Thay đổi khí hậu dẫn tới làn sóng “di dân môi trường”
Theo
dự báo của Asian Development Bank (ADB), các nước cần phải chuẩn bị cho
làn sóng di dân vì tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới mực nước biển
dâng cao, lũ lụt, và thổ nhưỡng bị thoái hoá.
Theo
Nhóm nghiên cứu thay đổi khí hậu quốc tế của Liên hiệp quốc (IPCC) thì
nhiệt độ gia tăng sẽ tạo nên rất nhiều ảnh hưởng đối với môi trường.
Châu Á Thái Bình Dương là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất, như việc đối
diện với lượng mưa thay đổi, khí hậu thay đổi thất thường, nước biển
dâng cao, lũ lụt, cho tới những cơn bão nhiệt đới lớn. Trong số 10 quốc
gia dễ chịu ảnh hưởng nhất của sự thay đổi môi trường thì có 6 quốc gia
thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương.Theo
báo cáo này thì Đông Nam Á có 1/3 dân cư ở trong khu vực nguy hiểm, bao
gồm Indonesia, Miến Điện, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.
Báo
cáo cũng cho biết, từ năm 2010 tới năm 2011, thiên tai đã làm cho 42
triệu người phải rời khỏi nơi cư trú.” Hoàn cảnh môi trường thay đổi có
khả năng phát sinh một cách đột ngột, cũng có khả năng hình thành từ từ.
Biến đổi khí hậu càng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống thì lượng
di dân môi trường cũng càng nhiều, nhưng để dự đoán số lượng di dân là
một việc vô cùng khó khăn. Các
nhà khoa học của tổ chức này cho biết, phát điện và khí thải xe hơi từ
nhiên liệu hoá thạch sẽ làm hiệu ứng nhà kính càng gia tăng, dẫn tới
nhiệt độ trái đất cũng tăng cao, các hiện tượng tự nhiên cũng tăng
theo.
Châu Á là khu vực
đông dân cư, thêm đường bờ biển dài, rất dễ chịu ảnh hưởng của sự thay
đổi khí hậu. Một số đảo nhỏ ở Papua New Guinea do khí hậu thay đổi dẫn
tới mặt nước biển dâng cao, các cư dân phải di dời đến nơi khác.Năm 2010
ở Pakistan phát sinh lũ lụt, lưu vực sông Ấn Độ bị nước nhấn chìm, dẫn
tới hơn 10 triệu người phải di rời, đồng thời bão lớn ở Philipines khiến
hơn 300.000 người gặp tai nạn.
Nhị Giang dịch
Nhị Giang dịch
Khánh thành công trình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Sau gần 10 năm thi công, dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè, công trình dân sinh nổi bật của TP HCM đã được khánh thành trong sự chờ mong của hàng triệu người dân thành phố.
Chiều 18/8, UBND TP HCM đã tổ chức lễ khánh thành giai
đoạn 1, công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và xây dựng đường
Trường Sa, Hoàng Sa với sự tham dự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND TP HCM Lê
Hoàng Quân nhấn mạnh, dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị
Nghè) là một trong những dự án đầu tiên của thành phố mang ý nghĩa chính
trị, kinh tế, xã hội quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển
thành phố toàn diện, bền vững. Việc thực hiện thành công dự án đã cải
thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe,
từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho 1,2 triệu dân các quận
1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp.
Dự án vệ sinh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được khánh thành giai đoạn 1 sau nhiều lần lỗi hẹn. Ảnh: H.C. |
Chủ tịch thành phố cũng đã cảm ơn hơn 7.000 hộ dân đã
chấp nhận di dời, giải tỏa và tái định cư phục vụ cho dự án, đồng thời
cám ơn Ngân hàng thế giới đã giúp đỡ vốn để TP HCM hoàn thành dự án quan
trọng này.
Dự án cải thiện vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè có tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 8.600 tỷ đồng, trong
đó hơn 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với
gần 50.000 người.
