Tuesday, February 21, 2012

10 phát minh hữu ích nhất năm 2011

Trong vòng 5 năm trở lại đây, thời báo Popular Science, một cơ quan ngôn luận về Khoa học uy tín của Mỹ đã tổ chức trao 10 giải thưởng phát minh khoa học hàng năm cho các phát minh trên toàn thế giới. Vừa qua, 10 giải thưởng cho những cống hiến khoa học nhân loại 2011 đã được công bố, tất cả không chỉ tỏ ra hữu ích mà còn đầy thú vị.

1. Tay giả Stark Hand

Được sáng tạo bởi nhà sáng chế kĩ thuật Mark Stark, chiếc tay giả Stark Hand là một liệu pháp y học mới mẻ sáng giá, thay thế cho chiếc móc nhân tạo mà những người khuyết tật cụt tay vốn vẫn dùng trước nay. Được phát triển trong 7 năm liền, chiếc tay có thể thực hiện nhiều cử động linh hoạt và phức tạp như bắt bóng hay cầm một cốc rượu.
2. Găng tay bọc thép chuyên dụng cho cảnh sát

Đối với cảnh sát và các nhân viên an ninh, ngoài việc bắt sống tội phạm nhanh chóng, giữ an toàn cho bản thân cũng là điều quan trọng tương đương. Được trang bị một núm đấm chứa dòng điện gây choáng cao thế, một máy camera quan sát, một kim bắn tia la-ze và một đèn flash, chiếc găng tay bọc thép the Body Guard được thiết kế chuyên dụng cho cảnh sát dùng trong những tình huống đụng độ vũ lực như vậy. Phát minh này được thiết kế bởi David Brown, nhà quay phim, dựng phim kiêm sản xuất phim người Mỹ.
3. Máy in mini cầm tay Print Brush

Chỉ nặng chưa đầy nửa kg, chiếc máy in cầm tay có tên PrintBrush (Chổi in) của nhà thiết kế người Thụy điển Alex Breton có thể đựng được trong một túi xách tay và giúp in chữ hoặc hình ảnh kĩ thuật số lên trên các mặt phẳng như gỗ, vải và nhựa. Thiết bị này hoạt động giống một con chuột vi tính hơn là một chiếc máy in. Để thực hành, người dùng chỉ cần lướt Chổi in qua mẩu giấy cần in, thiết bị sẽ chỉ mất 10 giây để in mực lên trang giấy. Phát minh đã được phát triển trong vòng 11 năm liền.
4. Ván trượt tuyết đáp đất an toàn

Hai nhà phát minh trẻ tuổi người Anh Aaron Coret và Stephen Slen đã sáng tạo ra tấm ván trượt tuyết đáp đất an toàn có tên Katal Landing Pad 6 năm về trước sau khi Aaron bị chấn thương do một tai nạn trượt tuyết. Tấm ván từng được dùng trong Thế vận hội Olympic mùa đông 2010 này được trang bị một tấm đệm lót khổng lồ giúp cho việc đáp đất của các vận động viên trượt tuyết bớt nguy hiểm hơn nhiều.
. Kính râm mắt kính động lực học (Dynamic Eye Sunglasses)

Khác với các kính râm thông thường, kính râm của tiến sĩ người Mỹ Chris Mullin được trang bị một miếng dán điện tử bằng thấu kính pha lê tinh thể lỏng giúp ngăn chặn các tia sáng tức thì và làm “mát” ở cả những nơi ánh mặt trời chiếu sáng trực diện gay gắt nhất. Công trình 8 năm này của ông phần lớn được tài trợ bởi Lực lượng hàng không Hoa Kỳ. Cơ quan này dự kiến sẽ sản xuất hàng hoạt kính râm mắt kính động lực học để trang bị các phi công và binh lính quân đội của họ.
6. Mũi dò rệp tí hon

Loài rệp đã trở thành một loại côn trùng tai tiếng trong các căn hộ ở Mỹ từ 10 năm trở lại đây. Định vị được vị trí ẩn nấp của con rệp là một thử thách khó khăn vì chúng có thể lẩn trốn rất kín kẽ trong mọi khe hở. Mũi dò rệp tí hon do kỹ sư Chris Goggin thuộc bang California Hoa Kỳ là giải pháp hữu hiệu cho điều này. Hoạt động như một chiếc mũi loài chó, mũi dò rệp có thể đánh hơi ra chính xác vị trí những con rệp một cách nhanh chóng. Chris Goggin dự định sáng tạo ra những mũi có thể dò được các loài gây hại khác như chuột và gián.
7. Bút thông minh nhận diện các bệnh tiền sinh nở

Hàng năm có khoảng 6,3 triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh tử vong vì các vấn đề liên quan đến mang thai hoặc sinh nở. 99,9% trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển nơi phụ nữ không được chăm sóc y tế đầy đủ khi mang thai. Vì vậy Monagle, một sinh viên Đại học cùng các bạn bè của mình đã thiết kế bút thông minh nhận diện các căn bệnh tiền sinh nở một cách chính xác và chi phí thấp hơn nhiều.
8. Máy lọc nước thải thành nước sạch

Có tên là máy Zero Liquit Discharge (ZLD), máy lọc nước thải thành nước sạch của nhà phát minh Namon Nassef giúp lọc các nước thải từ toa-lét của các tàu biển và máy bay bằng cách chưng cất ở nhiệt độ cao, để cuối cùng cho ra một lượng nước sạch hoàn hảo. Máy ZLD đã được cấp bằng sáng chế bởi Lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
9. Thuyền lướt sóng thể thao siêu nhẹ Kymera

Chiếc thuyền lướt sóng thể thao nhẹ nhất trên thị trường hiện nay nặng khoảng 270kg, trong khi phát minh mới nhất của Jason Wood có tên tàu lướt sóng Kymera chỉ nặng 15,8kg. Thuyền tí hon tiên tiến này giúp các “đại gia” lướt sóng bằng thuyền cá nhân có thể mang vác tiện lợi đến bất kì bãi biển nào. Tốc độ phiên bản cập nhật nhất của Kymera lên tới khoảng 40km/h.
10. Gương đo nhịp tim

Không phải là chiếc gương trong nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, song chiếc gương thần có tên Medical Mirror (Gương y tế) của sinh viên y khoa kỹ thuật Ming-Zher Po thuộc viện công nghệ Massachusetts, Mỹ có thể giúp các bác sĩ đo nhịp tim của bạn mà không dùng đến các thiết bị đo đạc phức tạp khác. Một webcam gắn sau chiếc gương sẽ chụp hình những biến thể khác nhau khuôn mặt người cần đo và thông qua các tính toán toán học sẽ chỉ ra nhịp tim của bạn.

Theo Popsi.


