Monday, July 20, 2009

Kiến trúc Vietnam(5): Thi ý tưởng thiết kế đô thị

* Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2008: 9 KTS trẻ được vinh danh
“Giải thưởng năm nay đã thu hút được rất đông đảo các KTS trẻ tham gia. Họ mang đến giải thưởng nhiều tác phẩm có giá trị, những suy nghĩ trẻ trung và táo bạo. Đây có thể xem là một nét mới của giải thưởng năm nay” – đó là nhận định của KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc (GTKT) Quốc gia tại Lễ trao giải diễn ra vào tối qua, 18/2.

1. Năm nay là một năm đặc biệt, năm ghi dấu 15 năm GTKT đi vào cuộc sống – một năm mà giới KTS cùng chia sẻ với đồng bào cả nước trước bao khó khăn, thử thách khắc nghiệt của sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Vượt qua nhiều khó khăn, GTKT 2008 vẫn được tổ chức quy mô và đã quy tụ được 114 tác phẩm cùng tham gia tranh tài. Hội đồng giải thưởng đã họp và quyết định trao 10 giải Nhì, 16 giải Ba và 8 giải của Hội đồng cho các tác phẩm tham dự giải thưởng.
Bar Gió và nước của KTS Võ Trọng Nghĩa giành giải Nhì
(không có giải nhất) trong Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2008

Giải thưởng năm nay đã thu hút được rất đông đảo các KTS trẻ hưởng ứng, tham gia. KTS Nguyễn Tấn Vạn nhận định: “Họ - các KTS trẻ đã mang đến giải thưởng nhiều tác phẩm có giá trị, mang đến những gam mầu đa dạng, tươi tắn, những suy nghĩ trẻ trung và táo bạo. Đây có thể xem là một nét mới của giải thưởng năm nay. Nó cho thấy tài năng và tâm huyết của thế hệ trẻ đối với nghề, cho thấy tầm quan trọng cùng sức lan tỏa ngày càng sâu rộng của GTKT đến mọi mặt của đời sống xã hội… Chưa thật nhiều những thành tựu nổi bật, chưa có nhiều các tác phẩm đồ sộ, hoành tráng, nhưng rõ ràng một cái nhìn mới, một xu hướng sáng tạo mới đã bộc lộ”

Trải qua 15 năm với 8 kỳ giải thưởng, đã có 1239 tác phẩm tham dự và Hội đồng GTKT Quốc gia đã trao tặng 06 giải Nhất, 47 giải Nhì, 115 giải Ba và 145 giải của Hội đồng.

Đã có 9 KTS đoạt các giải thưởng, trong đó có các giải cao nhất của cuộc thi. Bên cạnh Bar Gió và nước của KTS trẻ Võ Trọng Nghĩa, tác phẩm “Nhà bên Hồ” của KTS trẻ Hoàng Thúc Hào để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với công chúng và giành được giải Ba….
2. Giải thưởng năm nay cũng ghi nhận những nỗ lực đổi mới và sáng tạo, những cách tiếp cận khác trong tổ chức không gian của nhiều tác phẩm. Đó là tác phẩm Đền tưởng niệm Bình Thành (KTS Nguyễn Văn Tất, giải Nhì) với một quan niệm về tưởng niệm và thờ cúng mới mẻ, không gian không ngăn chia, khép kín mà khoáng đạt gần gũi. Đó là tác phẩm Đường Hoa Nguyễn Huệ (KTS Vũ Việt Anh, KTS Phạm Thị Ái Thủy và cộng sự, giải Nhì) với những nghiên cứu thử nghiệm lần đầu. Những nghiên cứu sắp đặt để nới rộng không gian và thời gian cho tác phẩm, để người xem, người thưởng thức hòa vào với tác phẩm, là một phần không thể thiếu của tác phẩm
Công trình Đường Hoa Nguyễn Huệ đoạt giải Nhì

Đặc biệt, KTS Nguyễn Văn Tất đã đoạt “cú đúp” với 2 giải Nhì: Một là công trình Trường mầm non Nhơn Nghĩa (Phú Hội, Nhơn Trạch, Đồng Nai) thực hiện cùng với KTS Nguyễn Viết Nhật Quang. Hai là: Công trình Đền Tưởng niệm Bình Thành (Khu di tích lịch sử cách mạng Long An, xã Bình Hòa Hưng, Đức Huệ, Long An) thực hiện cùng với các cộng sự.
Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế đô thị khu Trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM”

Ban tổ chức đã trao giải cho 3 đơn vị có phương án đạt điểm cao nhất; trong đó Giải Ba thuộc về phương án của Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn (nay là Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng) là đơn vị Việt Nam duy nhất nằm trong danh sách đoạt giải (Công ty Nikken Sekkei Ltd đoạt giải Nhất và giải Nhì thuộc về Công ty RTLK International).






Đồ án của Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn được thực hiện bởi các nhà thiết kế đô thị của hai nước Việt Nam và Australia, bao gồm : Trung tâm Thiết kế đô thị - Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn - Bộ Xây dựng và Công ty Quy hoạch - Thiết kế đô thị Hansen Partnership – Australia. Danh sách bao gồm:
  1. Ngô Trung Hải, ThS. Quản lý Đô thị, KTS, Chuyên gia Quy hoạch đô thị
  2. Lưu Quang Huy, ThS. KTS. Chuyên gia Quy hoạch Đô thị
  3. Nguyễn Trúc Anh, TS, MUDD - Thiết kế đô thị, ME, B. KTS/ Chuyên gia Thiết kế cảnh quan
  4. Nguyễn Thị Hồng Diệp, ThS. KTS. Chuyên gia Thiết kế cảnh quan
  5. Craig Czarny, BTRP ML, KTS. Chuyên gia Thiết kế Đô thị/ KTS. Cảnh quan
  6. Bronen Hamilton, B.Larch MUD Chuyên gia Thiết kế Đô thị/ KTS Cảnh quan
  7. Marc Basilio, Bsc Chuyên gia Thiết kế Quy hoạch Đô thị

Ban cố vấn: PGS. TS. Lưu Đức Hải, ThS. KTS. Lã Thị Kim Ngân, KS. Phạm Xuân Tứ

PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoà – Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, Phó Ban Tổ chức cuộc thi, cho biết, cả 7 đồ án là 7 “sắc màu” thể hiện sự hoàn thiện về mặt thiết kế, thân thiện với con người và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ông Hoà nhận định, so với các đề bài thiết kế Thủ Thiêm, quy hoạch giao thông thành phố trước đây, cuộc thi Ý tưởng thiết kế khu trung tâm hiện hữu mở rộng TP HCM phức tạp hơn. Khó khăn lớn nhất là có quá nhiều trường phái và ý tưởng hay, nhưng chỉ được chọn một đáp án khả thi nhất.


Nội dung và ý tưởng đồ án của Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn:

Ý tưởng chung của đồ án thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu là sự đơn giản, tính khả thi và mang tính thẩm mỹ cao. Đồ án sẽ góp phần biến TP HCM thành một thành phố:

· Một thành phố mang bản sắc đặc trưng về lịch sử, văn hoá cũng như đặc thù về điều kiện tự nhiên

· Một thành phố phát triêể với môi trường đầu tư hấp dẫn

· Một thành phố với các không gian công cộng và kiến trúc đẹp vì con người.

· Một thành phố đầy đủ tiện ích và sạch sẽ về môi trường cho người dân thành phố cũng như khách du lịch.

Để thực hiện những mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 5 nguyên tắc thiết kế cơ bản bao gồm: Nước – Công viên - Đại lộ - Con người - Kiến trúc. Các tác giả sử dụng 5 ý tưởng nền tảng này giống như 5 nhạc cụ chính trong dàn nhạc đang thể hiện bản giao hưởng của một thành phố.