Sau gần 10 năm triển khai dự án, công trình giai đoạn 1
đã thi công được hơn 9 km tuyến cống bao có đường kính từ 2,5 đến 3 m
cùng với 36 giếng chính và 59 thiết bị tách dòng để thu nước dọc kênh, 1
trạm bơm có lược rác với công suất 64.000 m3/h. Công trình cũng đã lắp
đặt gần 16 km bờ kè đứng bằng cừ bản bê tông dự ứng lực và nạo vét gần
1,1 triệu m3 đất, gia cố 16 cây cầu dọc tuyến kênh…
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang dần được "hồi sinh". Ảnh: Hữu Công. |
Đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước khi được cải tạo. Ảnh: Hữu Công. |
Rác thải, xà bần nhếch nhác nay được thay bằng thảm cỏ sạch đẹp. Ảnh: Hữu Công. |
Dòng nước và màu xanh hiền hoà hai bên bờ kênh. Nếu nhìn hình ảnh đó, ai cũng nghĩ môi trường nước nơi đây thật trong lành. |
Nhưng nhìn gần lại một chút... |
... gần thêm một chút nữa thì ta sẽ thấy tất cả những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày đều có ở đây khiến cho dòng nước bị ô nhiễm. |
Trên bờ, trăm hoa đang đua nở. Và bên dưới kênh, trăm thứ rác cũng đang bập bềnh trôi. |
Một người đàn ông đang thả những chú cá rô đồng xuống dưới. Chắc hẳn mọi người sẽ rất cảm động khi thấy hành động đó. Vì ông đang góp phần làm tăng trưởng thêm các giống loài sinh vật cho dòng kênh. Nhưng... |
Rác thì có ở khắp mọi nơi, từ trên bờ cho đến bên dưới. |
Rác cũng vẫn được thu gom để chở đi nơi khác. Nhưng rác dưới kênh thì vẫn cứ lềnh bềnh, nước vẫn cứ thối đen. |
Đến bao giờ, nước dưới kênh mới xanh trong và bình yên như những hàng cây trên bờ, Nhiêu Lộc ơi...? |
Bên cạnh dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, chính quyền TP HCM cũng đã đầu tư hơn 554 tỷ đồng cho dự án cải
tạo đường Trường Sa và Hoàng Sa tạo cảnh quan trên tuyến kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè trở thành hai tuyến đường đẹp của thành phố. Toàn bộ hai tuyến
đường ven kênh này cũng sẽ được khánh thành vào cuối tháng 8 tới.
Xây mới chùa Trăm Gian: Dư luận sục sôi, nhà quản lý bình thản!
ANTĐ - Dễ đến cả chục năm qua, vấn đề tu bổ di tích sai nguyên tắc luôn
là diễn đàn “nóng”, bàn đi bàn lại tìm cách gỡ rối rồi vẫn như không. Và
lần này, “nạn nhân” tiếp theo là chùa Trăm Gian, ngôi chùa được khởi
dựng từ thời Lý.
Chùa Trăm Gian lâu nay nức tiếng bởi kiến trúc cổ kính và độc đáo, những ngày qua trở nên “nổi tiếng” hơn khi nhà Tổ, gác Khánh của chùa bị đập đi, xây mới hoàn toàn. Lạ ở chỗ, trong cả mấy tháng trời ròng rã xây dựng công khai, nhưng không một cơ quan chức năng nào biết. Chùa cách trụ sở xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) không bao xa, nhưng khi được hỏi có biết việc xây dựng này hay không, các cấp lãnh đạo ở đây đều: “không biết” hoặc “không để ý”.
Cho đến ngày 24-8, khi đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ VH-TT&DL và Cục Di sản Văn hóa xuống tới nơi thì việc phá dỡ và xây mới đã gần hoàn tất. Tại thời điểm kiểm tra, công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên tới sân tiền đường đã bị dỡ bỏ hoàn toàn, thay vào đó là vật liệu kiến trúc rất hiện đại. Nhà Tổ, cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ, kiến trúc hai công trình trên được nhà chùa cho thi công không dựa trên thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nói nôm na là công trình xây dựng không phép. Toàn bộ cấu kiện gỗ, ngói lợp và chân tảng cũ của nhà Tổ và gác Khánh - những vật liệu đã làm nên một tác phẩm kiến trúc nghìn năm tuổi thành đồ bỏ đi, chất đống phía sau chùa. Bậc cấp xưa gập ghềnh rêu phong, nay thay mới bằng đá xanh. Đơn vị thi công do nhà chùa thuê đều là thợ địa phương, không mảy may biết gì về quy định tu bổ…
Trước sự việc trên, hôm qua, 27-8, Bộ VH-TT&DL đã có Văn bản số 2946/ BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND thành phố, chỉ đạo một số cơ quan chức năng đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý sai phạm, bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của nhà Tổ, gác Khánh và đá bậc cấp cũ trước sân tiền đường. Bộ cũng đề nghị, nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận, đồng thời thực hiện đầy đủ các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định.