Có những phát minh 'thầm lặng", tuy cực kỳ đơn giản, đôi khi bị xem nhẹ nhưng lại là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chùng ta. Dưới đây là 5 phát minh "thầm lặng" như thế:
Dây cao su
Hay chúng mình vẫn quen gọi là dây chun. Được Stephen Perry phát minh ra vào năm 1845 dưới sự bảo trợ của công ty Messers Perry, nước Anh. Stephen Perry làm ra những chiếc dây cao su đầu tiên từ cao su lưu hóa. Ngày nay thì dây cao su vẫn là một trợ thủ đắc lặc chốn văn phòng cũng như gia đình. Mỗi khi bạn muốn buộc đồ lại với nhau, thứ đầu tiên bạn nghĩ đến là cái gì? Dây cao su đúng không?
Kẹp giấy
Do một thư ký văn phòng người Na Uy tên là John Vaaler sáng chế ra vào năm 1890. Tuy nhiên ban đầu, kẹp giấy có đến 2 "lưỡi kẹp". Năm 1899, kẹp giấy trở nên nhỏ gọn hơn như hiện nay với sự giúp đỡ của một chuyên gia người MỹWilliam Middlebrook. Và đến năm 1901, kẹp giấy chính thức phổ biến ở Đức và Mỹ.
Ống hút
Phát minh này đến từ ý tưởng của Marvin Stone vào năm 1888. Đầu tiên ông dùng giấy cuộn quanh cây bút chì và dán lại bằng keo, sau đó ông rút bút chì ra, lúc này tờ giấy đã có hình thù của chiếc ống hút. Nhưng giấy thì dễ thấm nước nên về sau Marvin thay bằng loại giấy dầu. Sau rất nhiều thất bại, ông đưa ra kết luận rằng: ống hút chỉ nên dài tối đa là 20cm và có đường kính ống vừa phải sao cho hạt trái cây trong nước không bị lọt qua.
Dây thừng
Được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ khoảng 3500 năm trước Công Nguyên. Thời đó, dây thừng được làm từ vải lụa hay lông thú vật bện vào nhau. Thay đổi chỉ đến khi người ta lấy thân cây nho quấn lại với nhau thành một thứ rất bền chắc. Ngày nay thì dây thừng được dùng phục vụ cho môn leo núi, trong xây dựng, trong gia đình và tất nhiên là dùng để gói hàng, buộc đồ nữa.
Túi shopping
Năm 1912, xuất phát từ việc ông Walter H.Deubner, chủ một cửa hàng rau quả bang Minnesota, Mỹ để ý thấy rằng khách hàng chỉ mua những thứ vừa đủ để có thể cầm thoải mái. Ông Walter đã nảy ra ý tưởng phát minh ra loại túi đúc từ khuôn có thể đựng được đến 34 kg rau quả. 3 năm sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt túi giấy chuyên dụng để đựng đồ đi chợ. Ngày nay sau khi phát minh túi nylon ngày càng bộc lộ khuyết điểm với môi trường thì con người đang dần trở lại với phát minh cũ này
Nhìn thì có vẻ kì lạ những lại vô cùng tiện lợi đấy nhé!
Pizza kéo thìa, máy nướng bánh mỳ của tương lai, túi giữ thẻ treo tường hay khung treo ấm trà là một số phát minh trong Top 10 phát minh kì lạ nhất của năm 2011. Tuy rằng có một số người nghĩ rằng những phát minh kì lạ này có vẻ như ít hữu ích trong thực tế, thế nhưng chúng thực sự rất thú vị. Các bạn hãy cùng thử xem chúng có thực sự hữu ích không nhé!
Dụng cụ cắt bánh pizza siêu an toàn và tiện lợi được sản xuất bởi một công ty chuyên sản xuất đồ gia dụng. Được làm bằng thép không gỉ và tay cầm làm bằng nhựa tổng hợp. Sản phẩm sẽ bảo vệ người dùng khỏi những tai nạn không đáng có khi cắt chiếc pizza của mình. Sản phẩm được bảo hành 10 năm tại chính nơi sản xuất.
Dụng cụ cắt pizza siêu tiện lợi với giá chỉ 400k.

Được thiết kế bởi Atil Kizilbayir, một nhà thiết kế người Thổ Nhĩ Kì, chiếc lò nướng bánh mì với kiểu dáng phá cách này được tạo thành từ hai tấm kính trong suốt và ở dưới là bàn điều khiển. Sản phẩm này xuất phát từ một ý tưởng lạ lùng của người thiết kế đó chính là được nhìn chiếc bánh mì nướng chín và đổi màu. Thậm chí để người dùng khỏi bị quên không tắt máy dẫn đến cháy bánh, nhà thiết kế còn "tích hợp" thêm cho chiếc lò nướng này một đồng hồ đếm lùi bằng đèn led nữa đấy!
Máy nướng bánh mì trong tương lai đây chăng? Chúng ta sẽ lấy lát bánh mì ra bằng cách nào nhỉ?
Khuôn làm bánh có vẻ rất quen thuộc với những bạn trẻ có sở thích làm bánh. Thế nhưng khuôn rán trứng thì sao? Những người làm bánh ở Trung Quốc đã "phát minh" ra chiếc khuôn này để tô điểm thêm phần sinh động cho bữa ăn hàng ngày.
Khuôn rán trứng hình hoa này!

Thoạt nhìn thì đây là một cuộn giấy vệ sinh được gắn thêm chiếc máy nghe nhạc ipod ở trên. Đúng là như vậy, đây đúng là một cuộn giấy vệ sinh gắn liền ipod được gọi là iCarta. Sản phẩm được công ty Atech Flash Technology sản xuất dành riêng cho những ifan (fan ruột của Apple) với loa tích hợp trên một chiếc dock của ipod và còn "không quên" kèm theo chức năng phụ là một cuộn giấy vệ sinh, chắc hẳn sản phẩm này sẽ làm hài lòng những người yêu Apple thậm chí cả trong những phút giây "thăng hoa" nhất.
Các ifan chắc hẳn sẽ rất tự hào với sản phẩm này. Chiếc iCarta với loa tích hợp giúp các bạn giải trí được ngay cả trong những phút giây “thư giãn” nhất. Sản phẩm được bán tại Mỹ với giá 59,9 USD (1 triệu 200 nghìn VND).

Mỗi khi đi mua sắm, những bà mẹ có vẻ rất bối rối mỗi khi muốn vào toilet bởi không biết phải "để" em bé của mình ở đâu. Nhưng giờ nỗi lo lắng đó đã không còn nữa. Sản phẩm Baby Toilet Carrier này sẽ bảo đảm an toàn cho bé bằng cách "treo" các bé lên cửa để các bà mẹ có thể thoải mái "hành sự".
Đồ giữ trẻ này đặc biệt hữu ích khi bạn đi đến một nhà tắm công cộng vì nó sẽ cho phép bạn “treo” nhóc của bạn trên cửa một cách an toàn với giá 93 USD (Tương đương với 1 triệu 800 nghìn VND).
Sản phẩm dưới đây được thiết kế và phát triển bởi Andrew Dobrow, người đồng sáng lập nên trang web geektoplasm.com. Thoạt nhìn, đây có vẻ là một cuốn sách khổng lồ. Nhưng thực ra đó lại là một chiếc chăn mang trên mình những câu chuyện. Sản phẩm được sáng tạo nên từ thói quen đọc sách thâu đêm của tác giả. Muốn đọc trang tiếp theo thì phải làm thế nào ư? Rất đơn giản, bạn chỉ cần sang trang. Chiếc chăn này được tạo thành với nhiều lớp, mỗi lớp lại là một trang của câu chuyện.
Chiếc chăn nhiều lớp này vừa ấm lại vừa tiện dụng đấy nhé!
Chiếc chân đỡ rót trà này được thiết kế bởi nhà thiết kế Betina Piquers. Vừa sang trọng, tiện lợi và vừa bảo vệ được người dùng không bị bỏng khi rót trà.
Giờ thì không còn sợ bị bỏng nữa nhé!

Chiếc hộp bảo vệ bàn phím này được sáng tác bởi một lập trình viên người Nhật. Anh đã phát ngán bởi bụi của thức ăn cũng như nước uống rơi đầy trên bàn phím mỗi khi làm việc. Và sản phẩm này đã được ra đời.

Hộp bảo vệ bàn phím tiện lợi dành cho những người làm việc cả ngày trên máy tính.

