thoải mái cho phòng tắm của 2 người.3. Sàn phòng tắm bằng thảm đã bắt đầu xuống cấp
Với phòng tắm, bạn đừng nên bố trí
thảm, nếu tấm thảm trong phòng tắm dùng đã lâu thì bạn nên gỡ bỏ nó đi.
Có hàng trăm loại vật liệu khác để bạn có thể sử dụng cho nền phòng tắm
nhà mình. Nhưng theo kinh nghiệm của archi.vn thì gạch men hoặc nhựa
vinyl là lựa chọn tốt nhất cho sàn phòng tắm nhà bạn luôn sạch sẽ và mát
mẻ.
4. Phòng tắm được sử dụng vào mỗi sáng
Nếu
như các thành viên trong gia đình có thói quen tắm ở nhà vào mỗi sáng
trước khi đi học hoặc đi làm, bạn tính đến việc phải làm thêm phòng tắm
nhưng nó rất tốn kém và khó khăn. Vì vậy, với các gia đình nhiều người,
nên sửa lại phòng tắm bằng cách tách riêng khu vực tắm và vệ sinh. Đó
là cách tốt nhất mang lại hiệu quả cho phòng tắm và có thể tiết kiệm chi
phí.
5. Phòng tắm nhà bạn luôn bị thấm nước
Phòng tắm có thể gặp một vài vấn đề rắc rối như: van nước bị hở, bị
nấm mốc ở các góc phòng, tấm sàn bị hỏng, nứt… Đây là những dấu hiệu
cho thấy phòng tắm nhà bạn đang gặp vấn đề lớn, không tiếp tục sử dụng
được. Bạn nên tìm cách tu sửa nó hoặc thay thế các thiết bị bị hỏng hóc
trong phòng tắm. Hy vọng một phòng tắm hoàn thiện sẽ mang lại cảm giác
thư thái và dễ chịu cho bạn và gia đình khi sử dụng.
Windows are also of major importance, as they have a huge influence
on the aesthetics and atmosphere of a room. Diagonal windows add a
dramatic touch and are welcomed in case there is an inclined wall near
by. Most of the bathrooms in the pictures below are modern, but you will
also notice a few classic elements that combine perfectly with the
contemporary arrangements. Have a look and tell us what you think about
this collection of bathroom designs. Take your time, as each interior
has a lot to offer.
A skyscraper called the Aquaria Grande,
under construction in Mumbai , India , not only includes more than 200
apartments, three levels of car parking, a gym and sauna, but it also
features pools on the edges of several balconies.
With
228 apartments, the Imperial in Mumbai has two 60-story towers
featuring high-security systems, outdoor terraces, an entertainment area
and pool.
A gym is expected to... open soon and the largest apartments
include lap pools. the world’s most expensive home located in Mumbai, boasts three helicopter landing pads, floating gardens, six car parks, a theater and a grandballroom.