Vấn đề của thành phố HCM là làm sao giải quyết toàn bộ các lợi ích đưa ra cùng 1 lúc. Đồ án đưa ra 5 hướng giải quyết chủ đạo rất đơn giản, có thể thực hiện được trong giai đoạn ngắn, 5 hướng giải quyết này cần được hỗ trợ về mặt tài chính và luật pháp.



Những ý tưởng trên được các tác giả lấy từ nền tảng sau:

Tập thể tìm tòi và dẫn dắt ý tưởng bởi rất nhiều kinh nghiệm của các thành phố trên thế giới. Cụ thể, tập thể nhóm đã bị hấp dẫn bởi sự năng động và vẻ đẹp riêng của thành phố HCM. Sự song song tồn tại cái cũ và cái mới, sự tồn tại của các mẫu dạng tuyến phố được phủ lấp bởi các hoạt động trên các tuyến phố văn hoá Sài Gòn; những bản sắc tạo nên một trong những thành phố mẫu mực trên thế giới. Bởi vậy, ý tưởng có thể đến từ: Tokyo, Paris, Bangkok, Sydney, Santiago, Singapore, Cusco, Thượng Hải, Rome, London, NewYork…



Với những ý tưởng của mình, các kiến trúc sư Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn đã dựng lên hình ảnh của một thành phố HCM trong tương lai sẽ thể hiện tất cả những nét ưu việt trên nhiều khía cạnh và góc độ. Thành phố này sẽ trở thành thành phố tuyệt vời riêng biệt, cạnh tranh với các thành phố trên thế giới. Ngoài ra, TP HCM sẽ còn trở thành thành phố vĩ đại với các khu bờ sông hiện đại. Thành phố phải giữ được những bản sắc riêng của thành phố không chỉ về góc nhìn bên ngoài mà còn cả về âm thanh hương vị. Thành phố sẽ như một bản giao hưởng vĩ đại.

* Giải Nhất cuộc thi thuộc về PA thiết kế của Công ty NIKEN SEKKEI (Nhật Bản): Phương án nhằm hướng tới xây dựng một TP HCM xứng danh là “Hòn ngọc Viễn Đông tỏa sáng cùng bản sắc riêng, tiện nghi và sinh thái”
Với các tiêu chí chính:
-Duy trì và nâng cao bản sắc bằng cách xây dựng một thành phố năng động và đa dạng trên cơ sở các di sản vô giá do lịch sử để lại.
-Đảm bảo điều kiện sống và làm việc tiện nghi cho cư dân và du khách.
-Nghiên cứu sinh thái trong phát triển đô thị ở các khía cạnh như sức khỏe, môi trường an toàn, hài hòa với môi trường tự nhiên, bảo tồn cây xanh và mặt nước.
Ba phương pháp cơ bản để hiện thực hóa “Hòn ngọc Viễn Đông”
1. Chức năng
- Tạo các mảng không gian chọn lọc cho các hoạt động đô thị.
- Phân tách không gian khách bộ hành với lưu thông cơ giới.
- Hình thành mạng lưới không gian ngầm.
2. Cảnh quan
- Hình thành mạng lưới lối đi có phủ xanh và không gian mở.
- Bảo tồn và tái tạo cảnh quan đô thị lịch sử.
- Kết nối vành đai sinh thái thành mạng lưới với nhiều diện tích cây xanh mặt nước.
3. Người dân / Du khách
-Tạo không gian an toàn cho người dân, du khách và phát triển các dịch vụ giao thông công cộng.
-Tạo môi trường sống trong lành và tiện nghi cho người dân, du khách.
- Cải thiện không khí đô thị.
Xác định hệ số FAR và BCR phù hợp để hiện thực hóa quan điểm phát triển.
Để có thể xác định FAR và BCR cụ thể cho từng khu đất công trình đơn lẻ, cần nghiên cứu chi tiết hơn về điều kiện giao thông và quy hoạch cảnh quan đô thị (các yếu tố như khoảng lùi, không gian để bảo tồn tầm nhìn) trên từng tuyến đường.
Có thể cho phép hệ số FAR cao cho các khu vực dọc sông Sài Gòn với điều kiện là các tuyến đường ở các khu vực này được mở rộng.
Có thể cho phép hệ số FAR hơn 500% cho các khu đất có diện tích không dưới 2.000m2 và có vị trí hướng trực tiếp ra đường trục chính có lộ giới không dưới 25m.
Tái thiết các ô phố đã phát triển hiện hữu
1. Xây lại từng hạng mục đơn lẻ (các khu đất bị chia nhỏ)
Cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng do có các công trình cao khác thường hay có quy mô lớn quá mức.
Chia nhỏ các khu đất sao cho vẫn đảm bảo đủ diện tích không gian mở bằng cách chuyển quyền sở hữu nhà / đất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn và hướng dẫn về xây dựng / phát triển (FAR, BCR, tầng cao xây dựng, mặt tiền đường, ...)
2. Kết hợp xây dựng với hệ số FAR bổ sung thấp để bù vào diện tích đất phát triển không gian mở (một phần là xây lại các hạng mục đơn lẻ).
Các khu đất bị chia nhỏ manh mún bất hợp lý, kéo theo các vấn đề về môi trường khu dân cư và phòng chống thảm họa
Cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng do có các công trình cao khác thường hay có quy mô lớn quá mức.
Xây lại một phần các ngôi nhà ở khu vực phía trong để kết hợp phát triển loại hình nhà phố hay kết hợp nhiều loại hình nhà ở trung tầng với đường khu vực, không gian mở và không gian xanh trong ô phố.
Cho phép bổ sung thêm hệ số FAR để bù vào phần diện tích đất dành phát triển các không gian chung vừa nêu.
Chỉnh trang các ngôi nhà hiện hữu ven đường, nhưng phải tuân thủ nghiêmngặt các quy chuẩn, hướng dẫn trong xây dựng / phát triển (FAR, BCR, tầng cao công trình, mặt tiền đường, ...) để tạo cảnh quan đô thị đẹp mắt.
Phát triển nhà cao tầng với hệ số FAR tăng thêm để bù vào diện tích đất phát triển không gian mở lớn.
Tiến hành xây lại một số ngôi nhà ở ven đường và ở khu vực phía trong để có thể phát triển nhà phố hay tổ hợp nhiều loại hình nhà trung tầng. Quy định hệ số FAR cao hơn nếu phải phát triển diện tích không gian mở lớn hơn.Kết hợp giữa các loại hình nhà ở trung tầng và nhà phố.
* Đồ án quy hoạch của Viện KT, QH ĐT & NT - Giải thưởng kiến trúc 2008:
Khu kinh tế Vũng áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh là khu vực có tiềm năng tương đối nổi trội về phát triển cảng nước sâu, công nghiệp cũng như du lịch so với các khu vực khác của vùng Bắc Trung Bộ. Cụm cảng biển nước sâu Vũng áng - Sơn Dương và tổ hợp công nghiệp luyện cán thép được xác định là hạt nhân chính của Khu kinh tế.