Mặc dù được mang trên mình cái tên Macbook thế nhưng chiếc máy tính xách tay của Apple này lại chẳng giống cuốn sách một chút nào. Một nhóm người hâm mộ nghịch ngợm đã tạo nên một chiếc túi chống va đập cho laptop yêu của mình. Các bạn có nghĩ rằng đây mới thực sự là Mac"book"?
Có phải đây mới thực sự là Mac"book"?
Căn nhà của bạn quá hẹp với một bộ ghế sofa? Một chiếc thảm trải trong phòng vượt quá số tiền bạn có? Tại sao không thử sản phẩm thảm đa năng này? Vừa là một chiếc thảm, vừa là ghế sofa thậm chí còn có thể làm đệm để nằm nữa và chắc chắn rằng nó sẽ rẻ hơn một bộ bàn ghế với một chiếc thảm rồi! Hãy thử sản phẩm này và các bạn chắc chắn sẽ hài lòng. Chiếc thảm đa-zi-năng này được thiết kế bởi một công ty nội thất Châu Âu.

Ghế sofa và thảm đa-zi-năng cho những căn nhà với diện tích không lớn.

Những sự tình cờ, ngẫu nhiên một cách kì lạ đôi khi lại tạo ra những phát minh vô cùng hữu ích cho nhân loại đấy các bạn ạ!
Khác với những phát minh tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền của mà nhiều khi kết quả của sản phẩm chẳng đến đâu, những phát minh dưới đây đều được người sáng tác "bất thình lình" nghĩ ra và nó đã phục vụ rất hữu ích cho con người tới tận ngày hôm nay. Chúng mình hãy cùng tìm hiểu xem đó là những phát minh gì nhé!
1. Giấy ghi chú
Vào năm 1970, Spencer Silver, nhà nghiên cứu cho công ty 3M trong lúc tìm tòi sáng tạo một loại keo dán siêu chắc thì cuối cùng lại tạo ra sản phẩm là loại keo có thể dễ dàng để gỡ bỏ ra được.
Khi đó, ông có đề xuất về phát minh này với công ty nhưng không một ai chú ý đến. Tuy nhiên, 4 năm sau, khi một thành viên của 3M tìm cách để giữ mẩu giấy đánh dấu trang trong quyển thánh ca của mình thì phát minh của Silver đã thể hiện được tính năng tuyệt vời của mình khi vừa có thể dính tốt vào giấy nhưng không gây ảnh hưởng gì nhiều đến văn bản và dễ dàng gỡ bỏ khi không cần thiết. Sản phẩm này được đem bán rộng rãi vào năm 1977 và ngày nay nó là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu đặc biệt trong công việc văn phòng.
2. Keo dán siêu dính
Loại keo dán siêu dính ra đời vào năm 1942 khi Tiến sĩ Harry Coover tìm cách để tạo một loại chất dẻo giúp sản xuất ra loại súng cầm tay có tầm ngắm chính xác hơn. Tuy nhiên, chất cyanoacrylate mà ông tạo ra lúc đó là một thất bại lớn khi nó bị polyme hoá nếu tiếp xúc với độ ẩm, làm các loại vật liệu bị dính chặt vào với nhau nên việc nghiên cứu phải tạm dừng lại.
6 năm sau, Coover lúc đó đang làm việc cho nhà máy hoá học Tennessee mới nhận thấy tiềm năng của loại chất này khi có thể tạo ra sự kết dính chắc đến mức khó tin mà không cần tới nhiệt độ. Phát hiện này đuợc đăng kí sáng chế vào năm 1958 nghĩa là tròn 16 năm sau khi ông ra tạo ra chất này nó mới được đem ra bán trên thị trường.
3. Chất chống dính Teflon
Teflon là một loại hoá chất chống dính được sử dụng rất nhiều đặc biệt là trong các dụng cụ đồ bếp. Tính chất của nó là làm thức ăn không bị dính vào nồi niêu sau khi được phủ một lớp mỏng chất này. Teflon được tình cờ khám phá vào năm 1938 khi nhà hoá học Roy Plunkett đang cố gắng tìm ra chất làm lạnh để sản xuất tủ lạnh.
Thí nghiệm loại khí này thất bại nhưng lại để lại một lớp bột trắng kì lạ. Chất mới này được phát hiện là một chất bôi trơn tuyệt vời và có nhiệt độ nóng chảy rất cao, rất tiện ích với nhiều công dụng khác nhau. Nó được đăng kí bản quyền vào năm 1945 và ít lâu sau đó những sản phẩm phủ loại chất thần kỳ này bắt đầu được tung ra thị trường.
4. Penicillin
Vào năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming đã quên làm sạch dụng cụ nghiên cứu của mình trước khi ông đi nghỉ. Lúc về, ông phát hiện thấy lớp mốc mọc trên một số mẻ cấy vi khuẩn mà ông để lại. Thứ vi khuẩn này được Fleming đặt tên là Peniciliium Notatum và có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, phải cho đến năm 1940, các nhà khoa học tại trường Đại học Oxford mới tách được thành công penicillin và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên của con người. Cho đến nay, Penicillin vẫn là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

5. Lò vi sóng

Vào năm 1946, kỹ sư nghiên cứu về ra-đa Percy Spencer đang thử nghiệm một ống chân không Manhetron mới cho Công ty Raytheon Corporation thì phát hiện thấy thanh kẹo để trong túi áo của ông bị tan chảy. Ông liền đặt thử hạt ngô cùng trứng gà gần cái ống và quan sát thấy hạt ngô nở bung và trứng gà thì chín luôn. Phát hiện thấy tiềm năng lớn của phát minh này, công ty Raytheon đã nghiên cứu và sản xuất ra chiếc lò vi sóng đầu tiên có tên Radarange vào năm 1947.
6. Lò xo xoắn ốc Slinky