“Tu bổ chỉ làm chùa khá lên”?
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ VH-TT&DL, sai phạm ở chùa Trăm Gian là hết sức nghiêm trọng. Thế nhưng, lâu nay, việc xử phạt đối với các công trình tu bổ di tích kiến trúc sai nguyên tắc dẫn đến những hậu quả đáng tiếc luôn được thực hiện theo một “quy trình chuẩn”: Phát hiện - kiểm tra - cho dừng thi công - hoàn thiện hồ sơ (nếu trước đó, chủ đầu tư “trót quên” không xin thỏa thuận từ Cục Di sản Văn hóa - áp dụng cho di tích xếp hạng Quốc gia) và cuối cùng thì vẫn tiếp tục hoàn thiện.
Sự sai trái luôn luôn được tha thứ thậm chí là thỏa hiệp. Đã có cả trăm di tích bị đập bỏ xây mới, nhưng “thủ phạm” chưa bao giờ bị phạt hành chính, chứ chưa nói đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Trở lại sự việc ở chùa Trăm Gian, sư trụ trì đã nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, nhưng vai trò của chính quyền mà cụ thể là xã Tiên Phương và huyện Chương Mỹ ở đâu? Sở VH-TT&DL Hà Nội, đơn vị trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm đến đâu?
Trao đổi cùng An ninh Thủ đô, ông Nguyễn Đức Hòa - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội thừa nhận: “Việc thi công nhà Tổ và gác Khánh chùa Trăm Gian là sai nguyên tắc, tức là không báo chính quyền để làm thủ tục theo đúng quy trình”. Ông Nguyễn Đức Hòa cho rằng: “Việc tu bổ này không phải là cá nhân làm lợi cho riêng mình” và “Chỉ là tu bổ nhà Tổ và gác Khánh, chứ không phải nhà chính như các báo nói, vì thế không có gì ghê gớm” và “Chùa đã xuống cấp, để chống sập thì phải làm, có thể chưa đúng nguyên tắc trùng tu, nhưng việc tu bổ ở chùa Trăm Gian là góp phần giữ gìn cảnh quan của chùa” và “Không có chuyện khoán trắng di tích cho cá nhân nào cả, việc tu bổ chỉ làm cho chùa khá lên, chỉ sai ở góc độ nào đó thôi, sai thì xử lý, không thể nói vì cái này cái kia được...” - ông Nguyễn Đức Hòa cho biết. Khi được hỏi về phương án khắc phục hậu quả, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội bảo “Thời gian tới sẽ họp để tìm phương án”.
Gác Khánh mới trong quá trình hoàn thiện
Khó quy trách nhiệm
Trong Luật Di sản văn hóa, trong Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL ngày 6-2-2003 của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL) và gần đây nhất là Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích… đã đề ra quy trình khá ngặt nghèo.
Bộ VH-TT&DL cũng đã lấy việc tu bổ đình Chu Quyến - Ba Vì làm hình mẫu cho quy trình chuẩn trong tu bổ di tích kiến trúc gỗ, tức là chuẩn cũng đã có. Nhưng cũng không chủ đầu tư hay đơn vị thi công nào thiết tha áp chuẩn. Việc tu bổ vẫn cứ “muôn hình vạn trạng”. Hiện, rất nhiều hoạt động tu bổ di tích được thực hiện dưới sự điều chỉnh của Luật Xây dựng mà luật này thì không chi tiết vào các vấn đề của di sản. Vì thế, có người có thể làm xây dựng, tu sửa nhà cửa rất tốt nhưng người ta không thể làm di tích được. Bởi, đó là một công trình văn hóa chứ không đơn thuần là một công trình xây dựng. Tu bổ cũng phải hiểu về di tích, hiểu từ những họa tiết hoa văn trên đầu đao gác mái. Người xưa vốn thâm thúy, sao họ lại chọn hoa văn hoa cúc trang trí này mà không phải là thứ hoa nào khác, sao lại chỉ dùng đá xanh để bó vỉa nền đình... Đó là những điều đặc biệt trong tín ngưỡng tâm linh, là lời nhắn gửi của đời trước tới đời sau. Vì thế, nói như GS. Trần Lâm Biền, những người làm công tác tu bổ hãy bỏ cái thói quen vỗ ngực rằng “tôi có tâm”, xét cho cùng thì “tâm” phải đi liền với “tuệ”. Nhờ “trí tuệ” mà dẫn “tâm”, chứ mù quáng thì nhất định sẽ dẫn đến sai lầm.