Ý tưởng quy hoạch chính
Phát triển khu kinh tế Vũng áng là đô thị công nghiệp của thế kỷ 21 - sự kết hợp hiệu quả giữa các mục tiêu công nghiệp hóa và các mục tiêu phát triển hậu công nghiệp, sự song hành giữa môi trường sống tốt và môi trường sản xuất công nghiệp.Chú trọng khai thác các giá trị sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, tạo cấu trúc đô thị thuận lợi cho việc sử dụng đa chức năng, đặc biệt là các không gian du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch đô thị.
Ðịnh hướng phát triển không gian khu kinh tế
Cấu trúc hoạt động và các khu chức năng chính của Khu kinh tế
1.Phân khu chức năng
·Tổ chức tốt và khai thác khung liên kết giữa trong và ngoài khu kinh tế thông qua hệ thống giao thông đối ngoại (cảng biển, đường sắt, quốc lộ 1A, quốc lộ ven biển, tuyến truyền tải quặng từ mỏ sắt Thạch Khê về khu công nghiệp...) và các trục chính đô thị.
- Tổ chức hành lang kỹ thuật gồm quốc lộ ven biển và tuyến truyền tải quặng sắt từ mỏ sắt Thạch Khê đi song song với QL1A đến khu công nghiệp nặng và cảng Sơn Dương, trong hành lang kỹ thuật này có thể đồng thời bố trí cả đường sắt kết nối khu công nghiệp với hệ thống đường sắt của Khu kinh tế nối với hệ thống đường sắt quốc gia.
- Quy hoạch hệ thống đường sắt kết nối cảng Vũng áng và cảng Sơn Dương với đường sắt quốc gia và đường sắt cao tốc.
- Quy hoạch chuyển tuyến QL1A hiện nay về phía Nam, đi song song về phía Bắc đường điện 220KV hiện hữu.
· ưu tiên khu vực phía Ðông Bắc QL1A cho phát triển cảng - công nghiệp:
- Khu vực cảng Vũng áng là cảng tổng hợp, được quy hoạch gắn với khu dịch vụ hậu cảng, kết nối với hành lang quốc lộ ven biển, đường sắt.
- Bờ biển phía Ðông có tiềm năng khai thác cảng được quy hoạch bao gồm: Khu phi thuế quan (bao gồm: một phần cảng Sơn Dương là cảng container, các dịch vụ hậu cảng, khu trung tâm dịch vụ thương mại - tài chính); các loại hình công nghiệp cần gắn với cảng biển; Khu vực công nghiệp thép và công nghiệp nặng gắn với cảng thép (Trong tổ hợp công nghiệp thép, nhà máy luyện thép được bố trí gần khu vực cảng, các nhà máy công nghiệp hậu thép ít có nguy cơ ô nhiễm môi trường hơn được bố trí tại các khu vực giáp với các khu chức năng khác về phía Tây và phía Ðông, đảm bảo tối đa khoảng cách an toàn về môi trường cho các khu chức năng khác).
- Cụm công nghiệp nằm phía Bắc QL1A hiện nay tại Kỳ Liên, giữa khu công nghiệp thép và các khu dân cư là các loại hình công nghiệp sạch.
- Khu đất nằm phía Ðông đường vào cảng và nằm phía Ðông khu CN Vũng áng 1 hiện nay được quy hoạch thành khu công nghiệp đa ngành, khai thác lợi thế giao lưu với tuyến đường vào cảng và QL1A.Thiết kế đô thị khu đô thị khu công nghiệp
· Tổ chức trục trung tâm thương mại - tài chính quốc tế (ngoài khu phi thuế quan) kề cận với trung tâm dịch vụ cảng biển Sơn Dương và không gian sinh thái hồ, kết nối với trục trung tâm khu đô thị Kỳ Long.
· Một số khu dân cư nằm phía Nam QL1A thuộc các xã Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long được quy hoạch giữ lại cải tạo, nâng cấp. Tổ chức các hành lang cây xanh cách ly giữa các khu vực công nghiệp và các khu dân cư.
· Các khu dân cư nằm trong vùng ngập sâu của các xã Kỳ Thịnh và Kỳ Long, toàn bộ khu vực xã Kỳ Lợi và một phần khu dân cư xã Kỳ Phương cần được giải toả tạo điều kiện phát triển tổ hợp công nghiệp đồng bộ và tránh các tác động xấu của KCN.
· Khu vực hồ Tàu Voi được quy hoạch thành khu công viên vui chơi giải trí, cải tạo vi khí hậu và tạo cảnh quan trong lòng đô thị. Khu vực hồ Mộc Hương được quy hoạch thành khu trung tâm TDTT và khu lâm viên. Các khu cây xanh này là vùng đệm giảm thiểu tác động của gió Lào đối với các khu đô thị nằm phía Nam QL1A hiện nay.
·
Các khu giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và nghiên cứu chuyển giao công nghệ được ưu tiên tổ chức tại:
- Khu vực giữa Khu công nghiệp Vũng áng và sông Quyền, là không gian chuyển tiếp giữa khu đô thị và Khu công nghiệp Vũng áng;
- Trên trục cảnh quan kết nối khu đô thị Kỳ Long với khu trung tâm thương mại tài chính và công viên hồ trung tâm.
- Các khu trường chuyên nghiệp cũng có thể bố trí đan xen trong các khu đô thị.
· Khu công nghệ cao – các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ được tổ chức tại Khu vực Nam Kỳ Trinh (phía Nam QL1A hiện nay), giữa khu công viên hồ Tàu Voi và công viên - trung tâm TDTT hồ Mộc Hương, khai thác vị trí thuận lợi về môi trướng và cảnh quan.
· Khu đô thị mới được phát triển về phía Nam QL1A, kết hợp với cải tạo các khu dân cư được giữ lại ven QL1A.
· Khu vực phía Bắc xã Kỳ Trinh được tổ chức thành khu đô thị hiện đại. Trung tâm hành chính của Khu kinh tế được quy hoạch tại khu đô thị mới Bắc Kỳ Trinh. Khu đô thị này được quy hoạch đảm bảo khả năng gắn kết hợp lý với khu vực thị trấn Kỳ Anh thành một trung tâm đô thị mới phục vụ cho khu kinh tế Vũng áng trong tương lai.
· Khu vực các xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà và Kỳ Nam được tổ chức thành trung tâm du lịch sinh thái biển, sinh thái đầm vịnh và các khu ở mật độ thấp.
Trồng rừng ngập mặn, tổ chức hệ thống kênh rạch phục vụ cho khai thác dịch vụ du lịch sinh thái tại khu vực vịnh Cửa Khẩu.Thiết kế đô thị khu đô thị du lịch Kỳ Ninh2. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan - Khung thiết kế đô thị tổng thể
a)Các không gian chủ đạo trong Khu kinh tế:
· Các khu vực trung tâm:
Là các khu vực đóng góp quan trọng và tạo dựng cảnh quan khu kinh tế bao gồm:
· Bố trí các khu tái định cư cho các khu dân cư ven biển phải di dời vào các khu đất ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực ven núi Bàn Ðộ (xã Kỳ Ninh).



Thiết kế đô thị khu đô thị du lịch Kỳ Ninh

b) ý tưởng chính:
- Khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên (biển, núi, sông suối, hồ...) kết hợp với hệ thống cây xanh, mặt nước nhân tạo để tạo khung liên kết mềm - hệ thống không gian mở đô thị, kết nối đồng thời làm ranh rõ không gian các khu chức năng trong khu kinh tế. Tạo các điểm nhìn, hướng nhìn khai thác được tối đa giá trị cảnh quan của hệ thống không gian mở, của khung cảnh quan thiên nhiên.
- Các khu chức năng chính của khu kinh tế (cảng, công nghiệp, các khu trung tâm, các khu đô thị…) được quy hoạch với hình thái đô thị hiện đại, tối ưu hóa công năng sử dụng, tiết kiệm năng lượng và chi phí sử dụng, tạo dựng các không gian trung tâm đặc trưng, điểm nhấn không gian chính cho mỗi khu chức năng, kết nối với hệ thống không gian mở chính, tạo dựng không gian đô thị khang trang, sinh động và phong phú.
- Các khu dịch vụ du lịch được quy hoạch với hình thái đô thị du lịch sinh thái, không gian thay đổi linh hoạt, mềm mại, giữ lại tỷ lệ lớn các khu sinh thái nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản kết hợp làm du lịch. Tổ chức các hướng mở rõ nét khai thác được các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tổ chức các sản phẩm du lịch phong phú, tạo cảm giác thư giãn và hấp dẫn đối với du khách.
- Các khu tái định cư được tổ chức theo hai mô hình:
+ Các khu tái định cư dành cho các hộ có nhu cầu hoạt động ngư nghiệp: đan xen trong khu vực Kỳ Ninh, Kỳ Hà theo cấu trúc quy hoạch của các khu vực này;
Các khu tái định cư dành cho các hộ có nhu cầu sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại: bố trí tại khu vực chân núi Hoành Sơn. Tạo cảnh quan nông nghiệp có giá trị du lịch thông qua các mô hình cấu trúc phân bố dân cư phù hợp với địa hình trung du rất đặc trưng của khu vực này.
- Các khu cảng;
- Khu trung tâm hành chính, văn hóa của toàn khu kinh tế được bố trí tại khu đô thị Bắc Kỳ Trinh;
- Các khu trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tổng hợp gắn với không gian công viên hồ;
- Các khu trung tâm giao lưu thương mại, quảng bá sản phẩm dọc theo QL1A hiện nay;
- Trung tâm giáo dục chuyên nghiệp gắn với không gian quảng trường
- Các quảng trường và trung tâm dịch vụ du lịch ven biển, ven sông
- Các khu trung tâm gắn với các trục chính đô thị
Các khu trung tâm được bố trí tại những vị trí kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị khác, khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên và thuận lợi trong việc đóng góp vào không gian kiến trúc cảnh quan chung của toàn khu kinh tế. Các khu trung tâm cần có không gian kiến trúc đặc trưng thông qua bố cục các tổ hợp và kiểu mẫu kiến trúc công trình. Ngoài ra cần tạo không gian dẫn hướng đến các khu vực trung tâm, tạo tầm nhìn cho các công trình và tổ hợp công trình trong các khu trung tâm.