Trò chơi Slinky là một sản phẩm tình cờ được tạo ra vào năm 1943 khi kỹ sư Richard James đang nghiên cứu chế tạo ra bộ lò xo có thể đỡ và trợ lực cho các bộ phận nhạy cảm trên tàu. Trong một lần vô tình đánh rơi bộ lò xo khỏi kệ, ông thấy nó không rơi thẳng xuống sàn mà lại tự động nảy lên nảy xuống, lăn nhiều vòng qua kệ tủ, giá sách rồi mới đáp xuống sàn. Cái tên Slinky được vợ ông nghĩ ra và bắt đầu đem bán vào khoảng cuối năm 1945, trở thành một trong những món đồ chơi nổi tiếng nhất trên thế giới.
7. Kem cây Popsicle
Loại kem cây Popsicle nổi tiếng trên thế giới được sáng tạo ra hoàn toàn tình cờ bởi chú bé Frank Epperson vào năm 1905 khi chú để quên cốc nước sôđa trái cây ở ngoài hiên với một chiếc đũa trong đó. Nước bị đóng băng qua đêm và sáng hôm sau thứ mà chú có được là một que kem trái cây ngon lành. Lúc đầu, Frank đặt tên nó là “Epsicle” nhưng sau này con của ông đã đổi tên thành “Popsicle” để tạo ấn tượng ngon miệng hơn.
8. Đường sacarin
Vào năm 1879, nhà hoá học Constantin Fahlberg khi đó đang nghiên cứu để tìm ra những ứng dụng mới của nhựa than. Tình cờ vào một ngày, ông quên không rửa tay sau khi làm việc ở phòng thí nghiệm và ăn một ổ bánh mì, ông cảm thấy có vị ngọt. Lúc đầu, ông tưởng đó là do vợ ông chế biến gì thêm, tuy nhiên sau đó mới phát hiện ra rằng vị ngọt đó là từ bàn tay của ông do quên rửa tay nên vẫn còn chất hoá học còn sót lại. Ông trở lại phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu tìm ra được chất làm ngọt nhân tạo sacarin mà ngày nay được dùng rất nhiều trong các loại thực phẩm và bánh kẹo các loại.
9. Khóa dán.
Trong một buổi đi dạo buổi sáng ở trong rừng, kỹ sư Thụy Sỹ George de Mestral đã để ý thấy có rất nhiều những bông hoa rừng mắc trên quần áo cũng như lông chú chó của ông. Kiểm tra những loại cây này dưới kính hiển vi ông thấy nó có hàng trăm những sợi móc nhỏ nên đã bám dính vào những sợi vải trên quần áo hay lông chó. Bắt tay vào nghiên cứu, ông đã sáng chế ra loại khóa dán vô cùng độc đáo này vào năm 1948. Được bán ra thị trường vào cuối những năm 1950, tuy nhiên phải đến những năm 70, sản phẩm này mới được phổ biến rộng rãi khi các phi hành gia NASA bắt đầu sử dụng nó trong bộ quần áo vũ trụ và để giữ đồ thực phẩm.
10. Bụi thông minh
Bụi thông minh là một loại cảm biến nhỏ xíu không có dây dùng để phát hiện các hiện tượng từ ánh sáng, nhiệt độ cho đến các rung động như là phát hiện các hóa chất độc hại hoặc các tác nhân sinh học trong không khí hay xác định vị trí và giúp triệt tiêu các khối u trong cơ thể người. Nó là sản phẩm tìm ra một cách vô cùng bất ngờ khi con chip máy tính của nhà nghiên cứu Jamie Link lúc đó đang sử dụng bỗng dưng bị rơi vỡ. Tưởng chừng vứt đi, tuy nhiên Jamie Link đã phát hiện ra rằng chúng vẫn hoạt động như một bộ cảm biến độc lập và gọi phát minh tình cờ đó là “Bụi thông minh”, đem lại những ứng dụng vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta.
Tất cả chúng đều phục vụ tốt cho con người, thế nhưng liệu có ai cần đến chúng không?
Nhật Bản được biết tới là một đất nước với trình độ khoa học công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới, từ những đồ điện tử trong gia dụng cho tới những người máy thế hệ mới phục vụ thay cho con người mọi lúc mọi nơi. Mặc dù rất nhiều phát minh của Nhật Bản đã được cả thế giới công nhận và được người dân toàn cầu sử dụng rộng rãi, thế nhưng cũng có những phát minh có vẻ "hơi thừa". Chúng mình cùng xem những phát minh đó "thừa" tới mức nào qua 10 phát minh dưới đây nhé.
1. Dụng cụ làm vườn 10 trong 1
Ý tưởng của sản phẩm này tới từ chiếc dao gấp tiện lợi và đa dụng cho cuộc sống hàng ngày. Dụng cụ làm vườn 10 trong 1 có đầy đủ tất cả những vật dụng làm vườn thường thấy như xẻng, quốc, lưỡi liềm... Sự tiện lợi của chiếc dao gấp chắc chẳng ai không biết đến, thế nhưng làm vườn trong thời gian dài với dụng cụ làm vườn này có vẻ hơi bất tiện các bạn nhỉ? Hơn thế nữa, những vật dụng được "tích hợp" trong sản phẩm này cũng không được bền cho lắm.

2. Ô ngược
Nếu như bạn luôn luôn lo lắng rằng mưa sẽ rơi bất kì lúc nào và những hạt mưa nặng hạt sẽ làm hỏng ô của bạn thì những nhà sản xuất Nhật Bản đã tạo ra chiếc ô "ngược" này.
Vì là một chiếc ô lật ngược và tạo thành một lòng chảo để hứng nước nên những hạt mưa dù có nặng đến mấy cũng không tài nào làm hỏng ô của bạn. Bạn có sợ rằng chiếc ô này sẽ chứa đầy nước và đổ ập nước lên đầu bạn không? Không phải lo lắng đâu vì ở trung tâm của chiếc ô đã có một ống thoát nước dẫn toàn bộ nước mưa vào một túi nhựa cầm tay khá tiện lợi, thế nên không phải lo chiếc ô này sẽ đầy nước đâu nhé. Mặc dù tiện lợi là vậy, thế nhưng bạn có đủ dũng cảm để cầm chiếc ô này ra ngoài không?

3. Mũ ngủ trên tàu điện
Với những người phải đi lại nhiều trên những chuyến tàu điện hay đi xe bus, chắc hẳn đã có những lúc bạn quá mệt mỏi với cuộc hành trình rồi ngủ gật trên xe và việc va đầu vào kính là điều không thể tránh khỏi. Bạn có muốn việc khủng khiếp đó chấm dứt? Người Nhật sẽ chấm dứt nó cho bạn với sản phẩm mũ ngủ bảo hiểm. Về cơ bản, đây là một chiếc mũ bảo vệ bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tại những công trường lao động.
Thế nhưng để tăng thêm phần bảo vệ cho giấc ngủ của bạn người Nhật đã "chế" thêm một "thiết bị hút kính" mà thực chất là một chiếc "que hút bồn cầu" để giữ cho đầu bạn không thể va vào kính. Và để không bị đi quá bến xuống, phía trước của chiếc mũ này còn có một tấm biển với dòng chữ "Làm ơn hãy đánh thức tôi dậy trước khi tàu đến ...". Thật tiện lợi phải không nào?

4. Bơ dán
Một cục bơ trong một ống đựng keo dán hồ khô. Quả là rất sáng tạo! Không giống với những sản phẩm khác ở trên, sản phẩm bơ dán này rất tiện lợi vì chúng giữ cho bơ của bạn luôn luôn tươi mới, hơn nữa lại rất dễ dàng để có thể phết bơ lên bánh mì mà không cần dùng đến dao, thứ mà ai cũng ngại dùng đến.

5. Dụng cụ lau nhà "sống"
Những người máy lau nhà không phải là quá khó để có thể mua được tại Nhật Bản, thế nhưng chúng tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu và giá thành của chúng cũng chẳng rẻ chút nào. Những nhà thiết kế ở Nhật đã sáng tạo ra một sản phẩm lau nhà "sống".
Người Nhật rất thích nuôi mèo, họ thấy rằng nếu cứ để mèo chạy quanh nhà sẽ rất lãng phí, không những thế chúng còn làm bẩn sàn nhà bằng những vết chân nhỏ xíu. Vì thế những chiếc giày có đính kèm miếng vải lau nhà đã ra đời. Nhà thiết kế dự định sẽ đi vào chân của mèo những chiếc giày này, những chú mèo sẽ chạy quanh nhà và lau sạch sàn nhà của bạn. Ý tưởng tuyệt vời là thế, thế nhưng khi đem chúng vào áp dụng thì những chú mèo này ngoài việc ngồi ỳ một chỗ nghịch "đôi giày" của mình ra thì chúng cũng chẳng chịu lau nhà gì cả. Có những chú thậm chí còn ngã bổ nhào ngay từ những bước đi đầu tiên.

6. Ô cà-vạt
Nhật là một nước nhiệt đới mưa nhiều, lượng mưa ở Nhật nhiều tương đương với lượng mưa ở Anh. Chính vì lý do này mà rất nhiều sản phẩm của Nhật đều hướng tới việc bảo vệ người sử dụng khỏi bị nước mưa làm ướt, từ ô dành cho giày cho đến những chiếc mũ có "đính kèm" ô họ đã làm ra cả.
Thế nhưng sản phẩm mới này khá sáng tạo. Đó là chiếc cà-vạt ô, một sản phẩm với 2 tác dụng, bạn vừa trông lịch lãm mỗi khi tới văn phòng vừa không bao giờ quên chiếc ô quan trọng. Lúc mang vào, chiếc cà-vạt ô này không được mềm mại cho lắm là nhược điểm duy nhất của phát minh này.