Trong Luật Di sản văn hóa, trong Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL ngày 6-2-2003 của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL) và gần đây nhất là Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích… đã đề ra quy trình khá ngặt nghèo.
Bộ VH-TT&DL cũng đã lấy việc tu bổ đình Chu Quyến - Ba Vì làm hình mẫu cho quy trình chuẩn trong tu bổ di tích kiến trúc gỗ, tức là chuẩn cũng đã có. Nhưng cũng không chủ đầu tư hay đơn vị thi công nào thiết tha áp chuẩn. Việc tu bổ vẫn cứ “muôn hình vạn trạng”. Hiện, rất nhiều hoạt động tu bổ di tích được thực hiện dưới sự điều chỉnh của Luật Xây dựng mà luật này thì không chi tiết vào các vấn đề của di sản. Vì thế, có người có thể làm xây dựng, tu sửa nhà cửa rất tốt nhưng người ta không thể làm di tích được. Bởi, đó là một công trình văn hóa chứ không đơn thuần là một công trình xây dựng. Tu bổ cũng phải hiểu về di tích, hiểu từ những họa tiết hoa văn trên đầu đao gác mái. Người xưa vốn thâm thúy, sao họ lại chọn hoa văn hoa cúc trang trí này mà không phải là thứ hoa nào khác, sao lại chỉ dùng đá xanh để bó vỉa nền đình... Đó là những điều đặc biệt trong tín ngưỡng tâm linh, là lời nhắn gửi của đời trước tới đời sau. Vì thế, nói như GS. Trần Lâm Biền, những người làm công tác tu bổ hãy bỏ cái thói quen vỗ ngực rằng “tôi có tâm”, xét cho cùng thì “tâm” phải đi liền với “tuệ”. Nhờ “trí tuệ” mà dẫn “tâm”, chứ mù quáng thì nhất định sẽ dẫn đến sai lầm.
Thận trọng trùng tu chùa Một Cột
ANTĐ - Hôm nay, 30-9, UBND quận Ba Đình đã tổ chức cuộc tọa đàm lấy ý
kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu xung quanh kế hoạch tu bổ tôn
tạo chùa Một Cột (chùa Diên Hựu). Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều
tháng qua, những khúc mắc xung quanh việc tu bổ tôn tạo chùa Một Cột đã
được đưa ra thảo luận một cách thẳng thắn.
Cần lựa chọn một phương án tu bổ tối ưu cho chùa Một Cột
Gần đây, một số tờ báo đưa tin rằng, Nhà nước sẽ chi 31 tỷ đồng bảo tồn tôn tạo chùa Một Cột… Thông tin này đã khiến nhiều người giật mình, bởi nếu có 31 tỷ đồng “rót” vào tu bổ, trong khi ngôi chùa bé xíu thế kia thì dễ “hỏng” chùa lắm. Đó là còn chưa kể, trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đã có hẳn một dự án Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Một Cột. Dự án đó được BQL Dự án quận Ba Đình hoàn thành, bàn giao ngày 30-9-2010. Về vấn đề này, ông Đỗ Viết Bình - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, hiện tại tu bổ tổng thể hay chỉ tôn tạo từng phần vẫn chỉ là dự kiến, ngay cả số tiền 31 tỷ đồng mà dư luận đưa ra cũng rất “mơ hồ”.
Chùa Diên Hựu hay còn gọi là chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị phá bỏ. Năm 1954, chùa được xây lại. Trong vòng 20 năm trở lại đây, chùa Một Cột trải qua 3 lần tu bổ, nhưng chỉ là chỉnh trang đơn lẻ. Lần đầu vào năm 1995, chính điện được trùng tu; năm 1997 tu sửa nhà thờ tổ. Lần ba, trước dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chùa được chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, sân vườn, thảm cỏ cây xanh.
Xuống cấp đến mức nào?
Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế, kết cấu của chùa Một Cột hiện còn khá bền chắc. Vấn đề mà ngôi chùa đang phải đối mặt là tình trạng thấm dột ở phần giao mái. Song, cũng theo một thành viên của đơn vị tư vấn thiết kế, chỉ cần đảo ngói là có thể hạn chế được dột. Ở các di tích gỗ, lợp ngói ta, vẫn thường xảy ra tình trạng này. Một vấn đề nữa là phải quy hoạch lại nhà tăng và các phần phụ trợ. Đây là việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất nơi về nơi ăn chốn ở cho nhà chùa, cũng là một cách làm đẹp cảnh quan chung của di tích.
Ông Đỗ Viết Bình cũng thẳng thắn thừa nhận, trong suốt thời gian qua, chùa Một Cột đã không được quản lý tốt. Bằng chứng là những lộn xộn trong việc xây dựng. Nhà tăng xây sát vào hậu cung, nhà mẫu. Hàng quán cũng chưa được quy hoạch có hệ thống. Trong khi đây là di tích quốc gia, nằm trong khu di tích quốc gia đặc biệt. Cũng trong cuộc họp sáng 30-9, Ban QLDA quận Ba Đình đưa ra 2 phương án tu bổ để các nhà nghiên cứu góp ý.
Theo đó, cả hai phương án đều thực hiện trên phương pháp bảo tồn nguyên trạng, chỉ thay những yếu tố hỏng, đảm bảo tính nguyên gốc. Trong đó, phương án thứ nhất là dỡ bỏ những nhà xây mới như nhà tăng (sát với hậu cung, nhà mẫu), khu ăn ở, vệ sinh mới mọc lên trong khuôn viên chùa không phù hợp với quần thể di tích. Phương án thứ hai được đưa ra là xây ghép nhà tăng và trai đường vào một diện tích để đỡ tốn không gian sử dụng.
Băn khoăn về quy mô
PGS.TS Phan Khanh, cho biết, lần nào đến thăm chùa Một Cột ông cũng thấy áy náy, vì theo những gì ông được biết, chùa xưa có quy mô to hơn bây giờ gấp nhiều lần. Cột chùa chắc chắn phải được chạm khắc từ đá, năm 1954, chùa được xây lại, thời điểm đó đất nước còn nhiều khó khăn vì thế mới làm tạm bằng bê tông cốt thép. Nếu có trùng tu chùa, nhất định phải làm lại bằng đá chứ không thể là bê tông cốt thép mãi được. Đánh giá của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng: “Tường bao quanh chùa Một Cột xây bằng sân gạch, đường bằng xi măng như hiện nay là rất tù túng, không tương xứng là một công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất của thời Lý. Bậc lên chùa cũng không đúng, không khớp với kiến trúc”.
Việc trùng tu chùa Một Cột của UBND quận Ba Đình nhận được sự đồng thuận cao của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nghiên cứu. Tuy nhiên, trùng tu sao cho chùa trở thành một viên ngọc của Thủ đô, tương xứng với Khu di tích lịch sử Hồ Chí Minh là niềm mong mỏi của các nhà khoa học. Nói như PGS.TS Phan Khanh, cần một tầm suy nghĩ, tầm nhìn xa khi đưa ra phương án trùng tu chùa Một Cột, vì thế, nhất định phải tổ chức một cuộc hội thảo khoa học bàn sâu về vấn đề này, chứ vội vàng làm là hỏng việc. Theo ông, tên của Hội thảo sẽ phải là “Chùa Một Cột xưa và nay, vấn đề trùng tu, tôn tạo”. Từ đó, tập hợp được những tư liệu cổ để thấy chùa xưa như thế nào. Và khi làm lại, phải làm sao cho chùa giống với ngày xưa nhất”.
Đây cũng là ý kiến được Phó Chủ tịch quận Đỗ Viết Bình đồng tình. Ông Bình cũng cho hay, trước mắt, đề nghị phường Đội Cấn giải tỏa ngay hàng quán, nhà ở không đúng quy hoạch khu di tích. Phải đảm bảo tính tôn nghiêm và vệ sinh trật tự ở di tích quốc gia này. Trong khi chờ dự án được đồng thuận và đi vào triển khai, sẽ tổ chức nhiều hội thảo, trong đó, ngay trong tháng 10 sẽ phải có một cuộc hội thảo đầu tiên trưng cầu ý kiến các nhà khoa học, lịch sử, các nhà nghiên cứu để đi đến lựa chọn một phương án bảo tồn tối ưu nhằm phát huy giá trị di tích đặc biệt này.