Khu đô thị trung tâm Kỳ Trinh·
Các trục không gian chính:
Trục cảnh quan ven biển phía Ðông: được tổ chức với các không gian nhộn nhịp của các hoạt động dịch vụ cảng cũng như cảng đóng tàu, cảng thép...
-Trục cảnh quan ven biển phía Bắc: là không gian phong phú của khu du lịch tại Kỳ Ninh và khu dịch vụ cảng tại Vũng áng, gắn với hình ảnh cầu qua vịnh Cửa Khẩu;
- Trục không gian dọc đường từ QL1A vào trung tâm thương mại - tài chính và trung tâm dịch vụ cảng Sơn Dương: tạo dựng bởi không gian của các trung tâm dịch vụ kết hợp với không gian quảng trường, cây xanh - mặt nước.
-Trục không gian nối trung tâm các khu du lịch và đô thị phía Tây: tạo dựng bởi các điểm nhấn là các không gian trung tâm của các khu chức năng, đan xen với không gian mở của hệ thống cây xanh - mặt nước sông Vinh, sông Trí, đi qua các khu ở mang sắc thái đặc trưng hiện đại tại khu đô thị Kỳ Trinh và đặc trưng sinh thái tại Kỳ Hà và Kỳ Ninh.
-Các trục không gian Ðông - Tây kết nối khu đô thị phía Tây với khu công nghiệp phía Ðông, bao gồm không gian phong phú tại khu trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại chung của toàn khu kinh tế tại Bắc Kỳ Trinh, thay đổi bởi không gian cây xanh mặt nước sông Quyền, khu trung tâm giáo dục chuyên nghiệp và các không gian trung tâm các khu công nghiệp, kết thúc tại khu tổ hợp công nghiệp thép.
-Trục không gian dọc quốc lộ 1A hiện hữu: được tạo dựng bởi các điểm nhấn là các không gian trung tâm - quảng trường quanh các điểm giao cắt với các tuyến đường trục chính - chuyển hướng vào các khu chức năng, không gian thay đổi sinh động qua các khu trung tâm dịch vụ, trung tâm giáo dục chuyên nghiệp, các khu ở hiện trạng cải tạo nâng cấp...
· Các vùng cảnh quan tự nhiên:
- Vùng cảnh quan biển phía Ðông và phía Bắc: Ðược khai thác và tôn tạo bởi các không gian hoạt động của con người được tổ chức trong môi trường cây xanh cảnh quan sinh thái tự nhiên và nhân tạo; Tận dụng tối đa các điều kiện phù hợp để tổ chức các trục cảnh quan đô thị khai thác không gian hướng biển; Các khu rừng phòng hộ được chú trọng bảo vệ và quy hoạch trồng thêm mới.
- Vùng cảnh quan dọc theo hệ thống sông, đặc biệt là dọc sông Vinh, sông Quyền, sông Trí và hệ thống suối, khe tụ thủy từ các lưu vực phía Nam đổ ra biển: Không gian hai bên sông được tổ chức thành hệ thống cây xanh - mặt nước liên hoàn, là khung kết nối mềm gắn kết không gian các khu chức năng trong khu kinh tế; Tận dụng tối đa các điều kiện để khai thác và kết nối không gian cây xanh ven sông với không gian các khu chức năng đô thị.
- Vùng cảnh quan tạo bởi dãy núi bao gồm núi Sang, núi Càn và núi Giòn: khai thác hình ảnh sinh thái tự nhiên, tạo các trục cảnh quan có điểm đón là không gian của các đỉnh núi, khai thác các triền núi làm phông nền sinh thái tự nhiên cho các khu chức năng lân cận.
- Vùng cảnh quan núi Hoành Sơn: Ðược khai thác làm phông nền chính trong tổ chức không gian khu kinh tế với hướng nhìn từ phía Ðông và phía Bắc.
- Các vùng cảnh quan tự nhiên được bảo tồn và phát huy giá trị ở mức tối đa, riêng sông Quyền có những đoạn đi qua khu công nghiệp nặng buộc phải nắn tuyến để tạo mặt bằng xây dựng, song các tuyến sông mới vẫn phải đảm bảo chức năng thoát lũ và có giá trị cảnh quan cao.