7. Gối "nửa còn lại"
Bạn phải đi xa một thời gian dài và bạn nhớ tới "nửa còn lại" của mình. Chắc hẳn là bạn sẽ rất nhớ người đó rồi đúng không? Người Nhật đã tạo ra một chiếc gối để giảm bớt nỗi nhớ của bạn. Một cánh tay để dành cho các bạn gái và một chiếc gối mềm mại để các bạn trai có thể ôm lấy.

8. Voi dọn dẹp
Đây là một chiếc máy dọn dẹp phòng vệ sinh có hình một chú voi. Mọi việc mà bạn cần làm chỉ là ấn nút, chú voi này ngay lập tức sẽ phun nước rửa sạch bồn cầu, lau dọn và sau đó xịt nước hoa mùi bạc hà vào để tạo cảm giác thoải mái hơn cho phòng vệ sinh của bạn. Nghe thì rất tiện lợi, thế nhưng chú voi này làm việc rất lâu, tốn khá nhiều điện nước và quá to để có thể cho vừa vào kho.

9. Kẹo cao su quyến rũ
Những chàng trai luôn làm mọi cách để có thể gây ấn tượng với những cô gái mà họ "bồ kết". Những nhà sản xuất Nhật Bản đã tạo ra một loại kẹo cao su với các hoạt chất đặc biệt, vừa làm những cơ bắp của chàng trai săn chắc lại lại vừa làm cho cơ thể tiết ra nhiều hoocmon hơn để quyến rũ các bạn gái. Sản phẩm này được rất nhiều những "chàng trai văn phòng" ưa dùng.