Cây viết Bruce Foreman của chuyên trang du lịch châu Á CNNGo nêu ra 7 điều khiến anh cảm thấy Hà Nội khác biệt.
Qua đường. Băng qua những con đường của Hà Nội là một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ đối với những người nước ngoài. Một khi bạn đã bước chân xuống lòng đường, việc quay ngược lại thậm chí còn nguy hiểm hơn. Bạn chỉ có một lựa chọn đó là bước tiếp và hy vọng tránh được tất cả những phương tiện đang di chuyển trên đường. Ảnh: Bruce Foreman/CNNGO |
Bia hơi. Bia hơi là một đặc sản của Hà Nội. Người nước ngoài rất thích loại bia này. Nhiều vỉa hè tại khu phố cổ của Hà Nội trở thành các quán bia hơi và không ít khách hàng tới đây là người nước ngoài. Điểm hẹn quen thuộc nhất của du khách quốc tế để cùng thưởng thức bia hơi là nút giao giữa các phố Tạ Hiện và Lương Ngọc Quyến. Ảnh: Khánh Huyền |
Phố cổ. Những con phố cổ là một nét đặc trưng của Hà Nội. Tới Hà Nội mà chưa tới "36 phố phường" thì coi như chưa biết thủ đô của Việt Nam. Điểm đặc biệt đó là các con phố ở khu phố cổ thường mang tên đặc trưng cho một loại sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, có những phố ngày nay lại là nơi buôn bán những mặt hàng không có liên quan tới chính cái tên của nó. Trong ảnh này, phố Hàng Bạc, từng là nơi ở và hành nghề của thợ bạc nay trở thành phố có nhiều hãng du lịch và khách sạn nhỏ. Một cửa hàng khắc bia mộ tọa lạc ngay trên vỉa hè. Ảnh: Bruce Foreman/CNNGO |
Di tích chiến tranh. Hà Nội còn là nơi lưu giữ nhiều di tích thời chiến tranh. Trong ảnh này là nhà tù Hỏa Lò, vốn được mệnh danh là "khách sạn Hilton" ở Hà Nội thời chiến, nơi từng giam các phi công Mỹ bị bắt. Ảnh: Sohoa/quangngoc |
Quang gánh. Những gánh hàng rong là nét đặc trưng của Việt Nam và Hà Nội là nơi thể hiện rõ nét nhất đặc trưng này. Các mặt hàng vô cùng đa dạng, từ đồ lưu niệm cho tới đồ ăn. Ảnh: AFP |
Lăng Bác. Hà Nội là thủ đô duy nhất tại Đông Nam Á có lăng của một nhà lãnh đạo. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là điểm phải đến của rất nhiều du khách khi tới Việt Nam. Ảnh: Bruce Foreman/CNNGO |
Chất Pháp. Những nét kiến trúc Pháp làm nên nét đặc biệt của Hà Nội so với nhiều thành phố khác ở châu Á. Những món ăn hay đồ uống du nhập từ Pháp sang, như cà phê và bánh mì giòn, cũng góp phần mang lại nét độc đáo và riêng có của ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Thế Dương |
Nhật Nam (theo CNN)
Hơn 11.000 tỷ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là công trình hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng việc bảo tồn, sưu tầm, trưng bày hiện vật qua nhiều thời đại. Dự án đặc biệt với vốn đầu tư 11.277 tỷ đồng dự kiến khởi công vào giữa sang năm.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc thẩm định Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia. Công trình được xây dựng tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ
Liêm, Hà Nội), với diện tích khoảng 10 ha, nằm trong khuôn viên Công
viên Hữu Nghị (thuộc xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm).
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ gồm 4 phần.
Tòa nhà chính xây dựng trên khu đất hơn 20.000 m2 với diện tích sàn xây
dựng gần 90.000 m2, chiều cao tối đa 32 m, chiều sâu tầng hầm 6,7 m,
gồm: kho lưu giữ hiện vật vô cơ và hữu cơ qua các thời kỳ; không gian
trưng bày, tái hiện lịch sử, chuyên đề, sưu tập; trung tâm bảo quản và
phục chế; khu khám phá sáng tạo; hội trường, hội họp, hội thảo, chiếu
phim phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập...