Khu trung tâm thương mại tài chính
·Các khu vực cửa ngõ:
Các khu vực cửa ngõ của Khu kinh tế bao gồm:
- Cửa ngõ quan trọng nhất đối với khu kinh tế Vũng áng là cửa ngõ giao lưu với quốc tế qua không gian cảng biển. Không gian hoạt động của cảng được tổ chức hợp lý về dây chuyền hoạt động, với hình ảnh của một cảng quốc tế, hiện đại. Trục trung tâm tài chính thương mại kề cận cảng được tổ chức cao tầng là điểm nhấn về chiều cao trong toàn khu vực cảng.
- Về phía Tây, không gian khu kinh tế gắn kết với không gian đô thị Kỳ Anh, tuy nhiên cửa ngõ phía Tây khu kinh tế có thể được xác định là không gian quanh các nút giao cắt, gồm:
+Khu vực nút giao cắt giữa QL1A hiện nay với tuyến đường du lịch cũng đồng thời là trục trung tâm nối các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh. Không gian quanh nút được tạo dựng bởi hệ thống quảng trường có hướng mở về phía tuyến trục du lịch và về phía khu trung tâm thể dục thể thao. Các công trình xây dựng quanh các quảng trường cần có quy mô tương đối lớn và đồng nhất, tạo cảnh quan khang trang.
+Khu vực nút giao cắt giữa QL1A mới (nắn tuyến về phía Nam) với tuyến đường trục trung tâm nối các khu đô thị Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh. Không gian quanh nút được tổ chức khai thác không gian cây xanh cảnh quan với bố cục hợp lý, hài hòa giữa các hành lang kỹ thuật lớn như: đường sắt, đường điện 220KV, nút giao thông lập thể...
- Về phía Ðông, cửa ngõ khu kinh tế được xác định là không gian cửa ngõ tiếp giáp khu du lịch Kỳ Nam và chân đèo Ngang. Không gian cửa ngõ này được tạo dựng bởi hình ảnh của không gian sinh thái cảnh quan nông nghiệp, khai thác lợi thế về cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa vùng cây xanh cảnh quan chân đèo Ngang và mặt nước tĩnh của dòng sông Bò uốn quanh chân đèo. Không gian này được làm sinh động hơn với hình ảnh của các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng thấp thóang trong các vùng cây xanh khai thác tầm nhìn từ phía cửa ngõ vào khu kinh tế. ấn tượng chung cần tạo ra được tại khu du lịch Kỳ Nam là ấn tượng sinh thái tự nhiên, thơ mộng, hoang sơ với sự can thiệp rất nhẹ, rất hài hòa của con người.
- Về phía Nam, cửa ngõ khu kinh tế được xác định là khônggian quanh các nút giao cắt giữa QL1A nắn tuyến và các trục chính đi xuống cảng Vũng áng và cảng Sơn Dương. Các nút giao cắt này được tổ chức với các hình thức đa dạng. Các công trình quanh các nút giao cắt này cần được quy hoạch với khoảng lùi lớn, có vùng đệm cây xanh quanh nút.
· Quy hoạch không gian chiều cao:
Không gian xây dựng Khu kinh tế Vũng áng kề cận với núi Bàn Ðộ ở phía Tây và núi Hoành Sơn ở phía Nam, bao bọc núi Sang, núi Càn và núi Giòn vào trong khu kinh tế, chiều cao các công trình xây dựng trong khu kinh tế được quy hoạch để khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên đồng thời tạo nên một số điểm và khu vực có chiều cao tầm nhìn nổi bật cho đô thị nhằm hình thành đường chân trời của đô thị có dáng dấp hiện đại và làm điểm nhấn nhìn từ trên cao xuống đô thị. Các khu đô thị được xây dựng theo các mô hình nhà ở khác nhau, nhưng cần bố cục hợp lý để tạo diện mạo đô thị đẹp, không manh mún và đặc trưng cho từng khu vực.
Dựa trên nguyên tắc kết hợp tuyến, điểm và diện, căn cứ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất để xác định:
- Diện: Các diện được hình thành bởi các khu chức năng với tổ chức không gian theo chiều cao tương đối đồng nhất như: khu nhà vườn biệt thự và các trung tâm dịch vụ du lịch ven biển không quá cao tầng, ẩn hiện trong không gian xanh của vườn cây sinh thái tại Kỳ Trinh và Kỳ Hà; Khu đô thị mới Kỳ Trinh là hình ảnh quần thể khu đô thị cao tầng và có tầng cao thấp dần về phía Ðông giáp sông Quyền; Các khu đô thị phía Nam QL1A khai thác diện thoải dần từ phía núi Hoành Sơn ra phía bắc; Trung tâm thương mại tài chính kề cận với cảng trung chuyển là diện tạo bởi các tổ hợp cao tầng hiện đại nổi bật trên nền xanh của công viên và mặt nước hồ trung tâm; Khu vực sản xuất công nghiệp là không gian thấp tầng mang dáng dấp hiện đại, tầng cao xây dựng và mật độ xây dựng thấp, khối tích công trình lớn.
- Tuyến : Dọc theo các trục chính đô thị, khuyến khích tầng cao tối thiểu 5 tầng và tầng cao xây dựng trên 12 tầng; Dọc theo trục du lịch là không gian của các trung tâm dịch vụ du lịch sinh động, nhưng vẫn cần tạo không gian thoáng đãng với hình ảnh của các công trình nhà nghỉ - biệt thự thấp tầng ẩn hiện trong không gian cây xanh, tạo cảm giác thư giãn; Dọc theo hệ thống sông là các tuyến cây xanh - mặt nước, xa hơn là hình ảnh các khu đô thị được nhấn mạnh bởi các ’’cạnh’’ ngoài và hình bóng tổng thể của các khu đô thị; Các tuyến đường chính khu vực khai thác không gian sinh hoạt phong phú và tiện nghi cho người dân đô thị.
- Ðiểm: tạo các điểm nhấn về không gian chiều cao hoặc không gian mở đan xen trong các diện hoặc điểm xuyết trên các tuyến, khai thác các điểm nhìn là các đỉnh cao của núi tự nhiên hoặc các điểm nhìn thuận lợi đón hướng mở từ các khu chức năng về phía các triền núi.
- Các khu ở cao tầng: khuyến khích tầng cao xây dựng từ 9 tầng trở lên (tầng cao tối thiểu 5 tầng), khu vực kề cận với trục dịch vụ trung tâm khuyến khích xây dựng từ 12 tầng trở lên (tầng cao tối thiểu 9 tầng).
Ðối với các công trình hành chính: có thể đan xen với một số văn phòng doanh nghiệp; Không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực này cần được bố trí ngăn nắp, nghiêm túc, các công trình kiến trúc cần có khoảng lùi tối thiểu là 10m, bố trí không gian cây xanh cảnh quan, khuyến khích không dùng hàng rào cứng nhằm sử dụng không gian quảng trường trước trung tâm hành chính đô thị như một quảng trường công cộng trung tâm của đô thị, là điểm giao lưu văn hóa, nghỉ ngơi thư giãn của người dân và du khách.
- Các khu vực đào tạo nghề, khu công nghệ cao, nghiên cứu khoa học, y tế, tầng cao tối thiểu 3 tầng, tạo thành các khối công trình tương đối lớn.
- Các khu nhà vườn biệt thự và trong các khu dân cư làng xóm hiện hữu kề cận khu du lịch, không xây dựng nhà cao trên 3 tầng.
- Các khu vực khác, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể để xác định chiều cao của công trình kiến trúc cho phù hợp.
thiết kế đô thị Khu trang trại tái định cư :
Trong khu Kinh tế, vẫn giữ lại các không gian sinh thái nông nghiệp. Có chiến lược để dần dần biến các khu sinh thái nông nghiệp thành các khu nông nghiệp cảnh quan có thể kết hợp khai thác dịch vụ du lịch sinh thái.
Khu tái định cư cho các hộ gia đình có nhu cầu tiếp tục canh tác nông nghiệp được tổ chức dạng các trang trại tại khu vực chân núi Hoành Sơn với mô hình quy hoạch cho mỗi hộ khai thác đặc điểm địa hình của khu vực này:
+ Dọc theo các tuyến phân lưu bố trí các tuyến đường nội bộ;
+ Mỗi trang trại/hộ gia đình một mặt tiếp giáp với đường nội bộ, một mặt tiếp giáp khe tụ thủy/suối, có quy mô tối thiểu 0,5ha;
+ Các trang trại nối tiếp nhau dọc theo triền đồi tạo thành cảnh quan sinh thái nông nghiệp;
Dọc theo suối bố trí đường dạo kết hợp đường đi xe đạp, đi ngựa để du khách có thể thưởng ngoạn cảnh quan.