10. Phễu nhỏ mắt
Chiếc kính tích hợp phễu nhỏ mắt này sẽ làm bạn không bao giờ nhỏ thuốc nhỏ mắt ra ngoài nữa. Thế nhưng đây lại là một sản phẩm khá vô dụng với cái giá cũng không phải là rẻ. Hơn nữa chẳng ai lại không thể tự nhỏ mắt cho mình được cả.
Những ý tưởng để tạo nên những thứ cực quen thuộc với chúng mình như: coca-cola, chảo chống dính, nhựa, cao su hay thuốc kháng sinh lại đến với các nhà phát minh một cách vô cùng tình cờ.
Có những khám phá khoa học cực kỳ độc đáo và quan trọng không phải được hình thành từ bộ óc của một thiên tài mà là xuất phát từ một tai nạn mang tính ngẫu nhiên. Những phát minh ấy đã mang lại sự thay đổi lớn cho sự phát triển và tiến bộ của khoa học cũng như con người.
Đường hóa học Sacarin
Đứng ở vị trí thứ 10 là đường hóa học sacarin, được nhà hóa học người Nga Constantin Fahlberg phát hiện ra sau khi ông đã… không rửa tay sau một ngày làm việc ở phòng thí nghiệm.
Năm 1979, Fahlberg đang nghiên cứu để tìm ra những ứng dụng mới của nhựa than. Vào một ngày nọ, sau khi dời phòng thí nghiệm về nhà, khi ông ăn một ổ bánh mì và cảm thấy có vị ngọt ở lưỡi. Ông đã hỏi vợ rằng bà có chế biến gì ổ bánh mì này không, và câu trả lời là “không”. Cuối cùng, Fahlberg nhận ra, vị ngọt ông cảm nhận được đó là từ bàn tay của ông – bàn tay đã không rửa sau khi ông rời phòng thí nghiệm. Một ngày sau, ông quay trở lại phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu cho đến khi ông tìm ra chất làm ngọt nhân tạo sacarin.
"Bụi thông minh" - Smart dust
Khi đang làm việc tại phòng hóa học của một trường đại học California, con chip máy tính mà Jamie Link đang sử dụng bỗng dưng bị rơi vỡ. Và sau đó bà phát hiện ra những mảnh vỡ nhỏ bé đó vẫn hoạt động như một bộ cảm biến độc lập và gọi đó là “Bụi thông minh – smart dust”.
Smart dust là một loại cảm biến nhỏ xíu, không dây, dùng để phát hiện bất cứ hiện tượng gì, từ ánh sáng, nhiệt độ cho đến các rung động.
Việc tìm ra “smart dust” đã giúp Jamie Link dành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi Collegiate Inventors vào năm 2003. Bộ cảm biến nhỏ bé đó có thể sử dụng để kiểm tra độ tinh khiết của rượu hoặc nước biển, để phát hiện ra các hóa chất độc hại hoặc các tác nhân sinh học trong không khí, hoặc thậm chí là xác định vị trí và triệt tiêu các tế bào khối u trong cơ thể con người.
Coca-cola
Có rất nhiều những câu chuyện kể về sự phát hiện tình cờ ra những món ăn mới. Chẳng hạn như món khoai tây chiên lát mỏng đã được phát hiện khi một người có tên là George Crum đang cố gắng làm khách hàng hài lòng sau khi vị khách này trả lại món khoai chiên vì nó bị ỉu do ngấm nước, hay món kem ngon tuyệt đã “ra đời” sau khi một người đàn ông tên là Frank Epperson đã bỏ quên cốc bia của mình ngoài đêm lạnh… Nhưng có lẽ, việc phát hiện ra Coca Cola là một trong những phát hiện có giá trị nhất đối với con người.
Đó là câu chuyện của dược sĩ John Pemberton, khi ông đang cố gắng tìm ra phương thuốc chữa bệnh đau đầu bằng cách trộn các chất lại với nhau. Công thức “pha chế” cho đến nay vẫn còn là một bí mật. Coke chỉ được bán trong hiệu thuốc trong 8 năm trước khi nó được đóng thành chai và bày bán trên thị trường.
Chảo chống dính
Teflon là hóa chất chống dính được con người sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong các công việc bếp núc. Tính chất đặc thù của hóa chất này là không làm thức ăn dính vào nồi niêu xoong chảo sau khi đã được phủ một lớp mỏng bên trong.
Teflon là tên thương hiệu của một chất polymer do nhà khoa học của hãng Dupont Roy Plunkett (1910 - 1994) tình cờ khám phá vào năm 1938 khi ông đang cố gắng tìm ra chất làm lạnh để sản xuất tủ lạnh. Sản phẩm này được hãng DuPont tung ra thị trường từ năm 1946. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng nấu nướng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các bà nội trợ. Ngày nay, người ta đã sản xuất ra các loại nồi, chảo và cả lò nướng chống dính, mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống con người.
Lưu hóa cao su
Có thể nói, nếu không có người đàn ông Mỹ có tên là Charles Goodyear (29/12/1800 – 1/7/1860) thì ngày nay chúng ta cũng khó mà ứng dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên vô cùng quan trọng vào đời sống. Ông đã nghiên cứu thành công sự lưu hóa cao su.
Vào những năm 1830, cao su được ứng dụng rộng rãi tại Anh nhưng tại Mỹ, khí hậu nóng hơn làm chúng mềm nhũn, không sử dụng được. Goodyear, một nhà buôn bán đồ ngũ kim ở Philadelphia, đã dành 5 năm vất vả để nghiên cứu, làm thí nghiệm với cao su. Mùa đông năm 1839, ông vô tình đặt mẩu hỗn hợp sulfur và cao su lên bếp lò và phát hiện ra thay vì nóng chảy thì nó cháy xém lại như da thuộc. Từ đó ông đã làm cho cao su trở nên mềm dẻo khô ráo, không còn chất dính, gọi đó là sự lưu hóa cao su.
Nhựa
Vào năm 1907, chất hóa học shellac được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong điện tử. Tuy nhiên, chất này được nhập khẩu từ Đông Nam Á với giá rất cao, vì vậy nhà khoa học người Bỉ Leo Hendrik Baekeland đã quyết định tìm ra vật liệu có thể thay thế chất shellac mà lại rẻ hơn. Trong quá trình nghiên cứu ông đã tìm ra một vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao mà không hề bị biến dạng và đặt tên cho nó là “Bakelite”, thứ chất mà ngay nay gọi là “nhựa” hay “chất dẻo”.
Năm 1909, chất hoá học nhân tạo này đã chính thức được công bố và ông nhận được bằng sáng chế. Đây được coi là một mốc cực kỳ quan trọng của ngành hoá học, mở đầu cho việc ra đời của hàng loạt các loại nhựa khác như polystyren (năm 1930), nylon (năm 1934)... Từ đó đến này, con người đã sáng chế ra rất nhiều loại nhựa được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực đòi hỏi tính năng cao như hàng không vũ trụ... Tuy nhiên, các chất dẻo tổng hợp lại gây ra mối lo lắng của con người về sự ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng phóng xạ tự nhiên
Antoine Henri Becquerel (sinh năm 1852), nhà vật lý Pháp - giáo sư vật lý tại trường Bách khoa và quốc học Pháp, là người phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Ông nghiên cứu về tia Roentgen, cho rằng nhiều loại chất khác nhau có thể phát ra tia này sau khi chúng được ánh nắng rọi vào.
Ngày 1/3/1896, khi đang nghiên cứu về huỳnh quang tự nhiên và tia X quang mới lạ, Becquerel đã phát hiện được rằng tinh thể muối Uranium liên tục phóng ra một loại bức xạ có khả năng xuyên qua các màn chắn ánh nắng và làm đen các kính ảnh. Đó chính là hiện tượng phóng xạ tự nhiên.
Thuốc nhuộm màu tím hoa cà
Nhà hoá học người Anh tên là William Perkin có một giấc mơ lớn nhất đời ông là tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm căn bệnh sốt rét. Vào năm 1856, Perkin thử nghiệm trên một dạng thuốc ký ninh nhân tạo, sau khi thử nghiệm ông đã thu về một loại cặn đặc có màu đen. Quan sát tỉ mỉ màu sắc của cặn, ông phát hiện lớp cặn không phải đen mà là nó có màu tím, thứ màu cũng là thứ màu khá ưa chuộng trong y phục thời trang thời kỳ đó.
Perkin đã tách chất màu tím trong cặn để sản xuất ra một chất màu hoa cà và xem nó là một loại phẩm nhuộm. Năm 1857, Perkin đã được cấp bằng phẩm màu nhân tạo, đây cũng là loại phẩm màu nhân tạo đầu tiên của loài người, sau đó Perkin mở một công ty chuyên bán loại phẩm màu hoa cà này.
Máy điều hòa nhịp tim
Những thiết bị máy điều hoà nhịp tim đầu tiên được sử dụng dòng điện xoay chiều và được treo trên tường. Chúng hơi bất tiện vì giường bệnh nhân bị mắc bệnh tim phải kê gần sát tường. Năm 1958, Wilson Greatbatch, một kỹ sư ở Buffalo, New York (Mỹ), khi đang cố gắng chế tạo ra máy tạo dao động nhằm ghi âm thanh của nhịp tim đập, ông đã nhầm lẫn trong việc treo cái điện trở, khiến dòng diện bị đảo chiều, nhưng lại ghi rõ cảm nhận tiếng tim đập trên cơ thể người.
Ngạc nhiên vì kết quả thử nghiệm kỳ quặc, Greatbatch đã trao đổi William Chardack, người đứng đầu khoa mổ tại một bệnh viện gần đó. Năm 1959, tại bệnh viện nơi Chardack đang làm việc, Greatbatch đã thử nghiệm thiết bị mới của mình trên một con chó và khẳng định máy điều hoà nhịp tim đã ghi chính xác nhịp tim đập. Ông trở thành người đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công chiếc máy điều hoà nhịp tim có thể cấy dưới da người.
Kháng sinh Penicillin
Trở về nhà sau một chuyến đi nghỉ vào năm 1928, Alexander Fleming, một nhà vi khuẩn học người Scotland, đã ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng lớp meo (rêu mốc) đã mọc trên một số mẻ cấy vi khuẩn staphylococcus (tụ cầu khuẩn) mà ông đã để ra không khí.
Thứ vi khuẩn này được Fleming đặt tên là penicillium Notatum, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, phải tới năm 1940, các nhà khoa học tại trường Đại học Oxford mới tìm ra cách "tách" penicillin thành công và phát triển nó thành thuốc kháng sinh đầu tiên.
Có nhiều những phát minh vĩ đại trong thời gian đầu mới xuất hiện bị cho là “vô ích”, “điên rồ”. Ví dụ như chiếu máy vi tính cá nhân, từng bị “ném đá” thảm hại vì bị cho là “sẽ chẳng ai cần đến nó”, vậy mà bây giờ máy vi tính đã thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mọi người.
Nhưng cũng có nhiều phát minh tỏ ra “vô dụng” 100%, “vô dụng” xuyên thế kỉ. Dưới đây là một vài trong số những phát minh tệ hại nhất của thế kỉ 20.
Nhìn chiếc ván lướt môtô này xem! Thật khó hiểu cho ai có thể sở hữu nó, chẳng khác gì một tấm phản, hoàn toàn trơn nhẵn và không hề có một dụng cụ, thiết bị bảo vệ nào cả.
Phát minh này đã thất bại ngay từ lần thử nghiệm tại căn cứ không quân của Mỹ (Air Force). Lý do là nó thải ra quá nhiều khói từ 4 động cơ và bay lên thẳng dường như là động tác duy nhất mà nó có thể thực hiện.
Nếu đây là một con robot biết trả lời điện thoại thì rất tuyệt! Nhưng cái máy này không hề biết “nói”, biết chào hỏi hay ghi âm lại cuộc gọi đến. Vậy nên gọi nó là gì? “Máy nhấc điện thoại” là hợp lý nhất đấy nhỉ?