Mẫu Bảo tàng lịch sử đạt giải A cuộc thi thiết kế. Ảnh: Hoàng Hà. |
Phần thứ hai là khu tưởng niệm danh nhân
có diện tích xây dựng khoảng 1.500 m2, chiều cao sàn sân 9,2 m với cột
biểu tượng. Phần thứ ba là khu trưng bày ngoài trời để giới thiệu những
hiện vật lớn; tái tạo không gian lịch sử; không gian văn hóa, kiến trúc
đặc sắc; không gian hoạt động văn hóa, trình diễn. Cuối cùng là hạng mục
kỹ thuật phụ trợ, cây xanh và cảnh quan...
Theo định hướng, công trình này được đầu
tư để trở thành bảo tàng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm đáp
ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; phục vụ nhu
cầu thăm quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri
thức về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Bộ Xây dựng đã đề xuất tổng mức đầu tư
(chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình
thức trưng bày) của công trình này là 11.277 tỷ đồng, từ vốn ngân sách
Nhà nước.
Một mẫu thiết kế bảo tàng đạt giải A. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội sẽ
thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao 10 ha diện tích đất cho dự án.
Dự kiến, thời gian thực hiện dự án sẽ bắt đầu từ tháng 11/2012 đến
5/2016. Công trình sẽ do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư xây dựng, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch là chủ quản lý sử dụng và chủ đầu tư dự án
thành phần (phần nội dung và hình thức trưng bày).
Dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia đã
được khởi động từ năm 2007, với cuộc thi sáng tác mẫu thiết kế và trưng
bày lấy ý kiến người dân về công trình văn hóa đặc biệt này.
Công ty kiến trúc có trụ sở tại
Newyork H-Architeture vừa hoàn thành mẫu thiết kế cho tổ hợp hành chính
Chungnam với tên gọi ‘Công viên công cộng’ cho cuộc thiết thiết kế ý
tưởng kiến trúc cho Tổ hợp Văn phòng hành chính tỉnh Chungnam, một trong
9 tỉnh của Hàn Quốc. Cuộc thi này nhằm xây dựng lại hình ảnh &
chức năng của chính quyền thông qua việc di chuyển Thủ phủ của tỉnh và
xây dựng một trụ sở mới cho chính quyền tại đây.
Hoàng Vũ (theo Archinect)
Kienviet.net
- MoederscheimMoonen Architects mới đây đã giới thiệu về dự án của họ,
một pavillion thể thao mới cho hai câu lạc bộ bóng đá ở Rotterdam, Hà
Lan. Dự án này là một phần của sự phát triển của công 16Hoven, một khu
ngoại ô liền kề với trung tâm thành phố và sân bay mới.
Thông tin dự án:
Kiến trúc sư: MoederscheimMoonen Architects
Địa điểm: Rotterdam, The Netherlands
Chủ trì thiết kế: Erik Moederscheim
Nhóm thực hiện: Erik Moederscheim, Ruud Moonen, Jelle Rinsema
Kỹ sư: Bureau Bouwkunde
Kết cấu: IBT Bouwtechniek
General Contractor: Batenburg BV
Khách hàng: Municipality of Rotterdam
Diện tích sàn: 1,410 m2
Ảnh: Rob ‘t Hart
Địa điểm: Rotterdam, The Netherlands
Chủ trì thiết kế: Erik Moederscheim
Nhóm thực hiện: Erik Moederscheim, Ruud Moonen, Jelle Rinsema
Kỹ sư: Bureau Bouwkunde
Kết cấu: IBT Bouwtechniek
General Contractor: Batenburg BV
Khách hàng: Municipality of Rotterdam
Diện tích sàn: 1,410 m2
Ảnh: Rob ‘t Hart
Công trình gồm 2 tầng, các câu lạc bộ và
phòng họp nằm ở tầng trên. Tầng này kết nối trực tiếp với một sân cỏ
thoải, sân này đồng thời là lớp vỏ bọc cho tầng 1, là nơi bố trí các
phòng thay đồ, khu lưu trữ và là một khán đài tự nhiên cho các giả ngồi
theo dõi.
Công trình độc đáo với mái nhà dạng
thanh rung, mờ, có chức năng lọc ánh nắng mặt trời trực tiếp vào ban
ngày, khuếch tán ánh sáng từ đèn LED bên trong công trình vào ban đêm.
Được biết đây là công trình mang tính biểu tượng mới trong tổng thể công
viên 16Hoven.
Xem thêm hình ảnh trong bài tại đây:
Thái Linh – Kienviet.net (Dịch từ Archdaily)