Sơ đồ định hướng phát triển không gian

3. Ðịnh hướng phát triển Giao thông
a)Giao thông đối ngoại:
- Ðường thuỷ: Cảng Vũng áng, năng lực nhận tàu chở hàng tải trọng 50.000 DWT; Cảng Sơn Dương có khả năng tiếp nhận tàu 200.000 DWT, tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa, đồng thời là cảng chuyên dùng phục vụ công nghiệp. Tổng công suất cụm cảng dự báo đến năm 2015 khoảng 8 - 12 triệu tấn/năm, đến năm 2025 khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.
- Ðường bộ: Xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1A về phía Nam; Xây dựng tuyến quốc lộ ven biển, trên tuyến bố trí hành lang vận tải chuyên dụng (phục vụ chuyển tải quặng sắt từ mỏ Thạch Khê về đến tổ hợp luyện thép) và một số hành lang hạ tầng kỹ thuật khác, hệ thống đường gom được thiết kế chạy dọc tuyến khi qua khu vực đô thị, tại các điểm giao cắt với các tuyến đường chính đô thị, tổ chức nút giao cắt lập thể.
- Ðường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng nối cảng Vũng áng và cảng Sơn Dương với tuyến đường sắt Bắc Nam.
b)Giao thông trong khu kinh tế
- Quy hoạch các hướng tuyến giao thông chính theo hướng Bắc – Nam, Ðông – Tây kết nối các khu chức năng đô thị, có làn đường riêng cho xe thô sơ, khuyến khích sử dụng xe đạp;
c) Công trình phục vụ giao thông:
- Ðầu mối giao thông: Tổ chức các nút giao thông khác mức kết nối liên thông giữa các cấp đường ôtô cao tốc, đường bộ đối ngoại, đường liên đô thị và đường đô thị.
-Bến, bãi đỗ xe: Quy hoạch 2 bến xe tại khu vực nút giao cắt giữa quốc lộ 1A và tuyến trục chính phía Tây và tại khu vực đô thị phía Nam với tổng diện tích khoảng 15ha; Các bãi đỗ xe công cộng tập trung được xây dựng tại các trung tâm công cộng, khu văn phòng, các khu công viên cây xanh, quy mô tuỳ thuộc vào quy mô công trình.
d) Tổ chức giao thông công cộng:
-Phương tiện được lựa chọn là xe buýt.
-Dự kiến bố trí 7 tuyến: 1 tuyến vòng, 6 tuyến thẳng kết nối các điểm tập trung, thu hút gao lưu trong khu kinh tế: Khu công nghiệp đa ngành, khu công nghiệp gắn với cụm cảng Sơn Dương, cảng Vũng áng, khu du lịch Bắc Kỳ Ninh, các khu trung tâm dịch vụ đô thị (Bắc Kỳ Trinh, Nam Kỳ Trinh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương).
e) Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hệ thống giao thông đến năm 2025:
-Tổng diện tích xây dựng khu kinh kế: 10.151 ha
- Tổng diện tích đất giao thông chính: 1.250 ha
- Tỷ lệ đất giao thông chính: 12,3%.
4. Ðịnh hướng chuẩn bị kỹ thuật:
a. San nền: Cao độ san nền xác định không bị ngập lụt với tần suất 1%, có tính đền chế độ thủy văn, chiều cao sóng.
b. Thoát nước mặt:
-Hệ thống thoát nước mưa riêng.
-Hướng thoát nước chính: ra lưu vực sông Quyền, Sông Trí và sông Vinh, sau đó ra cửa Khẩu và thoát ra Biển Ðông.
c. Các công tác CBKT khác :
- Nạo vét và kè các khu vực sông suối chính giữ lại trong khu vực dự kiến phát triển.
- Kè hồ tạo cảnh quan.
Kè chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.
5.Ðịnh hướng cấp nước
-Nhu cầu cấp nước: Năm 2015 là 49.000 m3/ngđ; Năm 2025 là 109.000 m3/ngđ.
Nguồn nước: Ðến năm 2015: Nước sạch cho khu đô thị, khu du lịch và công nghiệp cần nước sạch lấy từ hồ Kim Sơn, hồ Thượng Sông Trí. Xây dựng hệ thống cấp nước thô riêng cho nhà máy nhiệt điện và nhà máy cán thép. Yêu cầu thiết kế dây chuyền công nghệ đáp ứng việc sử dụng nước tuần hoàn. Ðến năm 2025: bổ sung thêm nguồn nước hồ Rào Trổ, hồ Sông Rác.
6.Ðịnh hướng cấp điện
- Tổng phụ tải điện yêu cầu của Khu kinh tế Vũng áng đến năm 2015 là khoảng 319mW và đến năm 2025 là khoảng 592mW.
-Nguồn điện: Xây dựng trung tâm điện lực Vũng áng có tổng công suất 2400MW. Ðược chia làm hai giai đoạn:
+Giai đoạn I: Công suất 1.200MW, xây dựng tại xã Kỳ Lợi.
+ Giai đoạn II: Công suất 1.200MW, bố trí tại phía Ðông Nam xã Kỳ Phương.
Các nhà máy điện này sẽ đấu nối với lưới điện Quốc gia qua trạm biến áp nâng áp theo từng dự án cùng các đường dây 220kV và 500kV.
- trạm 220kV riêng. Xây dựng 1 trạm biến áp 220KV- 2x125MVA, điểm đấu từ đường dây 220kV hiện có. Xây dựng các trạm 110kV phục vụ từng vùng phụ tải.
7. Ðịnh hướng thóat nước thải - vệ sinh môi trường
- Xử lý nước thải phân tán cho từng cụm công nghiệp và các khu dân cư đô thị.
- Hệ thống thoát nước bẩn riêng hoàn toàn. Có 2 hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước thải công nghiệp và hệ thống thoát nước thải khu đô thị.
- Nước thải công nghiệp cần được làm sạch theo hai bước:
+ Xử lý nước thải cục bộ trong nhà máy tới giới hạn C theo TCVN.
+ Làm sạch lần 2 tại trạm xử lý nước thải tập trung tới giới hạn B theo TCVN trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
Công nghiệp thép và nhiệt điện cần tận dụng có quy trình tuần hoàn nước thải quy ước sạch, tái sử dụng tối đa để giảm thải ra môi trường.Nội dung chi tiết download tại đây: QHC-KhuKTVungAng.doc
*Đồ án của Viện KT, QH ĐT&NT đoạt giải Nhì cuộc thi “ý tưởng quy hoạch tổng thể khu đô thị Cảng Hiệp Phước”:

Cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng thể khu đô thị Cảng Hiệp Phước chính thức được TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức phát động vào ngày 31 tháng 8 năm 2007. Phương án đoạt giải là cơ sở lập Quy hoạch tổng thể Khu đô thị Cảng Hiệp Phước đồng thời phục vụ việc điều chỉnh quy hoạch chung quận Nhà Bè và quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 25/3/2008, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 1289/QĐ-UBND, công nhận kết quả chấm giải cuộc thi và ngày 6/6/2008 UBND TP.HCM đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho các nhóm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, trong kỳ thi.
- Giải Nhất thuộc về Nikken Sekkei Civil Engineering (Nhật Bản).
- Giải Nhì thuộc về Viện Quy hoạch, Đô thị & Nông thôn - Bộ Xây dựng (nay là Viện KT, QH ĐT&NT) - Giải Ba là Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM (Việt Nam).
Với phương án của Viện QH ĐT-NT Hội đồng đánh giá rất cao ở các khía cạnh như: khai thác hiệu quả cảng, cảnh quan bờ sông, sử dụng hợp lý hệ thống sông rạch tự nhiên và bảo vệ môi trường, cảnh quan; Tổ chức giao thông và phân luồng giao thông hợp lý; Khu trung tâm tạo được hình ảnh rất ấn tượng cho một khu vực cửa ngõ phía Nam TP.HCM với hệ thống các công trình điểm nhấn tiêu biểu.Các nội dung chính của phương án đoạt giải nhì (phương án của Viện QH ĐT-NT- BXD)
Tầm nhìn
Hiệp Phước một đô thị hàng đầu trong thế kỷ XXI, đô thị có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của TP.HCM (TP. HCM) và khu vực.
Hiệp Phước - một Đô thị Cảng năng động, đẹp và hấp dẫn của Đông Nam á. Nơi có các hoạt động vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các văn phòng điều vận quốc tế (trung tâm - Logistic) phát triển dựa trên tri thức và công nghệ truyền thông kỹ thuật cao.
Hiệp Phước là một nơi thu hút cộng đồng đến sinh sống, làm việc và đầu tư phát triển sản xuất. ở đây nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi giải trí được tổ chức hoà quyện với tự nhiên trong một môi trường sinh thái bền vững.
Mục tiêu phát triển
Đáp ứng nhu cầu chuyển vị trí Cảng Sài Gòn ra phía sông Soài Rạp phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM.
Tạo điều kiện tốt nhất để mở rộng không gian đô thị của TP. HCM hướng ra phía biển.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP và Vùng thành phố.
Cách tiếp cận
Xem xét bối cảnh vùng TP.HCM, TP.HCM, huyện Nhà Bè, vùng sinh quyển Cần Giờ, khu cảng, công nghiệp Long An.
- Không phải là một bản quy hoạch bị chốt cứng về “Đất đai – Cấu trúc đường xá - Hạ tầng cơ sở – Cảnh quan bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật”.
- Đề xuất khung quy hoạch cấu trúc chiến lược thông minh, năng động.
- Khung chiến lược này được chuyển tải thành các dự án chiến lược tương ứng với các điều kiện phát triển năng động, dễ thích ứng nhất với các điều kiện chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường của từng giai đoạn.
- Tạo cấu trúc đặc thù cho Hiệp Phước trong các giai đoạn ngắn và dài hạn.
Các ý tưởng chủ đạo
- Hiện đại – bảo tồn: (mô hình ở hiện đại, mật độ cao, mô hình ở gắn với sông nước mật độ thấp; công viên, rừng ngập mặn; kênh nhân tạo, rạch tự nhiên; phát triển công trình công cộng và bảo tồn các công trình văn hoá, di tích hiện có...).
-Năng động linh hoạt: Tạo ra những khu đất có khả năng đầu tư năng động nhất; thích ứng với dự báo ngập úng và nước biển dâng.
- Tối thiểu về sử dụng đất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng đô thị và đầu tư nhưng lại đáp ứng nhu cầu sử dụng và khả năng phát triển một cách tối đa...
- Cân bằng giữa tỉ lệ đào và đắp, giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, các yêu cầu đặt ra với khả năng khai thác quỹ đất; phát triển cảng - công nghiệp - đô thị với việc giữ lại không gian môi trường tự nhiên...
- Bền vững: Phòng chống lụt lội, tiêu thoát nước mưa tốt; Xử lý nước bẩn và chất thải rắn công nghiệp; Giảm sử dụng năng lượng; Tăng cường giao thông công cộng; Công nghiệp công nghệ cao; Đô thị cảng sinh thái.
- Cảm nhận về đô thị: Đặc trưng dễ nhận biết qua các làng gắn với cấu trúc kênh rạch phía Tây Hiệp Phước - Cảnh quan hiện trạng được tôn vinh; Chuyển tiếp các không gian chức năng sử dụng đất từ các quy mô XL (lớn) sang XS (nhỏ); Đa dạng về hình thái tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
- Độc đáo: Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải gắn với đô thị kênh rạch và vùng đất yếu, tạo huớng gió Đông Nam vào đô thị.
- Hài hoà: về tổ chức không gian sử dụng đất.
- Hình ảnh đô thị: Hướng cửa sông, trung tâm sầm uất chung sống hài hoà với cảnh quan tự nhiên (rừng ngập mặn được bảo tồn; mô hình ở truyền thống gắn với kênh rạch, ...).
- Tiên phong: đưa các loại hình giao thông thủy, giao thông công cộng bằng tàu điện và công nghệ thông tin thông minh vào đô thị .
- Hấp dẫn: cơ hội đầu tư lớn và đa dạng. Không gặp khó khăn khi giải phóng mặt bằng và thu hồi đất; dễ dàng đầu tư đồng bộ, đồng thời.
- Khả thi: khai thác ngay chủ trương hình thành vành đai 2; Các cảng cập bờ trong điều kiện đầu tư hạn chế; Gắn kết hợp lí các dự án đã được phê duyệt; Hạn chế tối đa việc phá bỏ các yếu tố hiện trạng và yếu tố tự nhiên; Phân kì đầu tư và các dự án chiến lược phù hợp khả năng đầu tư.
Khung chiến lược về cảnh quan và hình thái đô thị
Cảnh quan A: Phát triển các dự án cảng, công nghiệp và dịch vụ vận tải logistic với quy mô sử dụng đất lớn.
Cảnh quan B: Khu đô thị tập trung - quy mô công trình vừa và lớn.
Cảnh quan C: Khu dân cư – Khu đô thị hoá với quy mô công trình nhỏ gắn với sinh thái rừng ngập mặn.
Cảnh quan D: Khu năng động – thích ứng với nhu cầu và khả năng đầu tư của khu A và B.
Cảnh quan E: Khu vực sinh thái rừng ngập mặn – Bảo vệ môi trường tự nhiên vùng cửa sông Kênh Hàng.
Nguyên tắc tổ chức không gian toàn đô thị
- Tiếp cận tối đa với hệ thống mặt nước.
- Xác lập những liên kết giữa khu vực sinh thái hiện hữu với cấu trúc đô thị.
- Cấu trúc đô thị được tạo lập dựa trên cơ sở xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật công cộng tối thiểu mà chất lượng của các không gian công cộng đô thị đạt được tối đa.
- Tạo khả năng linh hoạt, mềm dẻo dựa trên cấu trúc phân bố đất đai đô thị.
Yêu cầu kiến trúc, cảnh quan:
- Truyền thống và hiện đại.
- Bản địa và toàn cầu.
- Xâydựng tập trung mật độ cao và cảnh quan trên diện rộng.
Giải phảp quy hoạch chung:
Không gian kiến trúc cảnh quan rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với hình thái đô thị sông nước và được chia thành 2 diện lớn: phía Đông sát với sông Soài Rạp là phần có tác động nhân tạo nhiều hơn, và phía Tây là khu vực ưu tiên tôn vinh những giá trị nhân văn và cảnh quan tự nhiên. Không gian này cũng được phân bố theo 2 hướng trục chính: Hướng Bắc-Nam là hướng giải quyết giao thông đối ngoại (các trung tâm phía Nam TPHCM, trung tâm đô thị, dịch vụ công cộng đô thị) và hướng Đông Tây giải quyết các liên kết đối nội (Các trung tâm công cộng khu ở, đơn vị ở).
Cảnh quan đặc thù cho đô thị cảng Hiệp Phước:
- Khu A: Khu cảng, Logistic, khu công nghiệp: ý tưởng tạo lập hình ảnh một “Xưởng Ba Son mới” với tàu thuyền ra vào tấp nập, các cần trục làm việc suốt ngày đêm và khu kho bãi container đầy ắp hàng hóa.
- Khu B: Khu trung tâm đô thị: ý tưởng xây dựng một khu vực có sức hút mạnh mẽ.
- Khu C: Khu dân cư: Viễn cảnh về cuộc sống mới trên kênh rạch để đáp ứng nhu cầu ở đa dạng của người dân tái định cư, cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp và trung bình; chuyên gia và người có thu nhập cao; người đến lưu trú, công tác ngắn ngày.
- Khu D: ý tưởng xây dựng một khu vực năng động dễ thích nghi, dễ phát triển.
- Khu E: Khu sinh thái dừa - đước và rừng ngập mặn. Khu vực sinh quyển Tây Vĩnh Thạnh của khu vực cảng đô thị là một dự án quan trọng để bảo vệ môi trường Hiệp Phước. Khu vực này có thể tổ chức một loạt các hoạt động về du lịch quy mô nhỏ và kết hợp với một trung tâm đào tạo. Hệ sinh thái ngập mặn với hệ thống sinh cảnh sẽ mang đến cho khu vực một bộ mặt mới.
Giải pháp quy hoạch giao thông
+ Xây dựng hệ thống cảng hành khách, du lịch và container phía Nam.
+ Hệ thống cảng tổng hợp phía Đông.
+ Hệ thống cảng chyên dùng phía Bắc.
+ Hình thành tuyến đường thủy trên sông Xoài Rạp đảm bảo cho tàu 20.000 – 30.000DWT vào được.
+ Thiết lập các tuyến đường thủy du lịch trên cơ sở tận dụng mạng lưới kênh rạch sẵn có.
+ Đường sắt: Hình thành hai tuyến đường sắt vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
+ Tuyến vận tải hàng hóa chạy dọc bờ sông Xoài Rạp phía Đông và kết thúc tại ga bố trí phía Nam khu vực nghiên cứu.
+ Tuyến vận tải hành khách bố trí chạy dọc theo trục đường Bắc Nam giao với đại lộ trung tâm khu vực.
+ Tuyến giao thông đô thị liên kết với các làng sinh thái.
Giải pháp xử lý nước thải Tách riêng hệ thống xử lý nước mưa và nước thải. Các trạm xử lý có thêm chức năng điều hoà và xử lý nước tại chỗ, bằng việc lắp đặt các van giữ và xả nước tự động. Hệ xử lý nước thải được đầu tư theo từng cụm nhỏ đảm bảo cung cấp đến tận chân công trình, phần còn lại do chủ hộ và các chủ doanh nghiệp xí nghiệp đảm nhận.
*PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC ĐẠT GIẢI NHÌ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC QUỐC GIA:Thư viện Đà Nẵng là một công trình văn hoá nằm ở vị trí Trung tâm của công viên Văn hoá thành phố. Tại đây đã có một số công trình văn hoá đã và đang chuẩn bị xây dựng. Do đặc điểm nằm ở vị trí bán đảo giao lưu giữa 2 nhánh sông có điểm nhìn thuận lợi cả 4 phía nên công trình đòi hỏi ý nghĩa về văn hoá cao.