Phát minh chăm sóc cho trẻ nhỏ vào những năm 30. Chiếc nôi di động này có hai dây buộc vào người hai phụ huynh. Liệu đứa trẻ ngồi ở trong có an toàn không khi luôn phải ở trong tình trạng vắt vẻo thế này? Và để ý mà xem bố mẹ đứa bé mang nó đi cùng tới đâu? Sân trượt băng đấy
Những năm 70, chiếc mũ này theo quảng cáo là để dành cho lúc tắm vòi hoa sen. Không biết là nó sẽ giữ cho tóc của bạn khô lúc đi tắm hay là để gội đầu trong khi mặt vẫn khô ráo? Nói chung là thật ngớ ngẩn.
Mật ong luôn là loại thực phẩm dinh dưỡng và một loại thuốc hữu hiệu để chữa nhiều bệnh. Cả giấm cũng vậy, nhiều trường hợp bệnh tật cũng cần nhờ tới giấm. Nhưng việc trộn lẫn hai thứ lại với nhau để cho ra đời sản phẩm “Honegar” (Honey + Vinegar) thì chẳng biết cái dạ dày của bạn có chịu được không?
Phát minh này nhìn có vẻ “khá” hơn chiếc ván lướt môtô đầu tiên. Ít nhất là nó có thiết kế chắc chắn hơn và đã có dụng cụ cố định chân. Nhưng việc phải có hai tay chèo giữ thăng bằng xem ra là quá rắc rối và vướng víu.
Nhắc đến "hàng hiệu" của bật lửa là người ta nhắc ngay đến Zippo. Từ lúc nào chiếc bật lửa với tiếng mở nắp "thích tai" này trở nên phổ biến và nó có đơn thuần chỉ là một chiếc bật lửa?
Lịch Sử ra đời
Zippo xuất phát từ thị trấn nhỏ Pennylvania vào thời điểm nước Mỹ đang ở trong giai đoạn trì trệ nhất trong lịch sử. Câu chuyện về Zippo bắt đầu tại thời điểm đen tối nhất này. Sự thành công của Zippo đến từ óc sang tạo và sự chăm chỉ, từ sự tạo thành một sản phẩm bền lâu và thực dụng, từ chiến lược tiếp thị sang tạo và dịch vụ ân cần, và từ sự đổi mới của việc bảo hành sản phẩm.
Tất cả được bắt đầu vào một tối mùa hè năm 1932. Trong một buổi khiêu vũ được tổ chức tại Bradfold Country Club, nằm trên một ngọn đồi bên ngoài Bradfold, Pennsylvania. Tham gia vũ hội có George G. Blaisdell, người sau này được biết đến với biệt danh “Mr. Zippo”. Vào thời điểm đó, ông vẫn chưa tìm được điều gì hứa hẹn cho công việc kinh doanh của mình.
George G. Blaisdell.
Mệt mỏi vì khiêu vũ và các câu chuyện chính trị, ông đi ra ban công để hút thuốc. Tại đây, ông nhìn thấy người bạn đang cố gắng châm thuốc, lấy từ trong túi ra một chiếc bật lửa đồng xấu xí cọc cạch. Chiếc bật lửa xấu xí hoàn toàn không phù hợp trong tay một quý ông lịch lãm.
Hình ảnh người đàn ông cố gắng một cách ngốc nghếch để châm lửa trông thật lố bịch khiến Blaisdell xuýt phải bật cười. “Anh đóng bộ chỉnh tề, tại sao anh không sắm cho mình một chiếc bật lửa tươm tất hơn?”. “Nó cháy”, ông ta trả lời một cách bảo thủ. Hai từ “nó cháy” quay tít trong đầu George Blaisdell đêm ấy.
Thời điểm này, ai cũng tìm kiếm những mặt hàng rẻ, vững chắc và lâu bền, ông nghĩ. Những đặc điểm này luôn được nhắm tới, và cũng không chỉ trong thời điểm tồi tệ như hiện nay. Việc kinh doanh bật lửa sẽ rất hứa hẹn.
Blaisdell lập tức đăng ký độc quyền tại Mỹ từ xí nghiệp sản xuất bật lửa của Áo. Để nâng cấp mẫu mã, Blaisdell mạ vàng nắp bật lửa và tăng giá lên 1 đô la. Nhưng ông không bán được một chiếc nào. Blaisdell phát hiện ra có vướng mắc trong cách sản xuất, mẫu bật lửa này rất dễ bị tắt lửa. Vì thế, ông quyết định phát triển một loại bật lửa mới không bị tắt lửa.
"Bàn đạp" cho Zippo sau này là đây.
Từ bỏ bật lửa của Áo, Blaisdell thuê một góc tầng hai công ty Rickerson & Pryde trên đường Boylston. Blaisdell trả 10 đô la tiền thuê hàng tháng, thuê 3 thợ và bắt đầu phát triển chiếc bật lửa mới.
Ông và nhóm của mình sử dụng một đĩa điện nóng để hàn. Tất cả mọi thứ từ máy dập đầu đến máy hàn đều là đồ cũ dùng lại. Tổng chi phí cho các dụng cụ là 260 đô la (đây có thể gọi là số vốn ban đầu của công ty ). Việc đầu tiên ông làm là tạo ra chiếc bật lửa nhỏ hơn, để vừa trong gan bàn tay và ông đưa thêm một khớp nối để nối nắp bật lửa với phần thân, tạo thành một phần không thể tách rời của chiếc bật lửa. Việc này giúp người sử dụng có thể bật lửa chỉ bằng một tay.
Blaisdell sau đó đặt thêm một nắp chắn gió xung quanh khu vực bấc, ông dùng nắp chắn gió thiết kế theo bật lửa của Áo và đặt tên nó là “Zippo” (có ý kiến cho rằng nguồn gốc của cái tên bắt nguồn từ âm thanh “zip” phát ra lúc mở nắp bật lửa).
Mẫu Zippo nguyên thủy được giới thiệu đầu tiên vào năm 1932. Mẫu này có hình chữ nhật với khớp nối nhô ra để gắn nắp với thân bật lửa và ống (hoặc thùng). Các năm sau, mẫu được thu ngắn lại để đảm bảo tính nhỏ gọn. Giá bán lẻ của bộ phận chắn gió là 1,95 đô la.
Cuối tháng đầu tiên, 82 chiếc đã được sản xuất và bán ra, đem về lợi nhuận là 69,15 đô la. Để tiếp thị sản phẩm mới, Blaisdell đưa ra việc bảo hành cho sản phẩm, một ý niệm được bắt đầu với bật lửa Zippo và vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Việc sửa chữa và thay thế phụ tùng sau thời hạn bảo hành trở thành nguồn lợi lớn cho việc kinh doanh.

Công ty Zippo sửa chữa mọi hỏng hóc mà không lấy một đồng. Chiếc bật lửa được gửi lại qua đường bưu điện trong 48 giờ với một lời nhắn: "Chúng tôi cảm ơn vì đã có cơ hội được phục vụ cho bật lửa của bạn”. Ý niệm về thời hạn bảo hành trở thành chiến lược tiếp thị đầu tiên của Zippo. Cho đến nay, công ty bật lửa Zippo vẫn đứng vững trên thị trường.
Cấu tạo và những đặc điểm nhận biết
Zippo dùng xăng, chứ không phải gas đâu nhé. Phần vỏ ngoài củaZippo và phần ruột bên trong được chế tạo hình chữ nhật và khớp với nhau, tất nhiên là trong nhỏ hơn ngoài. Trong ruột Zippo có bông đặc chế để ngấm xăng, trên là bấc để đốt cháy xăng và đây là một trong 2 điều giúp cho Zippo là chiếc bật lửa của mọi loại thời tiết cùng với miếng chắn gió ở phía trên.
Dưới đáy của chiếc bật sẽ thấy kí hiệu để nhận diện dòng bật lửa cũng như năm sản xuất của nó.
Từ giữa năm 1955, công ty quyết định mã hoá năm sản xuất bằng các dấu chấm (.). Từ năm 1966 cho đến năm 1973, mã năm được thay đổi thành một loạt các dấu sổ thẳng (|). Kéo dài từ năm 1974 đến năm 1981, năm sản xuất Zippo định dạng bởi các đường sổ chéo (forward slashes) (/), còn sau 1982 cho tới tháng 6 năm 1986 lại sử dụng đường sổ chéo nhưng theo chiều ngược lại (backslashes) (\).
Kể từ tháng 7 năm 1986, việc mã hoá trên các bật lửa được thực hiện trên cả tháng và năm sản xuất của chiếc bật lửa. Trên đáy chiếc bật lửa về phía trái là chữ cái từ A đến L, mặc định cho 12 tháng trong năm (A - tháng một, B - tháng hai ...), bên phải là chữ số La Mã thay cho năm sản xuất, được đánh từ II tính từ năm 1986. Một ví dụ nhỏ, một chiếc bật lửa được kí hiệu là H XI thì có nghĩa là nó được sản xuất tháng 8 năm 1995.
Tuy nhiên cho đến năm 2000, họ quyết định có một chút thay đổi bằng cách thay số La Mã bằng chữ số Ả rập, do đó chiếc bật lửa được sản xuất tháng 8 năm 2004 sẽ được kí hiệu là H 04.
Giá trị tinh thần
Có những giá trị khác ẩn trong chiếc bật lửa vô tri này. Ví dụ như những chiếc Zippo còn sót lại ở Việt Nam từ thời kháng chiến chống Mỹ và những chiếc còn sót lại từ thế chiến thứ 2.
Trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam, Zippo đã trở thành một món đồ lưu niệm và ghi lại những cảm xúc của người lính. Theo những nhà sưu tầm, 200.000 bật lửa Zippo đã được lính Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Zippo như một công cụ cầm tay giải trí của lính Mỹ hàng ngày. Bản thân nắp sáng của Zippo cũng được sử dụng như một gương soi nhỏ, lửa được dùng để nhóm bếp và hâm nóng đồ ăn mỗi ngày.
Zippo còn dùng để truyền tín hiệu khi rơi vào tình thế ‘bất đắc dĩ” hay có thể làm vật cản đạn của quân thù. Một nhân chứng kể lại, anh ta đã thóat chết trong gang tấc khi một viên đạn bắn ngay tim nhưng đã được hộp quẹt Zippo cản lại khi anh để nó ở túi áo, một sự may mắn. Thêm nữa Zippo có thể dùng làm hiệu cho trực thăng cứu hộ hoặc báo hiệu cho đồng đội khi ở trên chiến trường.
Ngoài ra Zippo cũng được sử dụng như một công cụ hổ trợ cho quân sự. Những người lính thường mang theo Zippo trong túi áo khi đi chiến đấu. Một số thì được cột chặt trong dải băng ngụy trang quấn trên nón sắt hoặc được cất trong ổ chứa đạn của súng M-16. Zippo còn được sử dụng như một loại thẻ căn cước nhận diện, đó là lí do tại sao có khá nhiều Zippo tại Việt Nam và nó rất có giá trị.
Zippo dùng trong thời chiến được bày bán như một món đồ cổ giá trị.
Cũng vào thời điểm này, Zippo nhanh chóng được tìm thấy nhiều ở thị trường chợ đen. Những người thợ điêu khắc của Việt Nam thường chạm khắc những hình ảnh hoặc những câu châm ngôn yêu thích vào bật lửa cho quân lính.
Hình ảnh nổi tiếng và thịnh hành nhất thời đó mà lính Mỹ thường hay khắc vào là bản đồ Việt Nam. Gần như mỗi người lính đều có 1 cái riêng và luôn mang theo bên mình. Và nhờ vào trào lưu chạm khắc vào bật lửa mới biết đa phần lính Mỹ sau khi tham chiến một thời gian đều thấy chán nản và bất bình với chính Chính Phủ Mỹ.
Một chiếc Zippo khắc những dòng bất bình về chiến tranh của lính Mỹ.
Zippo được sử dụng bởi lính Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh Việt nam và trở thành một vật sưu tầm không thể thiếu. Mỗi chiếc Zippo như một nhân chứng, một vật vô tri chuyển tải cảm xúc thật. Những người lính đã từng đứng trước cái chết, bờ vực của địa ngục đều mang theo Zippo bên người. Nó là một phần máu thịt và tâm hồn đối với người sử dụng. Và từ đây, Zippo trở thành một vật sưu tầm vô giá.
Một số mẫu Zippo đời mới.
Nhờ vào công nghệ của thời đại mới mà bật lửa Zippo của ngày nay có mẫu mã vô cùng đẹp và phong phú, đáp ứng mọi sở thích của người sưu tập. Zippo đã được nâng lên thành một thú chơi. Chiếc bật lửa này đã cho thấy "bật lửa không chỉ dùng để châm lửa cho thuốc lá độc hại". Đã xuất hiện những "nghệ nhân" biểu diễn xiếc với chiếc Zippo, điều đó càng làm chiếc bật lửa nhỏ bé này nâng tầm giá trị.
30 Túi shopping sáng tạo nhất:

1. Condomi Erotic Shopping Bag


Advertising Agency: Draft FCB Kobza, Vienna, Austria

2. ASPE Crime Stories Bag


This bag was given when you bought a book by Belgium’s most famous crime-writer.

3. Ann Summers – Kinky Whip


A guerrilla marketing concept for Ann Summers (underwear and accessories shop). Designed by guerrillaguru © 2007

4. Shumensko Beer Crate


Advertising Agency: Noble Graphics Creative Studio, Sofia, Bulgaria

5. Volkswagen Golf GTI Bag


Advertising Agency: Agence V, Paris, France

6. Meralco: Unplug to Save


Advertising Agency: TBWA, Philippines
Meralco, the Philippines’ top supplier of electricity, aimed to show goodwill to its customers by educating them on how electric consumption works and how to read electricity bills.
Special bags that combined Electricitips or information on how to save electricity and ways to practice smart electrical consumption were given away during Christmas bazaars and Meralco mall events.

7. Greenpeace – Give Me Your Hand


Advertising Agency: dentsu, Beijing, China

8. Children with Autism


Art director: Yosef Khouwes | Copywriter: Bipin Jacob

9. Stop’n grow: Nailbiter


Credit: Jung von Matt, Berlin

10. Panadol


Agency: unknown

11. Daihatsu


Agency: Creative Lab, Cairo, Egypt|Art Director: Walid Abd Rabo

12. Red Cross – Volunteers Needed


Advertising Agency: Lem, Shanghai, China

13. Gaia: Animals Torture


Agency: Duval Guillaume, Brussels, Belgium

14. Sawney Bean – Cannibal of Scotland


Creative director/Art Director John Messum

15. ReVital


Antje Gerwien, from the University of Weimar.

16. Muse Bags


Agency: Tokyu Agency Inc., Tokyo
These bags were designed as color samples of hair extensions for distribution to visitors to a party at muse, beauty salon. So, hair extensions were attached to bags as handles.

17. Yulia Tymoshenko


Source: blog.ivman.com
Yulia Tymoshenko, the Prime Minister of Ukraine, iconic in Europe for her braids. Funny, but probably fake – the bag looks exactly the same as one of the Muse bags.

18. YKM Shopping Bag: Jump Rope


Agency: TBWA, Istanbul

19. Fitness



Publicis Frankfurt | Creative Direction: Gert Maehnicke

20. Clothes in Closets: Knucle Bag


Advertising Agency: Leo Burnett Lisbon, Portugal

21. Blush Lingerie: X-Ray Bag


Agency: BBDO Berlin

22. Floating Magic-i Bag


Advertising Agency: Grey Kuala Lumpur, Malaysia
The brief: The agency was given the task to design a shopping bag for Magic-i, a magic shop. The idea: the handles of the shopping bag are made of transparent fishing line, which makes it look like it is being held without handles as if by magic.

23. Wheaties Shopping Bag

wheaties-shopping-bag
Agency: unknown

24. Alinna

Alinna Shopping Bag
Agency: unknown

25. Book

Book Bag
Agency: unknown

26. Headhunting Agency Shopping Bag

head hunting

27. Karl Lagerfeld Shopping Bag

Karl Lagerfeld
Agency: unknown

28. Olympic Shopping Bag


Tao Ma Design. All rights reserved.

29. Tom of Finland Shopping Bag


Agency: unknown
Tom of Finland is a popular gay icon.

30. Samsung TV Bag

Samsung TV
Agency: unknown

No comments:

Post a Comment