1. Những ý tưởng chính của nhóm tác giả
- Công trình là một biểu tượng tiêu biểu về văn hoá cho thành phố Đà Nẵng.
- Không gian công trình nhìn tổng thể biểu hiện là không gian động, được thể hiện bằng giải pháp là những cánh hoa nở bung ra trên một khu đất uốn cong hình cánh cung trên bán đảo. Các tác giả đã nghiên cứu sự phù hợp của khu đất với tổng thể công trình.
- Nhìn trên các góc phối cảnh:
+ Trục chính vào sảnh thư viện là trang sách được mở ra giang rộng đón độc giả tiếp xúc với tri thức của nhân loại.
+ Các phối cảnh góc nhìn từ ngoài hồ và các nhánh sông, toà nhà như những con tàu lao ra biển khơi, thể hiện sự năng động của một thành phố trẻ có nhiều tiềm năng về cảng biển.2. Giải pháp về quy hoạch
Lối dẫn vào chính của công trình theo trục chính của quy hoạch tổng thể được duyệt. Các khối đọc xoè vươn ra hồ với lõi trung tâm là khối kho sách. Trong mỗi thư viện, kho sách chiếm diện tích khá lớn để lưu trữ cũng như phục vụ độc giả thường xuyên.
Các khối đọc được chuyển tiếp với độ cao dần từ trong ra ngoài phù hợp chức năng của mỗi khối đọc và hình khối kiến trúc. Với bố cục hình khối tương phản với khối đặc của kho, mái với các phần rỗng của độ cong khối kính ở sảnh và vách tường tạo nên sự sinh động cho công trình.
Hệ thống sân vườn, cây xanh được bố cục bám xung quanh nhà. Một số hồ nước, kênh nhỏ dẫn từ ngoài hồ vào, tăng thêm không gian xanh cho thư viện. Hệ thống bãi đỗ xe bố trí ở sân vườn ngoài nhà và một phần trong tầng 1 của công trình.
3. Giải pháp về môi trường
Do đặc điểm khí hậu Đà Nẵng có thời tiết khá nóng nắng về mùa hè nên trong phương án nhóm tác giả đưa ra giải pháp dùng hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời đặt trên các cánh mái. Giải pháp này đạt được hai mục đích:
+ Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời sinh ra điện năng phục vụ cho toàn bộ thư viện và hệ thống điều hoà không khí, thông gió.
+ Làm giảm sức nóng từ mái xuống do hệ giàn pin mặt trời. Với công nghệ tiên tiến hấp thụ nhiệt năng sản sinh ra điện ở trên mái nhà thông qua hệ thống kỹ thuật xử lý ngay ở tầng áp mái. Hệ thống vách cửa kính dùng kính cách âm, cách nhiệt, đảm bảo tầm nhìn, chiếu sáng cho độc giả đến đọc sách. Tại các phòng đọc, độc giả đều có hiên giải lao rộng rãi, từ đây có thể nhìn rộng ra không gian thiên nhiên bên ngoài.4. Giải pháp về kiến trúc
Không gian kiến trúc thống nhất một ngôn ngữ hiện đại gắn với tổng thể chung các công trình văn hoá xung quanh. Công trình tạo điểm nhấn cho trung tâm văn hoá - giáo dục. Các khối đọc đều tương đối độc lập, tránh ồn ào, các mảng tường đặc che ánh nắng từ các hướng Đông - Tây nên các phòng đọc luôn được thoáng mát.
Độc giả trẻ sẽ chiếm tới 70% lượng bạn đọc. Họ khao khát tìm đến nguồn tri thức, tìm đến sự mới mẻ của khoa học và công nghệ. Do vậy, không gian kiến trúc cho độc giả cũng cần hết sức linh hoạt, thoáng nhẹ. Ứng dụng công nghệ thông tin mạng land phục vụ thư viện điện tử và các bộ phận khác.
Không gian sảnh thông suốt 3 tầng được bọc kính một nửa uốn cong ứng với khối kho trung tâm. Tại sảnh, mọi người có thể đi về các hướng phòng đọc, khu vực hội thảo, phòng hội trường… Hệ thống thang bộ và 2 thang cuốn dẫn độc giả lên tầng 2, lan toả ra các phòng đọc và không gian giải lao.
Các khối phòng đọc đều có cầu thang bộ từ tầng 2 dẫn xuống sân. Các phòng đọc đều có giá sách bố trí thành kệ ngay ở bên trong.
Khối kho lưu trữ được nghiên cứu thiết kế ngay sau các phòng đọc. Tầng kho được thiết kế cao 5 mét có tầng lửng để chứa đựng sách. Sách, báo, tạp chí được chuyển trực tiếp cho thủ thư ở mỗi phòng đọc bằng băng chuyền tự động, sử dụng hệ điều khiển bằng hệ thống máy tính và chế độ cảm ứng dùng thẻ điện tử do độc giả ghi vào phiếu yêu cầu và sách được chuyển đến độc giả nhanh nhất. Tại tầng 1, 2, 3 độc giả có thể đi xuyên qua tầng dưới của mỗi khối kho mà không ảnh hưởng đến dây chuyền vận chuyển sách.
Với chức năng chính của mỗi công trình là phục vụ độc giả, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu để các khối đọc được tiếp xúc với thiên nhiên nhiều nhất (cả 3 mặt) và khối kho kế liền ngay để tiện phục vụ cho độc giả.
Với bố cục phân tán các khối nhà, nên việc thực hiện dự án có thể chia làm 2 đến 3 giai đoạn mà không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Trước hết khối sảnh kho sách có thể làm ngay với 1-2 khối đọc. Các khối đọc có thể được tiếp tục xây dựng khi có điều kiện cho phép.
Nhóm tác giả đã tiếp thu góp ý sau vòng thi đầu tiên: Giảm bớt lượng kính, sắp xếp các kệ sách trong phòng đọc để độc giả trực tiếp lấy sách. Nền công trình được tôn cao 1,6m so với cốt tự nhiên tránh nước hồ dâng cao. Nhóm tác giả đề xuất những ý tưởng chỉ về quy hoạch và kiến trúc trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế do Ban Chuẩn bị đầu tư Thành phố giao. Về chi tiết không gian, dây chuyền sử dụng, mặt đứng kiến trúc, sử dụng vật liệu… có thể tiếp tục gia công, nâng cấp để phù hợp hơn cho nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư và các cấp lãnh đạo Thành phố.
Tổng diện tích chiếm đất: 3.700 m2, cao 3,5 tầng
Tổng diện tích xây dựng: 10.050 m2
Dự trù kinh phí : 77 tỷ đồng
Trong đó:
+ Giá trị xây lắp:5 triệu x 10.050 m2 = 50 tỷ
+ Trang thiết bị : 13 tỷ
+ Điều hoà không khí + PCCC + nội thất + chi phí khác: 14 tỷ

PV-Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam (tháng 2 năm 2008)

No comments:

Post a Comment